Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Tác giả: Ayako Miura
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Theo Bản Anh Ngữ: The Freezino Point
Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Nguyen Thi Hai Yen
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3632 / 26
Cập nhật: 2017-05-09 22:22:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
25. Mùa Đông
ỗi lần nhìn Thấy Dương Tử là Hạ Chi lại thấy khó chịu; nàng không muốn ai nhắc đến hay ca ngợi con kẻ sát nhân trước mặt nàng nữa. Trong khi Xá vần vã ngây thơ:
- Mẹ ơi, Dương Tử đâu rồi?
Dương Tử đâu thì mặc nó. Hạ Chi định bảo thế, nhưng rồi nàng lại ngăn được. Đừng để Xá nhìn thấy, nó biết được sẽ hận suốt đời. Mỗi lần nghe Xá hỏi, Hạ Chi giả vờ bảo không biết hay quanh quẩn đâu đó cho xong.
Dương Tử là con bé Iạ lùng thế nào đó. Hạ Chi cứ băn khoăn, nhiều lúc muốn hành hạ chửi mắng nó nhưng vẫn không ra cớ.
Tạo cũng thấy sự lạnh nhạt của vợ với đứa con nuôi. Chàng bắt đầu an ủi Dương Tử bằng những truyện bằng tranh hay thỏi chocolat nhỏ. Sự săn đón của chồng càng khiến Hạ Chi bực tức và nàng quyết định.
Niên học mới bắt đầu, buổi sáng Dương Tử bước vào bếp:
- Mẹ ơi cho tiền con đóng tiền cơm trưa.
Hôm nay là hôm thứ ba nó đòi tiền Hạ Chi, Chi giả vờ loay hoay:
- Ờ đợi mẹ một chút
Dương Tử ôm cặp, ngẩng mắt nhìn lên đồng hồ:
- Sắp trễ giờ rồi mẹ.
- Ờ... Ờ đợi tí.
- Cho tiền con đi ngay đi, trễ giờ học rồi.
- Mẹ chưa rảnh, mai đi.
Hôm nào cũng vậy. Bé Dương Tử ôm cặp bước ra khỏi nhà, nó muốn khóc nhưng lại thôi khi nghĩ đến lời của thầy "Nước mắt và mồ hôi chỉ nên chảy vì người khác". Dù không hiếu rõ lắm, nhưng mỗi lần muốn khóc nó lại cố gắng ngăn lại.
Dương Tử năm nay đã học lớp năm, nó đã lớn, nhưng khoảng cách giữa Hạ Chi và nó càng lúc càng xa.
Tại sao mẹ lại khó tính như vậy? Có lẽ trong người không khoẻ. Dương Tử tự an ủi, nhưng khi nghĩ đến thái độ mẹ đối với anh Xá, nó lại muốn khóc.
Cứ đầu tháng, không đợi Xá hỏi, Hạ Chi đã nói:
- Xá, nhớ mang tiền đóng tiền học nhé con.
Trong khi Dương Tử phải nhắc nhở đến mấy lần mà có lúc vẫn không được. Ngày mai khi nghe ta xin tiền chắc chắn mẹ lại bảo "Đợi tí mẹ bận".
Tan học Dương Tử không về ngay nhà nó muốn ghé dì Thăng. Không tiền đáp xe buýt thả bộ vậy. Lang thang qua cầu, nhìn những đám trẻ cùng lứa vô tư đùa bên đường, Dương Tử chợt nhớ đến lời giận dữ của cô lúc sáng.
- Em làm gì mà cứ quên mang tiền ăn trưa mãi vậy? Bài vở không quên học, tiền học Lại quên mang, làm gì có chuyện lạ thế?
Dương Tử không biết trả lời như thế nào, nó cúi đầu đứng yên.
Trời trong vắt, con đường đi từ trường đến nhà dì Thăng xa vời vợi. Duơng Tử cắm cúi bước, mấy chiếc xe ngựa chạy qua làm tung những bông tuyết lấp lánh. Một màu trắng xóa phủ vây, cột trạm xe buýt bị tuyết đóng trông hình thù thật ngộ nghĩnh.
Đến trước nhà dì Thăng, Dương Tử thở phào khoan khoái, cái mệt và mỏi làm cơ thẻ rã rời. Hôm nay ngày thứ bảy, nhà trường không có cơm trưa cho học sinh bán trú, Dương Tử đói lả bước vào nhà. Phòng khách vắng lạ, không một bóng người, chỉ có lò sưởi là còn leo lét cháy. Dương Tử cởi áo tơi, nằm xuống cạnh lò suởi, mệt quá nó ngủ lúc nào chẳng hay.
Tiếng cười nói ồn ào làm Dương Tử thức giấc, vừa mở mắt ra nó đã trông thấy dì Thăng ngồi bên cạnh, chung quanh dì còn năm sáu người đàn ông khác.
- Thức rồi à?
Dì Thăng nhìn Dương Tử với nụ cười hiền hòa.
- Dì đã gội giây nói cho mẹ cháu, cháu cứ ngủ đi không sao đâu.
Dương Tử muốn ngồi dậy, nhưng cơ thể như rã rời.
- Con không ngủ nữa đâu.
- Ăn cơm chưa?
Đồng hồ trên tường gõ ba tiếng, Dương Tử lắc đầu, Tử Thắng vội vào trong mang thức ăn ra, đó là những món mà Dương Tử ưa thích. Đậu nấu, trứng rán và canh cá viên. Dương Tử thích thú ăn ngon lành, Tử Thăng ngồi cạnh yên lặng nhìn, trong khi mấy gã làm thơ đang to tiếng bàn cãi.
- Mấy cậu biết là trong lúc chiến tranh, trên cả xe điện cũng đã có người viết câu "Nguời tù nước Nhật” không?
- Câu đó có nghĩa gì?
-Họ muón nói, nầy anh Nhật, anh đang bị người ta giam đấy.
- À tôi hiểu rồi, họ ám chỉ là nước Nhật bị đô hộ đấy mà.
Mấy ông thi sĩ còn lại gật gù, rồi có người nói:
- Đó là chuyện thời xưa, còn bây giờ nước minh độc lập rồi mà?
- Phải độc lập rồi, nhưng độc lập với sợi giây thừng trên cổ.
À, như con khỉ trong gánh xiếc, chỉ cần biết sợi giây giựt một cái là con khỉ phải nhảy lên vai ông chủ ngay.
Tất cả lại yên lặng, một người trong đám chợt quay sang Dương Tử:
- Dương Tử. Dương Tử biết mấy bác nói gì không?
- Dạ biết... mà không
- Biết..mà không à? Vậy thì để bác giải thích cho Dương Tử nghe nhé. Một quốc gia không thì ỷ lại vào một quốc gia khác được, phải tự túc tự cường.
Dương Tử ngây thơ trố mắt trong khi ông khác Iên tiếng:
- Nói rõ hơn là ta đừng có ăn chực cơm nhà dì Thăng mãi biết không?
Tất cả cười ồ. Một người khác nói:
- Dương Tử biết không, ở Mỹ, sinh viên gần như kiếm tiền để đóng tiền học cả.
Một ông khác cãi lại:
- Đâu phải chỉ có ở Mỹ không! ở Anh cũng vậy, chứ đâu phải người Nhật chúng ta đâu, những tên lớn chồng ngồng, cưới vợ cũng phải ngửa tay ra xin tiền cha mẹ.
Dương Tử lên tiếng
- Thế ở Mỹ học sinh có làm việc không bác?
- Không, tiền học ở bậc tiểu học cha mẹ phải đóng vì đó là bổn phận.
- Nếu cha mẹ không chịu đóng thì sao?
- Cha mẹ không đóng thì nhà nước đóng. Nhưng cha mẹ có tiền mà chẳng chịu đóng cho con sẽ bị phạt.
Dương Tử chớp mắt:
- Nhưng con nghĩ, học sinh tiểu học cũng có thể làm việc vậy, chẳng hạn như đi giao sữa hay bán báo…!
Tử Thăng chẳng để y đến lời Dương Tử vừa nói, nàng bảo:
- Thôi ăn lẹ lên còn về nhà nữa chứ.
Dương Tử nhìn Thăng như có điều gì muốn nói, nhưng lại thôi.
- Ăn xong, dì sẽ đưa con về.
Đám thi sĩ trở lại với sinh hoạt của họ, bàn luận về văn chương của Paul Louis Claudel bỏ rơi Dương Tử và Tử Thăng.
Cơm xong, Dương Tử bước ra cửa nói:
- Thôi dể con về một mình được rồi.
- Có tiền đi xe buýt không?
- Dạ không.
- Thế con đến đây bằng cách nào?
- Đi bộ.
- Đi bộ à?
Tử Thăng ngạc nhiên nhìn con bé, bây giờ nàng mới nhìn thấy vẻ buồn trên mặt Dương Tử.
- Thưa dì... Con có thể làm gì để có số tiền ba trăm tám mươi đồng?
Tử Thăng nhìn thẳng vào mắt Dương Tử:
- Nếu con muốn dì sẽ cho.
Dương Tử lắc đầu. Tử Thăng ngạc nhiên. Tại sao nó chẳng xin Hạ Chi? Chắc chắn phải có điều gì... Đi bộ hơn bốn cây số đến đây...
