You know you've read a good book when you turn the last page and feel a little as if you have lost a friend.

Paul Sweeney

 
 
 
 
 
Tác giả: Robert Daley
Thể loại: Trinh Thám
Nguyên tác: Hands Of A Stranger
Dịch giả: Nguyễn Đắc Lộ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 169 / 14
Cập nhật: 2020-06-07 21:40:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25
ây giờ đến lượt Joe quỳ xuống bên cạnh chiếc cặp da. Dường như nó đã biến thành một cái bàn thờ. Nhà tạm của nó đựng Lời Chúa. Joe lôi ra một quyển vở và lướt nhanh qua các trang giấy. Hiển nhiên là một tập nhật ký. Chàng đọc to tựa đề của nó: “Sự Khôn Ngoan của George Lyttle”.
Chàng cười ngất.
Chàng lôi ra hai bao xăng-uých bằng nhựa, một cái đựng những tấm thẻ tín dụng của Loftus, cái kia của Mary - chỉ có vừa đủ ánh sáng để phân biệt tên và một cơn lạnh buốt xâm chiếm người chàng như thể một ngọn gió thổi dọc theo đường hẻm. Một lát sau chàng toát mồ hôi. Chàng nhận thấy thế một cách mơ hồ. Thân thể chàng không thích ứng được. Chàng tìm thấy và xem xét một xâu chìa khóa của Mary. Chiếc cặp da có những ngăn và túi, trong đấy chàng tìm thấy những giấy tờ khác không liên quan đến Mary, những bài ghi ở một lớp học nào đấy. Chàng rải chúng lên gạch vụn và tiếp tục lục soát.
Chàng tìm thấy và lôi ra các tấm ảnh. Những ngón tay chàng cũng tìm thấy trong ấy một khẩu súng, nhưng trong lúc ấy chàng lờ đi. Các tấm ảnh màu thuộc cỡ bưu thiếp. Tấm ảnh trên cùng của Loftus. Nó cho thấy đầu và một phần ngực của hắn. Mắt và miệng hắn đều bị dán kín bằng băng keo. Joe giật sợi dây cao su quấn quanh ra. Bức ảnh tiếp theo là một bức chụp cận cảnh tương tự như thế của Mary. Da thịt của khuôn mặt nàng bị dán ra sau về phía tai. Cổ và đôi vai trần của nàng cứng đờ vì khiếp đảm.
Cả hai bức ảnh trình bày sự trần truồng và có lẽ đã báo trước cho chàng về những gì đến sau đó. Bức ảnh thứ tư chụp Mary và Loftus chung với nhau. Họ nằm ngửa cạnh nhau trên giường. Cả hai đều trần như nhộng.
“Tôi muốn anh cho tôi biết về bức ảnh này”, chàng bảo. Chàng không biết những bức ảnh theo sau sẽ cho thấy điều gì cả. Lúc chàng không nhìn nổi nữa. “Thôi được”, chàng bảo, “Anh đột nhập vào phòng khách sạn. Người đàn ông và người đàn bà đang ở đấy. Họ đang làm gì? Họ đã cởi quần áo họ ra chưa?”
Joe đang rầu rĩ. Những chi tiết khủng khiếp này, chàng cảm thấy như thế, là gốc rễ của nỗi đau khổ của chàng. Có lẽ chàng có thể sống với Mary dù câu đáp có là gì đi nữa, nhưng chắc chắn là chàng phải biết. “Cả hai đều trần truồng hoặc chỉ có người đàn bà thôi?” Chàng ràng sợi dây cao su quanh các tấm ảnh trở lại. Tay chàng mò vào trong chiếc cặp da và bao khẩu súng của George Lyttle, hình như một khẩu súng Saturday. “Có phải họ đang ăn nằm với nhau phải không? Hắn nằm trên người bà ấy hoặc thế nào? Anh đáp chính xác cho tôi rồi tôi sẽ cho anh đi”. Ngón tay chàng thò vào bên trong đai sắt bảo vệ cò súng nhưng không để George Lyttle trông thấy.
George Lyttle lúc đang bị treo trên sợi dây xích đã cân nhắc đến tình trạng của hắn. Trong những phút vừa qua tình trạng của hắn đã cải thiện. Sau khi nhận ra sự kinh hoàng trước đó của hắn là khó coi, hắn đã kiềm chế nó lại. Hắn vẫn còn bị khóa vào cái ống này, điều đó quả là một tình trạng khó khăn, nhưng hắn lại tiếp tục suy nghĩ và một giải pháp đã lóe ra trong tâm trí hắn. Thực ra là những giải pháp xen kẽ. Tình trạng khó khăn của hắn chắc chắn có thể giải quyết được.
Trước tiên, hắn đoán xem tên ngu xuẩn này là ai, hoặc đúng hơn hắn đã đoán xem chàng không phải là ai. Chàng không phải là cảnh sát. Cảnh sát không xích các công dân vào các ống trong những đường hẻm và dùng ngay chính còng tay của người công dân ấy. Họ dùng còng riêng của mình. Thêm vào đấy, người đàn ông này có một tâm trạng hoàn toàn giống như hắn trước kia. Theo kinh nghiệm của George, các tâm trạng hoàn toàn thông thường đối với đầu óc cảnh sát. Trong các cuộc tiếp xúc của họ với các công dân họ thường tự biến mình vào những trạng thái. Nhưng trạng thái của người này không phải là trạng thái cảnh sát hàng ngày của y. George Lyttle, do đó, tuyệt nhiên chẳng phải nằm trong nanh vuốt pháp luật.
Để xác định những sự suy đoán này, hắn đi ngược về lại giả thuyết ban đầu của hắn. Mary Hearn và Loftus - hắn nghĩ đến họ bằng tên, gần như là bạn bè - đã bị bắt quả tang đang đắm mình vào tội gian dâm và ngoại tình. George Lyttle chẳng biết gì về luật hình sự của Tiểu bang New York cả. Đối với hắn, tội gian dâm và ngoại tình là những tội ác đáng trừng phạt cực kỳ nghiêm khắc, nghĩa là một hạn tù nghiêm ngặt.
Mary Hearn và Loftus do đó là những tội phạm. Những tội phạm như thế không lẽ nhờ đến cảnh sát. Giả thuyết ban đầu của George sâu sắc. Là tội phạm, hơn nữa, họ chịu trách nhiệm về tất cả các hậu quả lô-gích của những hành động của họ. Người đàn bà đặc biệt đã vào khách sạn ấy với quyết tâm đồng ý gian dâm. Nàng có lỗi về việc gây ra bất kỳ sự gian dâm nào xẩy ra ở đấy, dưới bất kỳ hình thức nào.
Không, George chẳng có gì phải sợ cảnh sát cả.
Nhưng quả là hắn đang ở trong nanh vuốt của tên khó chơi đã xích hắn vào cái ống này, và hắn lý luận rằng người này chắc là chồng nàng hoặc họ hàng gần nào khác của nàng chẳng biết bằng cách nào đã biết được một trong những bức thư hoặc cú điện thoại của hắn. Chắc chàng đã truy tìm số điện thoại mãi tận ga xe lửa. Đây là một điều kinh ngạc cho George vì chỉ có những người của pháp luật mới có quyền đụng đến những danh bạ điện thoại tối mật, hắn tin như thế.
