How many a man has dated a new era in his life from the reading of a book.

Henry David Thoreau, Walden

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 122
Cập nhật: 2021-09-12 20:51:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cá Người - Khắc Phi
ượn về cuốn từ điển, nghiên cứu một lượt về hình dáng, thói quen của loài cá ấy xong tôi bèn đến mấy nơi ven sông ngòi để hỏi han ngư dân, trả rất nhiều tiền nhờ họ tìm dùm.
Cậu có biết loài cá Nghê lớn của Trung Quốc không? Không biết. Đó là loại có bốn chân ngắn ngủn, chuyện rạch ao bờ lên lang thang khắp nơi đấy! Sao, cậu bảo là cá người ư? Đúng, đúng, đó là một món thật tuyệt đấy. Vị rất thơm ngon, cực bổ, có tác dụng chữa bệnh thật tốt. Cậu thử tìm cách kiếm lấy một con xem. Nghe nói ở Trung Quốc đó là một loài vật được bảo vệ. Thế thì sao? Tôi đâu có muốn ăn cho sướng miệng mà muốn nuôi chơi một con đồng thời để nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu các loài thủy tộc hiếm quý chính là niềm yêu thích của tôi mà!
Đó là đoạn đối thoại giữa tôi với Long Nhĩ ở nhà anh ta. Vốn tôi có việc nhờ vả anh nên định khi nào có quyết định sẽ biếu anh chút quà. Nhưng chưa kịp biếu thì anh đã làm cơm chiêu đãi khiến tôi vô cùng cảm kích, vì thế một chút yêu cầu nho nhỏ ấy làm sao mà từ chối được.
Suốt ngày tôi lang thang ven bờ sông rạch, những nơi nào ngư dân phơi phóng, tôi đều mò đến ngó nghiêng, càng ngày càng đi xa. Lúc đầu mới chỉ quanh ngoại thành, sau tám chín ngày tôi đã lần tới vùng vành đai sông cách thành phố hàng mấy chục km. Cái của này hồi xưa gặp luông, cách bắt đơn gian nhất là buông câu, lúc nào trong chợ cũng có bán. Nhưng bắt mãi cũng hết, thêm nữa nước sông ngày càng ô nhiễm nặng nên mấy năm gần đây dường như loài cá này đã tiệt nọc. Ngư dân vừa không bắt được vừa không dám bắt. Họ coi tôi như một kẻ phá hoại, đám trái luật quốc gia và vội vã đuổi tôi đi nơi khác mua bán. Kiếm được là bao? Làm sao tránh được sự kiểm soát? Ai phạt thì làm thế nào?... Hàng loạt câu hỏi đưa ra khiến tôi không trả lời được câu nào. Ấp a ấp úng khiến họ càng thêm nghi ngại. Hai ngày đi men con suối nhỏ trong núi tôi đã nhận được rất nhiều cảnh cáo và dò xét của các cán bộ và bà con bản địa. Rõ là họ có nhận được mật báo.
May mắn, cuối cùng cũng tìm được một con, nặng chừng ba bốn kg. Ông M ở vùng ven núi cách tôi 200 dặm mang tới. Làm sao mà bắt được, tôi chưa kịp hỏi cho kỹ càng. Khi ông ta mang nó trong một hộp giấy đến căn hộ tập thể của tôi thì tôi thấy chiếc hộp được quấn kín bằng vải. Con này răng nhọn, nhỏ và sin sít, cấn cũng đau ra phết. Tôi he hé một góc hộp giấy, nó nằm im thít giữa hộp. Nghe nói cứ để thế nó cũng sống được hơn chục ngày. Nếu có nước nó có thế sống tới hơn 3 năm dù chẳng ăn gì. Xem ra nó có vẻ hung hãn.
Thật kỳ lạ. Không nói đến dáng vẻ, quả thật trông nó cũng đáng kính nể. Đuôi to, đầu tròn dẹt, toàn thân đen tuyền lốm đốm cái vệt hoa vàng, mình tứa đầy chất dinh dính nhìn rất ghê. Có điều, sự mừng rỡ của tôi thật khó có thể hình dung được. Ngay lập tức, tôi mang đến nhà Long Nhĩ.
Xúi quẩy quá đi mất! Doc đường không hiểu nó xoay sở thế nào mà cắn đứt hộp giấy, lẳng lặng chui tọt ra ngoài. Đến khi tôi phát hiện ra thì nó đã luồn qua được mấy cái ghế. Quang cảnh trên xe buýt lúc ấy thì ai cũng biết. Nó vừa xấu xí, bẩn thỉu, vừa quái lạ, chưa mấy ai được nhìn thấy loài vật như thế. Có đi chăng nữa cũng chỉ là nghe đến mà thôi. Người thật sự nhìn thấy nó có lẽ chỉ đếm đầu ngón tay, nên người ta coi nó như quái vật. Cả xe rối loạn. Đến khi nó cắn vào gót chân của một hành khách thì tình cảnh như là ngày tận thế. Trong tiếng la hét khiếp sợ, người bán vé gào to: "Dừng xe, dừng xe!" Xe đỗ lại, cửa mở. Sáu, bảy chục người chen lấn thục mạng. Tình hình càng bấn loạn, ngoài hai cửa lớn trước và sau, mỗi một cửa sổ đều trở thành một con đường thoát thân. Chỉ mỗi tôi không chạy, tôi còn phải chờ để bắt nó lại. Thấy tôi ôm hộp giấy nhăm nhăm bắt, người lái xe xông lại hỏi: "Của anh à?" Tôi đáp: "Vâng! Ông giúp tôi một tay." Ông ta nghiến răng chửi câu gì đó, đấm thẳng giữa mặt tôi, đánh tôi thừa sống thiếu chết. Cuối cùng tôi bị hai cảnh sát áp giải bắt đem nó ra sông thả, lại còn bị phạt 100 đồng, cơ quan đương cục khép tội gây mất trật tự, tuyên phạt tôi 15 ngày lao động. May nhờ bạn bè tôi chạy chọt nên chỉ phải giữ trong nhà giam có hai ngày mà thôi!
Chuyện không chỉ có thế, nghe tôi gặp rủi ro, Long Nhĩ đến thăm, và tất nhiên không dấu chuyện được. Chú B đột nhiên bảo: "Này, chẳng phải vườn động vật ngoại ô phía nam có một con sao?" Tôi vội tới xem, quả nhiên có thật. Nhưng làm sao để có nó? Mua bằng tiền thì người ta nhất định không chịu, nếu đổi bằng loại thú khác thì khó tìm được loại nào thích hợp ngay lập tức. Mà nếu có, chắc gì người ta lại đồng ý. Cách duy nhất chỉ có ăn cấp. Việc chẳng đừng được thì cũng phải làm kẻ trộm thôi, chẳng có gì gớm ghê lắm. Nhưng mà trộm của công, tôi cảm thấy có gì thất đức. Cân nhắc mãi cuối cùng cũng bớt do dự. Có đem đi tặng Long Nhĩ, anh ta cũng có ăn thịt nó đâu mà, cũng nuôi như ở vườn thú thôi. Nếu để ở vườn thú thì cũng có nhiều người ngắm đấy, nhưng Long Nhĩ lại bảo là để nghiên cứu khoa học cơ mà. So với xem chơi còn có ý nghĩa hơn nhiều.
Quyết tâm rồi thì làm thật đơn giản. Theo lệ ban đêm không có ai trông thú trong vườn động vật. Tôi, anh M và chú B dễ dàng cắt lưới sắt bằng chiếc kìm thép, mò đến bên hồ, dùng lưới ni lông mang sẵn chụp lấy nó nhét vào bao tải. Đáng lẽ nó có thể kêu lên, tiếng kêu như tiếng khóc của trẻ nhỏ, vang và đáng thương. Nhưng khi bị bắt, vì sợ hãi và vốn quen tình nguyện im miệng nên nó càng tạo thuận lợi hơn cho chúng tôi. Chỉ khi đang vác về, ngang qua khu sư tử, hổ, báo chợt nhớ con trước bỗng nhiên cắn nát hộp giấy, lỡ đâu lũ hổ lại vọt qua tường thì sao? Chúng tôi lạnh cột sống. Cổ nhân chẳng đã nói: Phong tùng hổ, vân tùng long sao? Nghe kìa, lá cây đang à à, gió đêm thổi gấp gáp làm sao! Chỗ nào cũng cây cũng cối, một vùng đen sậm. Ngộ nhỡ nó vọt được ra, anh có biết nó sẽ nấp ở đâu không?
Ơn trời, hồng phúc quá, chẳng có gì xảy ra cả. Long Nhĩ cực kỳ phấn khởi. Tôi cũng mừng không kém. Sau bữa rượu anh mời, anh đưa giấy tờ đã ký, đóng dấu đỏ chót, vỗ vỗ vai tôi bảo: "Chú em, chú khá lắm! Đúng là bạn bè!"
Nửa năm sau, tôi được biết: Long Nhĩ vốn không định nuôi nó. Anh cần nó để tặng cho ông Trọng thủ trưởng của thủ trưởng anh, cốt để ông ta bồi dưỡng thân thể, giữ được trẻ trung. Vui vẻ với điều ấy, chắc ông nhớ tới cái anh chàng là lính của thuộc cấp ông và đổi cho anh ta cái ghế nào nhinh nhỉnh hơn. Nào ngờ cơ thể ông ta như đống lửa tàn, âm dương suy kiệt rồi nên xơi vào liền bị phản tác dụng, nó chẳng bổ cho mà lại ốm nặng. Các kiểu bệnh vốn ủ mầm nay đồng loạt xuất hiện, sức lực cạn ráo. Cũng từ đó ông nằm luôn không dậy được. Ông già cũng chưa đến nỗi có chuyện, nhưng than rằng mình thiếu thận trọng. Vợ ông lại bừng bừng giận dữ. Gặp người quen nào cũng trách móc: Lỗi chỉ tại cái lão Long Nhĩ ấy, đồ tiểu nhân, nó định hại nhà tôi. Nó muốn ông ấy chết sớm. Để thủ trưởng nó đến đây xem nào!
Sự việc được coi như có âm mưu. Thủ trưởng của Long Nhĩ sợ thủ trưởng mình nên phải hy sinh lính. Ghế mới chẳng thấy đổi đâu, đến cái ghế cũ là phó ban cũng không rõ làm sao lại bị truất. Ngoài ra ông ta còn có một ngoại hiệu thật bất nhã là Đồ sâu bọ cá người".
Sau này, có một lần tôi gặp anh ở chợ nhà quê, trông anh trì trệ lạ thường, ngơ ngác, tiều tụy, yếu đuối. Tôi chào anh, anh chằm chặp nhìn tôi dễ đến mươi phút mới tỏ vẻ nhận ra. Thế mà vừa nhận ra anh liền lắp bắp: "Ấy ấy, chính là vì con cá người, cá người ấy!"
Đột nhiên tôi thấy toàn thân giá lạnh.
TRINH BẢO dịch
100 Truyện Ngắn Hay Trung Quốc 100 Truyện Ngắn Hay Trung Quốc - Nhiều Tác Giả 100 Truyện Ngắn Hay Trung Quốc