It often requires more courage to read some books than it does to fight a battle.

Sutton Elbert Griggs

 
 
 
 
 
Tác giả: Duyên Anh
Thể loại: Tuổi Học Trò
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2986 / 66
Cập nhật: 2016-10-05 22:29:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25/27: Tháng Ba
hượng đó. Như một con chim đã trở về cành cây cũ cũa nó sau nhiều ngày soải cánh phiêu du, Phượng đã trở về ngồi ở chỗ cũ. Ðón chào nàng nồng nhiệt nhất là những gói ô mai, những lá thư tình còn ngại ngùng chưa dám ký tên để trong ngăn bàn của nàng. Phượng đó. Nàng đâu biết, mới đây thôi, tất cả đều đã câm và mù và chết vì một lời nguyền nào đấy của bà tiên ác độc. (Tại sao đã là tiên lại còn ác độc?) Khi Phượng vào lớp, tất cả đều sống dậy, mở mắt và lên tiếng. Bảng đen, bàn ghế, song cửa, bút mực cũng lên tiếng một lúc. Phượng đầy quyên uy, phép tích mà nàng không rõ. Mà chẳng ai rõ, trừ những cậu học trò yêu nàng. Hương tóc Phượng thơm ngập gian lớp. Khuôn mặt Phượng rực rỡ làm ánh sáng của mặt trời ghen giận. Ðôi mắt Phượng mơ hồ hơn, quyến rũ hơn. Tôi đến lớp muộn một chút. Tôi cố ý đến sau Phượng. Phượng chào tôi bằng một nụ cười. Chờ tôi ngồi vào chỗ, Phượng quay xuống:
- Chào anh Tùng!
- Chào "cô nương"!
- Anh Tùng có mang vở tới cho Phượng không?
- Có.
- Anh chép hết bài giùm chứ?
- Chép hết.
- Vậy đền công anh một hộp dầu Con Hổ.
Hai chúng tôi cười vui. Tôi hỏi:
- Tại sao Phượng biết Tùng đến nhà lấy vở?
Phượng nheo mắt:
- Bà chị của Phượng tả hình dáng anh chàng Tùng ấy.
Tôi nói:
- Lần sau tôi cải trang.
Phượng mỉm cười:
- Có ai trách anh dối đâu. Anh sắp nói dối Phượng nếu Phượng hỏi chiều qua anh có ra bến xe đón Phượng không. Phượng biết anh nói dối nên không hỏi nữa. Nhưng Phượng...
- Nhưng Phượng sao?
- Ðoán rằng anh muốn vẫy tay chào Phượng ở sau một cột đèn. Phải thế không?
- Không.
- Tiếng "không " của anh nghe thú vị quá. Phượng có nhiều quà cho anh lắm. Chiều nay, anh tới nhà Phượng nhé?
- Tôi sẽ mang quà của tôi tới.
- Gì đó?
- Những món để mở cửa hiệu.
- Biết rồi. Trong ngăn bàn đang sẵn. Những bức thư gói những trái ô mai anh đứng bán ô mai với Phượng chắc là đắt hàng.
- Tôi đã nghĩ thế và nghĩ cả những trái ô mai đi đi về về...
- Vậy phải thêm chân vào huyền thoại ô mai và anh nên cho giấy gói ô mai một huyền thoại.
- Giấy gói ô mai tự nó nó đã có huyền thoại.
- Ra sao?
- Những bức thư tình lén bỏ vào ngăn bàn học của cô bạn cùng lớp.
Phượng, tự nhiên, đập nhẹ lên tay tôi:
- Tuyệt diệu! Phượng không muốn anh tới nhà Phượng chiều nay đâu. Mà muốn cùng anh ra bờ sông ngắm dòng nước tháng giêng.
Tôi cảm giác như Phượng vừa xoa chút dầu Con Hổ lên tay tôi. Chất dầu thấm qua da, vào thịt và truyền đếm tim một ấm nồng vừa độ. Tưởng tượng một ngọn cỏ buồn thiu sau những ngày mưa dầm chợt thấy ánh nắng đầu xuân. Tôi là ngọn cỏ ấy. Ngọn cỏ ngậm giọt sương và giọt sương lung linh dưới ánh nắng. Ngọn cỏ ngậm đầy tâm sự nhưng ngọn cỏ không biết kể lể tâm sự của mình cho ánh nắng nghe. Giời ơi, sao tôi có thể ngớ ngẩn thế! Bao nhiêu là nhớ nhung. Nhớ nhung trọn tháng giêng. Tháng giêng chỉ thiếu Phượng mươi mười hai hôm cũng coi là thiếu Phượng đầy tháng. Nhớ nhung muốn bỏ trưỜng mà đị Nhớ nhung muốn làm lãng tử trốn nhà phiêu bạt, muốn trở thành thi sĩ để có lần được than thở giống Nguyễn Bính: "Mình tôi trời bắt làm thi sĩ ". Nhớ nhung đốt hàng trăm điếu thuốc. Vậy mà ngọn cỏ gặp ánh nắng, Ngưu Lang gặp Chức Nữ, đã chỉ nói những chuyện vớ vẩn. Thế gọi là tình yêu chăng?