George cảm thấy hình như tâm trí hắn đang làm việc chớp nhoáng. Tư tưởng hắn loang ra và mạnh mẽ như một con sông chảy giữa hai bờ ra đến biển. Nếu người này là một người chồng thay vì cảnh sát, điều ấy làm cho tâm trạng khó khăn của George không kém phần khẩn cấp, chỉ có điều là khác hẳn. Sự ghen tuông là một đế quốc độc ác và về mọi phương diện nó đã xâm lược vào tác phong của người đàn ông. Nó gặm mòn lồng ngực của người ấy bằng thứ chất độc độc hại nhất mà con người phải chịu đựng. Người đàn ông này rõ ràng chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ hành động theo tình cảm thôi, và một người hành động theo tình cảm có thể tác động được bằng thuật hùng biện. Thuật hùng biện ở đây có tính cách chủ yếu. George tin rằng cách để tự giải thoát mình là sức mạnh của lời nói - nếu thất bại điều này, hắn đã lưu ý đến một chỗ yếu nào đấy trong cái ống mà hắn bị xích vào. Hắn là một thanh niên khỏe mạnh và lực lưỡng. Hắn có thể rứt cái ống ra khỏi tường chẳng mấy khó khăn, hắn tin như thế. Kế hoạch của George do đó bắt đầu bằng kỹ thuật nói chuyện. Nếu điều này thất bại, hắn vẫn còn ở vào một vị trí để trốn thoát. Một cuộc vật lộn sẽ theo sau, trong đấy sự bất ngờ sẽ tạo thuận lợi cho hắn. Cái ống sẽ trở thành một cây gậy. Hắn sẽ nện vào tay cầm súng trước và rồi vào đầu của tên ngu xuẩn. Hắn sẽ làm nứt sọ chàng vài lần, làm cho chàng khó nghĩ thêm ra được điều gì và ung dung ra khỏi chỗ này.
Trước hết là hùng biện. George bắt đầu một bài diễn văn về Zorro, bạn hắn, người có chiếc cặp da nằm ở trên nền nhà kia. Zorro đã nhờ hắn làm trung gian trong một vụ với một bà nợ Zorro tiền. Sau khi đã biết chắc rằng Zorro đã trấn lột các cặp tình nhân ở các phòng khách sạn, George đã thu lượm bằng chứng - chiếc cặp da ở đấy - và đã quyết tâm nên thông báo lập tức cho các giới chức thẩm quyền về pháp luật. Hắn đang trên đường đi thông báo cho họ. Trong vấn đề của Zorro, luật pháp sẽ đưa ra diễn tiến và đối phó với hắn lúc thuận tiện. Tuy nhiên, trước tiên George phải ghé vào phòng điện thoại ở ga xe lửa ấy để nhận cú điện thoại của người đàn bà nhằm làm nhẹ đi bất kỳ sự bận rộn sơ bộ nào mà đầu óc nàng có thể đã nuôi dưỡng.
Nhưng ở một phần của bài diễn văn này, George thấy rằng hắn đã không có ai nghe. Thuật hùng biện không ăn được. Người đàn ông không chịu nghe. Trái lại tay chàng đã rút ra khỏi chiếc cặp da và chàng đã bắt đầu lật qua các tấm ảnh trở lại. Điều này làm George hoảng sợ. Trong một chặp, chàng sẽ lật đến một tấm ảnh mà, theo George Lyttle, tiêu biểu cho sự chế ngự tuyệt đối của tên bạo chúa. Nói một cách hình tượng nó biểu lộ quyền làm chủ của những cựu nô lệ trên các chủ nô lệ - không phải của bản thân George, nhưng là của dân tộc hắn. Nhưng hắn sợ rằng một sự tiêu biểu như thế có thể bị lu mờ đi đối với người này, người không có vẻ gì là có một tâm hồn tinh tế cả.
George bảo “Tôi nghĩ rằng ông không nên xem xét quá kỹ các thứ ấy, ông lớn của tôi ơi”.
o O o
Đầu óc của Joe nóng bừng làm cho những ngón tay của chàng vụng về. Chàng không lưu ý đến những bức ảnh của Loftus. Loftus không gây hứng thú cho chàng.
Chính bức ảnh đầu tiên trong những bức của George chụp phần dưới đã làm chàng dừng lại. Joe nhận ra hạ bộ được mô tả là của Mary. Chỉ cần cái nhìn này chàng cũng đã có thể nhận ra Mary giữa tất cả các phụ nữ khác trên thế giới, và chàng cũng đã có thể tuyên thệ cho sự nhận diện nàng tại tòa án. Trung tâm của cuộc sống bị tách riêng ra, bị cắt xén ra khỏi thân thể, như thể không thuộc về một người đàn bà đặc biệt nào cả. Đấy là những kiểu ảnh lệch lạc được sưu tầm mà những cậu bé vị thành niên nhìn một cách dâm dật, nhưng đối với Joe nó tiêu biểu cho chính tình yêu. Chàng nhớ lại lần đầu tiên lúc chàng đã nhìn thấy chân Mary dang ra kiểu ấy, chàng đã với tay bật đèn sáng lên và bảo rằng, “Anh muốn nhìn em đấy”.
“Hãy để đèn sáng”, Mary nói và đôi tay nàng đã kéo chàng xuống lại.
Joe vẫn chăm chú nhìn vào bức ảnh. Lần này Mary không thể với tay níu lấy ai cả. Nàng đang nằm trên đôi tay bị còng của nàng và những đầu ngón tay của nàng có thể thấy ló ra từ bên dưới mông nàng.
Bức ảnh tiếp theo cũng là một bức ảnh khác thuộc loại ấy. Góc độ đã hơi thay đổi. Ánh flash đã đưa ra nhiều điểm nổi bật. Joe nhìn cố định vào phần yêu dấu này của người đàn bà yêu dấu này và kết quả được tích lũy thêm. Khuôn mặt của nàng không thể nhìn thấy được. Phần lớn thân thể của nàng không thấy được. Chỉ có âm mao và âm hộ được phơi bày ra thôi. Chẳng có gì nhận diện được Mary cả. Nhưng đối với Joe sự nhận diện có tích cách tích cực như chữ ký hoặc dấu tay của nàng. Chàng có thể nhận biết tất cả những gì của nàng không có trong ảnh, đầu gối nàng, chân nàng, những cánh tay và ngực nàng, miệng, tóc và mắt nàng. Chắc nàng đã thật khiếp sợ. Sự đau khổ của nàng chắc đã vượt qua tất cả những sự tính toán và lúc này sự đau khổ của chàng vươn lên để kết hợp với sự đau khổ của nàng.
Chàng vẫn kiên trì xem. Bức ảnh cuối cùng cho thấy Mary đang nằm ngửa trên giường, lúc này miếng băng keo bịt miệng của nàng đã mất, nhưng nàng vẫn nằm lên đôi tay bị còng. Giữa đầu gối nàng, ấn sâu vào người nàng là George Lyttle. Sau khi đã lùi lại trên thân trên của nàng, hắn đã chụp ảnh cảnh hiếp dâm thực sự trong tấm gương trên tường. Hắn mang kính mát và chiếc máy ảnh che một phần lớn khuôn mặt hắn, nhưng chẳng có sự nhầm lẫn nào cả. Joe bắt đầu hét lên. Chàng hét lên mãi nhưng không biết rằng mình đang hét như thế.
“Bình tĩnh đi, ông, bình tĩnh đi”. George Lyttle bảo.
Dù tiếng hét của chàng chẳng bao lâu dừng lại, nhưng Joe chẳng nghe hắn nói. Chàng chẳng nghe gì cả. Những bức ảnh này là bằng chứng, nhưng để làm tang chứng tại tòa án, chúng rất có thể bị dẹp bỏ, vì chúng đã bị bắt được mà không có trát lệnh - mặc dù sửng sốt, tâm trí của Joe vẫn cố gắng suy đoán ra điều ấy. Cuộc bắt giữ bất thường - thực vậy, điều ấy vẫn chưa xảy ra, dù rằng người tù đã bị khóa vào một cái ống. George Lyttle có thể được tự do. Các tòa án có thể thả hắn lắm. Hắn gặp may. Trong lúc ấy các tấm ảnh sẽ trở thành tài sản công cộng. Mary sẽ bị các tấm ảnh ấy và cuộc xét xử tiêu diệt.
