Số lần đọc/download: 1103 / 5
Cập nhật: 2015-11-05 18:32:06 +0700
Chương 24
S
áng hôm sau Vadim gọi đây nói cho Valia Grydinova. Đúng là cô rất muốn gặp anh càng sớm càng tốt. Nếu có thể được thì ngay ngày hôm nay. Họ hẹn gặp nhau vào lúc sáu giờ chiều ở phòng khách của bệnh viện.
Trên đường tới gặp Valia, Vadim ngẫm nghĩ: tại sao hôm nay cô ấy lại cần gặp anh vội vã như vậy? Hôm nay có buổi dạ hội của lớp, trong đó Sergei sẽ đọc cuốn truyện vừa của mình.
Có thể cậu ta không mời cô ấy, mà cô ấy lại muốn đi? Hay là cô ấy đã nghe phong phanh điều gì về địch thù của mình, về Lena Medovskaya, và muốn hỏi thêm Vadim cho cụ thể hơn? Hay là cô ấy sẽ nhờ mình hoà giải? Không, có lẽ anh chẳng giây vào những chuyện như thế làm gì.
Nhưng rồi Vadim không thấy dự đoán nào chắc chắc cả. Tính cách của cô không phải như thế. Chắc có điều gì đó phức tạp hơn, quan trọng hơn và Sergei hoàn toàn không dính líu gì vào đây.
Valia đón Vadim một cách chân thành, niềm nó, nhưng trong đôi mắt cô anh bắt gặp một sự lo lắng.
- Em đã làm anh bò cả công việc phải không?
- Công việc thì bao giờ cũng có Và chính cô chả gọi tôi đến vì công việc là gì?
- Đúng, cuộc gặp gỡ của chúng ta hoàn toàn không phải là cuộc hò hẹn yếu đương, - Valia mỉm cười, vẻ không vui - Em muốn gặp anh khoảng hăm nhăm phút. Như ở cuộc họp, được không?
- Hoàn toàn nhất trí, - Vadim giơ tay trả lời.
- Thế thì tốt. Chúng ta lên trên này.
Hai người đi lên tầng hai. Valia dẫn Vadim vào một căn phòng trống có kê hai bàn viết, một chiếc đi- văng bằng gỗ và một cái tù có cửa kính. Trong tù lưu trữ hồ sơ hoặc các bệnh án. Cô bật đèn bàn và ngồi xuống một chiếc ghế. Vadim ngồi trên đi- văng.
Valia im lặng, gạch những nét ngang đọc linh tinh bằng bút chỉ lên một tờ giấy. Rõ ràng cô đang xúc động.
- Ở đây có thể hút thuốc được chứ?
- Được, được - Valia vội gật đầu, và khi anh châm xong điếu thuốc, cô hỏi:
- Bác ra sao rồi, Vadim?
- Cảm ơn cô, mọi việc hình như tốt đẹp cả. Khoảng hai ngày nữa mẹ tôi sẽ về.
- Em rất mừng cho anh, Vadim ạ…
Im lặng. Valia vẫn cứ lầy bút chì gạch ngang gạch dọc trên giấy một cái hình nào đó giống như chữ cái “p” viết hoa. Bỗng nhiên, cô ngẩng đầu hổi!
- Anh Vadim… Thế hôm nay anh có dự định đi đâu không?
- Hôm nay có buổi họp lớp, Sergei sẽ đọc cuốn truyện vừa của mình.
- Truyện vừa à… Thế có hay không?
- Tôi cho là hay. Truyện viết về nhà máy và đông đảo các đoàn viên thanh niên của nhà máy sẽ đến.
Vadim suy nghĩ: “Rõ là Sergei đã không mời cô ấy rồi”. Thế là anh cố gắng nói một cách thật giản dị thân mật.
- Valia, cố đến nhé, sẽ rất thú vị đấy. Nhất định đến tí nhé!
- Không, không, em bận lắm! - Valia vội đáp. - Ngày kia em phải đi Kharkov rồi, phải lo mua vài thứ, thu xếp ít việc.
- Cô đến Kharkov làm gì?
- Em đi công tác. Ở đó em sẽ thực tập, đúng như để tài luận án của em.
- Có lâu không?
- Khoảng một năm, năm rưỡi gì đó…
Cô lại im lặng. Cái bút chì trong tay cô vẫn cứ chạy trên giấy, tự động vẽ nên những chữ cái và Vadim thoáng đọc được chữ “p“ to tướng, đậm nét bồn chữ nữa: “a- la- y”. Và bất thình lình, anh lên tiếng hỏi, ngạc nhiên đối với ngay cả chính mình:
- Cô với Palavin… có chuyện gì phải không?
- Vâng. Có điều… Vadim ạ! - Valia quả quyết và nghiêm nghị nhìn thẳng vào mắt anh. - Anh đừng nghĩ rằng em nói điều này với anh chi vì một sự thôi thúc nào đó của người phụ nữ, Vì muốn trả thù hay vớt vát lại… Không, Vadim ạ! Một điều bất hạnh đã xảy ra. Đó là nỗi đau khổ của riêng em. Không phải là đau khổ mà là một sai lầm, một thất bại. Nhưng điều đó lại có quan hệ tới cái chung, tới bộ mặt xã hội. Nói đơn giản là điều đó có liên quan tới cả những người khác! Chẳng hạn, như với anh và nhiều người khác. Rồi anh sẽ hiểu… Vadim ạ, anh có phải là bạn của anh ấy từ lúc bé không?
- Từ lúc bé.
- Em… anh biết đấy, em cũng quen anh ấy từ lâu. Đã ba năm nay. Em nghĩ rằng, ba năm cũng đủ để hiểu một con người…
- Cũng phải xem xem cái ba năm ấy thế nào, và con người kia là ai nữa chứ, - Vadim mỉm cười.
