Nếu bạn không đủ sức để chịu thua, bạn cũng sẽ không đủ sức để chiến thắng.

Walter Reuther

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: Hard Choices
Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3044 / 90
Cập nhật: 2016-06-04 21:09:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22: Việc Làm Và Năng Lượng: Sân Chơi Bình Đẳng
lgeria là một trong số quốc gia đầy mâu thuẫn buộc Hoa Kỳ phải biết cân bằng giữa lợi ích và giá trị Mỹ. Quốc gia này là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống al Qaeda và là một lực lượng ổn định đầy tiềm năng ở Bắc Phi trong khi Libya, Mali rơi vào hỗn loạn. Nhưng nó nằm trong danh sách các nước rất yếu kém về nhân quyền và mối quan hệ kinh tế khép kín.
Chúng tôi tiếp cận cả hai, tuy cần hợp tác an ninh nhưng Hoa kỳ tìm cách khuyến khích họ cải thiện về nhân quyền và cởi mở nền kinh tế Algeria hơn nữa. Khi chính phủ (Algeria) quyết định mời nhà thầu nước ngoài xây dựng nhà máy điện và hiện đại hóa ngành năng lượng, tôi nhận thấy đây là cơ hội thúc đẩy sự thịnh vượng của Algeria và giành cơ hội này cho các doanh nghiệp Mỹ. Tổng công ty General Electric (GE) đã cạnh tranh gói thầu hơn 2 tỷ rưỡi Mỹ kim. Tôi biết các tập đoàn Mỹ không thích những hợp đồng mang tính rủi ro hoặc ở một thị trường đầy thách thức, trong khi các công ty châu Á, châu Âu vớ được những hợp đồng béo bở kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Các công ty quốc doanh hoặc được nhà nước bảo trợ thường gây nhiều khó khăn (cho chúng ta) vì họ đưa ra những luật riêng với khu vực có nguồn tài nguyên khổng lồ, họ chẳng quan tâm việc vi phạm chuẩn mực quốc tế về hối lộ và tham nhũng. Vì tốc độ tăng trưởng trong nước Mỹ còn quá thấp, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, chúng ta không có điều kiện tìm kiếm những cơ hội tốt để lựa chọn hoặc sự cạnh tranh thiếu công bằng. Vì thế động thái cạnh tranh của General Electric ở Algeria là bước đi táo bạo của tập đoàn hàng đầu của Mỹ mang lợi ích kinh tế trong nước và lợi ích chiến lược ở Bắc Phi.
Tháng 10-2012, tôi trở lại Algeria yêu cầu chính phủ tiếp tục cải cách chính trị, mở rộng hợp tác an ninh ở Mali và xem xét các thỏa thuận của General Electric. Tổng thống Abdelaziz Bouteflika đón tôi trên thảm đỏ bên ngoài Cung điện Mouradia, biệt thự màu trắng trải dài với những mái vòm theo lối kiến trúc Ma-rốc. Phía sau ông, hàng kỵ binh Algeria nghiêm trang trong quân phục truyền thống, áo chẽn đỏ, quần màu xanh lá mạ. Tôi đi sau ông, vị Tổng thống 75 tuổi, qua đội quân danh dự vào cung điện, chúng tôi gặp gỡ, trao đổi trong ba tiếng đồng hồ về nhiều vấn đề khó khăn, từ ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sự đe dọa của al Qaeda. Tôi cũng hỏi về GE, Algeria lạc quan cho rằng công ty sẽ được đấu thầu công bằng để giành hợp đồng.
Chưa đầy một năm sau, GE giành được hợp đồng, giúp xây dựng sáu nhà máy điện chạy bằng khí đốt, dự kiến sẽ tăng công xuất điện lên đến 70%. Trong vài năm tới, GE cũng sẽ xây dựng nhà máy điện và tua bin khổng lồ ở Schenectady, New York và Greenville, South Carolina hỗ trợ hàng ngàn công việc trong công xưởng. Đại diện công đoàn cơ sở ở Schenectary phát biểu trên tờ Time Union, “Điều này cho thấy đất nước chúng ta vẫn là vị trí số một trên thế giới trong sản xuất năng lượng”. Với tôi, nó còn tái khẳng định cái nhìn sâu sắc hướng đi của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong bốn năm qua: Vì vấn đề năng lượng và kinh tế ngày càng trở thành trung tâm của chiến lược đầy thách thức và cũng là trọng tâm của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.
Khi trở thành Ngoại trưởng năm 2009, tôi tập trung vào hai vấn đề lớn về kinh tế toàn cầu: Liệu chúng ta có thể duy trì và tạo thêm công ăn việc làm trong nước, đồng thời tăng tốc độ phục hồi kinh tế bằng cách mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu? Chúng ta có nên để mặc cho Trung Quốc và một số nước có thị trường khá khép kín tiếp tục đưa ra những quy tắc mới trong nền kinh tế toàn cầu theo cách bất lợi cho công nhân và các công ty của chúng ta không? Câu trả lời còn phải trải qua chặng đường dài hướng tới việc xác định, liệu Mỹ có thể tiếp tục dẫn đầu kinh tế thế giới và khôi phục sự thịnh vượng của nhân dân trong nước hay không?
Theo thông lệ, thương mại, năng lượng và kinh tế thế giới không thuộc chức năng của Ngoại trưởng. Tuy chúng ta có Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và Bộ Thương Mại, Bộ Năng Lượng và Tổng trưởng Ngân khố, nhưng vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các bộ này khó xử lý. Điều này thể hiện rõ sức mạnh kinh tế và sự lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ nằm trong chiến lược ngoại giao, vì thế không thể thiếu sự hoạt động tương hỗ lẫn nhau của các Bộ - ngành.
Những nỗ lực này chúng tôi gọi là “nghệ thuật quản lý kinh tế”, kêu gọi các nhà ngoại giao trên toàn thế giới đặt điều kiện này ở cấp ưu đãi. Chúng ta có các cơ sở ngoại giao ở hơn 270 thành phố trên thế giới, rất nhiều cơ sở có quan chức kinh tế thường trú tại đó. Tôi muốn sử dụng nguồn quan chức này để tạo cơ hội mới cho sự thịnh vượng và phát triển chung. Trong bốn năm tới, chúng ta sẽ đứng ra bảo hộ mậu dịch và bảo hộ thương mại, vì nó giữ vai trò quan trọng cho các công ty và người lao động Mỹ, thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Hoa Kỳ để tận dụng cuộc cách mạng năng lượng, giúp sự phục hồi kinh tế trong nước và định hình về chiến lược toàn cầu.
Trong nhiều thập niên, Mỹ đã tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế toàn cầu bằng tự do, công bằng, minh bạch, đầu tư về thương mại với những quy định rõ ràng có lợi cho tất cả mọi người.
Hệ thống thương mại toàn cầu hiện tại không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đó. Nó bị bóp méo không chỉ bởi rào cản gia nhập và liên kết cho sự phát triển nền kinh tế mà còn do quyền lực của lợi ích nhóm đặc biệt ở các nước phát triển, trong đó có cả Hoa Kỳ. Nó gây ra sự bất công đối với nước khác nhằm giữ các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta không bị thị phần hoá hoặc đòi hối lộ hay đánh cắp chất xám để đổi lấy quyền xâm nhập thị trường của họ. Điều này hoàn toàn thiếu công bằng khi áp dụng luật sở hữu trí tuệ của chúng ta để từ chối cung cấp những loại thuốc cứu người có đăng ký bản quyền với giá rẻ cho người nghèo ở các nước thu nhập thấp. (Hoạt động của Tổ chức Sáng kiến Sức khỏe Clinton giá rẻ và tăng số lượng cho các loại thuốc AIDS đã chứng minh rằng, có nhiều cách vừa cứu sống con người vừa bảo vệ lợi ích kinh tế một cách hợp pháp). Để thực hiện công bằng cũng như tự do hơn trong thương mại, các nước đang phát triển phải làm tốt việc nâng cao năng xuất, cải tiến điều kìện lao động và bảo vệ tốt môi trường. Tại Hoa Kỳ, chúng ta phải làm tốt hơn nữa, tạo thêm công ăn việc làm cho những người tái định cư nguyên nhân do thương mại.