Chắc không có cuộc xét xử nào cả. Cuộc xét xử sẽ xảy ra bây giờ. Thật là vô ích để mong rằng chàng đã không bao giờ thấy các tấm ảnh này, rằng George Lyttle đã không chụp, hoặc ít ra đã để ở nhà. Đấy là một con hắc tinh tinh bị treo một tay trên một cái ống, một con vật phải bị hủy diệt. Mình sẽ giết hắn, Joe tự nhủ. Mary đã đau khổ đủ rồi. Sự đau khổ của nàng chấm dứt tại đây. Một lần nữa, sau khi thò tay vào chiếc cặp da, Joe lôi khẩu súng ra. Mình sẽ giết hắn bằng khẩu súng của hắn và bỏ nó xuống cái xác, chàng tự nhủ. Điều ấy sẽ hoàn tất trong một giây, một nghi thức thanh tẩy hiện đại. Ngay cả George Lyttle, bị treo gần như đóng đanh vào thập tự nơi một cái ống, cũng sẽ được thanh tẩy, tội ác của hắn được chuộc bằng một ánh lửa đỏ thôi.
“Hãy cho tôi nghe những quyền lợi,” George Lyttle hỏi trong kinh hãi.
Joe lẩm bẩm, “Anh chẳng có quyền lợi nào cả.” Chàng đưa súng lên, gài chó lửa ra sau. Ngón tay của chàng chờm lên cò súng.
“Lẽ ra người đàn bà nên ở nhà, trong bếp…” George Lyttle kêu lên, “để làm những việc nội trợ hàng ngày.” Hắn đứng trên đống gạch vụn, một cánh tay bị khóa phía trên đầu, tay kia hoa lên lung tung. “Hãy trách người đàn bà ấy.”
Nhưng đường ngắm của khẩu súng không chịu ở lại mục tiêu. Lyttle mặc một chiếc sơ mi hở cổ và một chiếc quần nâu. Đường ngắm cứ chạy lên xuống trên chiếc sơ mi. Nó không chịu đứng im.
“Ông có thể gọi đấy là một tai nạn giao cấu đấy,” George Lyttle nói. “Có rất nhiều sự cố thuộc loại này đấy.”
Joe kìm khẩu súng bằng cả hai tay. Bây giờ đường ngắm trước mặt cố định vào bất cứ chỗ nào mà chàng muốn. Nhưng vấn đề ở nơi khác. Ngón tay của chàng không chịu siết cò. Nó không chịu nghe lệnh từ não của chàng. Thêm vào đấy, mắt chàng đầy nước nên chàng không trông rõ mấy. Lúc đầu chàng nghĩ đấy là mồ hôi, rồi chàng lại nhận ra đó là nước mắt - nước mắt phẫn nộ, hoặc có lẽ là nước mắt tuyệt vọng. Mình muốn giết hắn, chàng nghĩ, nhưng mình không làm điều ấy được.
“Bà ấy đến khách sạn ấy để giao cấu,” George bảo. “Và bà ấy đã được giao cấu. Bà ấy được như ý muốn đấy.”
Ngay cả lúc ấy, Joe cũng không siết cò. Nhưng ngực chàng lại đau nhói vì những tiếng khóc thầm.
“Hãy bắn bà ấy,” George Lyttle bảo, “chứ đừng bắn tôi”. Súng nổ.
Viên đạn thứ nhất đi vào đống gạch vụn bên cạnh chân George. Tiếng nổ nơi không gian tù túng ấy được khuếch đại gấp trăm lần. Sau đấy, Joe bỗng thấy mình bắn hết phát này đến phát khác. Sự thất bại và phẫn nộ đòi hỏi một loại hành động nào đấy, một loại xả hơi; chẳng có hành động nào khác hiện diện cả. Chàng bắn vào tường quanh người George Lyttle. Chàng đã tập trung vào một ý nghĩ duy nhất thôi, một ý nghĩ thường quay lại ám ảnh chàng dạo sau này. Nếu chàng không thể hành quyết con người này thì ít ra chàng cũng sẽ gây khủng khiếp cho hắn. Chàng muốn đưa hắn vào sự khủng khiếp ngang mức khủng khiếp của Mary. Điều ấy sẽ không như nhau, sẽ không tẩy sạch được thứ gì cả, nhưng ít ra Lyttle sẽ biết rõ một cái gì đấy của điều hắn đã gây cho nàng.
“Mày đáng chết” chàng khóc. “Mày đã xúc phạm Mary.”
Các phát đạn tiếp tục bắn đi. Có lẽ chàng hy vọng một phát đạn loạn xạ sẽ trúng Lyttle vào giữa mắt và cả ý nghĩ này nữa cũng thường trở lại ám ảnh chàng - vì có lẽ lúc ấy chàng sẽ giết được hắn mà không bắn chết hắn. Chàng không biết ngoài đường có thể nghe tiếng súng như thế nào. Chàng không nghĩ gì đến ngoài đường. Chàng cũng không biết trong tay chàng là loại súng nào, chỉ biết rằng các viên đạn tiếp tục bay ra thôi. Hình như có một nguồn tiếp liệu không dứt. Chàng để ý đến tròng trắng của đôi mắt Lyttle. Chàng thấy ở đấy niềm sợ hãi mà mình đã mong muốn, có lẽ còn là một sự kinh hoàng tuyệt đối nữa, nhưng rồi trong một khoảnh khắc - một khoảnh khắc đơn giản mà chàng không được chuẩn bị trước - một điều gì hoàn toàn bất ngờ đã xảy ra. Không biết bằng cách nào Lyttle đã bứt đứt sợi dây xích và kéo cái ống xuống - dù có như thế nào đi nữa thì hắn cũng tự do rồi và cố gắng hụp người qua mặt chàng. Nhưng hắn lại hụp đầu thẳng vào viên đạn cuối cùng rời khỏi khẩu súng. Viên đạn không được nhắm vào đích nào như những viên đạn khác thôi. Nghĩa là, nó chẳng nhắm gì cả. Lẽ ra nó đã lên trần nhà hoặc vào tường, nhưng lúc đầu Joe không nhận ra điều ấy.
Thay vì thế, việc xét nghiệm sẽ xác định sau này, nó đi vào một bên tai và ra ngay dưới tai kia. Ngay cả lúc ấy, sự tấn công của Lyttle vẫn tiếp tục. Vai của hắn, hoặc có lẽ chiếc sọ bị nổ tung của hắn đập vào ngực Joe. Người cảnh sát bị ngã xuống nằm dưới người hắn.
Tù nhân của chàng đã tự do và Joe, chàng tin như thế, phải chiến đấu để tự cứu mình. Chàng định bám chặt lấy tù nhân của chàng nếu chàng có thể, nhưng công việc đầu tiên của chàng là phải thoát khỏi sự tấn công bất thần này, khỏi những bàn tay trong một lúc nữa sẽ vươn ra tìm cổ họng chàng.
Khẩu súng không đăng ký đã bay đi. Joe tìm cách lấy khẩu súng riêng của chàng ra khỏi túi trong lúc đẩy George Lyttle ra. Lyttle ngang cỡ Joe, tất nhiên là trẻ hơn nhiều, và đối với Joe hình như hắn là một sự đe dọa sinh mạng nguy hiểm như bất kỳ sự đe dọa nào mà chàng đã từng đối diện trước kia.
