Số lần đọc/download: 1211 / 3
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 24. -
2
4. Đêm giao thừa, Thái vào canh bạc,
Cùng Diệu Hồng chống đối lưu manh.
Ngược dòng lên trung du, bên tai còn văng vẳng tiếng ca của chàng mõ hạt Cẩm Giang, tiếng ca tiễn đưa, NGuyên Thái quên cả phong cảnh ven sông. Càng ngược, thuyền càng thuận, hai cánh buồm no gió...nhưng đến Mùi gió bỗng đổi chiều...
Nguyên Thái từ biệt chủ thuyền và đoàn thủy thủ giữ Thái ở lại dự lễ giao thừa rồi cùng nhau đón tân niên trên sông nước Đó là mt dịp họp bạn thích thú và hiếm có trên đường phiêu lưu, nhưng Thái lễ phép khước từ. Phải chăng là Thái muốn cắt đứt ngay cái cảm tình đt khởi trong tâm tư thầm kín, dành cho Sơn Thao, con gái chủ thuyền...Tránh ánh nhìn trách móc của Sơn Thao, Nguyên Thái lên bờ, khi tới mt cửa rừng cao, tần ngần, nhìn xuống con thuyền.... Hồi lâu sau, băng qua quãng đường rừng đi bến Tuy Hoà. Còn cả buổi chiều, nên không vi vã. Con đường mòn khúc khuỷu cũng dề đi, tuy có vài nơi chắng thấy ánh mặt trời. Để tự trấn an, Nguyên Thái khe khẽ bài ca của chàng mõ triết gia Cảm Giang, không khỏi nghĩ đến thời sự tao loạn của đãt nước.
Nam, Bắc, hay nói cho đúng là Trịnh Nguyễn phân tranh thế là đã hơn hai trăm năm:
Tráng sĩ hề! Tráng sĩ hề!
Kinh Kha hề! Kinh Kha hề!
Sön hà xã tắc ngả nghiêng hề!
Ngả nghiêng hề!
Đường đi xin chính đạo...
Vi chính, vi lương!
Làm sao chia sẻ tình thương?
Bắc Nam bao đời khổ cực?
Tráng sĩ hề! Tráng sĩ hề!
Đi đâu tìm đuốc sáng
Đưa người người qua quãng u mê.....
Chính đạo! chính đạo! Thế nào là chính đạo?, Thái lẩm bẩm tự hỏi, nhưng cũng chả tìm trả lời....tiếp tục đường đi.
Chợt hiện ra khúc rẽ một miếu cổ vừa được quét dọn tinh tươm, trong bình hương còn nghi ngút mùi trầm, nhưng không bóng ai. Nghiêm chỉnh chống kiếm vái chào vị thổ thần theo như tục lệ và tin ngưỡng của dân chúng mà đôi khi chàng châm biếm nghịch đùa. Chợt thấy trên mâm trước bàn thờ có sôi, có oản, có hoa quả, có con gà luc còn đủ cả mào đỏ, mỏ vàng và chiếc bánh chưng còn nóng hổi, Nguyên Thái, tinh nghịch trở về., thì thầm khấn: nếu ngài không ăn thì tôi ăn thay vậy. Rứt lời, bóc bánh.
Ăn xong, Nguyên Thát từ biệt thổ thần, quay ra cửa thì giật mình ngừng bước: Một con rắn khổng lồ chặn ngang, đâu ngóc cao dọa nạt. Nguyên Thái rút kiếm, thế thủ. Bình tĩnh,chàng quát đùa: -Thỏi đi! còn mấy giờ nữa mới sang năm mới...ta đây là Rồng, hãy còn nhiệm vụ nơi đây!Cút đi ngay!
Con rắn rút lui. Nguyên Thái cười thầm: Chắc là con rắn này quen đến ăn những đồ cúng lễ mồng một ngày rầm, dân làng cho là thần thiêng đến nhận mang đi... mình phải trừ dị đoan cho họ. Con rắn dài tới mười mấy thước (thước ta, khoảng 40 phân) nếu ta chém đôi nó thì ta cũng như Lưu Bang chém rắn trắng khởi nghĩa lập nhà Hán xưa kia... Ý nghĩ hài hước thoáng qua trí óc: Rắn của Lưư Bang mầu trắng, còn rắn của mình thì mình đen bụng vàng, nếu chém nó để khởi nghĩa thì chẳng làm nên sự nghiệp gì... thôi bỏ qua đi. Nhưng, nhưng, Nguyên Thái hài hước: nếu mình cứ chém nó, rồi sơn trắng đi... thì người người theo ta răm rắp... đó là kỹ thuật tuyên truyền đã có từ ngàn xưa bên Trung Quốc. Chém rắn có khó gì? nhất là con rắn đó chỉ là con trăn không nọc độc, nhất là con trăn vừa nuốt con sinh vật nào khác, còn trong bụng, thành nặng nề, vụng về, không chạy trốn hay chống đỡ nhanh nhẹn nữa....Người đời hay thần thánh hoá những nhân vật rất thông thường... Chúng ta thất bại vì mù quáng giáo điều? Nghĩ rồi cũng chẳng đuổi theo con rắn nữa.
Cuối Mùi Nguyên Thái đã ra khỏi khúc đường rừng sườn núi cheo leo, tới đàu dốc xuông bờ sông. Trời chưa đổi sang bâo gió. Thái bỗng tỉnh ng nhớ ra mùa này không bâo tố. Chẳng qua chủ thuyền muốn ngừng nơi kín đáo để đón giao thừa và nhất là chơi bạc thâu đêm. Họ chơi đủ thứ: Tài bàn, tổ tôm, phán thán, thín cẩu, mấy thứ bài từ Tàu nhập khẩu, và nhất trò chơi cổ truyền của chúng ta, sóc đĩa, chơi chẵn, lẻ. Mãy hôm ấy, Thái không dự canh bạc nào, vì mải mê viết văn, và họa hình thiếu nữ con chủ thuyền, thường hay ngồi đàu thuyền hong tóc trước gió lạnh mà bồ kết tỏa hương ấm nóng... Gió hơi lạnh thôi, cho nên làm cho đôi má cô Sơn Thao đỏ hồng đẹp tươi, mạch máu chạy mạnh để chống đỡ với thời tiết hay vì nghĩ tới mình?Thái cho là chỉ vì nàng nghĩ tới mình...để cho yên cái tự ái của chàng. Chả thế mà lúc chia tay, nàng gửi Thái ánh nhìn muôn vàn trách móc. Thái vẫn chia tay, tự nhủ thầm: Thôi đi, hãy thoát khỏi những hình ảnh gợi khêu của thiếu nữ đầu thuyền, không nên khờ dại mà ngừng bước nơi đây, đời phiêu lưu của mình mới bắt đàu ngưỡng cửa. Nàng để ý đến mình chỉ vì trong bọn khách quá giang chỉ có mình dáng dấp văn nhân Kẻ Chợ, giữa những lái buôn thổ sản trung du và thượng du.