- Đúng như thế. Thế mà hoá ra vẫn chưa đủ đấy. Em tường anh ấy rất thông minh, trung thực… có tài… Không, Vadim ạ, tốt hơn là em kể cho anh nghe từ đầu! Chuyện xảy ra như thế nào em sẽ kể hết, kề hết! Thế này… Em đã quen anh ta trên một chuyến tàu lửa, anh ta vừa được phục viên. Lúc ấy anh ta là một người vui tính, sôi nổi, một người rất… giản dị và cởi mờ. Anh ta dự định xin vào học đại học ngay - khi ấy em đã là một nữ sinh viên, - anh ta hỏi mãi em về đời sống sinh viên, chuyện thi cử, về thủ tục nhập học, về những buổi liên hoan, về tất cả. Em hứa sẽ hỏi hộ mọi chuyện, tìm sách cho anh ta… Tóm lại là chúng em đã kết bạn với nhau.
Valia đã viết xong cả chữ “Palavin”. Cái bút chì dừng lại một giầy, rồi lại tiếp tục di động, vòng đi vòng lại xung quanh cái tên đó những khuyên tròn nguệch ngoạc.
- Chúng em bắt đầu gặp nhau ở Moskva, và gặp nhau thường xuyên. Em rất thích anh ấy. Em nghĩ rằng chúng em rồi sẽ lấy nhau. Anh ta thường nói về điều đó bởi vì… bởi vì chúng em đã trở nên rất gần gũi, anh hiểu không… Đó là vào mùa hè đầu tiên. Khi anh vừa mới từ Viễn Đông trở về, anh có nhớ hôm chúng ta gặp nhau không? Rồi sau đó lại mùa hè nữa, một mùa hè rất hạnh phúc. Bác Irina Vichtorovna đã đi nghi, Xasa đi trại hè. Mùa hè đó hình như anh không có ở Moskva phải không? Đúng, lúc ấy hình như anh đã đi Armenia thì phải… Anh ấy sống có một mình, em đã giúp anh ấy, nấu nướng, giặt giũ, tóm lại. Nói tóm lại, thật hạnh phúc và vui vẻ! Lúc ấy anh ta đang viết một vở kịch về đời sống sinh viên. Anh ta luôn luôn hồi ý kiến em. Đúng thế. Cả nhà em đều cho rằng chúng em sẽ lấy nhau. Anh hiểu không, cứ trông thế làm gì chả biết. Ấy thế mà mẹ em cũng chỉ biết một phần nào. Sau đó… Thế rồi bỗng dưng tất cả đều đảo lộn. Em ra công tác. Dần dần ít gặp nhau hơn. Và khi gặp cũng không vui nữa, anh hiểu chứ… chỉ gặp ở nhà… Không bao giờ anh ta đi cùng với em - dù đi xem kịch, hay đi xem chiều bóng. Bao giờ anh ấy cũng viện đủ lý do để khỏi phải đi, bịa Ta, hoặc nói dối là có Việc gì đấy. Rồi một hôm, khi em mua vé xem ổ Nhà hát lởn - hình như một vớ mới công diễn gì đó, giờ thì em quên rồi. Anh ấy bảo em: “ừ, thì đi. Nhưng em không được mang kính đi xem đâu đấy”. - Valia mỉm cười đau khổ và đò mặt lên. - Tất cả điều đố thật xấu hổ, ti tiện, không nên nhắc đền làm gì. Nói tóm lại, em cảm thấy hình như anh ấy xấu hổ vì em, không muốn giới thiệu em với các bạn của anh ấy, rồi còn cái hôm vào trường dự tối liên hoan thì thật không còn ra thể thống gì nữa! Em bắt đầu hiểu ra rằng anh ta lừa dối em, lừa dối suốt từ đầu chí cuối. Thế là em quyết định, chuyện ấy thật đau lòng, Vadim ạ, nhưng em vẫn quyết định tránh mặt để cho anh ta được thoả mãn…
Hình như Valia đã bình tĩnh lại, giọng nói của cô đã không run lên nữa, mà vang lên một cách mệt mỏi, lãnh đạm. Cái bút chì mà cô giữ mãi trong tay, chậm chạp khoanh quanh chữ “Palavin“ một vòng đen đậm.
- Rồi sau đổ… Câu chuyện xảy ra khoảng hai ba tháng trước đây… Anh ta lại đến tìm em như không cổ chuyện gì xảy ra, thậm chí lại còn vui vẻ, đùa cợt nữa. Vì anh ta bắt đầu hút thuốc bằng tàu, nên cha em đã kiếm cho anh ta loại thuốc rất tốt, hình như của Bulgaria thì phải. Thôi thì huyên thuyền đủ thứ, bảo là hết thuốc hút, mà hết thuốc hút thì chuyện trò chẳng ra làm sao, cứ cười cười nói nổi thè suốt buổi. Thế rồi anh ấy đưa ra một đề nghị cổ vẻ quan trọng hơn. Em có một ông anh họ, nghiên cứu sinh ở trường đại học Tổng hợp Moskva, cũng là một nhà nghiên cứu ngữ văn đang viết luận án về Turgenev. Sergei nhờ em giới thiệu anh ta với Viktor, vì anh ta cần lùng ít tài liệu để viết để cương. Nói tóm lại, anh ta lại đi lại nhà em, ị Em không biết anh ta làm thế để làm gì. Có lẽ do tính tự ái của c anh ta thúc đẩy. Hay anh ta muốn tự lừa dối mình, muốn kiểm tra lại: nào thử xem, tôi lại về đây, vẫn được yếu như trước đầy chứ? bởi vì anh ta hiểu rằng em rất khó mà dứt hẳn ra được, khó mà tránh mặt anh ta, dù em đang cố quên đi tất cả, quên hẳn…
Và anh ta cũng hiểu rằng em rất đau khổ khi thấy tất cả những điều đó lại bắt đầu và lại vẫn vô nghĩa, không mục đích gì hết…
Thế đấy, mà thôi phải không Vadim, chúng ta đều là người lớn cả rồi, bời thế… Tóm lại, em ngỡ rằng em sẽ có một đứa con.
Đó là một sự lầm lẫn, nhưng khi đó em cứ ngỡ thế. Em đã viết cho anh ấy một bức thư. Sau đó mọi chuyện xảy ra cứ như trong tiểu thuyết ấy. Không ngờ bức thư bị chị Zhenia em đọc được và đem kể hết cho mẹ em nghe… Đúng hôm ấy anh ta rẽ vào nhà em vì một Việc gì đó và em không có nhà. Thế là mẹ em và chị.