Trong vòng chưa đầy một giây, tất cả những ý nghĩ này xung đột với nhau trong đầu Joe, càng lúc càng dồn dập. Sức nặng trên người chàng hoàn toàn trơ ra, chàng không hiểu gì cả. Thêm vào đấy, một thứ gì nhầy nhụa đang loang ra trên ngực chàng. Có phải George Lyttle vì sao đó đã nôn ra trên người chàng không? Joe, trong lúc vùng vẫy từ bên dưới, đẩy được cái xác ra khỏi người chàng, và đứng dậy. Lúc làm như thế, chàng nhận ra đó là cái gì - chỉ là một cái xác. Vừa thở mạnh, chàng vừa đứng trên nó vừa cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra. Kế đó chàng nhìn xuống chiếc áo sơ mi của mình, óc. Trước kia chàng đã trông thấy óc, đã trông thấy nó nhiều lần vung vãi ra bên cạnh các xác chết như những vũng xúp nấm. Chàng cầm súng lên lại.
Những phản ứng thể xác này đưa đến những phản ứng tinh thần, phản ứng đầu tiên là: mình đã giết hắn.
Mình không định làm như thế, chàng tự nhủ. Mình không định giết hắn. Mình chỉ định làm hắn hoảng sợ thôi.
Rồi chàng nghĩ một cách thảm hại, mình không biết mình đã định làm gì cả.
Có những cách để che đậy tội ác này, hoặc bất kỳ tội ác nào khác; phương thức rõ ràng nhất là thay đổi tình trạng sự việc đi. Joe có thể lộn túi của Lyttle ra, biến nó thành một vụ cướp, hoặc bắn thêm vào đầu hắn nhiều phát đạn nữa, biến nó thành một cuộc hành quyết của bọn cướp. Hoặc chàng có thể bỏ vào đó một ít ma túy.
Nhưng Joe không nghĩ gì về những điều ấy. Chàng nhận thấy mình không thể suy nghĩ gì cả. Do mất tự chủ vì khiếp đảm về điều đã làm, chàng bỗng lùi lại khỏi cái xác. Đống gạch vụn lởm chởm dưới chân làm chàng gần muốn té. Bỏ đi như thế nào cũng tương đương với việc nguệch ngoạc ký lên trên ngực George Lyttle, nhưng hoặc là chàng không ý thức được điều ấy hoặc là chàng không quan tâm đến. Chàng không thể tin rằng chàng đã giết người và không muốn tin điều ấy. Chàng định bỏ lại đằng sau những tang chứng sẽ đưa các nhân viên điều tra đến nhà chàng nhanh chóng, bắt đầu là hai bao xăng-uých đựng thẻ tín dụng, thêm vào đấy, chiếc cặp da của George Lyttle nằm nghiêng mở toang vứt bừa bãi ở chân tường, những thứ có địa chỉ, số điện thoại của Mary và các giấy tờ mà Joe đã vãi ra mang dấu tay của chàng. Thêm vào đấy người chàng còn phủ đầy máu đông. Ngay khi chàng rời khỏi hẻm, chàng sẽ thu hút sự chú ý của các nhân chứng nữa.
Lúc ấy độ 4g30 chiều. Mặt trời đã xuống thấp. Chàng lên đến đường phố và chạy. Khẩu súng mạ crôm của George Lyttle bấy giờ đã hết đạn, vẫn còn sáng loáng trong tay chàng. Trong vòng một khu nhà có những người đi bộ nép sát vào tường lúc chàng chạy qua. Những người da đen đã quá thường thấy súng, dù chúng không giống như khẩu súng này. Chàng nhận ra chắc chàng đang khóc. Nước mắt của chàng chủ yếu là cho Mary và con, vì chàng tin rằng chàng đã tiêu diệt cuộc sống của họ cũng như của chàng.
Cơn chạy của chàng không kéo dài được lâu. Ngực chàng phập phồng, chàng không thể nào thở được và điều này buộc chàng phải đi thôi. Chàng bỏ khẩu súng vào túi bên, cạnh khẩu kia, khẩu của chàng, và liếc quanh để xác định xem mình đang ở đâu. Ngay khi đã tìm thấy một bảng tên đường, chàng nhanh chóng tìm đến trạm cảnh sát gần nhất. Chàng biết vị trí của mọi trạm cảnh sát trong thành phố, cũng như mọi tòa án, mọi bệnh viện, kiến thức chuyên môn, bản tóm lược của kiến thức chuyên môn, kiến thức vô dụng cho bất kỳ ai khác hơn là một nhân viên cảnh sát. Chàng bắt đầu đi bộ đến đấy, định nộp mình để thú tội đầy đủ và sau đấy chấp nhận bất kỳ điều gì, bất kỳ ai muốn làm gì với chàng.
Khi trạm cảnh sát còn cách ba khu nhà, những bước chân của chàng chậm lại và một ý thức về phẩm giá của riêng chàng tái xác nhận nó. Chàng không muốn đi vào đấy như tất cả những người cuồng loạn khác mà các nhân viên cảnh sát đã thấy, đa số những người ấy đã không tự trình bày nổi trong mười phút đầu ở trạm cảnh sát. Bây giờ chàng điềm tĩnh hơn và những thói quen cũ đã bắt đầu nắm chặt người chàng. Có những thủ tục thông thường để mô tả hết các biến cố thuộc hầu hết mọi loại, kể cả biến cố này, và thủ tục đầu tiên là khai báo thích hợp. Rất nhiều văn phòng sẽ phải được thông báo, các trạm cảnh sát khu vực, các đơn vị, các chỉ huy trưởng khu, tất nhiên như thế, cũng như chỉ huy trưởng ngành điều tra, ủy viên cảnh sát và thông tin. Còn bác sĩ xét nghiệm và chưởng lý quận nữa - còn những người khác nữa, nhưng những người này là những người chàng nhớ ngay. Lúc ấy chàng đã đi đến một phòng điện thoại, và bước vào đấy với quyết tâm thực hiện việc thông báo đầu tiên của chàng ngay bây giờ. Chàng quay số điện thoại chưởng lý quận và xin được nối đường giây cho Judith Adler.
Khi nàng lên máy, chàng cố gắng nói thật điềm tĩnh, “Anh đã tìm ra tên hiếp dâm vợ anh và anh… và anh...”
Chàng bị đứt đoạn bằng một tiếng khóc. Chàng đã thật cố gắng để tự kiềm chế nên chàng không thể tin một âm thanh rối loạn như thế đã xuất phát từ lồng ngực mình. “Và anh đã giết hắn,” chàng kết luận.
Judith lên tiếng, “Ồ, Joe.”
“Anh không đòi hỏi em điều gì cả. Anh chỉ định thông báo cho em biết thôi.”
“Anh đang ở đâu thế?” Nàng gắt lên.
“Anh định vào trạm 25 để thú tội đấy?”
“Em sẽ đến đấy ngay. Đừng nói gì với ai cả, trước khi em đến đấy nhé.”
“Nhưng anh phải nói,” Joe kiên nhẫn giải thích. “Em không thấy ư? Anh có nhiều người phải thông báo. Tốt hơn là anh sẽ làm một bản danh sách. Forester cũng phải biết nữa và -”
Judith cắt ngang lời chàng. “Em sẽ cố đến đấy càng nhanh càng tốt.”
Joe, sau khi gác máy, tiếp tục chậm rãi đi bộ về phía trạm cảnh sát.
Bàn Tay Kẻ Lạ Mặt Bàn Tay Kẻ Lạ Mặt - Robert Daley Bàn Tay Kẻ Lạ Mặt