Nhiều sự thất bại trên đời là do người ta không nhận ra người ta đang ở gần thành công đến mức nào khi họ từ bỏ.

Thomas Edison

 
 
 
 
 
Tác giả: Trọng Huân
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Trần Thanh Sơn
Số chương: 46
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1695 / 18
Cập nhật: 2015-10-23 08:23:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24 - Cô sư đi giải hạn
ứ đôi tháng tôi lại phi xe về làng Lại Đà, thăm ông bà nhạc. Con rể, bố vợ hợp chuỵện, cứ gặp là chuyện nổ như ngô rang. Hết chính trị, lại xoay sang lịch sử Đông, Tây. Thôi thì tạp pín lù tôi đều hầu chuyện được ông cụ. Lắm chuyện ông nhạc kể hay đáo để.
Cái chuyện thời bao cấp nhà ông giết lợn lậu, nghĩ tức cười. Ngày giỗ, nhà giết vụng con lợn đẹn. Chờ đến khuya, nó mới được lôi ra chọc tiết. Ông nhạc tôi dân giáo học, chân yếu tay mềm, nhát dao vừa bổ xuống, con lợn đè không chặt, giãy ra, vùng chạy thoát. Đêm hôm làng quê thanh vắng, tiếng lợn kêu eng éc, quá bằng lạy ông tôi ở bụi này. Tôi hỏi ông:
- Thế sau vụ ấy, nhà mình có sao không ạ?
- Thôi thì quanh xóm, toàn trong họ ngoài làng, người ta cũng lờ đi cho, ai nỡ tố.
Lại cái chuyện chia len. Nhà trường được phân phối cuộn len. Giáo viên thì đông, để công bằng, công đoàn liền dỡ cuộn len ra... chia. Cuối cùng, mỗi đoàn viên được cuộn len bằng quả chanh. Đem ra đan găng tay, thì chỉ đủ cái thân bàn tay, còn ngón tay lại cụt. Cuối cùng, mọi đoàn viên đành để cuộn len làm kỷ niệm.
Ông là người hay nhớ chuyện xưa, chuyện sử nước, sử làng, sử họ. Ông bảo:
Các cụ ta trước có câu, hát hỏng là cái nghề xướng ca vô loài. Thế mà họ nhà tôi có nghề con hát đấy. Xưa, cùng với đất Lỗ Khê, Trịnh Xá, thì làng tôi cũng là đất sinh ra nhiều ả đào có tiếng. Làng có hai giáo phư­ờng, một giáo phường thuộc họ Nguyễn. Liền chị ca trù nổi tiếng họ Nguyễn tôi là cụ Nguyễn Thị Khuy (1686 – 1764). Cụ từng vào hát trong phủ chúa Trịnh.
Thời phong kiến, nhà con hát bị cấm thi cử, lều chõng. Thế nên có chi trong họ tôi phải đổi họ. Chi ấy giữa thế kỷ XIX, đi thi có người đỗ đạt, về làm Tri huyện Phù Cừ. Con cháu chi này, xưa nay nhiều người danh hiển. Nay có cụ Tú Bảo từng làm đại sứ Tây, Tàu, cụ Cử Huấn tham dự hội nghị năm Năm tư Giơ - ne - vơ,…
Một lần vừa về tới quê, ông nhạc khoe, chùa làng ta mới có cô sư về trụ trì. Cô sư này xinh lắm - ông nhạc nói. Mà sư cô biết cả tiếng Anh, tiếng Pháp, có mấy bằng cử nhân nhé. Nói rồi ông bình luận: Chẳng biết sao, người xinh như vậy lại đi tu. Chắc thất tình. Nói tới đây, chợt ông cất tiếng chào rõ to:
- Chào cụ ạ!
Tôi quay ra, một bà già đang bước vào sân. Bà tới nhập hội với mẹ vợ tôi chơi tam cúc. Cứ chiều chiều các bà lại hội tam cúc ở hiên nhà.
Ông bố vợ tôi hạ giọng xuống. Chắc ông cảnh giác với bà vợ và mấy bà hàng xóm kia:
- Cô sư này hình như phải lòng anh sư chùa Sủi. Cứ mấy hôm lại sang đây gọi điện thoại cho anh sư kia.
Sao bố vợ tôi biết được cô sư kia phải lòng anh sư chùa Sủi? Hồi đó điện thoại còn hơi hiếm, nhà bố vợ tôi mắc cái điện thoại, vừa để nhà nghe, vừa dịch vụ. Nhưng tôi hơi ngạc nhiên. Vẫn biết ông nhạc lâu nay hơi nghễnh ngãng. Chắc là cô sư kia trong lúc tâm sự, nói to quá, nên dù nghễnh ngãng, ông nhạc tôi vẫn nghe rõ. Trai gái bây giờ nói chuyện thường tự nhiên và tình cảm, đâu có yêu đương gì. Mà người ta bậc tu hành, làm gì có chuyện trai gái, trăng hoa! Tôi nghĩ bụng vậy.
Nghe bố vợ kể có sư mới, vừa trẻ lại xinh, đến trụ trì ở chùa làng, tôi đâm tò mò. Nhân lúc bố vợ bận chút việc, tôi lảng ra thăm sư. Đúng như lời ông bố vợ nói, cô sư trẻ và xinh thật, trông người cứ mơn mởn, áo nâu sòng càng tôn làn da trắng muốt. Dù là trai có vợ, tôi vẫn hơi bị sốc đến mấy mươi giây. Lúc tôi tới sân chùa, sư cô đang lúi húi quét lá đa, tôi nấn ná lại gần:
- Nam mô a di đà Phật!
Sư cô đáp lại:
- Nam mô a di đà Phật!
Tôi tần ngần chưa biết nói gì tiếp. Bảo ngoài đời thì huyên thuyên tán chuyện lăng nhăng. Chứ đằng này người ta đã đi tu, núp bóng cửa Phật… Bí quá, tôi lại tiếp:
- Nam mô a di đà Phật!
Bị bất ngờ và theo phản xạ tự nhiên, cô sư cũng vội đáp lời:
- Nam mô a di đà Phật!
Nghe nhà chùa đáp vậy, tôi bật cười thành tiếng. Tiếng cười cất lên làm sư cô đỏ cả mặt. Sau một lúc lúng túng, tôi cũng tìm ra cách tiếp cận được sư cô, đó là xin phép nhà chùa cho thắp hương, thỉnh lễ. Thỉnh chuông, lễ Phật làm cho phút lúng túng ban đầu của sư cô qua nhanh. Chỉ một thoáng, tôi và sư cô đã hăng hái tranh luận về sự cao siêu, về cái huyền diệu của Phật pháp, về sự sâu xa trong triết lý nhà Phật. Thời gian qua nhanh, loáng một cái đã tới tầm trưa. Chỉ đến khi bố vợ tôi đánh tiếng ngoài sân chùa, tôi mới biết, thời gian đi nhanh quá.
Ông bố vợ đoán chàng rể đang ra thăm chùa, thăm sư, nên ông đến chùa tìm chàng rể về ăn cơm. Tôi ngượng nghịu nhìn bố vợ, chỉ lo ông cụ đi guốc vào bụng chàng rể.
Sau này thỉnh thoảng tôi về quê, vẫn ra thăm chùa và hỏi thăm qua ông nhạc về cô sư. Còn ông, thỉnh thoảng ra chùa, gọi chàng rể về ăn cơm. Một hôm vừa về đến nhà, bố vợ đã thông báo:
- Sư cô chùa làng ta mất rồi!
- Sao? Mất rồi ư? Sao lại mất hả bố?
- Sư cô đi giải hạn. Giải hạn cho người xong, trên đường về, bị ô tô cán phải.
Khổ thân thế! Thiên cơ bất khả lộ. Sao đi tu rồi, cái lẽ giản đơn ấy lại không biết. Kiếp người trời đã định, ai lại cưỡng lại, mà đi giải hạn cho người, tôi xót xa nghĩ vậy. Và rồi tôi chợt nghĩ: Ừ, có lẽ vì kiếp sư cô như vậy chăng.
Trên bãi tha ma, ngôi mộ sư cô cỏ lấm tấm mọc. Không rõ trong đám ma của sư cô, có bao dân làng đưa đám và có anh sư chùa Sủi đi đưa tiễn không?
Bụi Vết Tháng Năm Bụi Vết Tháng Năm - Trọng Huân Bụi Vết Tháng Năm