Zhenia… Vadim, em đâu muốn thế! Anh hiểu chứ? Hai người bèn… mà em có nhà đâu… Mẹ em hỏi xem anh ta có tính chuyện lấy vợ không. Và… thật là buồn cười, Vadim ạ, anh ta nói rằng: “Cháu còn phải hỏi mẹ cháu đã”. Một màn kịch hèn hạ… Đầu tiên anh ta giải thích loanh quanh, tất nhiên, nói đối và biện bạch… Có lẽ, mẹ em cũng nổi nóng nói lung tung, còn Zhenia thì mắng anh ta thậm tệ. Anh ta nói rằng tất cả những cái đó chỉ là trò hề, rằng muốn ép anh ta lấy vợ thì chỉ uổng công thôi. Và anh ta cũng kêu toáng lên: đâu, chứng cớ đâu, chứng minh cho xem và cứ thế lải nhải mãi. Zhenia đã đánh anh ta…
Bỗng nhiên Valia lấy tay ôm mặt như sắp oà lên khóc, giống hệt một đứa trẻ. Tay kia đang nắm chặt cái bút chì thì run bắn lên làm cho đầu bút chì đâm thùng tờ giấy và gãy rời ra. Cô nức nở không thành tiếng, hai vai nhô cao, đầu mỗi lúc một gục xuống.
- Kìa Valia, bình tĩnh lại nào, đừng khóc như thế, - Vadim vừa lúng túng nói, vừa nhìn mớ tóc rậm và rối bù của cô. - Cứ bình tĩnh lại đã nào!
- Em rất xấu hổ khi nhớ lại tất cả những chuyện đó… - cô thì thầm nức nở, đầu rung rung, - Thật là hèn hạ, thật là đốn mạt!. Anh ta nói: “Bây giờ thì tôi không có Việc gì cần ở nhà này nữa”, Rồi giận dỗi bỏ đi… và có lẽ lấy làm mãn nguyện lắm… Anh hiểu không, anh ta đã bị lăng nhục mà! Bỏ về để viết kịch, để soạn những tiết mục “kịch vui”, để phát biếu trong hội nghị và bông đùa… lý luận…
Cô im lặng, cố nén nức nó, sau đó đột ngột ngẩng mặt lên:
- Đừng nghĩ rằng em khóc vì mối tình bất hạnh. Anh có nghe không? - cô nói với một giọng rắn rồi. - Không có gì hết, ngoài sự khinh bỉ. Em không phải là Cachiusa Maxlova và không phải là Roberta Olden. Em là một con người khác, ở một thời đại khác và cuộc sống của chúng ta cũng hoàn toàn khác. Đúng thế chứ!
- Rất đúng, - Vadim nói.
Valia lấy khăn tay lau nước mắt.
- Bây giờ… điều chủ yếu, - cô nói và mỉm cười một cách khó nhọc. - Anh có biết em mời anh đèn để làm gì không? Có lẽ anh ngạc nhiên lắm thì phải…
- Không, cô hãy nói đi.
- Được! Em có một điều chưa hiểu nổi, Vadim ạ. Con người đó là một sinh viên được học bổng đặc biệt, bất kỳ ở đâu anh ta cũng là một người tích cực, anh ta định nộp đơn xin vào Đảng. Được người ta cử đến Leningrad…
- Đến Leningrad làm gì?
- Anh ấy nói là được cử đi dự hội nghị khoa học của sinh viên ở Leningrad. Anh ấy đã viết một cuốn truyện vừa, trong ấy, có lẽ, chẳng phải tất cả đều tuyệt my, nhưng mọi điều đều đúng. Đúng y như yêu cầu. Ằy thế mà… trong cuộc đời riêng thì anh ta lại là một kẻ như vậy đấy. Chính anh ta là một kẻ ích ký thô bỉ nhất, đốn mạt nhất trong đời sống riêng. Bây giờ chắc là anh ta hí hứng vì đã cắt đứt mọi chuyện với em một cách “êm thấm”. Và anh ấy còn sung sướng gấp bội khi thấy em đi Kharkov. Kệ anh ta. Đâu phải em ra đi vì anh ta. Em không hề nghĩ đèn chuyện phải tính sổ với anh ta. Mong anh hiểu đúng về em, Vadim ạ! Em cũng chẳng còn thấy ghê tởm anh ấy nữa, em chì coi như không quen biết mà thôi. Anh ta đã đi khỏi cuộc đời của em và không bao giờ trở lại nữa. Em là một đoàn viên, anh cũng là một đoàn viên, thế thì em xin hỏi anh: anh ta có xứng đáng được mang những đanh hiểu xuất sắc đó không, có đáng được hưởng học bổng danh dự không? có thể, như thế cũng chẳng có gì mâu thuẫn hoặc cần phải như vậy chăng?. Em không rõ.
Vadim nhìn cô.
- Cậu ta có ý muốn xin vào Đảng, chưa có nghĩa là cậu ta sẽ được kết nạp, - anh nói. - Và cậu ta sẽ không đèn Leningrad.
- Thế còn thành tích trước đây của anh ta?
- Những thành tích nào?
- Bản đề cương của anh ấy, học bổng đặc biệt…
- Những thành tích nào? - Vadim nhắc lại dường như, không nghe thấy lời cô. - Không thể có cái hạng người hai mặt như vậy… Cuối cùng bao giờ bộ mặt thật cũng sẽ lộ. Mà cái bộ mặt thật thì ta rất khó nhận thấy… điều đó là chắc chắc…
- Chắc chắc cái gì? - Valia hỏi. - Em không hiểu…
- Tôi đang suy nghĩ, Valia ạ! Tôi đang nghĩ về cậu ta… Cậu ta là một con người rất láu cá Tức là tôi đã biết được điều đó từ ít lâu nay. Cái mà cô kể cho tôi, điều đó, biết nói thế nào nhỉ! điều đó chưa phải là tội phạm. Như người ta bảo đấy, thử đưa bằng chứng ra xem! Nhưng chả cần phải bằng chứng gì hết. Mọi việc đã rõ như ban ngày. Bây giờ tôi đã hiểu hết con người cậu ta.
