A friend is someone who knows all about you and still loves you.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Tác giả: Nhượng Tống
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Dinh Hoang Minh
Số chương: 46
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1623 / 50
Cập nhật: 2017-04-06 16:34:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 23 - Việc Xử Tử Thừa Mai
rên kia tôi đã kể đến chuyện Thừa Mai. Vì tội phản Đảng, toà án của Đảng đã khép Mai vào tử hình. Cho được thực hành bản án ấy, Đảng đã sai anh Trịnh Tam Tỉnh, một người trong Ám sát đoàn. Bấy giờ là trung tuần tháng Bảy. Anh trưởng đoàn đến nhà anh Tỉnh ở Cống Vọng, truyền cho biết lệnh của đảng và giao cho một khẩu súng lục đầy đạn.
Lại đưa cho một bản đồ tỉnh Thái Bình, đánh dấu nhà Thừa Mai bằng một chữ “thập” và dặn:
- Phố nó ở đã đông, mà nhà nó người cũng lại đông nữa! Anh phải đợi khoàng năm giờ chiều, là lúc nó đi làm ở dinh Tổng đốc về thì mới dễ hạ thủ! Giết xong, anh sẽ đi xe đạp qua bên Tân Đệ mà về.
Mới hai mươi hai tuổi đầu, anh Tỉnh tự coi mệnh lệnh của đảng đối với mình là một vinh dự.
Còn gì vinh dự cho một người cách mệnh bằng được chân tay mình xử tử một tên phản Đảng, bán nước!
Thu xếp việc nhà xong, anh liền xuồng tầu thủy mà đi Thái Bình. Dưới tầu, anh gặp anh Phạm Đức Huân, một người bạn bên học sinh đoàn. Anh Huân đòi anh Tỉnh cho đi theo.
Đúng hai giờ chiều hôm mồng ba tháng Tám, hai anh xuống bến Tân Đệ. Anh Tỉnh có người quen ở Bùng, nhân về chơi qua làng Bùng để thăm người ấy. Các anh định hôm sau mới qua Thái Bình. Chiều hôm vô sự, hai anh đi rong trên đê Bùng. Lúc đến quãng có lối rẽ gần làng Thanh Ban, thì vì lẽ cần tự nhiên, anh Tỉnh đưa súng cho anh Huân mà đi xuống ruộng. Chưa xuống đến nơi thì nghe tiếng súng nổ.
Anh Huân táy máy nghịch súng vô ý đã để cho đạn bắn vào cạnh sườn. Anh Tỉnh vội vàng chạy lên ôm lấy anh Huân, máu vấy đầy cả quần áo. Anh Tỉnh kêu:
- Khổ quá! Thế này người ta sẽ bảo là tôi giết anh rồi!
Anh Huân kêu đau và nói:
- Anh đem tôi lên huyện, tôi sẽ khai.
Bấy giờ độ bốn giờ chiều. Hai người lúng túng nhìn nhau không biết làm ra thế nào!
Quãng đường thì vắng. Một lúc sau mới thấy một bóng người đi lại. Anh Tỉnh cho hắn hai hào để hắn đi gọi xe hộ. Nhưng đường nhà quê nào có sẵn xe!
Trong khi chờ đợi thì bọn tuần ở trong làng đổ ra. Họ xúm lại mà đánh trói anh Tỉnh.
Nhưng người phó lý đến nơi, ngăn bọn tuần đừng đánh, và hỏi anh Huân. Anh Huân nói:
- Tôi vì bực mình với vợ, nên đến đây tự tử. Còn anh này thấy tôi tự tử nên chạy lại giằng lấy súng của tôi. Vì thế máu giây ra áo quần. Tới chết là tự tôi, không quan hệ gì đến anh này cả!
Họ liền khiêng anh Huân và trói anh Tỉnh giải lên huyện. Vài giờ sau thì anh Huân tắt nghỉ. Lời anh khai, không đủ làm tin cho bọn chức trách: Tự tử gì lại bắn súng vào cạnh sườn!
Họ cho giữa anh và anh Tỉnh chắc có tình tiết gì khả nghi! Họ liền khám mình anh Tỉnh thì bắt được bản địa đồ. Giải về Hà Nội, tra tấn hơn hai chục ngày. anh Tỉnh vẫn khăng khăng một mực không khai, vì cho đó là một điều bí mật cần phải giữ cho Đảng. Trong khi ấy thì có thư nặc danh, nói là anh đã vâng lệnh Đảng đi giết Toàn quyền Pasquier khi hắn qua Tân Đệ. Vì hồi ấy hắn có về kinh lý Thái Bình, rồi kẻ ném đất giấu tay kia cũng có lý đáng tin, nên bọn mật thám càng đánh anh dữ. Người bà con anh ở Bùng, vì anh có nói chuyện cho biết, sợ anh bị chúng đánh đến chết liền đem việc khai thực với mật thám.
Mãi khi ấy anh mới chịu nhận. Thế nhưng khi họ hỏi Ám sát đoàn của Đảng có những ai, thì anh khai là: Anh và anh Huân chỉ là hai người trong học sinh đoàn, chớ không phải trong Ám sát đoàn. Chỉ vì đảng hết cả người nên bất đẳc dĩ anh Học phải dùng anh!
Cố nhiên lời khai của anh là một lời khai man, có dụng ý không muốn cho chúng nhìn rõ thế lực của đảng.
Rồi, toà án đệ nhị cấp Thái Bình họp ngày 22 tháng 10 năm ấy, đã khép anh Tỉnh 10 năm; anh Học và anh Xuyến trưởng ban ám sát chung thân.
Kỳ thực thì Học với Xuyến chi là một người (1).
Chú thích: Xuyến là tên một người con gái phố Hàng Bút. Nhan sắc của cô đã làm nhiều cậu học trò Cao Đẳng hỏng thi. Anh Học vẫn thường đùa nhận là vợ anh. Nên các bạn thường gọi đùa anh là anh Xuyến.
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)