Xuống tới bờ sông, Nguyên Thái thấy tiệm ăn khá lớn, duy nhất ven rừng. Quán ăn tên là Xà Vương Phạn Điếm, chữ đen trên biển son bóng lộn.Nguyên Thái không ưng tên tiệm vì liên tưởng tới con rắn vừa gập ở miếu cổ trong rừng, nhưng thấy đôi câu đối treo hai bên cửa viết bằng quốc ngữ mới, mẫu tự latinh do các cha đạo truyền bá, thứ chữ mới, học nhanh dễ đọc, dễ viết, cho nên có ngay cảm tình.
Vế câu đối cũng thông thường: Anh hùng xứ xứ giao lưu - Nử kiệt nhà nhà kết nghĩa....chữ vàng trên đen sáng chói xui giục tò mò, Nguyên Thái cười thầm vì câu Nữ kiệt nhà nhà kết nghĩa và lách qua mấy chiếc xe ngựa đậu nghênh ngang, vào quán. Quả như thuyền trưởng đã báo trước: không như ở đồng bằng, mấy ngày tết mọi người đóng cửa vui vẻ ở nhà, vùng này, đó là dịp vui chơi họp hi các nơi công cộng, quán ăn, cửa hàng đều mở đón xuân tưng bừng nhộn nhịp.
Trong quán, hàng trăm thực khách, có nam có nữ, vui vẻ ngồi bàn. Tuy Ngọ đã qua lâu mà vẫn có bàn ăn mới bắt đầu. Nữ chiêu đãi dẫn Nguyên Thái lách qua hàng ghế đi vào bàn trống cuối phòng.
Chưa kịp quan sát thì bỗng nghe nhạc ngựa.. Có chú nhỏ ra đón dây cương. Xuông ngựa một nữ lang xiêm y sơn cước, tuổi chỉ 19, 20, xinh đẹp kiểu khoẻ mạnh miền thượng du. Khi thiếu nữ vào phòng ăn, chắp tay, duyên dáng cúi chào:
- tiện nữ kính chào quý vị. Tiện nữ thừa lệnh thúc phụ đón Đại Thành về. Đại Thành ham mê bài bạc, xin quý vị đừng chứa chấp nó....
Có người trả lời:
- Không thấy Đức Thành tới đây...
Thiếu nữ vái chào từ biệt. Rồi có tiếng nhạc ngựa xa dần.
Mt thanh niên từ phía sau hiện ra, chủ quán nói:
- Đức Thành ơi, chị anh đi rồi. Xe ngựa anh giấu đâu khéo thế? Chị anh không nhìn thấy nên đi ngay rồi. Thế là yên trí dự canh bạc đêm giao thừa nhé.!
Mọi người cười vang, thích thú đã lừa được nữ kiệt, (Thái nghĩ đến vế câu đói ngoài cửa, lần đàu tiên thấy một nữ kiềt trung du, vừa xinh đẹp vừa oai phong, dôi đoản kiếm đeo sau lưng ). Mà Nguyên Thái cũng vui lây, nghĩ rằng hôm nay mình bỏ lốt con nhà gia thế văn học Kẻ Chợ đi vào ăn chơi đại chúng, thử thách xem sao?Tự nhiên thấy nhớ nhà, nhất là khi sang dãy nhà ngang coi nấu mấy nồi bánh chưng tất niên. Nhưng chỉ thoáng qua thôi. Hơi men rượu nếp cẩm làm Nguyên Thái quên hết thời sự đau thương của đãt nước, Thực thế, có người nào nghĩ đến đãt nước trong khoảng giờ khắc giao niên này?
Sòng bạc đã được lập lên rồi, ở nhà ngang đối diện với nhà bếp, nơi mấy nồi bánh chưng còn đang nghi ngút khói hơi.. Khách chơi bạc hàng trăm người, có cả nữ, điều ngạc nhiên cho Nguyên Thái. Dưới đồng bằng, trong những sòng bạc lén lút ngày thường, hay được phép mở mấy ngày tết, không phụ nữ bén mảng... Vì y phục văn nhân Kẻ Chợ của Thái, với vẻ phong lưu mã thượng, vẻ con nhà phú gia kinh thành, ban tiếp tân cho chàng là con bạc hạng sang, họ sai tửu bảo dẫn chàng vào phía trong, qua cửa con bí mật, vào phòng nhỏ hơn. Ở đây, họ chơi sóc đĩa, chơi rất lớn. Họ có biết đâu Thái chỉ có bề ngoài với vẻ văn nhân, ngoài chiếc bảo kiếm đeo lưng, bảo kiếm cổ đã mấy trăm năm. gia bảo lưu truyền từ khi ông tổ theo Trần Hüng Đạo chống Nguyên, gia bảo được phụ thân trao cho khi lên đường phiêu lưu, trong túi thơ chỉ có hai cuốn viễn trình nhật ky, một của chàng, và một của người bạn thân tên Quốc Đức, và số tiền nhỏ độ nhật mà thôi. Thái không cần tiền nhiều vì qua nơi nào cũng làm việc lấy tiền ăn. Nhưng nghĩ đến nhiệm vụ nhà văn viết truyện, chàng theo tửu bảo vào sòng.
Chủ quán họ Hà tên Tự Tôn, nhà cái, ngồi xếp bằng tròn trước chiếc đĩa úp bát trong có bốn đồng tiền... các con bạc ngòi hai bên. Toàn khách sang, có người trước mặt hầu bao lớn, chặn trên bằng mấy lạng bạc hay vàng. Có mấy phụ nữ y phục sơn cước, một bà đứng tuổi hút điếu thuốc cần dài...Đủ mặt danh nhân đîịa phương, bà hút thuốc là nữ chủ thuyền, ngược suôi sông nước đã mấy chục năm, buôn đủ thứ, vải vóc, thổ sản mọi vùng. Họ mời Thái ngồi xuống nhưng Thái lễ phép khước từ, xin chầu rìa thôi ở bàn nước góc tường. Vị thế này, Nguyên Thái nhìn rõ cả chiến trường... Thanh niên Đạo Thành trốn nhà đi dánh bạc ngồi gằn bên nhà cái Hà Tự Tôn., ham mê,mắt sáng ngời, thèm thuồng mỗi khi nhà cái rao bán chẵn hay bán lẻ.
Có người mời Nguyên Thái đặt tiền, Nguyên Thái nói:
- Bần sinh không dám, vì tiền chỉ đủ dùng độ nhật mà thôi...
Người này vẻ mặt hảo hán giang hồ, chỉ thanh kiếm của Nguyên Thái.
- Của báu này đáng giá ngàn vàng...kiếm cổ mấy trăm năm rồi, tôi có đọc mấy chữ chuôi trạm rồng bạc: Trần gia quốc bảo, Diệt Nguyên hưng quốc, Hưng Đạo Vương tặng thưởng... ít ra cũng ba bốn trăm lạng vàng... tôi ứng ra cho cháu năm chục lạng...cháu cứ chơi đi tôi chỉ xin giữ bảo vật này làm tin thôi......hôm nay tất niên, ngày may của cháu đãy.
Rùt lời người này tự tiện lấy túi của Thái, lấy ra một quan tiền, đặt hộ Thái bên chẵn. Không thấy ai đặt tiền ngoài Đạo Thành mà Đạo Thành cũng đặt ba bốn quan gì đó, bên chẵn. Mọi người yên lặng nhìn Hà Tự Tôn mở bát. Chẵn! Nhà cái giam tiền cho Thái.... người ấy nói:
- Đấy cháu coi, ngày may của cháu đãy... cháu còn đợi gì? -
Hà Tự Tôn sau khi lắc bát tứ phía, có lũc giơ cao trên đàu, rồi đặt bát xuống chiếu. Không ai đặt thêm, ai cũng nhìn về phía Thái. Thái không có phản ứng. Tiền vẫn dưới chiếu.Tự Tôn mở bát, hô lớn:
- Lại chẵn! -
Cứ thế rền chẵn ba bốn lượt, số tiền của Thái thành hơn ba chục quan....Thái tỉnh thức, vòng tay cúi đằu:
- Kiếm này gia bảo, cháu không được phép bán hay cầm đi... Cháu xin trả lại làng những quan tiền được, cháu chỉ xin lại một quan của cháu thôi...-
Hảo hán kia nói:
- Tôi thử cháu đãy, nhưng là ngày may của cháu, biết cháu không ham mê hay đam mê như chúng tôi, nhưng, nhưng cháu cứ việc lấy tiền được này...-
Nguyên Thái đang lễ phép khước từ thì Đạo Thành nói:
- Tôn huynh nhất định không thu tiền được, thì tôn huynh cho tiểu đệ?...-
Chàng chưa kịp đînh đoạt thì Thành đã vươn mình cướp đống tiền. Đạo Thành quên cả trả Thái quan tiền vốn...
Canh bạc tiếp tục thời kỳ ‘’hăng máu’’ Tự Tôn vẫn ngòi nhà cái. Lẻ rền luôn tám ván...Đạo Thành thua nhẵn túi, kể cả số tiền lấy của Nguyên Thái. Bỗng Tự Tôn hô lớn:
- Bán lẻ!-
Bên lẻ đặt có tới hơn trăm lạng bạc. Không hiểu sao, Đạo Thành ‘’bốc đồng’ hô lớn.
-Tôi mua!-
Tự Tôn không mở bát, hỏi lại Đạo Thành...Hàng trăm con mắt về phía chàng trai. Đạo Thành vỗ hầu bao:
- Thì có đây, nhất định mua!
Đạo Thành ghé tai Tự Tôn thì thằm... thấy Tự Tôn lắc đàu, rồi Tự Tôn mở bát: Rền lẻ ba đòng ngửa, một đòng sâp, rõ ràng đưới hai chục ngọn bạch lạp. Đạo Thành tái mặt chạy trôn thì chính Tự Tôn đưa chân gạt Đạo Thành ngã. Mọi người vây quanh, võ khí cầm tay, lăm le xử tội. Đạo Thành nhìn Tự Tôn cầu cứu. Tự Tôn liền tuyên bố:
- Xin quý vị bình tĩnh, tôi xin bảo đảm dam tiền.... Nhưng trước hết Đạo Thành phải ký nhân nợ với tôi đã. -
Rứt lời, Hà Tự Tôn bắt Thành viết văn tự:
-Tôi tên, Từ Đạo Thành, vì thiếu nợ nhiều người, tính ra tổng số mt trăm hai mươi lạng bạc. Những chủ nợ không chịu cho khất, đòi đến tịch thu của cải và cắm nhà của thân phu tôi là Từ Đạo Vệ. Bạn tôi là Hà Tự Tôn đã cho tôi vay số tiền đó thanh toán các chủ nợ ôn thoả. Hẹn trong ban ngày, tôi phải đem số tiền ấy trả cho bạn tôi là Hà Tự Tôn. Nếu quá ngày đó không trả được thì tôi gả em gái tôi Từ Diệu Hồng cho Hà Tự Tôn. Văy là mồng bốn Tết Tân Tỵ, Hồ Tự Tôn đến đón dâu. Từ Diệu Hòng về nhà Hà Tự Tôn thì món nợ đó xóa bỏ, coi như là tiền dẫn cưới Từ Diệu Hòng. Mà vì bất cứ lẽ gì, Diệu Hồng không về nhà chồng thì chị họ là Từ diệu Lan thay thế,... cũng được...
Ngày...tháng...năm...ký tên, điểm chỉ....
Dạo Thành lúng túng không biết xử trí ra sao, Thành đưa mắt nhìn Nguyên Thái cầu cứu, nhưng Thái chưa biết can thiệp thế nào. Tình trạng cấp bách, Đạo Thành đành ký văn tự. Tự Tôn gấp văn tự bỏ túi rồi dam tiền cho những người được bạc. Đạo Thành lại có ý nghĩ vui vẻ, ngu dại, ích kỷ: em gái Từ Diệu Hồng về làm nữ chủ nhân cái Xà Vương Phạn Điếm này thì mình tha hồ đỏ đen thâu đêm xuốt sáng...
Đầu giờ Sửu, giao thừa đã qua, mọi người ra về. Đạo Thành đến trước Nguyên Thái trách móc:
- Tại tôn huynh cho tiểu đệ tiền đánh bạc, nên tiểu đệ mắc vào chuyện này!!! Cho tiểu đệ mượn bảo kiếm của tôn huynh, tiẻu đệ đi cầm. Hẹn ba bốn ngày sẽ chuộc về.. Nhà tiểu đệ cũng là quán trọ ở Tuy Hoà... tôn huynh cứ ở đãy tới khi tiểu đệ chuộc bảo kiếm về...tiểu đệ không tính tiền trọ đâu!
Thật là câu trách móc vô lý, ngu xuẩn. Nhưng Thái bình tĩnh nhận lời về quán trọ của Thành
Thái lên xe ngựa của Thành. Thành giục cương, lẩm bẩm: phải cho kịp giờ Dần để xông nhà lấy. Nguyên Thái tủm tỉm cười thầm: thứ con trai như Đạo Thành mà xông nhà thì có giông cả năm!
Từ quán xuống tới Tuy Hoà cũng khá lâu. Hàng phố còn đèn nến sáng trưng...Tuy Hoà là bến nhỏ, khoảng hơn trăm nóc nhà. Quán trọ họ Từ tuy không sang trọng nhưng sạch sẽ tinh tươm. Thái để Thành vào trước xông nhà. Trong văn phòng có một thiếu nữ chừng tuổi trăng rầm thôi. Thái đoán là Từ diệu Hòng, em gái Thành mà Thành không nói gì với em gái chuyện vừa xẩy ra. Thái cũng kín đáo nhận phòng., sau khi chúc mừng năm mới thiếu nữ và Đạo Thành, mệt mỏi, chàng vào giắc ngủ an bình.
Khoảng giờ Tị, Thái đang hàn huyên với thân sinh của Thành, ông Từ đạo vệ, thì bỗng thức tỉnh vì tiếng vó ngựa dạp dồn, rồi tiếng chân nhẩy ba bực thềm: Thái hé cửa sổ nhìn xuống, thì ra là nữ hiệp sơn cước hôm qua. Nàng tức bực ra mặt, vào quán, quên cả chúc tết, hỏi rồn:
- Thưa chú Đạo Thành đâu? hôm qua nó bán em nó cho Hà Tự Tôn rồi, mà nó lại bắt chắu thay thế, nếu Diệu Hòng từ chối... chỉ vì nó thua bạc....dể cháu cho nó bài học...-
Chợt nhìn thấy Thái, va lúc Diệu Hồng cũng tới, thiếu nữ cầm kiếm chỉ Nguyên Thái mắng:
- Nhà ngươi đòng lõa với em họ ta bán em gái Diệu Hồng cho Hà tặc. Nhà người lại bắt ta thay thế nếu Diệu Hồng từ chối.Hôm qua ta thấy nhà ngươi ở sòng bạc Xà Vương....nhà ngươi đã giấu em ta ở quán Xà Vương.. Hõi nhà ngươi có quyền gì?.-
Rùt lời dùng roi ngựa đánh Thái. Thái bình tĩnh né tránh và bất ngờ bắt được roi ngựa của nữ lang. Ông Đạo Vệ và Diệu Hòng chưa kịp can thiệp. Thái lễ phép trả roi cho nữ lang. Nàng hối hận đã coi thường thanh niên này....nhưng bị chinh phục bởi thái độ lịch sự của chàng trai.
Thì ra chuyện đem em gái bảo đảm văn tự nợ lại kéo cả em họ vào nội vụ đã vang tới thôn Tuy Lâm, cách Tuy Hoà chừng hai mươi dậm. Khi nghe nữ lang kể lại tin đồn thì ông Đạo Vệ giận lắm, sai Diệu hồng đi gọi Đạo Thành. Anh chàng bỏ đi từ sáng sớm...
Nguyên Thái thấy mọi người về bình tĩnh vôi vàng thanh minh...Nữ Lang xin lỗi. kể Thái nghe về nhân vật Hà Tự Tôn. Tôn tuy có tài, nhưng vô hạnh. Xà Vương phạn Điếm hắn cướp của người khác. Hoà Thượng định tâm trừng phạt, nhưng đồ đệ ấy đã kết bè lập đảng hùng mạnh, ngoài mặt danh nghĩa ‘hưng Lê’, nhưng bề trong chỉ là đảng cướp, bắt các chủ quán, các thương gia, tiệm ăn, tiệm buôn, đóng tiền gọi là thuế ‘an ninh’. Tự Tôn khôn ngoan, không hoạt động ở Tuy Hoà, mà ở các địa phương khác, dưới nhiều bí danh.
Chủ quán trọTừ Dạo Vệ, có hai con. Trai tên Đạo Thành, hai mươi tuổi, gái tên Diệu Hồng, mười lăm. Đạo Thành cả ngày chơi bời lêu lổng, nhiều khi thâu đêm vắng nhà, bà mẹ buồn phiền lâm bệnh, không ra đường đã hơn năm nay..Thành, Lan và Hồng, cả ba đều học Hoà Thượng Tuy Hoà. Vị sư phụ này không ai biết tên riêng, từ mười năm rồi ai cũng gọi là Hoà Thượng Tuy Hoà. Hỏi Hoà Thượng thuc phái nào, Hoà Thượng tủm tỉm:
-Nam mô a di đà phật, bần tăng quên từ lâu rồi -
Có người cho Hoà Thượng là cựu cố vấn của chúa Trịnh Sâm, chỉ vì muốn hỏi tội Chúa Cậu Đặng Mău Lân, em của Aí phi Đặng thị Huệ, mà phải mặc cà sa trốn tránh. Nhưng chỉ biết Hoà Thượng giảng đạo vào bực uyên bác... và võ nghệ cao siêu, và có tài điều binh khiển tướng, dùng cây thiền trượng làm võ khí.