Valia đứng dậy, im lặng mặc áo khoác.
- Chúng ta vừa có một câu chuyện về thực tế phải không, Vadim.
- Rất thực tế.
- Thè đấy. Cả anh cũng đừng nghĩ rằng em đi là vì chuyện này. Đã từ lâu em muốn được công tác ở trường đại học Kharkov. Để tài luận án của em rất hấp dẫn.
Valia nói đến công việc của mình và kể mãi về nó cho tới khi hai người đi qua sân và qua một ngõ hẻm. Vadim vừa đi bên cạnh cô vừa nắm lấy tay cô và lắng nghe. Anh nghĩ về Sergei. Rồi nghĩ về mình. Ra đền ngoài phố, hai người chia tay nhau.
Khi đưa tay cho anh bắt, Valia hồi:
- Anh nghĩ thế nào, em đã xứ sự đúng khi kể cho anh nghe câu chuyện vừa qua chứ? - cô ngập ngừng, rồi bất chợt cười to. - Hay… có lẽ, anh không còn quý trọng em nữa?
- Tôi lại càng quý trọng cô hơn trước nữa.
- Có đúng thế không?
- Đúng như thế.
Valia bước gấp lại gần anh, rồi như một em bé gái, úp mặt vào ngực Vadim. Vadim ôm lấy vai cô.
- Em có một người anh. Anh ấy cao lớn và rất khỏe… - Valia thì thầm. - Anh ấy đã hy sinh hồi chiến tranh Phần Lan…
Ngừng một lúc, cô hỏi:
- Vadim… Em sẽ viết thư cho anh được không?
- Tất nhiên rồi, Valia ạ! Tôi cũng sẽ viết thư cho cô.
Vadim bước vào câu lạc bộ trước giờ khai mạc khoảng mười phút. Gian phòng nhỏ của câu lạc bộ hầu như đã chật ních người - bởi vì buổi họp mặt này rất đặc biệt đối với trường, nên người nghe kéo đèn rất đông. Các lớp khác cũng được mời đến, cả các đoàn viên thanh niên của nhà máy cũng tới dự. Họ ngồi đợi trên ghế một cách kiên nhẫn, xì xào trò chuyện với nhau và nhìn lên bục sân khấu một cách kính cần. Các tay sinh viên dạo quanh ra đáng ta là chủ, một số người tiến lại gần Sergei đang ngồi sau một cái bàn bên cạnh Spartar trên bục sân khấu, nói gì đó với anh ta và vừa cười vừa nhìn vào tập bản thảo…
Andrei dẫn tới hầu như toàn bộ nhóm văn học của nhà máy. Ở đây có cả Igor Sotnikov trong bộ quần áo mới màu xanh thẫm, thắt kravat, đầu chải mượt và xức nước hoa thơm nức.
Vadim nói chuyện với các bạn được vài phút, thì trông thấy Olia - cô đang đứng ở góc phòng ngắm một tấm áp phích màu to tướng giới thiệu về buổi dạ hội hôm nay, Trên đó vẫn còn vẽ một chiếc áo dài màu xanh, mà trong buổi liên hoan hồi đầu năm cô cũng đã mặc.
Nhìn thấy Vadim, Olia mừng rỡ:
- A, kia rồi! Anh Andrei hoàn toàn bồ mặc em, mà ở đây em chả biết ai cả. Mà anh ấy cũng chả buồn giới thiệu em với ai nữa hay sao ấy.
Vadim cũng rất vui vì cuộc gặp gỡ bất chợt này. Anh thường nhớ tới Olia và trong những ngày gần đây càng ngày càng nhớ tới cô hơn. Anh nhớ cô không phải ở buổi liên hoan mừng Năm Mới, mà là trong buổi đi trượt tuyết, với chiếc áo len dài tay xanh xám và cái mũ lông to tướng, với đôi lông mày trắng vì tuyết bám đầy. Anh nhớ lại toàn bộ cái ngày đầy tuyết và kỳ lạ ấy, và cái ngày ấy càng lùi vào dĩ vãng bao nhiêu, thì những hồi ức lại càng rõ rệt và kỳ diệu hơn. Trong những ngày qua khi nghĩ về Olia, không hiểu sao anh lại không tài nào hình dung nổi khuôn mặt của cô. Khuôn mặt đó xuất hiện một cách mờ ảo rồi biến mất, như trong một giấc mơ.
- Sao anh cứ nhìn em như thế? - Olia ngạc nhiên hồi. - Có lẽ anh đã quên em? Anh không nhận ra phải không?
- Đã lâu tôi không gặp cô đấy.
- Lâu quá rồi! Thế mà anh chẳng nhắn anh Andrei hỏi thăm em được lấy một lời.
- Nhưng cô cũng…
- Em có gửi lời thăm đấy chứ, không đúng à. Nhưng em đã nhắn bao nhiêu lần rồi, mà chả được nghe một câu trả lời nào gọi là có.
- Andrei không bảo gì với tôi cả.
- Thế hả? Thế thì em sẽ vạch tội anh ấy!
Cô nắm lấy tay Vadim và lôi luôn anh đi. Andrei đang đứng nói chuyện với Balasov.
- Anh Andrei! - Olia vừa nói vừa lay vai anh. - Anh có bảo với anh Vadim là em gửi lời hỏi thăm không?
Andrei nhún vai, chả buồn quay lại, cứ thể tiếp tục nói chuyện.
- Anh có nghe thấy không, anh Andrei?
- Mày bảo sao?
- Em hỏi: anh có chuyền lời hồi thăm của em đến anh Vadim không?
- Lời hỏi thăm nào nhỉ? Anh không nhớ. Hình như đã chuyến cho cậu rồi hả?
Vadim lắc đầu phản đối.
- Nghĩa là không. Thấy không, anh ấy nói là không.
Olia nhìn anh, tức đỏ mặt lên.
- Thế mà anh không biết xấu hổ!
- Olia, anh xin lỗi, thôi đi nào… Ở thì anh quên! để anh nói chuyện với người ta đã nào.
- Thật là kẻ đãng trí! - giọng Olia run lên vì giận, quay ngoắt đi bước sang phía bên kia gian phòng. Vadim ngồi xuống cạnh cô.
- Cô thấy đấy, tôi không có lỗi.
- Đúng, nhưng anh cũng chả thèm bảo anh Andrei chuyến lời hỏi thăm em lấy một câu! - cô suy nghĩ, rồi nói, - Lỗi tất nhiên là ở em. Và em còn có lồi vì để anh của em được dạy dỗ một cách tệ hại như vậy. Hễ em cứ không kèm riết anh ấy thế là kết quả như vậy đấy!
Giữa lúc đó thì Marina Gravet xuất hiện trên bục sân khấu. Với bộ mặt hồng hào và sinh động thường có và nụ cười tươi nở một cách trịnh trọng Marina trông cứ như là nhân vật chính của buổi dạ hội hôm nay vậy.
- Chúng tôi xin tuyên bố bắt đầu buổi sinh hoạt văn học! - Cô nói dõng dạc. - Hôm nay một bạn sinh viên năm thứ ba chúng ta là đồng chí Sergei Palavin sẽ trình đọc thiên truyện vừa của anh với nhan để là “Nhiệt độ cao”. Sau giờ nghỉ hai đồng chí phản biện sẽ phát biểu, sau đó sẽ là phần tự do phát biểu…
Sergei đứng ở phía sau một cái bàn cắp một cái cặp da to tướng dưới nách, bước lên diễn đàn. Rõ ràng là anh ta rất xúc động - không hiểu sao anh ta lại đặt cái bình thon cổ từ góc này sang góc khác, anh vội vàng chải tóc không biết để làm gì. Sau đó anh lấy hai tay ôm lấy mép bục nói chuyện hình như muốn nhấc bỗng nó lên, rồi bắt đầu đọc to:
- Một hồi còi dài chậm rãi phá tan bầu không khí tĩnh mịch lúc ban mai. Ngoài phố trời lạnh và đầy sương mù. Maxim Tolokin, thợ tiện bậc sáu, như thường lệ, là người thức giấc sớm nhất trong dãy nhà tập thể của những người công nhân trẻ. Đó là một con người vạm vỡ, mắt xám, rất tráng kiện…
Palavin dần dần bình tĩnh lại và đọc một cách thích thú và diễn cảm. Anh ta đọc những đoạn đối thoại bằng các giọng khác nhau có kèm theo những biểu hiện trên nét mặt. Đến những đoạn thích nhất, anh ta ngẩng đầu lên, vừa mỉm cười vừa nhìn khắp cử toạ.
Số sinh viên đến muộn ùa vào mỗi lúc một đông. Sau khi ngoan ngoãn chịu đựng tiếng càu nhàu giận dữ của tay trực nhật ngồi chắn ố cửa ra vào, họ rón rén đi vào phòng tìm chỗ ngồi. Lena Medovskaya bước vào và cùng đi với cô là hai cô gái có mặt hôm ăn mừng nhà mới và một người phụ nữ to béo ăn mặc diêm dúa đeo bao tay bằng lông thú bước vào. Vadim nhận ra đó là bà Anbina Trofimovna. Hai cô gái bẽn lẽn dừng lại phía sau, còn Lena và bà Anbina lập tức đi lên hàng ghế đầu, chân nhấc cao đôi giày và kéo cao chiếc áo dài làm phát ra những tiếng cót két và sột soạt khác thường. Ở hàng đầu có một số cán bộ giảng dạy, những sinh viên đặc biệt tích cực tay lăm lăm bút máy và cuốn sổ con để ghi chép, và hai người phản biện của Palavin.
Thiên truyện này không dài, đúng hơn là một truyện ngắn dài độ khoảng năm mươi trang. Nội dung chuyện như sau. Anh thợ tiện Tolokin phải lòng POlia, thư ký của phòng hành chính nhà máy. POlia quyết định chuyến xuống công tác ở một phân xưởng, nhưng Tolokin phản đối. Anh không tin rằng cô có thể làm việc được, hơn nữa anh lại thích cô làm một công việc “sạch sẽ“ ở phòng hành chính. Hai người cãi nhau. Polya làm việc rất giỏi và rồi thẳng Tolokin trong một đợt thi đua xã hội chủ nghĩa. Điều đó khiến mâu thuẫn ngày càng trò nên sâu sắc hơn, nhưng rồi sau đó hai người đã làm lành với nhau. Cốt truyện cũng lồng vào những hình ảnh nhân vật bí thư chi đoàn, ông quản đốc phân xương và bác tiếp liệu Yasa nào đó trong vai ông ác, kẻ chủ mưu gây nên tất cả những xung đột giữa đôi tình nhân.
Càng nghe, Vadim càng thấy dâng lên cái cảm giác bực bội mơ hổ, khó chịu. Cảm giác đó hoàn toàn không phải vì câu chuyện của Sergei vừa dài và vừa tẻ, mà là vì Vadim cố tìm hiểu cái nguyên nhân tạo ra sự dài dòng nặng nề và buồn chán đó và không hiểu vì sao không thể nào hiểu được. Đúng, Valia đã nói đúng: tất cả trong câu chuyện này đều “đúng”, nhưng đồng thời tất cả cũng đều không đúng. Truyện vừa này vừa rất giống một tác phẩm tài năng vừa là một truyện hoàn toàn rỗng tuếch. Nó có vẻ là một câu chuyện cần thiết, đúng lúc, đồng thời hoàn toàn không cần thiết, thậm chí có hại nữa.
Tất cả ở đây từ trang đầu đến trang cuối đều nghe rất quen thuộc, một sự quen thuộc nhàm chán, không phải vì nó giống với cuộc sống, mà vì nó hao hao như những truyện vừa, truyện ngắn, bài báo, bút ký ta đã từng được đọc. Càng nghe, Vadim càng ngạc nhiên. Anh không thể ngờ được rằng “tác phẩm” của Sergei lại tẻ nhạt đến như thế, tẻ nhạt đến phải tức mình. “Chẳng lẽ chỉ có mình ta có ấn tượng như thế? Hay mình không hiểu hết?” - Vadim suy nghĩ và liếc nhìn Olia.
Cô ngồi thẳng người, mắt chăm chú không rời Sergei. Đúng, hình như cô đang cảm nhận tất cả những diễn biến của câu chuyện và thậm chí còn mỉm cười và hồi hộp. Vadim hỏi nhỏ:
- Cô có thích không?
- Em ấy à? Đâu có, anh có biết là… - cô bất chợt mỉm cười bối rối. - Không hiểu sao em thấy buồn chán. Quan sát anh ấy còn hay hơn, vì anh ấy trông giống một người đóng kịch. Anh có biết anh ấy giống ai không? Giống con gà lôi ấy. Anh ấy hót như con gà lôi gọi mái ấy, chả nghe thấy gì xung quanh ngoài tiếng gáy của mình…
Vadim đảo mắt nhìn quanh các khán giả khác. Anh không phải là người duy nhất trong phòng này nghĩ thế. Anh thấy không một người nào say mê một chút gì gọi là có. Một số người kiên nhẫn hơn và có kỷ luật hơn cả ngồi như phỗng, nét mặt thờ ở như khi nghe một bài giảng nhạt phèo. Một sổ người khác đã mệt, số thứ ba thì húng hắng ho với vẻ thờ ơ và thì thầm nói chuyện với nhau. Một vài người đang nghe đứng dậy bò ra ngoài. Mọi người ngoảnh nhìn họ và bất chợt “suỵt suỵt” một cách ồn ào.
Rồi Sergei cũng đọc xong dòng cuối cùng:
“Và mặt trời mùa xuân lộng lẫy tràn vào những khung cửa sổ rộng mở”.
Anh ta đặt bản thảo xuống, tu cạn một cốc nước và bằng giọng mệt mỏi và xúc động nói:
- Xin hết đấy ạ. Chấm hết…
Sau đó anh ta mỉm cười, chuyến cái bình thon cổ từ góc bàn này sang góc kia, rồi bước xuống. Một người nào đó ngồi ồ hàng đầu vỗ tay. Cả phòng hường ứng một cách lịch sự. Mọi người vỗ tay khoảng một - hai phút không phải vì cảm hứng gì đặc biệt, mà rõ ràng là vì được giải thoát.
Marina Gravet đứng dậy và bằng giọng trong trẻo, dễ nghe, cô tuyên bố giải lao.
Những người phản biện - Nina Fonika và một thanh niên tóc xoăn rất trẻ, sinh viên năm thứ hai, cả hai đều đeo kính và có vẻ mặt rất nghiêm nghị - đều nói ngắn gọn và thiếu hấp dẫn. Cả hai người dường như lúng túng, lặp đi lặp lại mãi, tranh luận nhau một cách hời hợt về những vấn đề râu ria. Mặc dù đã cố hết sức mình, Nina Fonika rốt cục vẫn không sao chứng minh một cách rõ ràng tại sao “ý đồ của cuốn truyện vẫn chưa thật rõ nét và nhìn chung không thực hiện được”. Cô ta nói mãi về những chỗ không quan trọng, về các câu văn và sử dụng nhiều từ ngữ thông thái lấy trong cuốn giáo khoa “Lý luận văn học” khiến cho Vadim có cảm tưởng rằng bài nói của cô ta lại còn lung tung nhầm lẫn và buồn chán hơn cả bản thân câu chuyện.
Sergei thờ ở nghe Fonika nói, lặng im nhìn gian phòng. Sau lời phát biểu của những người phản biện là bắt đầu một không khí im lặng. Không ai muốn phát biểu đầu tiên.
Đồng chí nào phát biểu nào? Các đồng chí mạnh đạn lên chứ! - Marina khích lệ.
Sergei cười khẩy:
Dân tình kín tiếng qua…
Cúi người về phía Vadim, Olia hỏi khẽ:
- Anh sẽ phát biểu chứ?
- Không, - Vadim lắc đầu.
Anh biết rằng anh không nên phát biểu ngày hôm nay. Anh sẽ không thể bình tĩnh được và sẽ nói những điều không cần thiết về những vấn đề sẽ phải nói không phải trong buổi dạ hội này và không phải ngay bây giờ. Nhưng Vadim cảm thấy rằng mọi người cũng vậy, chẳng ai muốn nói gì cả. Sau giờ nghi thính giả trong phòng vợi hẳn đi. Còn những người ở lại thì nét mặt hình như có vẻ ngượng ngùng về một điều gì đó và ân hận vì đã ở lại. Sự im lặng không tự nhiên cứ kéo đài. Marina phải ra hiểu cho Andrei lên diễn đàn, nhưng anh nhún vai lảng tránh, quay người đi và cuối cũng phải cúi đầu xuống để Marina khỏi nhìn thấy.
Bất chợt từ trong phòng vang lên giọng nói lanh lảnh của Valia Maue:
- Marina, mình cứ đứng đây phát biểu được không?
- Không, phải lên trên diễn đàn chứ, - Marina trả lời.
- Nhưng mà mình phát biểu có hai câu thôi mà…
- Mấy câu cũng thế.
Valia chạy nhanh lên bục và toàn bộ khuôn mặt sáng lên bới nụ cười, cô liến thoắng vui vẻ:
- Tôi chỉ có mấy ý. Theo tôi, đây không phải là một tác phẩm văn học. Tại sao vậy? bởi vì nghe rất chán. Tất nhiên tôi không biết gì lắm về sinh hoạt ở nhà máy, nhưng nếu truyện này giàu tính nghệ thuật thì, có lẽ, tôi cũng rất thích nghe. Nhưng đằng này lại rất chán.
Và Valia chạy trở về chỗ ngồi của mình miệng cười còn tươi hơn trước, căn phòng sôi động hẳn lên, một người nào đấy phá lên cười, một người khác vỗ tay đôi cái. Sergei nhìn theo sau Valia nhếch mép cười khinh bỉ. Cuối cùng còn một số người nữa thay nhau lên phát biểu: Tedia Velikanova. Mắc, Lagodenko. Andrei. Tất cả phát biểu rất đanh thép, đặc biệt Lagodenko. Theo thói quen, anh không leo lên bục diễn giả mà đứng cạnh bục, chân giạng ra, bàn tay đút vào một chiếc thắt lưng da hải quân to bản. Anh nói lâu và rõ ràng là thích thú, chêm vào bài nói của mình những câu bông đùa hóm hỉnh khiến cho cử toạ dần dần vui lên. Trong phòng thỉnh thoảng lại vang lên tiếng cười.
Thoạt đầu, Sergei định cứ ngồi dưới ghế cãi lại, giận dữ ngắt lời những người phát biểu: “Không đúng! Không nên xuyên tạc!” hoặc “Anh chưa biết nhà máy!”, “Ha, ha!” Marina nhắc anh ta nói khẽ thôi. Anh ta tức tối ngồi im được một lúc, nhún hai vai, vội vàng ghi lại một cầu nào đó, nhưng sau đó cố trấn tĩnh và hiên ngang đút tay vào túi quần. Anh ta luôn luôn đưa mắt về phía đám thanh niên ở nhà máy, rõ ràng là vẫn hy vọng vào sự ủng hộ của họ.
Và kia Balasov đã bước nhanh lên diễn đàn. Mặt anh tái đi vì xúc động, húng hắng hồi lâu, chau mày, rồi đột nhiên nói to lên một cách cương quyết. Hoá ra lời phát biểu của anh đối với Sergei là lời phát biểu khủng khiếp nhất, kịch liệt nhất.
- Cái nguy hiểm không phải là ở chỗ tác giả không hiểu biết nhà máy, mà ở chỗ anh chỉ mới có được một quan niệm hời hợt về ban lãnh đạo nhà máy, - Balasov nói. - Điều nguy hiểm là ở chỗ cuốn truyện của đồng chí Sergei hình như được viết theo một đơn thuốc có sẵn. Anh không biết một tí gì về đời sống, về những con người mà anh viết ra, ở anh tất cả chỉ là một sơ đổ. Và sơ đồ đó vẫn còn lại trên giấy, nhưng con người thì không có. Phải chăng cái cậu Tolokin của đồng chí giống một người công nhân, một người đoàn viên thanh niên cộng sản thật sự chăng? bởi vì anh ta lúc nào cũng nói rất đúng như trên báo - nhưng người ta lại không tin vào anh ta, bởi vì anh ta không phải là một con người thực, mà đường như được cắt dán từ một tấm gỗ dán. Tác giả và những người bạn của tác giả nên thường xuyên đến thăm nhà máy của chúng tôi. Có lẽ, khi đó mới có thể đạt được kết quả. Còn như thế này thì liều có thể đạt được cái gì? Một tác phẩm viết ẩu, một sản phẩm bị loại hoàn toàn, không hơn không kém…
Khi Balasov dứt lời, cả gian phòng bất chợt vỗ tay ầm ĩ. Vadim cũng vỗ tay cùng vợi các bạn và có lẽ còn to hơn mọi người. Điều làm cho anh thích thú là chính Balasov đã nói bộp vào mặt Sergei những lời nói dữ dội nhất và đúng đắn nhất.
Sau lời phát biểu của Balasov, cũng là lời phát biểu cuối cùng, Sergei vội vàng bước lên diễn đàn. Anh ta lại ôm lấy cái bục bằng cả hai tay, nhưng bây giờ Vadim có cảm giác là hình như anh ta phải bám lấy nó để khỏi ngã.
- Trước hết, tôi xin cảm ơn tất cả những lời phê bình của các bạn! - Anh bắt đầu nói một cách rành rẽ không được tự nhiên. - Tôi rất cảm ơn! Đặc biệt những lời phát biểu của các đồng chí phản biện rất có ích đối với tôi. Các đồng chí đó đã đọc rất kỹ cuốn truyện và đã phát biếu, phân tích một cách xác đáng và rất nghiêm túc, Tôi vô cùng biết ơn các đồng chú Nhưng thưa các đồng chí! - anh ta đập tay xuống bục, và cau có đứng lặng im mấy giây. Anh ta như bỗng quên mất một điều gì đó. Mọi người căng thẳng nhìn anh ta. Bất chợt Sergei ngẩng đầu lên: - Đúng! Nhưng các đồng chí ạ, tôi không thừa nhận những lời phê phán hồ đồ, có tính chất nhục mạ! Khi một người bắt đầu phê phán một cách qua tự tin những điều mà người ấy không mảy may có một chút khái niệm nào và phát biểu một cách thô bỉ, hồ đồ, nhạo báng, thì, thưa các bạn, tôi thấy rất chướng tai và muốn bồ đi, Tại sao tôi lại phải nghe những lời phê phán tục tĩu của Lagodenko, những lời phát biểu không giúp tôi được một chút nào, không chỉ ra được một điều gì mới. Bởi vì quan ngài đó thật dốt nát, tôi chẳng lạ gì. Nhưng anh ta lại làm ra bộ dạng thầy giáo và đứng lên bục để giáo huấn tôi nữa! Đây, các bạn xem… - Sergei nhìn vào vồ ghi của mình, cười khẩy với vẻ phấn khích: - Anh ta tuyên bố rằng tôi không hiểu biết nhà máy. Anh ta đã nhạo báng: hay thật, Sergei ren bù- loong bằng bàn ren. Thế nhưng bù- loong lại không phải ren bằng bàn ren mà bằng dao ren. Và chính cái chi tiết nhỏ này theo anh ta lại là cái vạch rõ tính chất bịp bợm của cuốn truyện… Vậy thì xin nghe đây, hỡi ngài thông thái: bàn ren là một cái khung để lắp các đao ren. Có hiểu không? cần phải biết cho thấu đã rồi hãy đi dạy người khác.
- Được chiếc bàn ren cứu nguy! - Lagodenko kêu lên bằng một giọng hiền lành. - Này, anh bạn thân mến của tôi,, hãy nói về thực chất cuốn truyện đi chứ!
Sergei đã quay ngay sang phía Marina Gravet.
- Ở đây, trên diễn đàn này, tôi đề nghị hãy giữ cho tôi tránh khỏi những lời giáo huấn.
- Lagodenko, đồng chí hãy giữ trật tự! - Marina nghiêm nghị nói. - Không được ngắt lời.
- Sau đó, - Sergei tiếp tục, - Andrei Syryk nói rằng những đoạn trữ tình tình yêu trong cuốn truyện của tồi đều không thực, thô thiển, rằng trong những trường hợp ấy người ta không nói và không nghĩ như vậy. Như các bạn đã biết đấy! - Sergei cười gần, dang rộng hai tay. - Tất nhiên, anh bạn Syryk là một chuyên gia cỡ lớn về các vấn đề tình yêu và các cảnh trữ tình, nhưng dù sao cũng không thể chỉ nói trụi thùi lủi thế được, cần phải có luận chứng chứ! Trong những trường hợp ấy người ta nói như thế nào? Họ nghĩ thế nào? Nhưng cái đó, đáng tiếc là Syryk không nói được. Bởi vì là một chuyên gia cỡ lớn lẽ ra anh ta có thể nói một cách rất chính xác. Chẳng hạn - Turgenev, “Những làn nước mùa xuân”, trang này… “Anna Karenina”, trang này… Đấy, các đồng chí thấy tại sao cuộc tranh luận khiến tôi không thoả mãn. Rất nhiều câu nói xác đáng, nghiêm chỉnh, nhưng cũng có rất nhiều câu nói phi lý, thiếu suy nghĩ. Cuối cùng, một lần nữa tôi cảm ơn tất cả các bạn và đặc biệt là các đồng chí ở nhà máy, tôi tiếp thu tất cả để tham khảo. Tôi sẽ sửa lại cuốn truyện và sẽ hoàn thành. Xin các đồng chí đừng nghi ngờ điều đó.
Anh ta khoát tay nửa như quả quyết, nửa như doạ nạt và bước xuống. Nhưng Vadim cảm thấy rất rõ đó không còn là Sergei trước đây - một người xuất sắc, tự tin, chói lọi ánh hào quang của thắng lợi. Bây giờ anh ta vẫn giữ vẻ tự nhiên, vẫn nói oang oang, vẫn còn pha trò, chơi chữ một cách hiếu thẳng, nhưng đã là một con người khác rồi. Hình như anh ta có vẻ bé hơn trước - và điều đáng sợ nhất đối với anh ta là lần đầu tiên trông anh ta có vẻ lố bịch. Không hiểu tại sao mọi người đều cảm thấy mất tự nhiên và không xúm lại nói chuyện với anh ta.
Vadim giữ anh ta lại ở chân cầu thang:
- Này cậu, có phải cậu cho rằng cậu là một chuyên gia về tình yêu và phong cách trữ tình không?
Sergei nhìn Vadim ngơ ngác trong giây lát. Anh ta chậm rãi lấy khăn lau khuôn mặt nhợt nhạt và nổi bằng một giọng cục cằn:
- Đó là một sự phá đám rất xấu xa! Họ cổ tình dàn đựng ra như vậy. Chính Syryk đã cố ý mời đám công nhân đèn.
- Ấy, chính cậu vừa cảm ơn họ cơ mà?
- Đây là sự phá đám! - Sergei nhắc lại. - Tôi không mù đâu. Được lắm, rối sẽ biết.
Anh ta bỏ đi, cặp chặt dưới nách cái cặp đa căng phồng.
Lena chạy bổ lại phía Vadim:
- Thế mà các anh không xấu hổ sao? Các anh đã cố tình bồ trí mời đám thợ nguội ấy. Làm thế nhằm mục đích gì? Thật là xấu xa!
- Sao cô cứ nhắc lại những lời ngu ngốc như thể! - Spartar vừa tiến lại phía hai người vừa nói. - Cô nghĩ xem cô đã nói gì vậy!
- Tôi cũng không mù đâu! Thật gian dối, không còn tình nghĩa gì hết! - Lena hét lên, giọng run run, căm giận. Chưa bao giờ Vadim trông thấy cô ta trong cơn xúc động như vậy. Cô ta suýt nữa thì oà lên khóc. - Các anh đã giết anh ấy! Anh ấy có phải là Lev Tolstoyt, là Erenburg đâu…
Bà Anbina gật gù thông cảm:
- Đúng là những con diều hâu, diều hâu… Đừng làm thế, các cháu ạ! Tất nhiên tác giả có nhược điểm, và đây là một tài năng trẻ, mới cầm bút… có phải thể không? cần phải xét tới điều đó.
- Mẹ ơi, về thôi! Người ta đã rắp tâm như thế…
Olia nhẹ nhàng đi tới gần Vadim, từ phía sau nắm lấy khuỷu tay anh và khẽ nói:
- Em thấy thương hại.
- Thương hại ai thế? - Vadim quay lại hồi. - Không việc gì phải thương hại anh ta cả. Anh ta đã làm những việc không phải của mình, và bị phê phán là đúng! Không việc gì phải…
- Không, em thương hại cho Lena, chứ không phải cái tay gà lôi kia đâu. Mặt chị ấy tái đi và bồn chồn suốt buổi đấy! Chị ấy đã ghi ra giấy điều gì đó, có lẽ muốn phát biểu, nhưng rồi lại xé đi…
- Có lẽ thế! Tôi không nhìn thấy.
- Chắc là chị ấy yếu anh kia lắm phải không? ôi, cô gái đáng thương…
Trời hãy còn sớm, trong phòng mọi người đã bắt đầu nhảy. Một người nào đó chơi dương cầm, tiếng ghế xô làm át cả tiếng đàn. Vadim không muốn nhảy, nhưng cũng vẫn bước vào phòng.
Aliosa đang chơi dương cầm. Đám sinh viên và các khách mời đang nhảy lẫn với nhau, không còn phân biệt được ai là ai. Một cô gái nào đó cất tiếng hát, giọng trầm của Lagodenko liền hoà theo. Tất cả đều trở nên hỗn độn, ầm ĩ, vui vẻ như thường thấy vào những tối thứ bảy…
Tấm áp phích lớn, sặc sỡ của buổi dạ hội giới thiệu Sergei chao đi chao lại trên một cái đinh. Sau đó, một người nhảy chạm phải khiến nó rơi xuống đất và một người khác tiện chân đá nó tụt vào gầm hộp đàn.