- Hay là con quét nhà cho dì, dì sẽ trả công cho con.
- Dì trả cho con ba trăm tám mươi đồng hở dì?
Mắt Dương Tử chợt sáng. Nó mừng rở chạy lại góc nhà lấy cây chổi. Sân tập vũ rộng khoảng năm mươi thước vuông, nhìn bóng dáng nhỏ nhắn của bé Dương Tử, Tử Thăng chợt xúc động. Con bé này lớn lên sẽ hay lắm!
Quét dọn xong, Dương Tử còn dùng cả nùi lau nhúng xà phòng lau sạch sàn nhà bóng láng.
- Dương Tử ở nhà thường bị lau nhà lắm à?
- Dạ không, thỉnh thoảng thôi.
Tử Thăng yên lặng, nàng định cho con bé năm trăm đồng, nhưng suy nghĩ một chút lại thôi.
- Bây giờ trời tối rồi, thôi để dì đưa con về nhà.
Dương Tử yên lặng, Tử Thăng khoác áo choàng cùng Dương Tử bước ra xe.
- Phiền quá; lại làm rộn chị.
Hạ Chi bước ra tận cửa đón, Tử Thăng nhìn trời nói lảng:
- Tối nay chắc lạnh lắm, đất khô cứng dưới chân.
Vào đến phòng khách, Hạ Chi lặp lại:
- Tối ngày cứ làm phiền chị mãi.
Rồi quay sang Dương Tử, vẫn giọng nói âu yếm giả vờ:
- Dương Tử, sao tan học rồi con chẳng chịu về nhà?
Dương Tử yên lặng bỏ lên lầu, Tử Thăng ngó theo:
- Chị hiểu nó đến tôi để làm gì không?
- Không?
- Nó muốn tìm việc làm để có ba trăm tám mươi đồng.
- À. Nụ cười trên môi Hạ Chi chợt tắt, nàng bối rối nhìn xuống.
- Còn Xá với anh Tạo đâu rồi chị?
- Ở trên lầu đấy. Xá sang năm thi tú tài rồi, nên bài vở nhiều lắm. Hạ Chi định đưa câu chuyện ra xa, nhưng Tử Thăng lại nói:
- Có ba trăm sao chị không cho nó?
- Tôi đâu có nói không cho đâu, bảo nó đợi, nó lại đi làm phiền chị,
Tử Thăng yên lặng nhìn về phía hỏa lò đang cháy đỏ, trong khi Hạ Chi tiếp tục phân bua:
- Tôi bận quá chị thấy không? Suốt ngày quây quần với nhà bếp... Dương Tử càng lớn càng có vẻ xảo.
Tử Thăng lắc đầu:.
- Đó là lỗi của người lớn, tôi với chị thân nhau từ lâu tôi biết tính chị, nói thật đừng giận nhé. Chị hà tiện lắm.
- Từ bao giờ?
Hạ Chi có vẻ giận. Tử Thăng vội xoa dịu:
- Thôi mà, nói chơi đấy.
Dương Tử từ trên lầu lại bước xuống, Hạ Chi trách:
- Dương Tử, tại sao con đến làm phiền dì Thăng chi vậy, cần tiền bảo mẹ không được sao?
Dương Tử chớp mắt nhìn mẹ, nó không muốn để Hạ Chi xấu hổ trước mặt dì Thăng:
- Tại con muốn đi làm, đi làm kiếm tiền xài sướng hơn.
Hạ Chi ngạc nhiên:
- Con muốn tìm việc làm?
- Vâng, con sẽ đi bán đậu phụng hoặc giao sữa.
Hạ Chi phản đối:
- Không được, con đừng quên con là con của ông giám đốc bệnh viện, làm vậy thiên hạ sẽ cười cha mẹ.
Tiếng ồn ào bên dưới mang Tạo và Xá bước xuống lầu:
- Lâu quá không gặp chị.
- Cậu Xá đang chuẩn bị thi với cử à? Còn ông giám đốc nữa, ông cũng định thi gì đấy?
Tử Thăng pha trò, Tạo yên lặng cười.
- Xá mau lớn quá, cao bằng cha rồi.
- Dạ lớn chỉ hao cơm thôi.
Xá ngượng ngập nói, giọng nói của nó cũng bắt đầu ồ ề.
- Mùa xuân, chị Thăng chắc bận lắm?
Tạo nói, Tử Thăng lắc đầu:
- Cũng không đến nỗi nào, nhờ bọn phòng khách nhà tôi họ giúp đở nên buổi trình diễn nào cũng khá.
Giữa bữa cơm tối, Dương Tử nói với Xá:
- Anh Xá, em định tìm việc làm.
Hạ Chi khó chịu:
- Dương Tử đừng nhắc đến chuyện đó nữa con.
Xá và Tạo ngạc nhiên:
- Dương Tử, em bị mẹ mắng à?
- Không, em không bị mắng, nhưng em muốn làm việc, bán đậu phụng, hoặc giao sữa cũng được.
Hạ Chi không muốn Dương Tử nói đến chuyện ba trăm tám mươi đồng, nàng cố tìm cách để chận Dương Tử, nhưng Xá đã lên tiếng:
- Giao sữa hoặc bán đậu phụng cũng không có gì xấu. Thầy bảo "Làm việc là phục vụ nhân loại", nhưng giao sữa là một việc làm liên tục, mỗi ngày đều phải đi, em nhắm chịu nổi không?
Khởi Tạo nhìn Dương Tử với ánh mắt thật ấm:
- Phải đó, Dương Tử, anh con nói đúng công việc và trò chơi hoàn toàn là hai việc khác nhau, khi đã nhận việc làm thì dù mưa to gió lớn thế nùo con cũng không có quyền nghỉ.
- Vâng, nhưng con thấy thích làm việc lắm, ở trong trường con có con bạn tên Thanh cũng đi bán báo vậy, có sao đâu?
Hạ Chi khó chịu:
- Nhưng con là con của một giám đốc bệnh viện con làm sao có thể làm những việc đó được?
Xá để miếng thịt mới gắp để xuống dĩa nhìn mẹ.
- Tại sao lại không được?
- Vì...
Hạ Chi bối rối quay lại cầu cứu với Tử Thăng, trong khi Xá hỏi dồn.
- Làm việc đó xấu à?
Tạo đở lời cho vợ.
- Không phải như vậy, nhưng mẹ con...
Xá không chịu thua.
- Pháp luật đâu có cấm cản con một ông giám đốc đi bán báo hay giao sữa bao giờ đâu.
- Nhưng làm thế người ta sẽ cười cha mẹ.
- Người ta cười? Tại sao?
- Vì chỉ có con nhà nghèo mới phải làm việc vất vả như vậy.
Hạ Chi nói, Xá phản đối.
- Con không đồng ý điều mẹ mới nói, mẹ khinh người nghèo quá vậy.
Tạo đỡ lời:
- Mẹ không có ý đó đừng nói oan cho mẹ.
Hạ Chi yên lặng, nàng có cảm giác như tất cả mọi người trên bàn đều ngã về phe Dương Tử.
- Thế nầy thì... bây giờ tính sao? Cho hay không cho phép Dương Tử đi giao sữa?
Tạo ngập ngừng một chút nói.
- Giao sữa cũng không phải là xấu, nếu Dương Tử muốn cứ cho nó đi làm thử.
Hạ Chi kêu lên:
- Thế xấu hổ chết!
Xá nóng nảy:
- Sao lại xấu hổ? Mẹ nói gì con không hiểu.
- Giao sữa cũng như bán đậu phụng...
- Thế có gì bậy đâu? Không lẽ làm bác sĩ mới danh giá còn bán đậu phụng là hạ tiện à? Mẹ sao thủ cực quá!
Hạ Chi liếc sang Tử Thăng nàng thấy xấu hổ với bạn, Tử Thăng giả vờ như chẳng nghe thấy gì cả, tiếp tục ăn.
- Nhưng mà Dương Tử nầy, lại sao con lại có ý tìm việc làm?
Tạo dùng xong bữa, tư lự một chút hỏi.
- Con thấy thích như vậy.
Dương Tử đáp, nhưng Xá không bằng lòng.
- Em nói láo, em cần tiền phải không?
Mắt Xá thật bén, Dương Tử cúi đầu xuống.
- Nều cần em xin mẹ là có ngay.
Câu nói của Dương Tử làm Hạ Chi nhột nhạt. Ba trăm tám mươi đồng. Không hiểu Dương Tử có mách cho Tử Thăng biết không? Nếu Tử Thăng biết, Tạo và Xá sớm muộn gì cũng biết.
- Bây giờ thế nào đây cô Thăng?
Hạ Chi hỏi, Thăng mới lên tiếng.
- Thôi thì cho nó làm thử xem.
- Nhưng mà người ta...
- Người ta thì mặc người ta, biết đâu họ lại chẳng ca ngợi con nhà họ Lại giàu có mà vẫn làm việc? Tử Thăng nói, nhưng để xoa dịu Hạ Chi nàng quay sang Dương Tử - Nếu mẹ đồng ý con hãy đi làm. Nhưng công việc chỉ nên làm một buổi thôi, còn phải đi học, Học giỏi mới ngoan, con nhé!
Băng Điểm Băng Điểm - Ayako Miura Băng Điểm