He who lends a book is an idiot. He who returns the book is more of an idiot.

Arabic Proverb

 
 
 
 
 
Tác giả: Nghiêm Kế Tổ
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4219 / 54
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18: Pháo Lũy Nà Sản (11.1952)
ới tất cả những cuộc hành binh càn quét mãnh liệt như Crachin, Sable, Bissextile, Poisson, Amphibie, Mercure, Polo, Turco, Kangourou, Antilopes v.v…trong khoảng Xuân-Hạ năm 1952 ở vùng Đồng Bằng Bắc Việt, với tất cả những trận ném bom dữ dội tàn phá Quốc Lộ số 1, số 2, số 3, số 4, Lạng Sơn, Chợ Mới, Chợ Chu v.v…của lực lượng không quân, thủy quân, Bộ Tham Mưu Quân Đội Pháp ở Bắc Việt đã bắt buộc quân đội Việt Minh phải tạm thời bỏ ý định xâm nhập miền đồng lúa.
Bộ tham mưu Việt Minh chuyển mục tiêu và nhòm ngó xứ Thái.
Theo quan niệm chiến lược của những người cộng sản Việt Nam, vùng xứ Thái ở Bắc Việt cùng với vùng Thượng Lào sẽ là căn cứ địa tốt nhất của quân chủ lực cộng sản trên chiến trường Đông Dương.
Cuộc hành binh đánh xứ Thái của Việt Minh đã thi hành một nhiệm vụ Đông Dương.
Cuộc hành binh đánh xứ Thái của Việt Minh đã thi hành một nhiệm vụ thuộc về chiến lược.
Địa thế xứ Thái rất rộng lớn, đầy rẫy núi non hiểm trở, rừng hoang rậm rạp với vài thị trấn lẻ loi như Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sơn La.
Dân chúng trong vùng phần lớn là người thiểu số: Thái trắng, Thái đen, Thái đỏ (gọi theo mầu quần áo mặc), Mèo, Nhằng v.v…
Người Việt chỉ có một số rất nhỏ buôn bán ở các tỉnh lỵ.
Từ đầu tháng 10 năm 1952, quân đội Việt Minh đã tập trung lực lượng trong những vùng Phú Thọ, Yên Bái và ở phía Bắc Trung Việt: Thanh Hóa.
Bộ tham mưu quân đội Việt Minh hoàn toàn đã áp dụng đúng những nguyên tắc chiến thuật của ông Trùm Mao Trạch Đông trong mọi cuộc hành quân tập trung sức mạnh ào ạt, rầm rộ tiến đánh.
– Ở hậu tuyến, địa phương quân phân phối lưu động tuần phòng canh gác.
Bỏ mặc phần lớn của sư đoàn 320 và đám dân quân du kích quần thảo nhau với quân đội Pháp ở Đồng Bằng, bỏ mặc hậu tuyến của mình cho bộ đội địa phương non nớt chống giữ, các sư đoàn thiện chiến của Võ nguyên Giáp tập trung mũi dùi chọc thủng thẳng vào xứ Thái.
Bắt đầu ngày 11 tháng 10.1952, bộ đội Việt Minh tấn công rải rác quanh co cho đến ngày 14, bất thình lình cùng một lúc, cả ba sư đoàn 308, 312, 316 đồng loạt nổ súng vào các Đồn Tú Lễ, Nghĩa Lộ, Văn Uyên, làm lay chuyển sức chống giữ của quân đội Pháp. Đồng thời trung đoàn 148 của cơ quan kháng chiến Liên Tỉnh Sơn La-Lai Châu đánh ngược lên tấn công uy hiếp Phong Thổ-Quỳnh Nhai ngăn cản cuộc lui quân về Lai Châu của các Đồn đóng ở đó.
Từ phía tả ngạn sông Hồng Hà. Sư đoàn sắt 308 vượt sông bao vây Nghĩa Lộ.
Đồn Nghĩa Lộ được bố trí rất vững vàng, chia làm hai nấc: Đồn trên và Đồn dưới. Quân đội ở Đồn trên có thể kiểm soát được một vùng rộng lớn, yểm hộ cho các Đồn nhỏ bao bọc chung quanh do đó Nghĩa Lộ có thể ví như ‘’Đồn mẹ’’ của cả một khu vực.
Nhưng, nói chung, Đồn Nghĩa Lộ rất khó chống giữ vì đã nằm trong một khu vực lòng chảo.
Quân đội trong Đồn, với một đại bác 105 ly, nhiều bách kích pháo và đại liên, với sự cộng tác của các đội phi cơ Helleats, Helldivers, Privatcers của hải quân và không quân, đã đẩy lui được nhiều đợt tấn công kinh hồn của sư đoàn 308.
Phối hợp với cuộc bao vây Nghĩa Lộ, các đơn vị của sư đoàn 321, 316 ào ạt công phá Sầm Nứa, Kho Nhoi và chiếm đóng vùng Mường Hét, Mường Hun (18.10.52) trên bờ sông Mã.
Trước sức tấn công quá mãnh liệt, ba tiểu đoàn Pháp-Thái đành phải rút lui để sư đoàn 308 chiến được Nghĩa Lộ.
Thắng lợi của quân đội Việt Minh đã làm lung lay cả hệ thống phòng thủ xứ Thái của quân đội Pháp, đã uy hiếp trực tiếp con đường giao thông tối cần thiết: Đường Liên Tỉnh số 41 nối liền Thị Xã Lai Châu và Sơn La.
Những trận truy kích bắt đầu.
