Never get tired of doing little things for others. Sometimes those little things occupy the biggest part of their hearts.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Ma Văn Kháng
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 256 / 21
Cập nhật: 2020-06-05 12:47:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
ầu trời xanh lục óng ả ngả dần sang màu tím sẫm rồi hung đỏ như máu khô. Hoàng hôn ngắn ngủi đã tắt trên cái thị trấn biên giới vừa quang bóng bọn phản động Quốc dân Đảng.
Đặt khẩu xanh-tê-chiên vào trong quần, kéo gấu áo săng đay thật căng, Tâm ra khỏi cơ quan Tỉnh bộ Việt Minh.
Đêm phủ màu đen trên cái thị trấn đang chìm trong thanh tĩnh. Ngày nối ngày là cái vạch ngăn cách thời gian, giữa những gì đã qua và những gì đang tới. Những gì đang tới? Thị trấn trong đêm hình như dự cảm được hay sao: tiếng máy nổ rì rầm, quầng sáng những ngọn đèn rung rinh, hồi hộp. Phố xá không tung tả như ban ngày, chúng thu hình lại, bóng những hàng cây trang nghiêm như bóng người lính canh.
Tâm kéo sụp cái mũ cát két xuống trán. Sương chườm hai gò má xương xẩu của Tâm và anh thấy mình giống như một cây rau được tưới nước tươi rờn. Anh đang trẻ lại trong cái thị trấn già lão đang chết đi để sống lại, trẻ trung, mạnh mẽ hơn.
Thị trấn đang làm một cuộc hóa thân. Vòng qua dãy phố bên tả ngạn con sông Hồng, Tâm nhận ra không còn một tiệm ăn, khách sạn, sòng bạc nào mở cửa nữa. Cả những ngõ sâu, vào những đêm lạnh thường lom đom các gánh hàng sủi dìn, hàng phở, cũng hun hút không bóng người. Ủy ban Quân quản đã quy định giờ thiết quân luật từ hai mươi mốt giờ đêm tới sáu giờ sáng hôm sau.
Tâm bước vào chiếc cầu sắt khi đêm đã khuya. Sương từ gầm cầu, mặt sông đang thốc lên mù mịt qua các thanh sắt gióng cầu đen thui thủi. Tâm rùng mình. Chiếc cầu! Chiếc cầu chết chóc, đầy máu me. Chứng tích của tội ác. Tâm đã bị giặc nhét vào bao tải, xỉa lưỡi lê và quăng từ mặt cầu xuống dòng sông ở chỗ này. Ở chỗ này, Tâm đã chết rồi. Giờ là cuộc đời thứ hai của Tâm. Ý nghĩ làm máu trong người như rực lên. Tâm bước chuệnh choạng như say. Rồi đứng lại.
Giữa cầu có tiếng giày đinh xiết, tiếng sáo huýt và tiếng hát nghe rất quen:
Ta mơ trần gian, lúc san bằng hết biên thùy.
Chỉ còn loài người, chỉ còn tình thương ở trên thế giới.
Tâm lại kéo vạt áo, cắm cúi bước: “Hừ, mơ mộng vớ vẩn. Phải vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian! Phải vùng dậy. Ta sẽ chết một lần thứ hai nữa, chết không tiếc, cho cuộc đấu tranh này. Như thế, như thế là hạnh phúc hơn hẳn người khác rồi”.
Chiếc cầu dài vút trong sương bồng bềnh giống như con thuyền. Tâm chợt dừng lại. Trong đêm dậy lên một tiếng hỏi gắt lạnh:
— Ai? Khẩu lệnh?
— Tôi! Tâm đây! Khẩu lệnh: Giải phóng! — Tâm đáp khe khẽ, và bước tới. Hai bóng người từ cái bót gác chui ra, súng trường khoác vai.
— Chào đồng chí Tâm.
— Chào các đồng chí. Ai vừa đi qua đây đấy!
— Báo cáo, anh Nguyễn Đắc, chủ tịch ủy ban Quân quản đi tuần tra ạ.
Trong lô cốt, có tiếng điếu cày ruýt một hơi dài vút. Ba bốn bóng tự vệ nữa từ đó đang chui ra. Quanh Tâm là một vòng người ấm áp.
— Có gì mới không, các đồng chí?
— Dạ, lúc nãy bắt được một mụ buôn bạc trắng ạ. Mụ này xưng là Hoàng Uyên, nhận là người nhà của Hoàng Văn Tường.
— Hoàng Văn Tường! Hừ!
— Vâng! Đồng chí Tâm à, bọn Vũ Khanh chuồn sang Mông Tự rồi, liệu nó còn dám quấy phá ta không?
— Phải cảnh giác!
— Đồng chí Tâm à. Có phải là các ông thổ ty đã hợp lực với bộ đội ta đánh Quốc dân Đảng?
— Đúng là như thế.
— Nhưng liệu họ có theo ta đến cùng?
— Hừ... còn rắc rối đấy! — Tâm cười, lấp lửng.
Rời bót gác đầu cầu, Tâm theo cái dốc xoải vượt qua khu trung tâm tập trung mấy ô-ten lớn đã đóng cửa, rồi lại ngược dốc đi lên. Anh nhận ra Văn phòng Hành chính của đặc phái viên Lê Chính vẫn còn ánh đèn. Và ở cửa Tòa sứ nay là ủy ban Quân quản, hai anh bộ đội canh gác đang đi đi lại lại.
Tâm dừng lại ở sân ga. Sáng hôm qua, ở đây có cuộc mít tinh lớn của ba ngàn dân thị trấn. Còn ban đêm ở nơi đây có cuộc liên hoan văn nghệ. Bộ đội đốt lửa trại. Các em thiếu nhi diễn vở kịch hát “Thỏ ngọc”. Hôm qua, Tâm đứng ở dưới gốc cây tếch kia, lặng ngắm và hòa tan vào dòng đời, cũng nắm tay giơ lên cao, thét vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. “Đả đảo thực dân Pháp”, lòng rạo rực những ước muốn thiết tha về độc lập tự do của đất nước. Chao ôi, cuộc sống lớn lao đang đòi hỏi những nghị lực phi thường của Tâm. Cơn lốc chiến tranh cách mạng đang cất tiếng kêu gọi ý chí của Tâm. Chao ôi! Tâm gầy gò, ốm yếu. Thân thể Tâm tơi tả vì đòn tra của giặc, nhưng Tâm sẽ như một kẻ tử vì đạo kiêu hãnh mang lá cờ chiến đầy vết đạn xông lên, xả thân cho cuộc đấu tranh này.
Những xúc động mạnh mẽ, sôi sục lắng đọng dần khi Tâm bước vào phố Lữ Khách nay mới đổi tên là phố Phan Bội Châu. Hai dãy phố câm lặng. Căn nhà gác hai tầng của phán Thông im lìm. Tâm dừng lại. Trong đêm tối, có còn chăng những tàn dư của một thế giới xấu xa đang ngo ngoe sống dậy?
Tâm bỗng quay phắt lại. Đoàng! Một tiếng súng ngắn vừa nổ. Tiếng chân chạy và tiếng người quát rất vang: “Đứng lại!”.
Đứng lại ở cái ngõ vừa có tiếng súng, Tâm nhìn thấy hai chiến sĩ đội mũ ca lô ló ra. Phía sau họ, một cái mũ sắt loáng sương từ từ tiến tới.
— Đồng chí Đắc! — Tâm gọi.
— Anh Tâm đấy à! — Cái mũ sắt đi ra, tay xách một cái túi nặng, xóc xách tiếng bạc trắng — Đội tuần tra của ủy ban Quân quản chúng tôi vừa bắt được một bọn buôn bạc trắng. Trong ngõ này có ổ điếm. Tóm được ba tên Quốc dân Đảng trốn ở đó. Mệt lính quá!
— Phải mạnh tay vào đồng chí Đắc à — Tâm nói, — Công an chúng tôi sẽ phối hợp với các đồng chí.
Cái mũ sắt của Đắc hơi hất lên, ngạo nghễ. Tâm nhìn thấy hàm răng cười trắng lóa của anh Chủ tịch ủy ban Quân quản.
— Đồng chí Đắc! — Tâm sát lại cạnh Đắc, thầm thì — Cần để mắt tới hoạt động của thổ ty.
— Tất nhiên.
— Hoàng Văn Tường...
— Anh quá lo xa! Tôi nắm họ trong tay rồi.
— Đừng chủ quan.
— Họ cũng là con người cả thôi! Tôi không đủ sức, đủ tài hấp dẫn họ sao? Họ phải sợ oai chúng ta chứ!
Một tốp chiến sĩ từ trong ngõ đi ra. Đắc quay đi, tiếng giày đinh nện vang như trong căn nhà vắng. Tiếng sáo huýt rất ngọt, chơi vơi.
Ta mơ trần gian, lúc san bằng hết biên thùy...
Tâm cau mày, lầm lũi bước.
Đêm càng sâu càng lạnh, Tâm dừng lại, ho. Anh cố ngắt cơn ho. Tiếng ho trong đêm phố vắng nghe sờ sợ thế nào. Kéo cổ áo, Tâm lại đi. Tâm phải đi đến từng trạm gác để nắm tình hình. Tâm không thể ngủ yên được. Ngày làm việc. Đêm cũng là làm việc và suy ngẫm. Gấp rồi! Sau giải phóng, những khó khăn khác lại dồn dập tới. Bọn Quốc dân Đảng còn luẩn quẩn! Phải quét sạch. Hàng chục vạn người, còn ở trong vòng kiểm tỏa của thổ ty. Họ sẽ thế nào? Bên kia biên giới, Mission 5 đang có những hành động gì? Bọn sĩ quan am hiểu rất kỹ đất này đang nằm ở đó cả. Chúng sẽ quay về. Phải theo dõi chặt chẽ từng âm mưu, hành động của chúng.
Tâm dừng lại ở cái trạm gác biên giới của công an. Một tiểu đội cảnh vệ cưỡi ngựa tuần tra dọc biên giới vừa về. Bầu trời biên giới sâu lắng, con sông lấp lánh sáng. Thoáng qua người Tâm một cảm giác xa lạ, thiêng liêng.
— Báo cáo đồng chí.
Tâm đứng dịch lại cạnh người đội trưởng đang báo cáo, cố nén một cơn ho. Anh đội trưởng đội cảnh vệ đứng cạnh con ngựa, thấp hẳn giọng:
— Ở trạm gác này thì yên tĩnh. Nhưng ở cây số 4, chỗ rẽ vào Bản Phiệt, phát hiện một bóng đen. Chúng tôi đuổi, nhưng không kịp.
— Sao không lùng sục?
— Báo cáo...
Tâm giật cái dây cương trong tay đội trưởng, khẽ giục:
— Đi! Theo tôi!
Tâm nhảy phắt lên mình ngựa. Các chiến sĩ vội vã theo anh. Tiếng chân ngựa nảy từng nhịp trong hoang vắng.
Rạng sáng.
Người lao công văn phòng hành chính của ủy ban Quân quản đã quét xong cái sân lớn trước trụ sở.
Hai cánh cửa sơn xanh giản dị mở rộng. Ngày bình thường lại muốn che lấp đi tất cả những gì đang âm thầm diễn ra.
Khách đã ngồi đầy hai hàng ghế băng, chờ đến phiên mình gặp anh nhân viên thường trực. Xì xầm câu chuyện đổi trao về thời tiết, giá cả chợ búa, thấp thoáng nỗi lo ngại về cuộc xâm lăng của giặc Pháp mà báo chí, đài phát thanh đang loan truyền.
Khách vãn được quá nửa thì ngoài cửa thấp thoáng bóng ông Bằng. Ông Bằng hồi này vẫn làm ở Sở Bưu điện, nhưng đang lo công việc Chính giao: tổ chức đoàn thể công chức và trí thức ở tỉnh. Chững chạc trong bộ com lê xám đã cũ, vẻ tươi tỉnh và hoạt bát, vừa tiến vào phòng làm việc, ông vừa đưa tay chỉ dẫn hai người, một trai một gái đi sau ông vào hàng ghế ngồi chờ, rồi tiến đến cạnh người thường trực thì thầm điều gì đó. Lát sau, ông quay lại với hai người lúc nãy, lại cúi xuống thầm thì cái gì, rồi bước ra. Đôi nam nữ ngửng mặt, nhìn quanh vẻ ngượng ngập. Người phụ nữ lấy len ra đan.
Cái khăn voan màu cá vàng quấn quanh cổ đỡ gương mặt buồn buồn của chị. Gương mặt gầy quá. Đôi môi không son phấn, nhợt nhạt. Và hai con mắt lo âu lẫn sợ sệt, càng chông chênh dưới vệt mày kẻ quá cao, cong lên như hai dấu hỏi. Người nam giấu nỗi ngượng nghịu, lơ đãng nhìn những tờ thông báo dán ở khoảng tường trước mắt.
— Ông giáo Huyền! — Anh nhân viên thường trực cất tiếng gọi.
Người đàn ông vội đứng dậy, kéo thẳng cái áo bu dông da, rụt rè đi tới. Người đàn bà vội thu len vào túi, ngẩng lên.
— Ông cần gì, ông Huyền.
— Dạ thưa...
Ông giáo Huyền ngập ngừng đáp lại câu hỏi của anh nhân viên thường trực. Ông quay lại nhìn người phụ nữ. Ông giáo Huyền mới cưới vợ. Vợ ông là cô y tá được Khanh giao cho việc chăm sóc ông. Chị là con gái Hà Nội, cũng vì bị mê hoặc mà lên đây theo bọn Khanh. Tỉnh ra thì đã muộn rồi. Hai mảnh đời lạc lõng gặp nhau, ghép lại, nỗi lo buồn tưởng được xoa vỗ, nào ngờ càng bị khơi sâu. Họ đã chạy hết các nơi, ủy ban Quân quản, các công sở, để thanh minh, giãi bày, và hôm nay,theo giới thiệu của ông Bằng, họ tới đây để xin gặp Chính, đặc phái viên.
— Ông Chính bận lắm — Anh nhân viên thường trực vừa nghe Huyền nói đã lắc đầu — Ngày nào, ông ấy cũng ba bốn cuộc họp. Thằng Tây nó đang ngấp nghé ở bên kia, ở bên Lai Châu. Ông Chính không có thời giờ đâu.
— Dạ... tôi có chút việc riêng.
— Riêng cũng không được.
Huyền gằm mặt. Anh thường trực gọi tên một ông khách khác. Tiếng con dấu đóng cộp cộp. Huyền lại tiến đến cái bàn. Lần này trên tay ông là một lá đơn.
— Được... đơn, thì tôi sẽ chuyển.
— Dạ... tôi muốn xin công tác...
— Được! Tôi sẽ báo cáo với đồng chí Chính.
Người thường trực nói, chợt ngẩng đầu lên, gọi to:
— Đồng chí Tâm.
Ngoài cửa, Tâm vừa bước vào. Cái mũ cát két ướt loáng nước. Hai bả vai và hai ống quần ướt đẫm. Anh vừa phi ngựa từ Bản Phiệt về, người còn rừng rực nóng và bức bối.
— Anh Chính có nhà không, đồng chí?
— Có anh ạ.
— Tôi lên nhé.
— Báo cáo anh... có cái đơn của ông giáo Huyền.
Tâm cầm tờ đơn, đọc lướt qua, rồi đưa mắt qua cặp vợ chồng ông giáo lúc này đang khép nép ở cạnh cửa chờ đợi.
— Trả lời là còn phải xét nhé! — Tâm đẩy mũ cát két hất lên, rồi quay đi, bước những bước gấp gấp lên gác.
Phòng làm việc của đặc phái viên ở gác hai không có người. Chính đi đâu? Giấy tờ sổ sách còn đặt trên bàn. Một bao thuốc lá cạnh cái gạt tàn. Tâm lấy một điếu thuốc lá, châm lửa hút. Khói thuốc nóng ấm quá. Cảm giác khoan khoái, thoải mái tỏa trong người Tâm. Chà, thế là ủy ban Quân quản đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Đã đến lúc phải chuyển sang một hình thức chính quyền mới. Tranh thủ giáo dục các thổ ty. Mua súng đạn. Thu bằng hết vũ khí của bọn tàn quân. Mua thuốc phiện cho y tế. Mua thủy ngân. Kiểm tra bên quân đội. Cán bộ phải vào quần chúng. Tất cả cho cơ sở.
Dòng suy nghĩ của Tâm chợt dừng. Nhà dưới có tiếng người quát ầm ĩ. Rồi tiếp đó, tiếng chân người bước hùng hùng hổ hổ lên thang. Và khi Tâm vừa quay ra thì ập ngay vào cửa một bóng người gầy gầy bé nhỏ. Cái bóng ấy bất cần biết là ai đứng trước nó, nó vung tay, hung hăng, the thé:
— Ông đặc phái viên! Tôi phản đối chế độ quân quản!
Tâm lừ mắt. Anh nhận ra ngay cái dáng điệu và giọng nói sặc mùi côn đồ nọ là của Hoàng Văn Tường.
— Ông là ai? Có hiểu phép lịch sự tối thiểu là trước khi vào buồng là phải xin phép không!
— Tôi, tôi... tôi phản đối chế độ quân quản! Tôi yêu cầu các ông — Tường sáp tới cái bàn Tâm đứng, mặt sắt lại — Đây là ý kiến của cả ông Nông Vĩnh Yêng, ông La Văn Đờ. Các ông duy trì chế độ quân quản thì có khác gì duy trì chế độ đạo quan binh của thực dân Pháp.
Tâm cười nhạt:
— Ông cũng biết chửi Tây đấy nhỉ!
Tường vung tay:
— Chúng tôi tuyên bố: Ủy ban quân quản khong có hiệu lực với những vùng đất chúng tôi quản lý!
“Quân phản động! Bay định làm loạn hả!”. Tâm nghĩ, ghìm nén. Anh quay đi, không nhìn Tường:
— Đồng chí đặc phái viên đang bận. Chúng tôi sẽ tiếp các ông. Nhưng không tiếp một kẻ có thái độ càn rỡ như vừa rồi. Ông ra khỏi đây đi!
Quá khứ vẫn bừng cháy trong người, có cả hàng chục năm đau khổ, uất ức trong gân cốt Tâm. Trong mạch máu anh có bản năng căm hờn bọn bóc lột. Anh không thể chịu nhịn được. Thấy chúng là muốn băm vằm chúng ra.
Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe - Ma Văn Kháng Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe