I like intellectual reading. It's to my mind what fiber is to my body.

Grey Livingston

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1567 / 28
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tinh Thần Chủng Tộc Cố Hữu Củng Bản Năng Quyền Lực Của Dân Đức: Clausewitz, Hégel, Nietzsche, Wagner, Chamberlain
ức, vào giữa thế kỷ XIX, còn nằm trong tình trạng phân chia thành nhiều tiểu quốc như dưới thời Trung cổ. Tuy phần lớn dân chúng đều thuộc chủng tộc Aryen, họ vẫn sống trên nhiều tiểu quốc như: Phổ, Hesse, Saxe, Bavieve... Trong các nước đó, có Phổ là lớn hơn cả. Tới thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng của cách mạng Pháp (vì cách mạng 1789 đã tập họp các địa phương thành nước Đại Pháp), các nước khác ở Âu châu như Ý, Đức, mặc dầu còn nằm dưới đế chế, đã tìm hết cách thống nhất chủng tộc và đất đai. Trên lãnh thổ Đức, nước Phổ đã hướng dần phong trào thống nhất, rồi 1871, vị thủ tướng nước Phổ, Bismarck, đã tổ chức được nền binh lực hùng mạnh và đồng thời dùng ngoại giao để thống nhất được Đức. Từ đó trở đi, nước Đức ngày một cường thịnh, dân số ngày một đông đúc, và các ngành kỹ nghệ đều phát triển rất mau lẹ. Những tầng lớp thống trị nước Đức dưới thời Bismarck là tầng lớp quý tộc đại địa chủ, và phe binh gia nước Phổ. Trên đầu vẫn có nhà vua. Người Đức vốn có tinh thần thượng võ, nên phe binh gia Phổ rất hùng mạnh và tạo nên nhiều vị tướng tài. Sau mấy chục năm kỹ nghệ hoá, lại có thêm một tầng lớp thống trị nữa là tầng lớp đại tư bản và đại kỹ nghệ gia. Phe binh gia thường liên kết với đại địa chií và đại tư bản kỹ nghệ để hướng dần dân Đức tới sự hùng mạnh của dân tộc... Tuy nhiên, đồng thời với sự phát triển kỹ nghệ, tầng lớp thợ thuyền cũng phôi thai đông đảo. Nước Đức vốn là quê hương của Marx, nên thợ thuyền Đức được tiêm nhiễm đầu tiên bởi ý thức hệ mác xít. Ngay tử năm 1883, dưới thời Bismarck, đảng Xã hội Dân chủ của thợ thuyền Đức đã ra đời. Người sáng lập là Lassalle, và từ lúc đầu, Lassalle đã hô hào đấu tranh giai cấp. Nhưng trong những bước đầu tiên, đảng Xã hội dân chủ Đức cũng yếu ớt. Tóm lại, tại Đức, lúc đó đã có rõ rệt sự xung đột giữa hai lực lượng: lực lượng dân tộc tượng trưng bởi các tầng lớp thống trị và đa số dân chúng Đức, và khuynh hướng quốc tế vô sản phi dân tộc tượng trưng bởi tầng lớp thợ thuyền và đảng Xã hội dân chủ.
Vì chủng tộc Aryen vốn là một chủng tộc hùng mạnh, nên trong suốt thế kỷ XIX, đã từng có nhiều phong trào xiển dương tinh thần dân tộc lên tới cùng độ. Đồng thời cũng xiển dương một trật tự xã hội vững chắc và một chính quyền mạnh để lãnh đạo dân tộc. Trong phái binh gia Phổ, có những người như Clausewitz cổ xuý một quan niệm chiến tranh toàn diện để đưa Đức lên đài vinh quang. Chủ nghĩa của Clausewitz thường cổ võ chiến tranh và quan niệm rằng "chiến tranh chỉ là sự tiếp tục của chính trị với những hình thức khác" và phe binh gia Phổ đều trung thành với chủ nghĩa Clausewitz. Do đó, dân tộc Đức dễ có tinh thần kỷ luật và hiếu chiến. Tới cuối thế kỷ XIX. Frederic Von Bernhardi, cũng tiếp tục xiển dương chiến tranh, và cho rằng chiến tranh chính là sự thiên trạch những giống nòi hùng mạnh, khiến các dân tộc phát triển tất cả tiềm lực của mình.
Về phía tư tưởng gia và văn hào, ta phải kểẽ tới Hegel, Nielsche, nhất là Wagner... Thuyết của Hegel vốn lấy tiểu ngữ: "Tất cả những gì thực tại đều là hữu lý". Nên thuyết của ông đã trở thành một lập luận cao siêu để biện minh cho trật tự xã hội đương thời. Đồng thời, Hegel có đưa ra quan niệm biện chứng về người chủ nhân-ông và nô lệ. Đem suy diễn vào lãnh vực xã hội, nền biện chứng ấy đã đưa tới sự chấp nhận hai hạng người trong xã hội, lớp thống trị để ra lệnh, và dân chúng để tuân theo lệnh. Thuyết của Nietzsche cũng góp phần xây dựng lớn lao vào phong trào xiển dương chủng tộc. Tuy trong thâm tâm, Nietzsche không hề nghĩ tới việc xiển dương chủng tộc, nhưng ông đã đưa ra ý niệm siêu nhân với ý chí quyền lực, kèm với chủ trương muốn xiển dương bản năng con người. Ông cho rằng thực thể con người bắt nguồn theo những sức mạnh tối tăm và vô biên của vũ trụ. Sự bắt nguồn đó đã cấu tạo thành những bản năng mộc mạc mãnh liệt mà ông tượng trưng bằng Thần Dionvsos. Chỉ có sự phát triển bản năng mới đưa người tới mực độ siêu nhân, trong khi sự phát triển lý trí chỉ làm kém sút cá tinh... Cho nên, quan niệm của Nietzsche đã ảnh hưởng nhiều vào phong trào muốn làm cho giống nòi Aryen hùng mạnh. Song người ảnh hưởng lớn lao hơn hết vào chủ nghĩa Đại Đức là Wagner, ông là một nhạc sĩ lẫy lừng của thế kỷ XIX, và dân Đức lại rất chuộng nhạc. Ông đã phổ vào nhạc thiên tình sử Tristan-Yseut. Trong bản nhạc đó, ông để cao cái chết của Tristan vã ca ngợi hoài bão vô biên của linh hồn muốn tiến tới một nơi cực lạc, tiến tới những khoảng trùng đương mênh mang siêu thoát. Do đó, ông khích động mạnh mẽ lòng thần bí của người dân Đức luôn ham muốn xiển dương tâm hồn bằng sự đối chọi với tử thần. Wagner cũng là người sáng lập ra nhạc viện Bayreuth. Nhạc viện đó đã diễn nhiều bản nhạc kịch của ông, tỷ dụ như Siegfried, Les Maìtres chanteurs de Nuremberg, và Parsifal. Các bản nhạc ấy đều ca ngọi quan niệm chủng tộc thuần tuý, và coi nòi Aryen như một chủng tộc được tuyển lựa bởi Thượng đế đề lãnh đạo nhân loại. Cho nên, sau này, ta thường thấy Hitler hết sức ca ngợi Wagner, và coi Bayreuth như nơi trung tâm của nền văn hoá chủng tộc... Sau Wagner, còn nhiều tư tưởng gia khác đã tiếp tục phát huy tinh thần chủng tộc. H. S. Chamberlain, trong cuốn "Nền móng của thế kỷ XIXí) đã tung ra thuyết chủng tộc. Ông cho rằng chủng tộc Aryen phải tiến tới trạng thái thuần tuý của nòi giống, và cần bảo vệ giống nòi khỏi bị pha trộn. Bảo vệ bằng cách tiễu trừ những giòng máu ngoại lai, tỷ dụ như giòng máu Do Thái, ông lại cho rằng Chúa Jesus không phải người Do Thái, mà chính người Aryen, nên Giáo hội Đức mới là kẻ thừa kế chính tông của Chúa. Đồng thời, ông hô hào tiêu diệt hết thảy những chủ nghĩa quốc tế lgiả tạo để làm sáng tỏ ý niệm chung tộc. Vậy cần phải tiêu diệt tổ chức Quốc tế Công giáo, Quốc tế tư bản và Quốc tế xã hội chủ nghĩa... Tiếp theo đó, lại có những sử gia (như Lamprecht) đã cố chứng minh rằng trong hiện trạng thế giới, giống Aryen chỉ chiếm giữ một khoảng không gian không xứng đáng với sứ mệnh lịch sử(!) Họ cho rằng các dân tộc la-tinh như Pháp, Ý đều đã đồi bại, còn dân tộc Slave lại thấp kém hơn nữa. Vậy giòng giống Đại Đức cần đẩay lui các dân tộc la-tinh về phía tây nam, và đuổi dân Slave trở về những miền đồng cỏ của trung tâm châu Ả. Tất cả những chủ nghĩa trên đây đã tiêm nhiễm từ lâu vào tiềm thức dân Đức, và cũng vì đó, nên sau này Hiller mới được hoan hô nhiệt liệt đến thế.
Từ 1871 đến 1911, dân số Đức đã tăng từ 10.000.000 tới gần 70.000.000. Nền kỹ Nghệ cũng phát triển rất mạnh. Thợ thuyền ngày một đông đảo hơn lên. Đảng Xã hội dân chủ ngày càng mạnh và chiếm thêm ghế tại nghị trường. Nhưng ngay đến người thợ Đức vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc. Hơn nữa, do sự thịnh vượng kinh tế, thợ thuyền cũng được hưởng một mực sống tương đối cao. Nên phong trào Xã hội dân clni Đức không thể vươn lên một lập trường thuần tuý giai cấp. Tới khoảng năm 1900, nhiều lãnh tụ Xã hội dân chủ như Bernstein đã đưa một quan niệm "xét lại". Theo quan niệm này, đảng Xã hội dân chủ không chủ trương xã hội hoá những cơ cấu sản xuất, và tuyên cáo rằng người thợ Đức phải liên kết với tư bản để phụng sự cho tổ quốc. Do đó, nên sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng dân tộc vẫn giữ nhiều ưu thế trong dân chúng Đức. Tinh thần dân tộc, xiển dương bởi các tư tưởng gia và nghệ sĩ nói trên, đã dần phối hợp với chủ nghĩa quân nhân của phe binh gia Phổ để cổ xuý sự hùng cường cho đất nước. Và sau này. Hitler chỉ là người noi theo truyền thống đó để tâp hợp lực lượng, và đánh bại các khuynh hướng khác, nhất là Quốc tế vô sản.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động