- Anh Chương!
- Dạ!
- Mới xa anh vài hôm anh đã quên.
- Hở?
- Anh có nhớ Phượng không?
- Nói dối hay nói thật?
- Nói thật.
- Không, tôi không nhớ Phượng.
- Thế là anh nói dối. Phượng sợ anh nói thật.
- Tôi đã nói thật.
- Anh nói dối.
- Thì tôi nói dối.
- Anh nhận được thư của Phượng chứ?
- Thư nào?
- Anh lại nói dối. Thôi, Phượng không hỏi chuyện thư nữa. Mà Phượng cũng không gửi thư cho anh.
-Thế à?
Hai chúng tôi nhìn nhau, thấy rõ tầm hồn nhau ở mắt của mỗi đứa. Phượng chưa nói Phượng muốn xin tôi điều gì. ÐÃ qua tết rồị Chiều nay chắc Phượng sẽ nói.
- Anh nhớ chưa?
- Nhớ gì?
- Chiều nay chúng mình ra bờ sông.
- Tôi đón Phượng ở đâu?
- Ở cổng trường.
Thầy đã vào lớp. Tôi trả Phượng những quyển vở. Chưa bao giờ tôi lắng tai nghe thầy giảng bài như bây giờ. Tôi nghĩ tới quẻ thẻ Phượng xin cho tôi và lời thánh ở đền Ngọc Sơn đã dạỵ Có phải khi yêu nhau người ta thường cầu nguyện cho nhau? Tháng Năm chả còn bao. Tôi giống những cây hồi, những cây phượng, chờ đến tháng Năm sẽ nở hoa. Thầy nói tuần sau sửa soạn thi đệ nhị lục cá nguyệt. Thi xong đệ nhị lục cá nguyệt là vừa hết chương trình học. Chúng tôi sẽ có hai ba lần thi thử và các thầy sẽ nghiêm khắc, hạn định thì giờ đúng như ở trường thi thật. Tôi không lo ngại chuyện thi cử. Thánh ở đền Ngọc Sơn muốn tôi đỗ là Phượng muốn tôi đỗ. Tôi không cần biết đỗ đạt hay trượt vỏ chuối tương lai tôi sẽ ra sao. Chỉ cần đỗ cho Phượng vui là đủ. Và vì Phượng, tôi phải đỗ. Phượng ơi, Phượng có biết thế không?
Giờ ra chơi. Tôi yêu những giờ ra chơi. Cuộc đời bên ngoài sân trường không có những giờ ra chơi. Tôi hiểu thế. Và tôi không thích nghĩ chuyện tương lai. Vì tương lai khi ta nghĩ đến là ta đã tính chuyện bỏ trường mà đi. Tôi rất mến sân trường của tôi. Sân rộng thênh thang và có nhiều cây phượng lớn. Mùa hè, phượng nở đỏ rực rỡ, ve sầu kêu ran ran. Kỷ niệm khởi tự những đơn sơ, tầm thường đó. Gốc cây phượng này ta đã ngồi. Thân cây phượng kia ta đã khắc tên ta. Năm ngoái, năm xưa chỉ là thế. Năm nay, ta đã dựa vào thân cây phượng cùng người bạn gái tên Phượng ta nói chuyện cùng nàng và hồn ta bay tới phương trời xa xăm.
- Chào chị Phượng.
Tùng lên tiếng. Anh ta kiểu cách trước mặt Phượng:
- Chị mang về Thái nhiều Hà Nội quá.
Phượng cúi nhìn tà áo mình:
- Hà Nội, anh lầm chăng?
Tùng nhún vai:
- Tôi không lầm. Tôi tới xin lỗi chị. Bạn Chương nói chị đã giận tôi vì tôi mời chị gắn hoa và chị chê bài thơ của tôi ngắn.
Phượng nói:
- Bài thơ của anh ngắn thật.
Tùng cười:
- Bạn Chương nói chị về bằng máy bay, tôi đã đó hụt. Bạn Chương khoe chị viằt thư nhắn bạn ấy ngày chị về.
Phượng hỏi:
- Anh đón tôi làm gì?
Tùng đáp:
- Ðể xin lỗi chị thật sớm và hứa sẽ làm bài thơ dài hơn.
Tùng đưng hai tay lên vuốt hai cái cánh phượng của mái tóc:
- Mấy hôm chị nghỉ, lớp học buồn quá. Bạn Chương đồng ý, chứ?
Tôi lắc đầu:
- Riêng tôi, tôi không buồn.
Tùng hạ tôi:
- Thế thì bạn là gỗ đá, rong rêu...
Phượng bênh tôi:
- Có thể lắm. Nhưng anh Tùng, tại sao anh không gọi tôi là "cô nương"?
Tùng đỏ mặt. Anh ta ấp úng:
- Chào chị Phượng...
Rồi bước vội. Tôi trông theo Tùng. Ái ngại. Tôi nghĩ rằng nếu Tùng đã ngồi chỗ của tôi từ tháng chín và tôi ngồi chỗ của Tùng, tôi sẽ là Thủy Tinh. Phượng ngó tôi cười:
- Anh Chương bảo không nhận được thư của Phượng?
- Tôi nói dối.
- Anh Chương bảo Phượng giận thi sĩ Tùng?
- Tôi...
Phượng cướp lời tôi:
- Anh nói thật.
Nàng tiếp:
- Và anh bảo anh không buồn những ngày Phượng nghỉ học.
- Tôi...
- Anh nói dối.
Phượng ngước nhìn bầu trời mùa xuân:
- Phượng muốn bị anh nói dối mãi. Nhưng Phượng thì không hề nói dối anh.
Tôi nói:
- Tại sao Phượng không nói dối tôi?
- Hai chúng ta chỉ nên có một người nói dối, vì thế đó. Và còn vì không có "con" Cuội.
- Phượng thông minh quá.
- Thông minh à? Ðừng bảo Phượng thông minh, anh Chương nhé! Phượng không thích thông minh hay khôn ngoan.
Bỗng Phượng nói:
- Sắp tới tháng Năm rồi. Tháng Näm Phượng có nhiều chuyện để nói với anh. Phượng lại hy vọng những chuyện ấy không được nói.
Tôi hỏi:
- Còn một điều Phượng muốn xin tôi?
Phượng nhìn tôi đăm đăm:
- Như lời dạy của thánh trong quẻ thẻ Phượng đã xin cho anh.
- Phượng xin tôi thi đỗ?
- Dạ.
- Nhỡ tôi trượt?
- Anh phải đỗ.
- Làm cách nào biết được?
- Anh đừng hút thuốc lá mỗi khi nhớ tới người nào đó nữa.
Tôi lặng yên. Nghe xao xuyến đang nổi sóng tự đáy hồn. Tôi hiểu Phượng rồi. Tôi nói:
- Chiều nay tôi không thể ra bờ sông với Phượng được. Nhánh lộc và quà Hà Nội của Phượng, Phượng hãy giữ giùm tôi tới tháng Năm.
Phượng có vẻ buồn:
- Vâng, tới tháng Năm.
Chúng tôi vào lớp. Từ lúc đó, khuôn mặt Phượng đăm chiêu lạ thường. Và đẹp lạ thường. Hương tóc Phượng vẫn tỏa mùi thơm tuyệt diệu. Phảng phất làn khói buồn mỏng tựa khói sương. Tôi biế't tôi đã yêu Phượng. Bây giờ mới thâ.t sự yêu Phượng. Bây giờ mới biết đánh vần yêu để đọc và thấm nghĩa buồn. Tình yêu luôn luôn có nỗi buồn đi bên cạnh. Nỗi buồn tôi hiện mang là nỗi buồn thi cử. Ðời học trò, đáng lẽ, chỉ nên có những giờ ra chơi. Trong giờ ra chơi, người học trò tha hồ mộng mị và không hề lo lắng ngày mai rời trường, xa lớp. Thi cử là mối đe dọa hãi hùng. Không ai sợ trượt. "Học tài thi phận". Nhưng trượt rồi còn dịp trở lại trường cũ không? Và định mệnh (Sao tôi ghét hai tiếng này thế, nói gợi tưởng một kẻ vô hình ác nghiệt đã cố tình an bài cho mỗi đời người một định mệnh) nào sẽ ám ảnh những cậu học trò "lạc đề" thi? Tôi chợt nhớ một truyện ngắn của Nhất Linh diễn tả cái định mệnh trớ trêu của một anh học trò học giỏi, thông minh. Anh ta cầm chắc mảnh bằng. Tương lai anh ta hứa hẹn vợ đẹp nhà giầu. Anh đi thi. Ðỗ viết. Vào vấn đáp chỉ vì nhanh tay cầm cục tẩy trên bàn vị giám khảo chặn tờ giấy cho gió khỏi bay mà bị đánh trượt. Cục tẩy xóa tương lai rực rỡ của anh. Ðời anh thủng một lỗ. Anh về quê, lấy vợ quê, mở quán hàng bên đường, cả ngày đập ruồi và hút thuốc lào vặt! Truyện ngắn đó, nhớ lại, tôi sợ hãi vô cùng. Và tôi ghét thi cử. Thế mà tôi cứ phải học thi. Phượng ơi, nhỡ tôi trượt?
Tôi thả mắt qua khung cửa nhỏ. Khoảng trời quen thuộc của tôi, dường như, nhiều mây đen.
Ai đã viết lên bảng những câu thơ:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Bốn câu thơ như ca dao của Nguyễn Bính. Anh học trò nào đây đã si mê thơ Nguyễn Bính giống tôi. Hình như học trò tỉnh nhỏ đều ngưỡng mộ Nguyễn Bính. Vì Nguyễn Bính giản dị, chân thành và đằm thắm y hệt cuộc đời những người ở tỉnh nhỏ. Hai người trai gái yêu nhau sinh trưởng giữa chốn cỏ nội hoa ngàn. Một hôm nàng ham vui phồn hoa lên thành phố chơi. Rồi nàng trở về, tình nhân của nàng thấy áo nàng vướng chút bụi kiên kỳ của đô hội. Chàng tưởng chừng hương đồng gió nội theo tình yêu thanh cao và đơn sơ đã mất mát ít nhiều. Anh học trò viết thơ Nguyễn Bính lên bảng hẳn đã yêu Phượng ghê lắm. Yêu Phượng bao nhiêu ngươì làm thơ. Yêu Phượng bao nhiêu người thuộc thơ. Yêu Phượng bao nhiêu người hút thuốc lá... Anh trách Phượng lên Hà Nội ít ngày, trở về Thái không hồn nhiên như tháng trước đây mà.
Phượng dạo này, quả nhiên, lặng lẽ. Tôi đoán đúng rồi, nàng có một nỗi buồn. Suốt buổi học, nàng chỉ quay xuống nói với tôi vài câu vào giờ ra chơi nếu tôi ở lại lớp. Hôm nay, nhờ mấy câu thơ của Nguyễn Bính, tôi có thể nói chuyện với Phượng nhiều hơn. Tôi xé giấy nháp, viết mấy chữ: "Phượng đã đọc bốn câu thơ của Nguyễn Bính trên bảng chưa?". Phượng phúc đáp ngày: "Rồi, lát ra chơi, chúng ta bình giảng!" Giờ ra chơi, Phượng quay xuống:
- Họ trách Phượng đấy.
- Tại vì mấy hôm nay Phượng buồn, họ tưởng Phượng nhớ một người nào ở Hà Nội.
- Vâng, Phượng nhớ một người.
Mũi tên nhọn hoắt vừa phóng thẳng vào trái tim tôi, xuyên thấu lưng. Tôi lặng người cơ hồ bị trúng gió. Tôi ngớ ngẩn hỏi:
- Phượng nói dối?
Phượng khẽ lắc đầu:
- Không bao giờ Phượng nói dối anh đâu, anh Chương ạ!
Phượng thả mắt nhìn ra khoảng trời của tôi:
- Ðó là câu chuyện Phượng định nói với anh vào tháng Năm.
- Buổi sáng?
- Vâng, buổi sáng. Nhưng Phượng hy vọng sẽ không phải nói.
- Sao thế?
- Vì phải nói, người buồn nhất là Phượng. Anh chờ đến tháng Năm nhé! Nghe anh tả mùi hoa hồi, Phượng yêu hoa hồi quá. Phượng ao ước được đi bên anh vào những đêm hoa hồi nở nhiều. Anh đã hứa với Phượng là cho Phượng xin mộ điều, một niềm vui chung với anh, anh còn nhớ?
- Tôi nhớ.
- Anh đã làm gì?
- Tôi định từ tháng sau, tôi và vài người bạn lập một tổ năm người học thi.
- Anh còn định gì nữa, phải lập ngay chứ?
- Tôi sẽ lập ngay.
- Không có sẽ.
- Tôi lập ngay.
- Anh Chương luôn luôn chiều chuộng Phượng. Mai thi toán, anh đừng lo cho Phượng nhé! Với Phượng, thi cử không có nghĩa gì hết. Rồi có ngày Phượng sẽ nói cho anh rõ. Phượng đi học vì mục đích riêng. Nếu học để đỗ, Phượng đã chẳng về Thái. Tháng sau, có lẽ, Phượng đi học không đều đâu. Nhưng anh Chương chớ hút thuốc lá. Phượng không lên Hà Nội đâu. Phượng vẫn ở Thái. Chuyện Phượng sẽ kể, anh Chương sẽ hiểu rằng không bao giờ Phượng nói dối anh. Phượng quý anh lắm.
Phượng bỏ khoảng trời qua khung cửa nhỏ, nhìn tôi mỉm cười:
- Anh Chương thì không bao giờ được nói thật với Phượng.
Tôi nói:
- Sẽ có lần tôi nói thật.
Phượng thở dài:
- Lần ấy, hẳn Phượng phải khóc.
Giờ ra chơi thật ngắn ngủi không đủ thì giờ cho tôi hỏi tại sao Phượng phải khóc nếu tôi nói thật tôi yêu Phượng. Tôi muốn đời tôi có hàng ngàn vạn giờ ra chơi và giờ ra chơi cuối cùng của cuộc đời, thế nào tôi cũng dám nói thật là tôi yêu Phượng. Tôi cứ nghe thầy giảng bài và hồn tôi cứ lạc lõng trên dòng suối tóc Phượng. Ở suối tóc Phượng tôi mới thấy tuổi tôi, mộng tôi và ý nghĩa đời tôị Suồi tóc Phượng dàn trải tới mơ hồ vô tận. Có ngôn ngữ nào diễn tả được niề m bí ẩn của tình yêu? Thành thử, với tình yêu, người ta chỉ lặng thinh để tâm hồn bị xâm chiếm bằng muôn vàn cảm giác lâng lâng, bay bổng. Tâm hồn người ta vồn đơn sơ. Khi tâm hồn trở nên huyền bí, ấy là lúc ta yêu đương. Phải chăng Phượng đã yêu tôi? Và nàng khó hiểu từ tháng ba. Nàng không dễ hiểu như hồi tháng chín. Yêu là lặng thinh là không lên tiếng hỏi. Vậy tôi chả dại gì hỏi tại sao Phượng đã biến thành công chúa ngủ trong rừng. Yêu là ta và người ta yêu được hóa phép trở thành những nhân vật cổ tích. Và buồn như cổ tích.
Những bài thi đệ nhị lục cá nguyệt phảI được thanh toán trong tháng ba. Một tuần nữa hết tháng ba. Hỡi tháng ba của học trò đi thi. Từ đây đến ngày sang trường thi, thời gian vùn vụt. Học Trần Tế Xương bỗng lo lắng vô cùng. Mấy môn kém quan trọng đã thi xong. Anh nào dốt Lý, Hóa thì chọn Vạn vật mà bắt chước loài cuốc. Bài Việt vän của tôi sa sút thậm tệ. Tôi ghét thơ vän Nguyễn Công Trứ, gặp đề thi chí làm trai của Uy Viễn tướng công, đành bôi bác. Tôi không thuộc nổi lấy nửa bài thơ của Nguyễn Công Trứ, làm sao mà dẫn chứng cái chí làm trai của ngài. Giá được học Nguyễn Bính, lại làm bài luận về nỗi nhớ người yêu của Nguyễn Bính thì tôi phải có điểm xuất sắc. Kỳ này, thầy trả bài sớm. Tôi được 5 điểm trên 20.
Thầy Việt vän chỉ trích kịch liệt. Tôi buồn muốn khóc. Phượng đã quay xuống an ủi:
- Anh nên học Nguyễn Công Trứ lại. Phượng sẽ mua tặng anh cuốn Luận đề về Nguyễn Công Trứ.
Tôi gật đầu:
- Vâng, tôi sẽ học kỹ Nguyễn Công Trứ.
Phượng cười:
- Anh lại "vâng, dạ" rồi! Anh đừng quên thánh đã bảo anh phải đỗ.
Tôi nói:
- Tôi không quên.
Hôm nay thi toán. Bài Hình không có gì khó. Bài Ðại số khúc mắc đôi chút, tôi vẫn làm xong trước giờ nộp bài hai mươi phút. Thầy cầm bài của tôi xem một lát rồi khen:
- Chương khá lắm.
Thầy hỏi:
- Chểnh mảng cũng anh mà chăm chỉ cũng anh, tại sao lại thế?
Tôi muốn thưa: Tại tình yêu. Thưa thầy, khi con yêu con chểnh mảng, con coi sách bài là giấy gói hàng, con thích trốn học; khi con được yêu, con chăm chỉ học hành, con thích ngồi trong lớp cả những giờ khô khan nhất. Nhưng tôi không dám trả lời thầy thế. Tôi đành cúi đầu, im lặng cho niềm sung sướng nổi sóng. Bởi tôi biết Phượng đang sung sướng. Tôi bèn sửa một đoạn trong bài tập đọc của lớp vỡ lòng (Tôi cũng chỉ vừa qua lớp vỡ lòng): "Tôi cố tôi học, tôi chăm tôi học, học sao cho mau tấn tới, cho vän hay chữ tốt, cho... người yêu vui lòng". Phượng không sợ tôi sẽ thi trượt nữa. Ðấ'y, Phượng thấy chưa, tôi làm bài thi trước hạn định những hai mưới phút, thầy khen khá lắm mà vẫn cứ giúp Phượng củng cố ngôi vị xuất sắc, dù Phượng không thích xuất sắc, Phượng không ôm mộng lều chõng. Phượng có vẻ Châu Long quá. Tôi là Lưu Bình lười biếng. Phượng khích lệ tôi. Không, Phượng đừng làm Châu Long. Phượng giống Châu Long, Phượng sẽ về với Dương Lễ khi tháng Näm tới. Còn tôi đi đâu? Tôi chợt nhớ rằng Phượng đang nhớ tới một người. Người nào? Có lẽ, tôi phải hỏi Phượng. Tôi không thể ấm ức. Nó còn, tôi trượt. Nó mất, tôi để.
- Phượng!
Phượng quay xuống.
- Làm xong bài chưa?
Phượng đáp:
- Xong rồi.
Tôi hỏi:
- Phượng có nghe thầy khen tôi và thắc mắc về tôi không?
Phượng gật đầu. Nàng mỉm cười:
- Thầy không biết anh Chương được thánh ở đền Ngọc Sơn phù hộ.
Tôi nói:
- Phượng đã phù hô. tôi.
Ðôi mắt Phượng chớp mau. Tình yêu mong manh tựa khói sương, chỉ cần một chút ngờ vực là khói sương tan biến. Tôi xấu hổ, tôi ân hận đã nghĩ không đẹp về nỗi nhớ của Phượng.
- Anh Chương nghĩ gì thế?
- Tôi đang nghĩ đến tháng Näm.
- Vào một buổi sáng?
- Cả đêm khuya trên đường ngập hoa hồi.
- Hãy nghĩ lời thánh dạy anh trước.
Phượng quay lên. Rồi lại quay xuống:
- Ðã lập tổ học thi chưa?
Tôi đáp:
- Ngày mai bắt đầu.
Lần này Phượng quay lên và không quay xuống nữa. Như vậy, trong nhiều buổi học, chúng tôi chỉ còn nói với nhau vài câu ngắn ngủi. Có một thi sĩ, tác giả "Gửi Hương Cho Gió ", yêu nàng thơ của chàng ghê lắm. Nhưng mùa thi gần kề, chàng dặn em thơ của chàng hãy chờ đợi chàng qua mùa thi. Qua mùa thi, chàng và nàng lại tiếp tục tình tự. Thi sĩ yêu thơ như tôi yêu Phượng. Tôi cũng muốn nói với Phượng rằng hãy đợi tôi, qua mùa thi, đến tháng Näm hoa hồi nở, chúng ta sẽ tình tự dưới gốc một cây hồi.
Phượng đi học hơi trễ. Ðó cũng là một biến cố: Biến cố cuối năm. Chưa hề thấy Phượng vào lớp muộn. Luôn luôn đến sớm. Và chỉ bỏ học mấy ngày Tết vì ốm ở Hà Nội không về Thái kịp. Phượng nghỉ học hai hôm liền gây nhiều thắc mắc cho những người yêu nàng. Dù Phượng đã bảo tôi nàng sẽ vắng mặt ít ngày trong tháng tư, tôi vẫn thấy "làm sao ấy " và cảm bên mình nỗi tịch liêu khi Phượng nghỉ học. Trước tháng chín năm ngoái, hình như không có gì xảy ra và sẽ không có gì xảy ra cho cuộc đời học trò bình thường của tôi. Tôi sẽ như cây hồi, hàng hồi tháng sáu, tháng bảy, những hàng hồi xanh tươi ngon mắt nhưng không tỏa nổi một mùi hương. Hoa hồi (tôi thích hoa hồi nên tôi đem nó ra mà ví von, so sánh) chỉ nở vào tháng Năm. Tôi ngỡ rằng hoa hồi có một cái hẹn vào tháng Năm. Dòng sông chỉ chảy siết và ngầu đỏ phù sa vào tháng bảy. Tình yêu học trò chỉ đến vào tháng chín, năm mười bảy tuổi. Năm mười bảy tuổi, vào tháng chín, cây hồi trong tâm hồn tôi nở hoa. Em biết chứ, có ai nhắc tới hoa hồi? Tôi không còn thắc mắc tại sao tôi đã không gặp Phượng sớm hơn hay đã không về quê ngoại sớm hơn một mùa hè. Bây giờ, tôi nghĩ tới cây gạo ở cuối tỉnh. Tháng ba dương lịch là tháng hai âm lịch. Tháng hai, sau Tết, hoa gạo nở. Tôi sá chi loài hoa gạo tầm thường, loại hoa của quạ và sáo. Thân gạo xù xì gai góc không thể là điểm tựa của tình yêu là nơi hai người yêu nhau dựa lưng thầm thì tình tự. Hoa gạo đỏ màu máu người chết. Khi rơi rụng, nó rơi lộp bộp làm giật mình kinh hãi. Nó không gây hương nhớ nhung. Tôi sợ nó vì Nguyễn Bính đã tả nó: "Những hoa gạo đỏ tười màu máu - Nhàu nát như người lính tử thương". Và buồn rầu kết luận: "Một khi tình rụng như hoa rụng - Máu đỏ lìa tim dạ xót xa". Hoa gạo khiến tôi liên tưởng hoa phượng. Hoa phượng cũng "đỏ tươi màu máu. Tháng hai hoa gạo rụng. Tháng Năm hoa phượng rơi. Không ai nhặt hoa gạo ép vào sáng nhưng Phượng đã nói sẽ nhặt hoa phượng ép vào vở. Ðó là hình ảnh ngậm ngùi tôi vừa chợt nghĩ.
Phượng đã vào lớp. Nàng hơi ngượng ngùng. Cặp sách ôm trước ngực. Nàng cúi đầu chào thầy rồi bước nhanh tới chỗ ngồi. Phượng quay xuống:
- Tại anh đó, đáng lẽ hôm nay Phượng còn nghỉ.
Những ý nghĩ sầu thảm của tôi vụt tan. Lòng tôi cuộn dâng con nước thủy triều rạo rực. Ðây là câu nói ngọt ngào, thắm thiết nhất từ tháng chín. Vì tôi, Phượng đi học. Phượng nói với tôi. Vì Phượng tôi đi học. Tôi không dám nói với Phượng.
- Anh Chương!
- Hở?
Phượng mỉm cười (Phượng cứ cười với tôi, chẳng lẽ tôi không bảo Phượng cười ):
- Anh hiểu Phượng chứ?
Tôi chớp mắt:
- Tôi hiểu:
Phượng có thể đọc được niềm cảm động trong cái chớp mắt của tôi không nhỉ?
- Hai hôm Phượng vắng mặt anh làm gì?
- Tôi nhớ...
- Anh nhớ lời thánh dạy?
- Vâng.
- Tổ học của anh đến đâu rồi?
- Họ đợi nghỉ học mới bắt đầu.
- Bao giờ nghỉ học?
- Sang tháng tư.
Phượng lặng yên giây lát. Rồi nàng hỏi:
- Anh định nơi học chung ở đâu chưa?
Tôi nói:
- Ở nhà anh Ðịnh, cuối phố Trưng Trắc.
- Con phố thẳng tắp hai hàng hồi?
- Vâng.
- Những hôm Phượng không có việc gì, Phượng sẽ qua đấy mỗi ngày một lần.
- Vào buổi sáng?
- Vâng, vào buổi sáng.
Tôi không dám hỏi Phượng qua con phố thẳng tắp hai hàng hồi ấy làm gì. "Anh hiểu Phượng chứ "? Tôi hiểu. "Tại anh đó, đáng lẽ hôm nay Phượng còn nghỉ". Tại anh đó, vì anh đó, Phượng qua đấy mỗi buổi sáng để anh học cho vào và thi cho đỗ.
- Phượng vừa có tin vui.
- Tin gì vậy?
- Người Phượng nhớ, Phượng sắp được gặp. Mọi người trong gia đình Phượng đi tìm ròng rã sáu năm trời. Và đến lượt Phượng về Thái, Phượng sắp gặp. Phượng yêu Thái Bính của anh lắm.
Thú thật là tôi đang "ghen" với người Phượng nhớ. Phượng không chịu nói người Phượng nhớ là ai và tôi thì ngại ngần không hỏi. Câu trả lời của Phượng hoặc sẽ làm tôi sung sướng hoặc sẽ làm tôi khổ sở. Tôi cầm chắc câu trả lời làm tôi khổ sở nên tôi không hỏi.
- Anh Chương!
- Dạ.
- Anh giận Phượng?
- Không.
- Thế sao anh "dạ "?
- Tôi quên.
- Anh đừng bao giờ quên nữa. Phượng đã hứa đến tháng Năm sẽ kể anh nghe nhiều chuyện. Chắc chắn, Phượng sẽ kể.
- Chuyện vui?
- Hôm nọ Phượng mới hy vọng là chuyện vui thành thử lại hy vọng không phải kể cho anh nghe. Hôm nay, không cần hy vọng vì chắc chắn là chuyện vui.
- Cho riêng Phượng?
Phượng nhăn nhó:
- Anh thích Phượng buồn à?
Tôi đáp nhanh:
- Xin lỗi Phượng.
Phượng quay lên. Một lát, Phượng ném xuống mẩu giấy: "Hôm nay nhiều ô mai và giấy gói ô mai quá. Bao giờ chúng mình được mở một hiệu bán ô mai? Phượng rất sợ, mai này, sẽ không được quờ tay vào ngăn bàn mỗi buổi sáng để lấy ô mai gửi tới từ những cánh rừng mơ rồi báo tin cho anh biết ". Tôi đọc xong cảm tưởng nhận ô mai của Phượng cũng sờ sợ cái "mai này ". "Mai sau còn có bao giờ.... " Câu thơ thật ảo não! Ở một không gian khác và thời gian khác, tâm hồn Phượng có đổi thay, tâm hồn tôi có thay đổi? Hẳn là không còn những gói ô mai lén tặng Phượng trong ngăn bàn học và chẳng ai nhớ huyền thoại ô mai. Phượng ơi, tôi vẫn không thuộc nổi một bài thơ của Nguyễn Công Trứ, vẫn không đọc hết một bài luận ở cuốn Luật Ðề Về Nguyễn Công Trứ mà Phượng đã mua tặng tôi. Không làm nổi một bài luận Việt văn nhưng tôi có thể viết trôi chảy một đoạn cảm nghĩ về Phượng để nắn nót chép vào nhật ký của tôi.