Quân đội Việt Minh săn đuổi ráo riết đám quân Pháp-Thái đã rút lui khỏi Nghĩa Lộ. Những trận hỗn chiến kinh khủng tiếp diễn ở Luân Châu, Tuần Giao, ở khu Vạn Yên.
Bộ tham mưu Việt Minh không bận tâm đến những thua thiệt tại Đồng Bằng do các trận hành binh tảo thanh Amphibie Mercure (Thái Bình) quyết tâm tập trung lực lượng dồn đánh xứ Thái khiến Bộ Tham Mưu Pháp phải thi hành một kế hoạch mới: Thu dồn mọi lực lượng ở Nghĩa Lộ, Sơn La và các đồn lẻ vào một pháo lũy mới thành lập tại trường bay Nà Sản.
Quân đội Pháp theo kế hoạch ‘’dim thu hình’’ cấp tốc đắp xây hệ thống phòng ngự chung quanh Nà Sản để có thể chịu đựng và ngăn chặn cuộc tiến quân của quân đội Việt Minh.
Nà Sản là một thung lũng có 24 ngọn đồi bao bọc chung quanh và có nhiều đặc điểm quân sự:
– Vị trí trọng yếu giữa các đường tiến binh từ mặt Đông và Bắc qua mặt Tây-Nam xứ Thái. Quân đội chiếm đóng Nà Sản có thể dễ dàng uy hiếp cạnh sườn quân đội địch.
– Căn cứ chiến lược trên đường liên Tỉnh số 41.
– Bãi Nà Sản có thể dùng làm sân bay cho những loại phi cơ vận tải hạng lớn.
– Những ngọn đồi bao bọc Nà Sản trở nên những bức thành thiên tạo gây nhiều trở lực cho mọi cuộc tấn công của đối phương.
– Bộ Tham Mưu Pháp có thể dễ dàng thành lập một cầu hàng không từ Hà Nội tới Nà Sản để chuyển vận lương thực, quân nhu, vũ khí cho đạo binh chống giữ hoặc mang quân tới ứng cứu rất nhanh chóng.
Hơn nữa, chiếm đóng Nà Sản, quân đội Pháp có thể bất thần đổi thế phòng ngự ra thế tấn công nếu xét hoàn cảnh thuận tiện. Như vậy căn cứ Nà Sản sẽ luôn luôn là một mối lo ngại cho quân địch.
Nói chung, quân đội Pháp ngoài việc đã bảo tồn được chủ lực, không bị thất tán trước hỏa lực mạnh gấp bội của địch thủ mà lại còn khiến địch phải luôn luôn chuẩn bị đề phòng ngay trong kế hoạch tiến binh, lo sợ những trận phản công bất ngờ có thể xuất phát từ căn cứ Nà Sản.
Về phía Việt Minh, sau chiến thắng Nghĩa Lộ quân đội của Tướng Võ nguyên Giáp đã lưỡng lự ít ngày trước khi vùng sang đánh Thị Trấn Điện Biên Phủ.
Không thể đối chọi với lực lượng đối phương quá mạnh, quân đội giữ Điện Biên Phủ được lệnh rút lui về hợp tác với quân đội chống giữ Nà Sản.
Thôn tính xong Điện Biên Phủ, kho thóc gạo miền biên giới xứ Lào, quân đội Việt Minh mon men tới gần chiến lũy Nà Sản, hy vọng lấy số đông ào ạt áp đảo được đạo binh phòng ngự.
Trong sáu tuần lễ, quân đội Pháp chống giữ Nà Sản đã chịu đựng những cuộc tấn công liên tiếp của địch, hết đợt nọ đến đợt kia. Ba trận xung phong ác liệt nhất của Việt Minh liền trong mấy đêm đã phải tan vỡ trước hàng rào giây thép gai và chiến lũy bê tông kiên cố của Nà Sản.
Dũng cảm của quân đội Pháp đã thắng được hy sinh cuồng tín của Việt Minh.
Trận đánh xứ Thái chấm dứt.
Kiểm điểm lại, về phương diện chiến lược, Việt Minh đã thắng thêm một keo nữa sau trận Cao-Bắc-Lạng (1950)
Một vùng đất đai rộng lớn đã lọt vào hệ thống chính trị và quân sự của Việt Minh.
Những khả năng tiềm tàng của vùng dân tộc thiểu số sẽ lại bị Việt Minh khai thác để phục vụ cuộc chiến đấu vì đảng của họ.
Trên phương diện chính trị, quân đội Pháp đã để mất ít nhiều ảnh hưởng đối với các dân tộc thiểu số miền Tây-Bắc Bắc Việt mặc dầu các vị đại diện Thái vẫn tỏ ý chí cương quyết hợp tác với Liên Quân Việt-Pháp để chiến đấu đến khi toàn thắng (Hội Đồng Thái tháng Giêng 1953).
Quân đội Pháp một mặt cố thủ ở Nà Sản, một mặt phản công Việt Minh tại vùng Nam Định với những trận đánh Artois Normandie và nhất là cuộc hành binh Bretagne đã khiến Việt Minh phải thua thiệt nặng nề.
Trận đánh Nghĩa Lộ của Việt Minh tại xứ Thái cũng được sự yểm hộ của quân đội họ tại các miền Quảng Yên (Duyên Hải Bắc Việt), và Cao Nguyên ở Nam Trung Việt.
Trận xứ Thái chấm dứt ngày 6 tháng 2 năm 1953 để tuần tự bước sang một chiến dịch mới, một chiến dịch đã làm cả thế giới phải chú ý đến chiến sự Đông Dương: Trận đánh xứ Lào.
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa