Số lần đọc/download: 8022 / 161
Cập nhật: 2018-09-06 10:12:51 +0700
Hồi Thứ Hai Mươi Hai - Thơ Thẩn Dông Dài Mà Đổ Trạng
N
ay lại nói về từ khi khu nghỉ mát miền núi được xây dụng ở Nhiệt Hà cho tới nay, năm nào Hoàng đế cũng đến nghỉ mát ở đây. Rất nhiều vương công đại thần cũng thi nhau xây dựng phủ đệ ở Nhiệt Hà. Chỉ nói ngay ở chỗ Nghi Môn thứ hai thuộc phía Tây phố Lớn đã có một tòa lầu của Thường Vương phủ, ông Thường Vương này cũng là hoàng thân quốc thích. Thường Vương không con cái, nên nuôi một thằng cháu, tên gọi Thường Như ý. Năm đó Thường Như ý vừa tròn hai mươi tuổi. Thường Vương nuôi hy vọng rằng: Thằng cháu mình sẽ học văn, luyện võ để báo đáp quốc gia, cho nên thầy dạy văn, thầy dạy võ cứ hết người này lại đến người kia được mời tới. Nhưng Thường Như ý chẳng chịu học hành luyện tập gì hết, nên mười năm đèn sách chỉ lếu láo học được vài ba câu thơ phong tình, trích dẫn dăm ba câu tục tĩu, bởi tất cả thì giờ đều đổ vào việc hẹn hò với bọn bạn bè mèo hoang chó lạc, tụ ba uống rượu, rồi tán gái chim chuột hết. Thương Vương biết rằng mình khó có thể dạy dỗ được hắn, nhưng lại vì sĩ diện nên đã bỏ 1 vạn 8 nghìn lạng bạc chạy chọt mua được cho hắn một chân cử tử và ngay năm đó lại đúng vào dịp có khoa thi mùa thu ở kinh đô. Thường Như ý cũng muốn nhân dịp đó, đến kinh đô chơi bời một phen cho thỏa thích. Hắn nói với Thường Vương rằng hắn xin đi thi, Thường Vương cũng biết rằng hắn đi như thế chỉ là đi đú đởn chơi bời, nhưng như vậy nhà cửa lại được yên tĩnh ít bữa, nên ông đã cho hắn tiền, đem theo gia nhân lên kinh dự thi.
Ai ngờ, Thường Như ý lên kinh chưa đầy một tháng, mà đột nhiên có tin báo hỷ: Thường Như ý đã thi đậu Trạng nguyên. Thường Vương mới nghe đã cho rằng người báo tin chỉ là một tên lừa đảo, để lấy tiền thưởng cho nên một xu cũng không cho, mà còn sai người nhà tống cổ ra ngoài. Thế nhưng, trong mấy ngày liền, không những có những người liên tục tới báo hỷ, mà cả người của triều đinh cũng tới, và đem theo cả một tấm thiếp đại hồng, điều đó lại càng làm cho Thường Vương thêm mù mịt không hiểu đầu cuối ra sao.
Số là: sau khi Thường Như ý tới kinh kỳ, hắn đã đi chơi nhởn nhơ khắp các lầu Tần, quán Sở, sau đó, thì chè rượu, xem hát, cho đến đúng ngày vào thi, gia nhân mới đưa hắn vào trường thi. Chỉ một lát sau khi vào trường thi, các quan giám khảo đã phát đầu đề bài thi xuống, và yêu cầu thí sinh làm một bài văn bát cổ, với đề bài là: “Kế sách trị đời, nằm nơi đâu”.
Thường Như ý đâu có hiểu được thế nào văn bát cổ? Đến ngay cái đầu đề hắn cũng chẳng hiểu được nữa là, bởi có những chữ hắn còn chẳng đọc ra. Hắn thấy ba chữ cuối cùng là "nằm nơi đâu, rồi trong lúc lúng túng hắn chợt nghĩ ra một ý, hắn nghĩ tới những lúc chè chén hàng ngày trên chiếu lượn, vui cùng bạn bè, thường nói đùa rằng "ông say đâu phải say tại rượu, say tại nơi giữa núi sông". Đúng! Cứ trả lời họ rằng "nằm nơi giữa núi sông" là được chứ sao! Thế là hắn viết luôn câu đó xuống phía dưới đầu đề. Nhưng một tờ giấy to như thế, mà chỉ vẻn vẹn có mấy chữ ấy thì có vẻ ít quá, thế là thu hứng của hắn bốc lên, và tiếp đó hắn nghĩ tới việc làm một vài thơ giải thích mấy chữ “nằm nơi giữa núi sông” này. Bởi vì hắn sinh ra và lớn lên ở vùng Nhiệt Hà, nên đối với núi với sông ở Nhiệt Hà hắn rất thông thuộc, vì thế câu đầu tiên hắn viết:
Nhiệt Hà nhiều núi lạ
Câu thứ hai viết thế nào đây? Hắn lại nghĩ tới dưới nhân núi thường có những mạch nước nóng tuôn chảy thành suối. Thế là hắn tiếp tục viết:
Chân núi nước nóng tuôn
Cứ như thế hắn viết được luôn câu thứ ba và câu thứ tư:
Một vùng trời tinh tú
Nơi này sinh Thánh nhân
Hắn đem mấy câu thuận miệng tào lao này viết xuống dưới dòng: “nằm nơi giữa núi sông".
Hắn lập tức nộp quyển và cũng chẳng thèm để ý tin các thí sinh khác viết quyển ra làm sao. Hắn là người nộp quyển đầu tiên, và ra khỏi trường thi sớm nhất, rồi đi luôn một mạch tới lầu xanh ăn uống chơi bời.
Lại nói về, khi cuộc thi đã hoàn tất, các quan giám khảo xem qua các quyển một lượt, sau đó đưa cả đến chủ quan Chánh chủ khảo. Bạn có biết Chánh chủ khảo đại nhân năm đó là ai không? Đó chính là tên ngang ngược dối trên nạt dưới: Hòa Thân. Hòa Thân làm bộ ta đây ngồi trước một chiếc án lớn, trước hết là ra chỉ thị cho các quan Phó chủ khảo cùng các quan giám khảo, nói:
- Năm nay đức vạn tuế ra lệnh cho ta làm Chánh chủ khảo, cho nên ta nhất định phải tuyển chọn cho được những người có thực học chân tài, mới khỏi phụ lại ân điển của Thánh thượng.
Các quan giám khảo ai nấy đều biết Hòa Thân là một kẻ vô hạnh, thấy hắn lại khệnh khạng, tỏ vẻ ta đây, liền cố ý hỏi để bỉ hắn.
Một quan giám khảo hỏi:
- Xin Chánh chủ khảo đại nhân chỉ giáo không biết rằng trong văn chương năm nay, lấy nội dung gì làm tốí ưu?
Hòa Thân đâu rành chuyện thi cử! Hắn nghĩ thật lâu mà vẫn chẳng nghĩ ra nổi, rồi đột nhiên hắn thấy ở trung đường có treo một bức tranh sơn thủy, bèn nói:
- Hừ! Phải có núi, có sông... Hừ! Còn phải có cả người nữa.
Tất cả các quan giám khảo đều không nhịn được cười, nhưng lại chẳng ai dám cười thành tiếng, nên chỉ đành cúi đầu, ngậm miệng cười khùng khục trong cổ họng.
Hòa Thân thấy các quan chủ khảo đem hắn ra làm trò cười, trong lòng tức tối, quát lên:
- Cười cái gì? Cứ như thế mà làm Văn chương mà không có núi, có sông, có người, thì đừng có hòng mà đậu với đỗ.
Các quan giám khảo thấy Hòa Thân ngang ngược chuyên quvền như thế đều rất bục bội, nhưng không dám nói gì. Nên chỉ đành xem xét tra tìm cho ra bài văn thuộc loại hắn cần. Không ngờ tìm tòi mãi mà vẫn chẳng tìm ra được loại văn chương như thế. Có một vị giám khảo, cuối cùng đã tìm thấy trong đống quyển bị vút bỏ ngay từ đầu, bài thơ Đả Du (1) của Thường Như ý, rồi bằng hai tay trình lên.
- Hạ quan đã tìm khắp trong số các quyển thi, duy chỉ có bài thơ này là có núi, có sông, có người thôi.
Hòa Thân cầm quyển thi đó đọc. Hay! Thật đúng khẩu vị của hắn, liền nói rằng: Hay!
(1)Thơ Đả Du thường có nội dung và ngôn ngữ thông tục, hài hước, không nệ vần luật. Tương truyền do Trương Đả Du đời Đường đặt ra (N. D)
Một vị giám khảo cười cười hỏi:
- Ý Hòa đại nhân là cho anh cử tử này trúng tiến sĩ chứ?
Hòa Thân thấy trong lời nói đó của vị khảo quan có ý khinh mạn, trong lòng khó chịu, khịt khịt mũi, lắc đầu.
Lại có một quan giám khảo khác hỏi:
- Tôi xem nên cho anh cử tử này trúng đệ tam danh, làm Thám hoa vậy?
Một vị giám khảo bên cạnh đó, không nín nổi cười, nên uống một hớp trà để nén trận cười đó xuống, không ngờ nó lại bùng ra mạnh hơn vì nước trà lại chạy sang dưỡng khí quản, nên ”ục" một tiếng, rồi cả miếng nước bay tung ra ngoài. Các quan giám khảo khác vốn nín cười, nhưng nhân được cơ hội này, nên đều bật tất cả ra, và họ cười một cách vô cùng khoan khoái...
Hòa Thân biết rằng, tất cả các quan giám khảo đều là cười mình cả, trong lòng càng bực bội, khịt khịt mũi thật mạnh mấy cái, rồi lại tiếp tục lắc lắc đầu.
Lúc này có một quan giám khảo mặt đỏ, đứng dậy nói:
- Cứ theo như ý tứ của Hòa đại nhân, bài văn có núi, có sông có người thì duy chỉ có quyển này, cho nên theo tôi, nó có thể trúng đệ nhất danh, tức là Trạng nguyên đấy.
Thì ra, ba cái Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa là phải lên Thượng điện thí do đích thân Hoàng đế hỏi vấn đáp mới chọn ra, nhưng các quan giám khảo lại muốn đem quyển thi tồi nhất, kém nhất này nộp lên Hoàng thượng, để Hoàng thượng xem, chắc chắn Hòa Thân sẽ bị cách phạt nặng nề, mới giải tỏa được nỗi bực dọc, cáu kỉnh của các quan giám khảo, Hòa Thân đâu có hiểu được cái ý xỏ ngọt đó. Nhưng hắn cũng thấy rõ các quan giám hảo đang cười mũi hắn. Hắn nghĩ bụng: "Bọn bay khinh tao về thi cử chứ gì? Tao nói thế nào, thì sẽ là như thế”.
Nghĩ xong, hắn đập bàn đứng dậy nói:
- Được! Sẽ cho hắn trúng Trạng nguyên. Bay đâu! hãy tra xét quê hương bản quán của cử tử này!
Một lát sau đã được trình làng:
- Cháu ruột của Thường vương ở Nhiệt Hà, thuộc hàng hoàng thân quốc thích.
Hòa Thân vô cùng đắc ý nói:
- Xưa nay cái Trạng nguyên đều do người Giang Nam chiếm hết, nay người Mãn chúng ta cũng đã có Trạng Nguyên rồi. Ha! Ha! Ha...
Ngày mai đức vạn tuế sẽ cho điện thí, báo cho hắn biết, ngày mai vào thượng điện.
Ngày hôm sau, Hoàng đế Càn Long đích thân xem quyển tại điện Bảo Hòa. Hòa Thân trước hết sai người chép sạch lại quyển thi của Thường Như ý một lần, rồi mới đem trình đức vạn tuế, đồng thời nói rõ đây là hậu duệ của hoàng thân Thường Vương. Càn Long vừa nghe thấy một người hậu sinh của Hoàng tộc trúng Trạng Nguyên thì trong lòng đã rất lấy làm hoan hỉ. Càn Long cầm quyển thi lên đọc. Đầu đề là: "Kế sách trị đời nằm nơi đâu?". Đáp là: "Nằm nơi giữa núi sông". Vua Càn Long khen ngay:
- Tuy văn chương cụt ngủn, nhung đạo lý nằm trong đó lại vô cùng sâu sắc.
Rồi lại xem đến bài thơ Đả Du cơ dưới:
Nhiệt Hà nhiều núi lạ.
Càn Long lại nhớ tới núi non được gọi là "Thập đại danh thắng" ở Nhiệt Hà, bèn gật gật đầu.
Chân núi nước nóng tuôn,
Đó là nhũng suối nước nóng mà ngay từ bé Càn Long đã rất quen thuộc, nên lại khen:
- Khá!
Một vùng trời linh tú
Nơi này sinh Thánh nhân
“Thánh nhân" ở đấy chẳng phải nói về trẫm thì còn nói về ai nữa?
Xem xong, long nhan tươi rói. Bất chợt vua Càn Long thấy bài thơ còn chưa có tên, liền cầm lấy bút son viết lên trên bài thơ bốn chữ:
Văn minh phúc địa
Sau đó cho gọi Thường Như ý lên điện thí.
Cuộc thi vấn đáp này mới thực là lòi mặt chuột. Trong bụng Thường Như ý ngoài thịt rượu ra thì chẳng còn có gì cả nên Càn Long hỏi câu nào, hắn đều chẳng hiểu gì hết. Đến lúc này Càn Long mới biết là mình đã bị mắc hợm. Nhưng xưa nay Hoàng đế chưa từng biết nhận sai lầm bao giờ. Nên trước mặt quần thần, Càn Long vẫn giữ nguyên nét mặt nghiêm trang như thường lệ, để không cho ai nhìn thấy sai sót của mình, rồi cầm bút viết bốn chữ “văn minh phúc địa” thành chữ đại tự trên giấy vuông to, và giáng chỉ cho khắc trên vách đá của lầu Khôi Tinh ở Nhiệt Hà, rồi lại phong cho Thường Như ý hàm Ngũ phẩm, chờ ngày bổ dụng, chờ có nghĩa là không bao giờ dùng tới, nhưng hắn được hưởng bổng lộc của hàng Ngũ phẩm là xong.
Lại nói về việc, kể từ khi Nhiệt Hà có tên trong sử sách tới nay, chưa bao giờ có được một ông Trạng nguyên, nên toàn thành treo đèn kết hoa, rồi mời những người thợ khắc đã nổi tiếng, khắc bốn chữ ngự bút của chính tay Hoàng đế viết cho: "Văn minh phúc địa" trên lưng chừng vách núi lầu Khôi Tinh, rồi lại bỏ tiền ra trùng tu lầu Khôi Tinh ấy. Nhưng ngay trong đêm vừa hoàn công việc khắc đá, trời bỗng đột ngột khởi trận phong ba sấm sét. Ngày hôm sau, mọi người chạy ra xem thì thấy tả ngôi lầu Khôi Tinh cùng phòng ốc của nó đã biến mất sạch. Nhũng người hiếu kỳ lần tới tận nơi xem xét, thì thấy nửa trên lầu Khôi Tinh đã bị xét đánh tan tành, nát vụn. Những người già lão nói: Vì vị Khôi Tinh này mù mắt, đã chọn lầm Trạng nguyên, nên bị Trời trừng trị.
Việc ấy đã thành chuyện xôn xao, ầm ĩ khắp thành.
Lại nói về việc Lưu Dung khỉ nghe được chuyện ấy, trong lòng cũng vô cùng buồn bã. Nghĩ bụng: “Vua Càn Long nếu cứ để Hòa Thân lộng hành, chuyên quyền mãi như thế, rồi chẳng mấy lúc mà trở thành kẻ đầu têu!”
Nhưng lại nghĩ tiếp rằng:
“Nếu trực tiếp can gián Càn Long, chắc chắn Càn Long cũng chẳng nghe nào".
Cho nên suốt ngày u uất, rầu rĩ.
Vào buổi chầu sáng hôm đó, Hoàng đế có chỉ:
“Ngày mai Hoàng đế sẽ ngự giá đi săn kỳ mùa thu trong từng Mộc Lan ở Thừa Đức. Hòa Thân tùy giá, Lưu Dung ở nhà coi giữ kinh thành. Khâm thử".
Tuyên chỉ xong. Tất cả các đại thần đều lui về. Lúc đó Lưu Dung nhìn thấy Cửu Vương ái Tân Giác La Vĩnh Nghi đang đi tới, Lưu Dung liền dừng chân, nán lại chờ.
Nói đến Cửu Vương Vĩnh Nghi cần phải nói ngay rằng: ông là chú họ xa của Càn long, nhưng về tuổi tác mà nói, ông chỉ hơn Càn Long có ba tuổi, ông thuộc chi phái Doãn Trinh, võ nghệ cực giỏi, ông đã đánh nhiều trận to nhỏ ở Kim Xuyên, theo tiên đế Khang Hy, đều có những công trạng hiển hách. Nhưng kể từ khi Càn Long kế vị tới nay, đối xử với chi phái này lại vô cùng giữ kẽ, khách khí. Nay thấy Hoàng thượng lại đi săn ở rừng Mộc Lan theo quy định của các triều vua trước. Nhưng ông đã nhận ra rằng, thời gian đức vạn tuế đi nghỉ mát ở vùng nghỉ sơn trang càng ngày càng dài hơn...
Lưu Dung hỏi:
- Ngài thấy phải thế nào?
Cửu vương lắc đầu như một chiếc trống bổi:
- Ông còn không biết sao, chính là do ở...
Lưu Dung biết rằng đó là do Hương Phi, nhưng lại sợ Cửu Vương quá lời, mà gọi là "cái con mẹ Hương Phi", rồi bị một tên Thái giám nào đó, hoặc một vị đại thần nào đó nghe thấy, thì thật là rầy rà to, nên vội vã cắt ngang nói:
- Tôi rõ rồi, tôi rõ rồi.
Cửu Vương cũng vội nói:
- Lưu đại nhân, ông là người túc trí đa mưu, ông phải nghĩ ra một cách nào đấy để khuyên can Hoàng thượng chứ. Hơn thế, lại còn cái chuyện chọn Trạng nguyên năm nay thật đúng là mất mặt cả hai chúng mình.
Lưu Dung trầm ngâm, không nói gì.
Đột nhiên, Lưu Dung trông thấy Hòa Thân đang bậm bách đi về phía này, ông bèn bẻ ngay sang chuyện khác, nói:
- Thưa Cửu Vương, nghe nói trong nhà ngài có cái món: “đậu phụ ba mươi lạng", nổi tiếng khắp 9 quận thành phải không ạ?
Cửu Vương cũng rất nhanh trí, biết rằng có người đang đi tới, nên chuyện nói thẳng là không tiện nói, nghĩ rằng chắc là Hòa Thân, và đúng là Hòa Thân thật, bèn nói:
- Nếu không có việc gì bận, tối mai xin mời ngài tới tệ xá tôi sẽ mời ngài nếm thử, món đậu phụ ba mươi lạng, ngài thấy thế nào?
Lưu Dung đâu có thể từ chối lời mời ấy được, nên nói: vậy thì xin được làm phiền, và tối mai gặp lại.
Nói xong, Lưu Dung quay người đi luôn, vừa lúc đó Hòa Thân cũng đi tới cạnh hai người. Cửu Vương thấy Lưu Dung đã đi, cũng quay người đi nốt. Cuối cùng chỉ còn lại mỗi một mình Hòa Thân lẻ loi đơn độc đứng trơ ra đó, miệng phồng phồng tẹt tẹt, không biết làm gì.
Buổi tối Lưu Dung ngồi đọc thơ ở sân. Lâm đại gia cũng ngồi cạnh đó thêu thùa, Kỷ Hà cũng liên tục làm công kia việc nọ không ngơi tay. Văn Thừa lấy một cái ghế ngồi bên dưới Lưu Dung, nghe Lưu Dung ngâm thơ.
Tưởng Kỳ cầm một miếng vải lau lau con dao đeo lưng của mình.
Họ nghe Lưu Dung đọc:
Chữ "ngân" năn nỉ, chữ "tâm" sang
Anh hùng mạt lộ có bền gan?
Ta đến, bốn bề hoang vắng cả.
Muốn hái thiên hoa lập lễ đàn
Văn Thừa lắng nghe mà như hiểu như không, thỉnh thoảng lại còn gật đầu, tỏ ý tán thưởng.
Lưu Dung lại đọc:
Nhớ nguyệt thương mây luống uổng công
Có vạn kim đâm tận đáy lòng,
Những muốn vén mây xin chày ngọc
Còn chờ thánh giá, lắc chuông vàng
Đọc đến đây, Lưu Dung bất chợt dừng lại, rồi lại đọc thầm một lần nữa. Ông đắm chìm vào trong sự trầm tư.
Một lúc thật lâu sau, Lưu Dung bất chợt hỏi:
- Văn Thừa này, ngày mai lúc nào đến nhà Cửu Vuơng?
- Ngày mai, khi nào chuẩn bị xong xuôi, Cửu Vương sẽ cho người tới mời.
Lưu Dung lại trầm ngâm một lát, rồi nói một mình:
- Cần gì phải đợi mời nữa nhỉ!
Buổi chiều ngày hôm sau, khi mặt trời vừa xế về Tây, người gác cửa đã vào báo, Cửu Vương sai người tới mời Lưu Dung. Lưu Dung bèn lên một chiếc kiệu nhỏ mang theo Văn Thừa và Tưởng Kỳ, cùng đi.
Đến Cửu Vương phủ, kiệu đỗ lại. Tưởng Kỳ vén rèm kiệu, Lưu Dung mới đi được mấy bước, đã nhìn thấy Cửu Vương đứng đón sẵn trên bậc thềm cao. Lưu Dung vội vã bước nhanh mấy bước, đến trước mặt Cửu Vương Vĩnh Nghi, cúi thật thấp, vái một vái, rồi nói:
- Phải để Cửu Vương ra tận ngoài cửa chờ đón thế này, Lưu Dung tôi thực không dám!
Cửu Vương Vĩnh Nghi nói oang oang:
- Khách khí cái gì vậy. Tôi đợi ông lâu lắm rồi đấy.
Hai người sánh vai nhau đi vào trong Vương phủ.
Hai người tự cởi áo ngoài ngồi vào bàn, và chỉ có hai mái đầu xanh bạc uống trà, uống rượu với nhau dưới hiên nhà.
Cửu Vương nói:
- Tôi chuẩn bị vò rượu gì để khoản đãi ông, ông thử đoán xem?
Lưu Dung cười hà hà nói:
- Nhất định phải là rượu quý lâu năm của Vương phủ rồi...
Vĩnh Nghi mạnh mẽ lắc đầu nói:
- Không! Không phải!
Lưu Dung lại nói.
- Thế chắc phải là mỹ tửu trong cung, do Thánh thượng ban cho.
Cửu Vương Vĩnh Nghi lại mạnh mẽ lắc đầu nói:
- Lại sai rồi! Lại sai rồi!
Lưu Dung nói:
- Lưu Dung này xin chịu.
- Tôi nói ông biết nhé, đây là rượu cao lương thượng hảo hạng, mà tôi sai người mang từ Cát Lâm về. Gọi là “Cao lương hồng”. Ông nếm thử xem, ông Lưu Dung của tôi.
Lưu Dung nhấp một chút, ngẫm nghĩ, thưởng thức, rồi nói:
- Hảo tửu, hảo tửu, thơm, êm, đậm...
Cửu Vương nghe vậy thấy trong lòng vui như nở hoa:
- Cái thứ rượu ngang ở nhà quê này, xin chớ có coi thường nó...
Nói xong, hai người bắt đầu chén nọ cốc kia, uống tràn.
Sau ba tuần rượu, với đủ năm mùi đồ nhắm… xem ra Cửu Vương cũng đã hơi quá chén rồi, mặt đã đỏ tung bừng, và miệng cũng đã ríu lại. Lưu Dung biết rằng Cửu Vương mời tới đây, chính là để bàn việc triều chính, nhưng ông vẫn không gấp gáp bước vào chuyện chính, vì thế, Lưu Dung tự chuyển chuyện sang việc khác:
- Thưa Cửu Vương, cái món "đậu phụ ba mươi lạng" của ngài đâu? Tôi đến đây chính là vì cái món đó đấy...
Câu nói này, ông cất cao giọng, nói to hơn, cốt để cho kẻ hầu ngươi hạ đều nghe thấy.
Cửu Vương tập túc gọi:
- Mang đậu phụ lên!
Một người đầu bếp, bưng ngay lên một bát đậu phụ giống y như vẫn thấy, xem ra quá đỗi bình thường. Nhưng khi Lưu Dung đưa đũa ra gắp, miếng đậu phụ hai lớp trong ngoài, vừa bùi lại vừa ngậy, hình như không có gì là thể so sánh nổi với sự thơm ngon tươi mát của nó nên cứ gật gù liên tiếp. Chỉ một lát sau, cả một bát đậu phụ, đã bị Lưu Dung ăn sạch. Cửu vương thấy bát đậu phụ đã hết nhẵn, không nén nổi niềm vui nên đã bật cười rất sảng khoái. Lưu Dung hỏi:
- Thưa Cửu Vương, tại sao lại gọi là "đậu phụ ba mươi lạng”?
Cửu Vương Vĩnh Nghi liền nói:
- Nếu ông chưa biết, tôi xin nói ông nghe:
Khi ông nội tôi đảm nhận chức Đô thống ở Thừa Đức, ông có một người đầu bếp rất nổi tiếng tên gọi là Đỗ Cương. Khi đó ông này hơn năm mươi tuổi, ngay từ nhỏ đã đi theo thầy, học nấu bếp, ông lại là người thông minh, hiếu học, nên chẳng bao lâu sau, các món như xào, hấp, rán, nấu, quay, nướng, ninh đều rất tinh thông, hơn hẳn mọi người. Vẫn với thứ nguyên liệu đó, mà qua tay ông, món ăn sẽ hoàn toàn khác với những người đầu bếp khác, không những màu sắc ngon mắt, mà mùi vị, thì khỏi phải nói. Thực khách chỉ cần nếm một miếng, cứ gọi là suốt đời không quên nổi, chính vì nghề nghiệp giỏi như vậy, nên được ông nội tôi rất quí trọng.
Có một năm vào mùa hè, có một vị đại quan viên từ kinh thành tới Thừa Đúc duyệt binh. Ông nội tôi, đã đặt tiệc mời, gọi là chén rượu tẩy trần thết đãi vị đại quan viên kia, và cũng là để cho vị đại quan viên ở trong kinh kia thưởng thức nhũng món mỹ vị của dân tộc Mãn, ông nội tôi đã cho mời bốn mươi người đầu bếp nổi tiếng nhất ở Thừa Đức, và ra lệnh cho mỗi người đầu bếp phải làm một món ăn ngon nhất của mình. Ông nội tôi gọi Đỗ Cương tới và bảo:
- Hôm nay anh cũng không được ngoại lệ, phải làm một món ăn thật ngon, cho khách thưởng thức.
Đỗ Cương gật đầu xin vâng.
Đỗ Cương vừa đi xuống bếp vừa nghĩ, vị đại quan viên này chắc chắn là đã ăn đủ các món sơn hào hải vị rồi, và những đầu bếp danh tiếng bên cạnh ông ta chắc hẳn cũng không thiếu, mỗi người trong bọn họ, có tài tuyệt chiêu gì mình đâu có biết được, song tất cả các món ăn ngon đều đã được ghi chép đầy đủ trong các sách dạy nấu bếp kia rồi. Vậy ta phải làm món gì đây? Nghĩ đi nghĩ lại, ông dứt khoát không làm món ăn bằng các loài chim bẫy thú chạy, và cũng không chọn nhũng món ăn quý giá đắt tiền, mình sẽ làm một món ăn bằng thứ đậu phụ bình thường, để ông ta nếm thử xem sao. Đỗ Cương về bếp, lấy mấy bìa đậu phụ ra, và để hết tâm trí vào việc chế biến nó.
Sau khi bữa tiệc bắt đầu, từng món, từng món được bưng lên, vị đại quan viên kia lần lượt thưởng thức tùng món một. Cuối cùng, ông ta thấy bưng lên một bát đậu phụ nóng hổi, còn đang bốc hơi nghi ngút, nhưng ông ta đảm thấy bình thường quá mức. Khi ông cúi đầu xuống xem xét, ông ta thấy quả thực món đậu phụ này không giống món đậu phụ bình thường, món đậu phụ tươi trắng nõn nà, bên trong lại có nhũng khe ổ nho nhỏ, trông sống như đậu phụ đông. Ông ta đưa đũa ra, gắp một miếng đưa vào miệng nếm thử, ông ta vô cùng kinh ngạc. Miếng đậu phụ không những béo bùi thơm mát, mà lại có vị riêng, mà vị của nó còn ngon hơn cả vị thịt thiên nga. Ông ta ăn liền mấy miếng nữa, rồi không ngớt lời khen, hỏi ông nội tôi rằng, cái món này là do người đầu bếp nào chế biến? Ông nội tôi nói: đó là Đỗ Cương, đầu bếp của tệ xá...
Vị đại quan viên kia, vui vẻ gọi ngay người tuỳ tùng, nói: "Hãy thưởng cho người đầu bếp này ba mươi lạng bạc". Không ai có thể ngờ rằng Đỗ Cương chỉ với mấy miếng đậu, mà lại có thể chế biến ra được một món ăn ngon đến thế, và đã được thưởng tới ba mươi lạng bạc.
Chuyện này lan ra. Mọi người bèn gọi luôn món đó là: “Món đậu phụ ba mươi lạng".
Lưu Dung nghe xong, gật đầu lia lịa.
Cửu Vương Vĩnh Nghi tiếp tục nói:
- Người đầu bếp hiện nay, tên là Đỗ Nghĩa, và chính là con trai của Đỗ Cương.
Lưu Dung nghe xong, chợt như hiểu ra được một điều.
Ông bèn gọi
- Văn Thừa!
Văn Thừa vẫn đứng hầu ở bên dưới, nghe tiếng Lưu Dung gọi bèn lên tiếng thưa:
- Dạ có!
Lưu Dung nói:
- Gói ba mươi lạng bạc, đem biếu Đỗ Nghĩa.
Cửu Vương nghe nói vậy vội cản:
- Sao lại thế. Sao lại thế.
Lưu Dung nói:
Món quà nhỏ, món quà nhỏ.
Cửu vương vui mừng, như hoa càng nở thêm trong bụng nói vội:
- Gọi Đỗ Nghĩa lên cảm ơn Lưu đại nhân khen thưởng.
Một lát sau Đỗ Nghĩa xách túi bạc, bước vào, vừa vào khỏi cửa đã nói:
- Cảm tạ Luu đại nhân đã khen thưởng.
Lưu Dung cười nói:
- Thôi khỏi phải ơn huệ, hãy hầu hạ cho tốt trong vương phủ nhà anh.
Đỗ Nghĩa thưa vâng, rồi lui xuống.
Cửu Vương rất vui, gật đầu tán thưởng.
Hai người còn nói thêm chuyện trời chuyện đất một lúc nữa.
Rồi Cửu Vương đột ngột nói:
- Lưu Dung ơi, tôi với ông nói chuyện đúng đắn thôi. Cái tên Hòa Thân càng ngày càng chẳng ra làm sao hết. Cái năm kia hắn đã ngang nhiên chiếm đoạt cung nữ trong cung, ông có biết chuyện đó không?
Lưu Dung nghe xong, lặng đi, nói:
- Tôi đâu có biết.
Cửu Vương nói: Tôi tính rằng, chắc là ông không biết. Mà chẳng phải nói ông, ngay đến cả Hoàng thượng đâu cũng có biết gì!
Sau đó, Cửu Vương đem chuyện Hòa Thân chiếm đoạt cung nữ Tuyết Hương và Chu Liên về nhà gian dâm mà ông đã nghe được, nói lại cho Lưu Dung nghe.
Lưu Dung không tin nói:
- Làm sao nghe biết?
Cửu Vương nói:
- Thượng Nghĩa trưởng ban cảnh vệ của tôi nói vậy. Ông cứ tin đi, không sai được đâu. Tôi cũng đã tùng dò hỏi. Việc Tuyết xương và Chu Liên xuất cung là điều chính xác tới ngàn vạn lần.
Lưu Dung trầm tư suy nghĩ một lát rồi nói:
- Đây là chuyện riêng trong nhà của hoàng thượng, cứ coi là chuyện có thật đi, nhưng nếu nói vung ra, thì mặt nhà vua cũng chẳng ra thế nào. Hơn nữa nếu nói năng không cẩn thận, nhà vua sẽ hỏi tội chúng ta đấy.
Cửu Vương nói:
- Ông nói chí lý. Nhưng triều đình mà cứ để cho Hòa Thân tiếp tục lộng hành như thế, thì mất nước là cái chắc.
Lưu Dung nghe tới hay chữ "mất nước", vội vàng ngăn ngay lại. Cửu Vương cũng cảm thấy đã lỡ lời. Liền nói:
- Đắc tội đắc tội!
Lưu Dung nói một cách nghiêm trang:
- Thưa Cửu Vương, việc Hòa Thân chiếm đoạt cung nữ, dù thật dù giả thế nào cũng chớ có truy cứu làm gì. Giả dụ nó là thực, thì việc trị tội Hòa Thân cũng chỉ là việc nhỏ mà làm sao bảo toàn được danh dự của hậu cung mới là việc lớn.
Cửu vương luôn luôn công nhận là phải.
Lưu Dung tiếp tục nói:
- Tôi nghe nói, thân thích của Hòa Thân ở Sơn Đông, cũng làm những chuyện không ra làm sao trong vùng đất ấy, cho nên tốt nhất là làm sao đưa Hoàng thượng đi Sơn Đông vi hành một chuyến, chắc sẽ dần dần nhận ra bộ mặt thật của Hòa Thân.
Cửu Vương Vĩnh Nghi hỏi thêm:
- Làm sao để vạn tuế chịu đi?
Lưu Dung đáp:
- Tôi có một kế.
Cửu Vương vội nghênh tai lên:
- Nói đi!
Lụn Dung hỏi lại:
- Có phải là năm kia đã xây chùa cho Hương Phi ở thừa Đức không?
Cửu Vương đáp:
- Đúng vậy.
Sau đó Lưu Dung đem hết cả mưu kế của mình nói ra, đồng thời còn nói cả việc cần làm, cần làm như thế nào. Cửu Vương không giấu nỗi niềm vui nên luôn vỗ tay và reo lên:
- Lưu Dung ơi là Lưu Dung. Bây giờ tôi mới biết được sự lợi hại của cái ông Lưu Gù đấy.
Nói xong, hai người cùng cả cười.
Cửu Vương còn hứa một cách đanh thép rằng:
- Yên tâm đi, nhỡ có xảy ra việc gì đã có tôi bảo đảm.
Lưu Dung nói:
- Cảm ơn Cửu Vương.
Hơn một tháng sau, Càn Long mới đưa Hương Phi từ Nhiệt Hà hồi loan. Lần này, vua Càn Long được thêm Hòa Thân nịnh bợ, cung phụng nên chơi bời thật thỏa mãn, sung sướng hết mình. Sáng lên thiết triều, tinh thần Càn Long rất phấn chấn, mặt rồng tươi rói, ngời ngợi.
Càn Long bắt đầu nói:
- Chư vị ái khanh, ai có sớ thì tâu trình.
Lưu Dung và Cửu Vương thoáng nhìn nhau, Cửu Vương nhay nháy mắt, có ý thúc giục Lưu Dung tâu lên.
Lưu Dung nói:
- Khai bẩm đức vạn tuế, thần có lần, mặc thường dân, đi xem xét dân tình, được biết, có người ăn trộm đồ vật trong lăng mộ đời Minh, vậy người này đáng tội gì?
Càn Long chợt nghe đã đập “chát” xuống long án, nói:
- Quả thật là to gan, theo luật, đáng chém.
Lưu Dung lại hỏi tiếp:
- Người dung túng cho kẻ trộm cắp kia, thì khép vào tội gì?
Vua Càn Long nghiêm khắc đáp:
- Người dung túng kẻ có tội, phải xung quân, đầy đi xa.
Lưu Dung nghe xong, lại nói:
- Vậy thần xin tâu trình mọi việc cho thật rõ ràng.
Vua Càn Long nói tiếp vào:
- Cứ tâu trình cho minh bạch, trẫm nghe.
Lưu Dung vuốt ve chỉnh đốn lại áo quần, rất điềm tĩnh, thư thả nói:
- Sự việc xảy ra vào năm Càn Long thứ hai mươi bốn. Năm đó Thánh thượng cần xây dựng một ngôi chùa ở Thừa Đức cho Hương Phi mới được tuyển vào cung. Xin được hỏi: Việc này có không?
Vua Càn Long, nghe xong, hơi lặng đi một lát, rồi nói:
- Có!
- Sau khi chùa Hương Phi đã xây dụng xong. Nhưng tìm mãi không ra loại gỗ nam mộc chỉ vàng để làm bàn thờ, khiến tất cả cung đình, từ trên xuống dưới đều rất buồn phiền. Thưa Hoàng thượng việc đó có không?
Càn Long chỉ ừ khẽ một tiếng, rồi trong bụng bắt đầu phân vân nghi ngờ.
- Quan viên phụ trách đốc thúc xây dựng chùa Hương Phi không có biện pháp nào để thực hiện việc này, nên đã bị Thánh thượng quở mắng một trận. Thánh chỉ viết lời vàng ngọc của đức vạn tuế rằng: "Đồ bỏ, cả lũ đồ bỏ. Lẽ nào trong Đại Thanh quốc, rộng lớn của ta, lại không làm ra được một mảnh gỗ đóng bàn thờ sao. Các người hãy đi tìm cho ra. Bằng cách thức nào, trẫm cũng cho phép các người được tùy tiện". Xin hỏi: Những điều đó có thật không?
Lưu Dung không kịp để Càn Long trả lời, đã nói tiếp:
- Loại gỗ nam mộc chỉ vàng này chỉ ở trong núi sâu của tỉnh Vân Nam mới có. Đi về một lượt, rồi lại còn phải vận chuyển, ít nhất cũng phải mất một năm. Nguyên chỉ một việc đức vạn tuế sai thần đi lấy bản vẽ ở chỗ Y Lê, thì thời gian cho quan đốc thúc xây dựng đi tìm gỗ tham mộc chỉ vàng mà lại chỉ có mấy ngày. Khiến cho quan đốc thúc không xoay xở được, nên đành phải nghĩ tới gỗ nam mộc chỉ vàng nằm trong lăng nhà Minh. Và chính trong lúc đó, trong Thánh chỉ của đức vạn tuế lại nói rõ: "Các người hãy đi tìm cho ra. Bằng cách thức nào, trẫm cũng cho phép các người được tùy tiện.” Nay xin nói về Sùng Trung Hoàng đế đời vua cuối cùng của triều đại nhà Minh...
Lưu Dung hắng lại giọng, còn bách quan lại im lặng như tờ, Hòa Thân thì luống cuống lúc nhìn trộm đức vạn tuế, lúc nhìn trộm Lưu Dung. Bởi cái việc nào lăng mộ hoàng đế Sùng Trinh ăn cắp gỗ nam mộc chỉ vàng chính là mưu mô của lão, và chính lão bày đặt xúi giục quan đốc thúc xây dựng. Bởi quan đốc thúc xây dụng đã từng đi tìm Hòa Thân, nói đến việc không có gỗ nam mộc chỉ vàng.
Chính Hòa Thân đã nói:
- Trong lăng mộ triều Minh chẳng có là gì đấy?
Quan đốc thúc nói:
- Nhưng ai dám lấy dùng?
Hòa Thân đáp:
- Nhưng dùng thì ai biết? Hơn nữa lại dùng vào việc xây dựng chùa Hương Phi của đức vạn tuế, nên dù có biết, cũng chẳng trách móc ông được.
Việc này Lưu Dung đâu biết được? Còn vua Càn Long thì dứt khoát là không biết rồi. Vậy mà tại sao Lưu Dung lại biết và đem nói toang ra ở đây, chắc chắn rằng nhà vua sẽ hỏi tội rồi...
Nghĩ tới đó, Hòa Thân sợ đến đổ mồ hôi hột, "lộp bộp, lộp bộp" rơi xuống đất.
Tất cả văn võ bá quan trong triều, chỉ có mỗi một mình Cửu Vương Vĩnh Nghi là lim dim cặp mắt, giống chư người nghe kịch hát, rất thú vị. Ông đã nghĩ kỹ rồi, nếu như Hoàng thượng luận tội Lưu Dung, ông sẽ đúng ra xin bảo lãnh. Nghĩ tới đó, quyết tâm của ông càng được củng cố hơn. Ông tiếp tục nghe Lưu Dung nói:
- Sùng Trinh hoàng đế là đời vua cuối cùng của triều đại nhà Minh, quên ơn đất nước, nhưng không phải là một hôn quân. Khi đứng bên bờ vực của sự mất nước Sùng Trinh đã từng viết huyết thư, để tự trách cứ mình. Thư viết: "Trẫm để mất thiên hạ, là do văn quan bất hợp tâm, võ quan bất dụng mệnh, nên mới dẫn tới nông nỗi này. Văn võ có thể giết, bách tính không thể giết được”...
Rồi lại viết: "Trẫm chết mà chẳng còn mặt mũi nào để đi gặp Tổ tông dưới cửu tuyền, hãy lột vương miện của trẫm đi, lấy tóc che mặt, cứ để cho quân giặc băm vằm xác trẫm thành trăm nghìn mảnh, nhưng đừng làm tổn thương tới muôn dân".
Quân giặc nói tới ở đây tức là Lý Tự Thành. Kể từ khi quốc triều ta được xây dụng tới nay, ân đức sâu dày, tràn lan bốn biển. Đánh đuổi được giặc dữ Lý Tự Thành, đem trả lại cho trăm họ an ninh hạnh thái, dựng lại cán cân xã tắc. Đồng thời, trong mười hai lăng mộ đời Minh, cho xây thêm một lăng mộ nữa, để hậu táng Hoàng đế Sùng Trinh, gọi là Tư Lăng. Lăng này được xây dụng, chỉ vì một chiếc bàn thờ, đã dám đương nhiên khai quật một lăng mộ do chính triều ta xây dựng để ăn cắp gỗ nam mộc chỉ vàng. Kính thưa đức vạn tuế, xin Ngài nói cho biết, tội này là của ai đây?
Vua Càn Long nghe bài tấu miệng, gọn gàng, mạch lạc, đâu ra đấy, chỉ còn biết câm mồm tắc họng. Các quan văn võ đầy triều đều toát mồ hôi sợ thay cho Lưu Dung.
Rất lâu, rất lâu sau, vua Càn Long mới từ từ phán ra được một câu:
- Tội ở mình trẫm, không phải tội của bách quan.
Hòa Thân nghe vậy, thấy tình thế nguy ngập, vội nói:
- Lời nói của đức vạn tuế vẫn là lời nói của cả đất nước, lời nói đó là luật pháp, miệng vàng lời ngọc, đó là cái lý của mọi lý lẽ.
Vua Càn Long nghe xong, thư thả đáp:
- Vương tôn phạm lỗi, tội cũng như dân!
Ngay lập túc Lưu Dung cất cao giọng, tạ ơn:
- Hoàng thượng của chúng ta vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
Cửu Vương cũng vui mừng ra mặt. Nghĩ bụng:
“Ông Hoàng thượng này vẫn còn chưa đến nỗi hồ đồ!"
Càn Long hỏi:
- Lưu ái khanh, ngươi định xử trẫm ra sao đây?
Lưu Dung đáp:
- Vừa rồi đức vạn tuế đã nói rõ: “Người dung túng kẻ có tội, phải xung quân, đầy đi xa!"
Nói xong, Lưu Dung rút từ trong ngực áo ra một sợi dây truyền, hai tay nâng lên...
Vua Càn Long vội hỏi:
- Ái khanh, cái này là cái gì vậy?
Lưu Dung đáp:
- Đây là cái gông của đức vạn tuế.
Càn Long nói với Thái giám trưởng:
- Trình lên đây.
Lưu Dung lại rút ra một đôi vòng bạc.
Vua Càn Long hỏi:
- Đôi vòng này dùng làm gì?
Lưu Dung đáp:
- Đôi vòng này là đôi xiềng tay của đức vạn tuế.
Còn Long hiểu ý, gật gật đầu. Không thể không làm ra vẻ vui lòng phấn khởi nói với quần thần:
- Liệt vị ái khanh, đều cần phải giống như Lưu Dung vậy, đã dám chính diện chỉ trích những sai lầm của quả nhân. Lưu Dung, khi nào người bắt trẫm phải xung quân phát phối, trẫm sẽ theo người đi.
Nói xong rời khói long án.
Thái giám trợn mắt, hô to:
- Bãi chầu.
Lưu gù quá sợ hãi, nên chưa nghe hết lời đã đùng đùng bỏ chạy. Cửu Vương chạy tới, nắm lấy Lưu Dung, nói:
- Mặc! Sợ gì!