Phượng ơi,
Phượng không muốn tôi nói thật. Thì tôi viết thật. Rằng, tôi chán nản học hành thi cử, tương lai, sự nghiệp. Tôi chán nản ngày mai. Tôi muốn mãi mãi làm cậu học trò đệ tứ có người bạn gái ngồi trước bàn mình mà mình yêu tha thiết song không bao giờ nói mình yêu với cô ta hay với ai. Ai bảo mình yêu cô ta, mình sẽ đỏ mặt, chối bai bải rồi ân hận đã chối bai bả. Tôi muốn mãi mãi ôm ấp niềm vui nhẹ nhàng, nỗi buồn thoang thoảng. Và học chung với Phượng suốt đời ở ngôi trường nhỏ bé của tỉnh lỵ tầm thường này. Tôi không thích đi đâu. Không thích lên Hà Nội học, không thích ngồi hóng gió bên hồ Trúc Bạch. Tôi chỉ thích cùng Phượng đi trên đường khuya đếm từng chiếc bóng điện và ao ước được nắm tay Phượng. Ðể ngỡ mình được Phượng yêu. Thế thôi, Phượng ạ!
Thế là hết những bài thi đệ nhị lục cá nguyệt. Căn cứ vào kết quả kỳ thi này thầy hiệu trưởng cho biết ai có thể đỗ. Tôi nằm trong danh sách hai mươi thí sinh có thể đỗ với điều kiện vài Việt Văn phải ở điểm trung bình. Chúng tôi sẽ nghỉ sớm hơn các lớp khác độ nữa tháng để chuẩn bị lều chõng sang trường Nam. Ðơn thi đã làm xong và sắp sửa nô.p. Những ngày không đi học, làm cách nào đê? gä.p Phượng? Tôi định hỏi Phượng câu nàỵ Không gä.p Phượng mỗi ngày, tôi học sẽ không vào. Tôi học vì Phượng, cho Phượng. Tôi nói thật. Và câu nói thật này sẽ không bao giờ nói với Phượng. Chương trình học cũng đã hết. Không chừng, chúng tôi nghỉ từ đầu tháng tư. Bây giờ, đến trường để làm bài tập. Riêng hai môn toán và lý hóa, thầy cho làm những bài đã là đề thi ở Ba Lê, Vạn Tượng, Nam Vang, Sài Gòn... nhiều näm trước. Thầy hiệu trưởng định tổ chức vài lần thi thử nhưng cuối cùng thầy quyết định chỉ thi thử một lần. Chúng tôi sắp thanh dự cuộc đánh trận giả với chữ nghĩa. Tôi sẽ đóng vai người chiến sĩ giả vờ không mấy hào hùng. Bởi vì, trận đánh kết thúc cuối tháng ba và tháng tư có hòa bình. Nghĩa là tháng tư gian lớp của tôi đóng cửa. Chúng tôi không đến lớp học nữa. Tới trường, vào văn phòng nhận phiếu báo danh thôi! Sang tháng chín, ít anh học trò cũ còn chút may mắn thì trở lại lớp mình, nhiều anh bỏ trường đi luôn làm những kẻ chiến bại lạc lõng. Một số đỗ đạt thì tìm trường xa mà học. Chia ly khởi sự từ đó.
Tôi không cần đợi tháng chín. Tự lúc này tôi đã tương tư lớp học, tương tư một chỗ ngồi ở bàn đầu. Tôi sắp không được thấy hồn tôi lãng du trên suối tóc Phượng. Tôi sắp không được ngửi mùi hương tóc Phượng. Tôi sắp không được thả mắt qua khung cửa sổ ngắm khoảng trời quen thuộc nhiều sắc mây của tôi. Tôi sắp không được nhìn Phượng cười mỗi buổi sáng và nghe rạo rực ở lòng mình bốn giờ học. Hôm qua, Phượng vắng mặt. Mới vắng Phượng một hôm, hồn đã rã rờị Vắng Phượng suốt tháng tư, hồn khắc khoải đến đâu? Tôi bỗng lại sợ hãi vu vơ, lại phải nghĩ tới người Phượng đang nhớ. Rồi tôi tự hỏi tại sao tôi không gặp Phượng từ tháng chín những năm qua. Năm đệ thất, chẳng hạn. Chúng tôi đã có bốn niên học, bốn Giáng Sinh, bốn cái Tết và bao nhiêu niềm vui. Rồi tôi tự hỏi thêm, liệu gặp Phượng từ tháng chín năm đệ thất, tôi đã biết cảm mùi hương tóc Phượng để yêu Phượng? Mai mốt gặp Phượng tôi sẽ hỏi Phượng xem nếu chúng tôi đã quen nhau từ tháng chín năm xưa thì tháng Năm đầu tiên chúng tôi có mơ ước đi trên đường khuya ngát hương hoa hồi?
Phượng Vĩ Phượng Vĩ - Duyên Anh Phượng Vĩ