Sáng mồng một, Tôn và thủ hạ đến quán. Diệu Hồng lánh mặt.. Tự Tôn bắt thủ hạ giữ ngựa ngoài đường. Hắn bưng tráp lớn hoa quả, mứt, và vàng hương vào sảnh đường:
-Con, Tự Tôn xin đến lễ tết nhạc phụ...-
Ông Đạo Vệ:
- tôi thực không hiểu chuyện gì, không dám nhận lễ này...-
Tự Tôn:
- Thế thì Đạo Thành về nhà không nói gì hay sao. Đêm qua em Thành đã thay mặt nhạc phụ gả Diệu Hồng cho con mà, mồng bốn con xin đón dâu...
Diệu Lan tức giận, định.ra tay thì ông Đạo Vệ đưa mắt ngăn cản, ông đấu dịu:
- tôi thực không biết chuyện gì, mà Diệu Hồng nó đi vắng cùng thằng Thành, mấy hôm nữa mới về.... Có gì nữa cũng phải ý kiến con Hồng, chờ nó về đã, vả lại cháu cũng phải về nói bố mẹ cháu đến đây cho phải đạo...-
Tự Tôn thấy không khí ôn hoà, vái chào rút lui. Tự Tôn xuống tới đường Diệu Lan bưng tráp đồ lễ tết chạy theo:
- Chú tôi chờ song thân anh, chưa dám nhận lễ này, vậy xin hoàn...
Tự Tôn quay lại giơ hai tay đón tráp, nhưng Diệu Lan giả vờ vụng về, làm rớt tráp xuống đãt vỡ tan tành...Tự Tôn biết là Diệu Lan cố tình, gửi Diệu Lan ánh nhìn thân thương, anh ta tự nhủ thầm: mình sẵp họ hàng với cô ta...từ từ đâu có đó, mía ngọt đánh cả cụm mà....vả lại nàng đã ở trong tay rồi mà!!.Còn về phần Diệu Lan, nàng khinh ghét Tôn, mỗi khi nghĩ lại cách đây mấy năm, khi còn ở trường, Tôn được cử làm phụ giáo, đã lạm dụng chức vụ, bất chấp lệ tục nam nữ thụ thụ bất thân, đã lừa Diệu Lan trong một thế võ, ôm chặt Diệu Lan, chỉ bỏ nàng ra khi sư phụ quát mắng...Tự Tôn trêu tức:
- Thưa em, à xin lỗi, thưa chị, không sao...!
Nhưng ánh nhìn nhắc nhở chuyện xưa, làm cho Diệu Lan càng tức...
Đêm ấy, quán trọ họ Từ và cả Tuy Hoà trở về trầm tĩnh. Trong phòng, Thái nhìn qua cửa sổ, đếm mấy vì tinh tú còn lại trong khoảng trời xanh thẳm đang bị mây đen lấn áp cho hợp với thời tiết mùa này. Không đi vào được giắc ngủ an lành, Thái đến án thư khêu đèn, mở viễn trình nhật ký để họa lại những mỹ nhân đã gập.trên đường.. mỗi người một vẻ... Mai trang Hồng thiếu nũ chuyên học thơ đời Tóng, ở huyện Cảm Giang...mảnh mai tơ liễu, văn chương thơ phú, Sön Thao, cõ gái biển sông,..bất chấp nước lạnh, bơi như cá, lúc nào cũng hoạt động như muốn tiêu bớt sức lực quá thừa... Thái hối hận đã khước từ không xuống nước cùng nàng....
Mòng hai Tết, một việc khó xử cho Nguyên Thái. Sáng ấy một thiếu nữ gõ cửa vào quán thuê phòng. Đó là Sơn Thao. Thái vô cùng ngạc nhiên thì Sơn Thao, tự nhiên như bạn trai:
- Thiên hạ đồn, anh mắc phải chuyện lôi thôi, em đến giúp...mà muốn biết anh bán ai thế?-
Thái chợt nhớ ra cô Sơn Thao cũng là một cô gái kỳ khôi. Hồi còn ở Kẻ Chợ, trước khi xuống thuyền đi Cảm Giang, cô nàng đi chợ, không thúng, không túi, không quang gánh, mà lại đeo một cái lưới, thực phẩm đồ dùng mọi thứ mua được đều dể trong lưới đeo bên vai. Rồi khi đi sông biển lại lặn ngụp bắt cá bằng lưới ấy. Sơn Thao nói bố mẹ sai mua vài mặt hàng ở chợ Tết mồng ba đặc biệt vùng này...
Nhưng Nguyên Thái trành không gập Thao ngày hôm ấy mà cũng không ra đường, ngày chợ Tết hôm sau vì thiên hạ nhìn Nguyên Thái, tò mò, khinh rẻ, trách móc... họ nói thanh niên kẻ chợ thiếu đạo đức.Cho nên Thái cương quyết chỉ rời vùng này, sau khi giúp họ Từ giải quyết vân đề...
Cả Tuy Hoà và mấy vùng lân cận đều biết tin Đạo Thành bán em trong canh bạc giao thừa, cho nên sáng mồng bốn, đường phố gần quán trọ họ Từ đông như hội. Họ muốn chứng kiến một cuộc đón dâu bất thường.
Gia đình Diệu Hồng bố trí sẵn sàng. Nguyên Thái, Diệu Lan, Diệu Hồng, và cả Sơn Thao đều có mặt ở sảnh đường, nhưng chàng trai ‘vô tích sự ’ Đạo Thành thì đi đâu mất...Hoà Thượng Tuy Hoà cùng năm môn sinh đã đến từ giờ Dần, khi hàng phố còn yên giấc điệp.
Đúng giờ Thìn, Tự Tôn cùng thủ hạ đến quán, với cỗ kiệu màn che, cờ hiệu phủ Trịnh, do mấy vệ binh tháp tùng. Mọi người, kể cả phu khiêng kiệu, đều võ phục ngày lễ, thực sang trọng... oai phong lẫm liệt...
Hàng phố ngạc nhiên, kiệu đó không phải để đón dâu, mà xuống kiệu lại là chính vị tri huyện sở tại. Mọi người lễ phép rạt ra hai bên để vị đường quan vào quán. Tự Tôn tuyên bố tri huyện sở tại thay mặt ông bà thân sinh hắn.
Diệu Lan chạy vào mời ông bà Từ Đạo Vệ ra đón tri huyện cho phải phép.
Tự Tôn theo huyện quan vào tới sảnh đường cùng hai thủ hạ mang đồ lễ vào tới sảnh đường, thì giật mình tháy Sư Phụ ngồi chủ tọa. Anh ta yên trí Hoà Thượng Tuy Hoà đi vắng. Hoà Thượng tuy cao niên, thấy huyện quan cũng lịch sự, đứng dạy nhường ghế chủ tọa. Huyện quan rũ áo, không lời cám ơn, ngồi chủ tịch, tự nhiên, như trong công đường, quên hẳn đây là buổi họp gia đình tư nhân.
Diệu Hồng xuống sảnh đường, duyên dáng cúi chào mọi người. Cô gái rực rỡ xiêm y ngày Tết, khoé mắt nụ cười thực quyến rũ, quay lại Tự Tôn:
-Nghe đâu anh có việc muốn hỏi em? Có việc gì thế, sao không hỏi thẳng em...
Tự Tôn chưa thấy bao giờ Diệu Hồng đẹp như hôm nay. Nhìn nàng không chớp, anh ta nói:
- Anh Thành đã quyết định gả em cho tôi. có giấy tờ ký kết, phận gái chữ tòng, em hãy xin phép song thân, về....
Diệu Hồng dịu dàng trả lời:
- anh nói cũng phải, nhưng giấy tờ nào? phải chính mắt em thấy em mới tuân lệnh...-
Huyện quan, nhìn Diệu Hồng từ nãy không chớp mắt, như bị thôi miên, ông ta nói:
-Giấy tờ bân chức giữ đây. Bân chức đưa cho, phải đọc lớc cho cử tọa cùng nghe -
Rùt lời, lấy trong hầu bao bản văn tự đưa cho Diệu Hồng. Nàng tuyên bố:
- Giây này không có chữ ký của cháu, không có giá trị gì cả...-
Huyện quan liền lên tiếng, dọa nạt:
- Chỉ có ta ở đây quyết đînh có giá trị hay không. Trả lại ta tờ văn tự -
Nhanh như ánh chớp, Diệu Hồng lắc đầu, xé tan thành mânh vụn. Tự Tôn tái mặt xông ra cướp lại, nhưng bất ngờ Hoà Thượng Tuy Hoà đưa thiền trượng cản đường. Huyện quan ra lệnh bắt Diệu Hồng nhưng chỉ có hai thủ hạ của Tự Tôn trong sảnh đường. Hai tên đứng lên đi về phía Diệu Hồng thì bị Nguyên Thái và Diệu Lan cản đường...Tự Tôn không nén giận nổi, rút kiếm... Huyện quan liền dàn xếp:
- Đã bảo đây không phải công đường, bân chức tha cho Diệu Hồng ti phá hủy văn thư ‘’ công khế’’...
Mọi người đang tủm tỉm cười thầm vì mấy danh từ ‘văn thư công khế’, ở đây người ta không sợ chính quyền như đồng bằng. Nguyên Thái đứng lên:
- Nghe nói Hà huynh tự xưng anh hùng thiên hạ... nhưng củ chỉ hạ cấp của Hà huynh làm cho tôi bắt buc phải can thiệp. Bắt Đạo Thành viết văn tự bán em?. Nay văn tự không còn nữa, nhưng Hà huynh còn có thể đòi lại món nợ trăm hai mươi lạng bạc... Tôi xin thay thế Đạo Thành trả món nợ danh dự này cho họ Từ. Tôi thay Thành chơi bạc với anh. Thanh kiếm gia bảo của tôi xin đặt trên chiếu bạc... Chúng ta chơi sóc đĩa như đêm giao thừa ở quán Xà Vương -
Tiến thoái lưỡng nan, Tự Tôn đành nhận lời. Vả lại hắn ta tin tưởng tên học trò ngờ nghệch này biết gì về bài bạc... bài bạc là nghề nghiệp của ta mà.
Mọi người giãn ra hai bên. Thái một đàu bàn, và Tôn một đảu bàn. Thái lấy bát đĩa có bốn đòng tiền để trước mặt. Giao hẹn chỉ đánh một ván. Được thua là kết thúc. Dùt lời, cầm hai tay xóc. Tiếng đòng tiền lẻng xẻng trong bát, nhưng cử chỉ của Thái vụng về hớ hênh. Con mắt tinh nhanh của Tôn thấy ba ngửa mt xấp...Tôn nói:
- Tôi đánh lẻ, 120 lạng bạc tiền nợ của Đạo Thành...!
Huyện quan tò mò quên cả chức vụ mình cũng đứng bên bàn, chờ kết quả. Thái từ từ mở bát: Tôn tái mặt: rõ ràng hai xấp, hai ngửa. Tiếng bạc lên chẵn. Tôn khiếu nại:
- Trước đướng quan sở tại và sư phụ, tôi xin khiếu nại. Tên học trò kẻ chợ này gian lận. Bát đĩa này có cơ quan lật tiền...!-
- Đúng thế...đúng thế, - Thái trả lời- nhưng bát đĩa này chính của Hà huynh... Sön Thao đã lấy ra ổ bọc vải của hồ lỳ, thủ hạ của Hà huynh.. để ở hành lang, mà tôi đã tò mò tập dượt một tí thôi...-
Thủ hạ hồ lỳ, giật mình thảy dấu hiệu của mình ở bát và đĩa ấy, vội vàng gạt xuống đãt cho vỡ tang vật, thì hoà thượng Tuy Hoà dùng thiền trượng đánh trúng tay...
Thủ hạ thứ hai định ra cửa gọi đồng bọn thì không hiểu sao vướng phải lưới của Sơn Thao, ngã xuông đãt. Sơn Thao vừa gỡ lứơi vừa tủm tỉm xin lỗi...
Thấy thế, huyện quan tuyên bố Đạo Thành trắng nợ rồi cáo từ, ra kiệu... Ông Từ Đạo Vệ chạy theo biếu hai bình Hoàng Hoa tửu cất trong vùng, nổi tiếng từ mấy trăm năm rồi... Huyện quan nhận quà biếu với vẻ mặt mãn nguyện như vừa xử xét công minh vụ kiên...Hàng phố thì thào bàn tán: tri huyện thuộc phe Trịnh sao lại đi cùng với hội đảng ‘Hưng Lê’? Họ mới biết huyện quan thường vi hành đi khắp nơi, khắp chốn chơi bời với Tự Tôn...
Tự Tôn vén màn kiệu trách móc huyện quan đã khờ dại đưa văn tự cho Diệu Hồng, huyện quan không nói gì gịuc vệ binh lên đường. Tự Tôn dẫn bộ hạ tháp tùng. Hàng phố không thấy Diệu Hồng đi theo, biết là Tự Tôn thua cuộc... Họ bắt đàu tản mác ra về.
Nhưng Tự Tôn chỉ tháp tùng huyện quan đến đàu địa hạt, cùng cả đoàn thủ hạ, mấy chục người, trở lại Tuy Hoà. Hàng phố thấy tiếng vó ngựa dập dồn, linh tính chuyện không hay, lại hội họp đông nghịt. Bè lũ Tự Tôn ngừng gần quán trọ thì thầm mưu kế, rồi Tự Tôn cùng hai tâm phúc bưng đồ lễ vào quán. Ở sảnh đường mọi người đang sửa soạn ăn cơm... Tự Tôn lễ phép:
-’ Xin sư phụ và Từ Bá Phụ tha lỗi, việc lương duyên không thành, nhưng xin cho phép tiểu tử này dùng cơm cùng mọi người để chuc tội...’
Mọi người vui vẻ cho phép. Diệu Hồng, Diệu Lan và cả Sơn Thao nhiệm vụ tiếp tăn, như phong tục. Hoà Thượng Tuy Hoà, cơm chay riêng, ngồi đàu bàn, thỉnh thoảng liếc nhìn Tự Tôn, nhưng hồi lâu không thấy gì lạ cũng không để ý nữa. Tiệc đến nửa chừng thì thị tỳ Bảo Anh từ nhà bếp lên đến trước Diệu Hồng:
-’ Cậu Thành đã về, nhưng chưa dám vào, muốn gập cô Hồng trước...-
Diệu Hòng theo nữ tỳ ra khỏi sảnh đường. Mọi người tiếp tục chén chú chén anh. Tiệc tàn, không thấy Diệu Hòng trở lại, cũng không ai để ý. Họ cho là Diệu Hồng thương anh, đem cơm nước cho anh...Tự Tôn và hai tâm phúc đứng dạy cáo từ. Mọi người vui vẻ đáp lễ. KhiTự Tôn đến trước mặt sư phụ vòng tay bái biệt và xin lỗi, Hoà Thượng cũng vui vẻ bằng lòng.
Trời đã về chiều, mọi người chợt nhớ đến Diệu Hồng. Nguyên Thái cùng Diệu Lan và Sơn Thao xuống bếp hỏi Bảo Anh thì em nói chỉ biết thấy Diệu Hồng theo anh ra sân sau, em ở lại bếp nên không biết gì hơn. Ba người ra sân sau, nhìn những vết chân để lại trên đãt, Thái đoán ngay là Diệu Hồng đã bị bắt cóc, lối bắt người Kẻ Chợ, bằng thuốc mê. Bài học suy luận khoa học của Quốc Đức, giúp Thái điều tra thực nhanh chóng. Cứ theo những vết chân còn in lại thì Diệu Hồng đã bị chính Đạo Thành tòng phạm, tòng phạm vì bắt buộc hay tự mình, chưa cần biết, nhưng điều chắc chắn là Diêu Hồng thấy anh trai mình, không đề phòng, nên bị bắt đi êm thấm...vả lại, không ai chống nổi thứ thuốc mê, chỉ cần thở phải trong vài giây..., thuốc mê của đoàn gián điệp Mãn Thanh mà bọn anh chị Kẻ Chợ thường dùng.
Khẩn cấp đi cứu Diệu Hòng, Thái cho là Tự Tôn chỉ cho thủ hạ giấu Diệu Hồng ngay trong Tuy Hoà, diệu kế là yên lặng đi tìm, làm náo động là có thể nguy hiểm đến tính mạng Hồng. Đúng thế, cả hôm nay, hàng phố đông đúc chứng kiến, nếu Diệu Hồng bị bắt mang đi sào huyệt Tự Tôn thì mọi người đều biết. Ba người lặng lẽ theo những vết chân trên đãt...tám dấu chân, giờ chỉ còn sáu...mà bốn vết in nặng hơn, có nghĩa là Diệu Hồng mê man bất tỉnh, họ phải khiêng đi. Qua những thảm cỏ, vết chân khó coi vì chiều xuống quá nhanh. Thái giục hai bạn gái tranh thủ thời gian... rồi đến mấy bụi rậm mà vài cành con còn vết gẫy, hồi lâu đến một đầm sen thực lớn. Giữa đầm có một chòi cao, ánh đèn le lói.Ba người đòng ý Hồng có thể bị giữ ở đây, nhưng không có thuyền nào ở bờ, mà tháng này, nước hồ giá buốt...Sơn Thao, biết ý, tủm tỉm rủ Thái xuống nước...Thái động lòng tự ái, từ từ cởi áo ngoài, nhưng Thao âu yếm nhìn chàng nói Thái không cần xuống nước, điều binh đôi khi không cần nhiều, bây giờ chỉ là thám thính, mình Thao là đủ. Rùt lời, sau vài đông tác làm nóng người,hai má đỏ hồng, đôi mắt sáng ngời, thần tượng trên thuyền lại trở về, Thao cúi chào ‘ chủ tướng ‘ Thái rồi xuống nước. Thao bơi không tiếng động mà cũng không gợn nước.
Hồi lâu, Thao mang thuyền lấy được êm thấm, về báo cáo, và vẽ trên đắt bân đồ chòi canh sen: có hai phòng, phòng nhỏ giam Diệu Hồng, vẫn ngủ say mê mệt, còn phòng lớn có hai người canh, nhưng say túy lúy...mấy bình rượu cạn vỡ tan tành dưới sàn, trên bàn, đò ăn còn bừa bãi, và Đạo Thành bị trói chặt cột nhà, trông thực thảm hại, hôn mê bất tỉnh...
Ba người đột nhập chòi canh... hai thủ hạ Tôn chỉ tỉnh rượu hồi lâu, sau khi bị trói chặt. Thái và Thao thì muốn cho Thành và Hồng xuông thuyền đi khỏi, nhưng Diệu Lan còn muôn giang bẫy bắt Tự Tôn. Thái biết có gánh nặng là Thành và Hồng chưa tỉnh, cả ba không thể chống lại Tự Tôn. Những thế võ Tự Tôn đều ác độc, hiểm nghèo...Sau cùng cả ba dìu Thành và Hồng xuống thuyền. Tới bờ, thì nghe tiếng động lá cành, ba người giấu Thành và Hồng trong bụi, sang thế thủ.: Đó chỉ là sư phụ cùng năm đồng môn tới nơi. Thì ra sau khi Tự Tôn từ biệt, hoà thượng chợt nhớ tới Diệu Hồng, cũng đi kiếm như Nguyên Thái. Hoà thượng giặn lắm vì đồ đệ lừa cả thầy, lần này không thể tha thứ. Sau khi nghe Thái trình bầy sự thể, Hoà Thượng nhât đînh giăng bẫy bắt Tư Tôn.
Quả nhiên, khoảng nửa đêm, Tự Tôn cùng hai thủ hạ khác đến nơi. Tự Tôn tin tưởng kế hoạch mình, không đề phòng, thấy thuyền sẵn, sửa soạn bước xuống thì hoà thượng nhẫy ra quát lớn:
- Nghịch tặc! đến ngày đền tội!-
Tự Tôn giật mình cùng hai thủ hạ tuốt kiếm tấn công cả sư phụ, không chút nể nang, thế vũ bão. Hoà thượng né tránh, cây thuyền trượng, như mưa, như gió, giữ Tự Tôn tại chỗ, còn Thái, Lan và Thao đói phó với hai người kia. Năm môn sinh chưa được lệnh vào cuộc vì có nhiệm vụ bảo vệ Thành và Hồng. Sơn Thao vào chiến trận thực khôi hài... Cái lưới của Thao làm cho một thủ hạ bị lúng túng...hắn ta liền liều thân nhây xuống nước. Nhưng Thao không tha nhấy theo. Người ấy bị nước lạnh làm gần tề liệt, Thao kéo ra xa bờ, ngạt thở, sau cùng hàng phục....Còn thủ hạ kia vẫn hăng hái chống trọi với Lan và Thái. Anh chàng này là anh hùng Kẻ Chợ phường Đông Tác quả thực không hổ danh...Hoà thượng giận lắm nhưng chưa hạ được đồ đệ, sau cùng, hoà thượng lừa được đồ đệ vào thế hở, dùng thiền trượng đánh trúng lưng đồ đệ, vào đốt sương sống nào không biết, Tự Tôn ngã lăn xuống đãt không đứng dạy được nữa. Tay trái và chân phải tê liệt. Anh hùng phường Đông Tác ( phố hàng Quạt ngày nay?) thấy thế xin hàng.
Họ khiêng Tự Tôn về quán họ Từ., cùng Hoà Thượng trông nom, thuốc thang. Theo như Hoà Thượng cho biết thì tình trạng ấy phải kéo dài tới sáu bẩy tháng, âu cũng là dịp để Tự Tôn, trên giường bệnh, suy nghĩ chuyện đời, mà trở về đường thiện.
Coi như chuyện này được xong xuôi giải quyết, ngày mồng bẩy, Nguyên Thái từ biệt Tuy Hoà, chỉ lo ngại Sơn Thao đi theo, nhưng trên đường rời Tuy Hoà, mà sác pháo hãy còn hồng đỏ, các cây nêu vẫn còn theo gió tranh nhau hoà nhạc chuông sành, sau cũng yên lòng vì thỉnh thoảng ngoảnh lại không thấy bóng ai.
Không thấy ai theo, nửa bằng lòng, nửa chạm lòng tự ái! Nguyên Thái vi ghi trong nhật ký viễn trình: thì ra chính lòng mình cũng phức tạp như ai?
Sau này được biết phần kết của câu chuyện: Hai ngày ở quán trọ họ Từ, Tôn được mọi người săn sóc, đỡ đau, rồi chính Diệu Lan và Sơn Thao vực Tôn lên xe ngựa, đem về quán Xà Vương. Về tới nơi thấy bọn thủ hạ đã bỏ đi dâu hết. Những đồ vật quý báu cũng tiêu tan. Diệu Lan trông nom Tôn tận tình, tỏ vẻ thương Tôn, thỉnh thoảng quay đi chùi nước mắt. Thái cho là như thế thì trong ghét cũng có yêu thương? Yêu hay Thương?, Thái ghi mấy câu hỏi trong nhật ký... Thái chưa có kinh nghiệm để trả lời.
Tin sau cùng làm cho Thái thêm ngạc nhiên... Tôn đã khỏi bệnh, Tôn trở về hiền hậu lương thiện, cái gì cũng vui vẻ bỏ qua... tên quán Xà Vương bỏ đi, thay thế là NgọcThủy Phạn Điếm, nước khúc sông này xanh biếc, mà vùng này nước trong gạo trắng,.. và về chuyện lương duyên thì có sự bất ngờ: Tôn lấy SơnThao, không phải lấy Diệu Lan! Sơn Thao là người đã xin phép bố mẹ ở lại trông nom Tôn, và chính Thao đã ngày ngày đem Tôn xuống nước tập luyện để thâu hồi những tác đng thông thường..khỏi hẳn tê liệt.
Thái ghi trong nhật ký: Tôn lấy Sơn Thao vì yêu hay vì ơn? Quả thực lòng người phức tạp? và chính lòng Thái cũng phức tạp như ai.
Bỗng Thái thấy mình cũng lôi thôi thực! Ròi Thái nhìn đoàn chim bay vi về tổ trên khoâng trời nặng chĩu mây chẳng thấy ánh mặt trời.... rồi Thái nghĩ:
- Dường bay mình còn dài mà!-
Nhưng Thái vẫn lôi thôi: Thái khẽ nói: chim bay đường dài đến đâu chăng nữa, chim vẫn bay có đõi!Tại sao mình lẻ loi mỏi cánh, trong mùa giá buốt này?
Gãp cuốn nhật ký, bỏ trong bao, Thái tiếp tục hành trình....tự nhủ: thôi thì chuyện bay đôi hãy chờ khi...dất nước thanh bình...người người vui sống dưới khung trời xanh thẳm của những mùa xuân sắp đến.../.