Hiện nay, Hoa Kỳ đang xúc tiến đàm phán hiệp định toàn diện với 11 nước ở châu Á, Bắc và Nam châu Mỹ và với khối EU. Chúng ta tập trung vào việc chấm dứt thao túng tiền tệ, huỷ hoại môi trường, điều kiện lao động tồi tệ ở các nước đang phát triển cũng như các quy định hợp lý với khối EU. Nhưng chúng ta cũng cần tránh những quy định bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, kể cả của chính chúng ta, như vậy đã tiếp tay cho các nhà đầu tư quyền khởi kiện chính phủ nước ngoài làm suy yếu các quy định về sức khỏe và bảo vệ môi trường, như hàng thuốc lá Philip Morris đang hành động ở. Hoa kỳ cần phải ủng hộ sân chơi công bằng tránh những quy định ưu đãi đặc biệt.
Mặc dù với tất cả những khó khăn đó, hệ thống thương mại càng được mở rộng số hộ gia đình được xóa đói giảm nghèo đã tăng cao nhất trong 35 năm qua, điều chưa từng có trong lịch sử. Đồng thời giảm sự mất cân bằng trong thương mại với những nước mà chúng ta đã ký kết, như Canada và Mexico so với những nước chúng ta không ký kết, ví dụ như Trung Quốc. Đối với họ, hệ thống thương mại mở rộng và hoạt động hữu hiệu giúp người dân nhiều hơn là chủ nghĩa tư bản nhà nước, tư bản hóa dầu khí, thao túng hệ thống tiền tệ và những hợp đồng sặc mùi tham nhũng khó từ bỏ.
Tôi quyết tâm làm mọi việc giúp các doanh nghiệp và người lao động Mỹ nắm bắt được nhiều hơn những cơ hội hợp pháp đã có sẵn. Nhưng cũng phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều mạnh mẽ từ các quốc gia có hệ thống hoàn toàn trái ngược.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trong mô hình kinh tế được coi là “tư bản nhà nước”, trong đó các công ty trực thuộc nhà nước hoặc được hỗ trợ từ chính phủ, sử dụng tiền công quỹ để chiếm kĩnh thị trường, thúc đẩy lợi ích chiến lược. Tư bản nhà nước cũng như hàng loạt các hình thức mới của chủ nghĩa bảo hộ, chúng liên quan đến hàng rào phía sau biên giới - với những quy định thiếu công bằng, phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài buộc họ phải chuyển giao công nghệ -, đặt ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp Mỹ trong việc cạnh tranh ở những thị trường trọng điểm. Những chính sách này ảnh hưởng trực tiếp vào các giá trị và nguyên tắc mà chúng ta đã đưa ra trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta tin vào hệ thống kinh tế thị trường tự do, mở cửa, minh bạch, công bằng với các quy tắc ứng xử rõ ràng là con đường duy nhất có lợi cho tất cả mọi người.
Mặc dù Trung Quốc là nước vi phạm nhiều nhất khi nó tiến đến với những mô thức chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhưng hầu như nó đơn độc. Đến năm 2011, các quỹ đầu tư lợi ích quốc gia do nhà nước sở hữu và điều hành với doanh thu từ nguồn xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã tăng 12% so với tổng đầu tư trên toàn thế giới. Càng ngày các công ty quốc doanh hoặc được nhà nước bảo trợ không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa mà chiếm lĩnh cả thị trường toàn cầu, đôi khi trong tình trạng còn bí mật, thiếu sự minh bạch về giải trình cho các cổ đông theo quy định. Chúng ta đã nhận ra nhiều công ty giả mạo bề ngoài như công ty bình thường, nhưng bên trong nó thật sự được nhà nước che ô, bảo hộ với những hoạt động chiến lược, ví dụ như tổng công ty khí đốt Gazprom của Nga.
Là Thượng nghị sĩ tôi đã từng cảnh báo Trung Quốc, thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “cần thực hiện đúng luật theo quy tắc của thị trường toàn cầu”, tôi cũng lo ngại học thuyết “tự do phóng nhiệm kinh tế” của chính quyền Bush khiến chính quyền buông lỏng sự tiếp cận. Năm 2004, tôi gặp gỡ giám đốc điều hành tại tầng lầu của công ty Corning Glass ở New York, trao đổi những thách thức nổi bật mà chúng ta phải đối diện. Công ty Corning Glass thành lập từ năm 1851, một công ty sản xuất thủy tinh có trụ sở ở Corning, New York, rất nổi tiếng cung cấp kính “gorilla glass” chống xước, được ứng dụng trong 33 các nhà sản xuất có thương hiệu lớn như Smartphones, máy tính bảng, máy tính xách tay kể cà Iphone của Apple. Corninh còn sản xuất các màn hình tinh thể lỏng tiên tiến sử dụng trong màn hình vi tính và màn hình vô tuyến truyền hình, cũng như các loại cáp quang và các loại cáp cho các ngành công nghiệp thông tin, màng lọc sạch cho các động cơ diesel cùng rất nhiều sản phẩm tiên tiến sáng tạo khác. Công ty mỗi năm đã dành hơn 700 triệu Mỹ kim cho nghiên cứu. Công nghệ và sản phẩm của công ty quá hoàn hảo như vậy mà bị đối thủ Trung Quốc muốn sử dụng lợi thế không công bằng trong cạnh tranh thị trường. Vì thế, họ nhờ những bạn bè làm việc trong chính phủ Trung Quốc giúp họ một trong hai vấn đề, chấm dứt ngăn chặn sự xâm nhập của Corning vào thị trường Trung Quốc hoặc bỏ mức thuế quá cao đánh vào cáp quang một cách vô lý. Ngoài ra phía Trung Quốc còn tìm mọi cách ăn cắp trắng trợn tài sản trí tuệ của công ty.
Điều này hoàn toàn không công bằng, không những thế còn là mối đe dọa công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân của công ty có trụ sở ở New York trong tương lai. Tháng 4-2004, tôi mời Đại sứ Trung Quốc ở Hoa Kỳ đến văn phòng Thượng viện, gửi thư yêu cầu trao trực tiếp tới Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc. Tôi cũng tìm mọi cách tranh thủ chính quyền Bush ủng hộ. Sau khi thất bại để được Nhà trắng lưu tâm, tôi đành nêu vấn đề Corning trực tiếp với Tổng thống Bush tại lễ khánh thành thư viện Tổng thống Bill Clinton ở Little Rock, Arkansas. Tôi nói với ông: “Đây là vấn đề của một tổng công ty lớn nhất của Hoa Kỳ đang bị đe doạ, chính quyền của ngài nên quan tâm giúp đỡ.” Tổng thống Bush hứa sẽ trực tiếp xem xét và ông đã thực hiện lời hứa. Đến tháng 12, Trung Quốc bãi bỏ lệnh thuế quan phân biệt đối xử. Đồng thời cho phép một sân chơi bình đẳng, doanh nghiệp Corning quá phấn chấn.
Nhiều công ty Mỹ cũng đối mặt với những thách thức tương tự. Tháng 10-2009, luật bưu chính mới của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực buộc phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh. Động thái này được coi như kế hoạch của chính phủ Trung Quốc mở rộng dịch vụ chuyển phát nhanh của họ do nhà nước Trung Quốc kiển soát ngành bưu chính. Các công ty chuyển phát nhanh như FedEx và UPS đã hoạt động tại Trung Quốc nhiều năm qua. Trước năm 2009, FedEx có giấy phép hoạt động trong 58 cơ sở trong toàn quốc và UPS có 30 cơ sở. Cả hai công ty này lo ngại chính phủ Trung Quốc sẽ hạn chế cấp giấy phép một cách nghiêm trọng. Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, người đầu tiên là Jon Huntsman sau đó là Gary Locke (cựu Bộ trưởng Thương mại, vì thế Gary hiểu nhiệm vụ của ông quan trọng như thế nào), nêu vấn đề này với chính phủ Trung Quốc, nhưng không có kết quả. Fred Smith, Giám đốc điều hành của FedEx (CEO) đành phải gọi điện cho tôi cầu cứu.
Tôi đặt vấn đế này trực tiếp với Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn phụ trách kinh tế đối ngoại và một số quan chức tôi quen biết và kính trọng. Bộ trưởng Thương mại John Bryson và tôi cùng ký một bức thư gửi chính phủ Trung Quốc nêu vấn đề này. Sau những nỗ lực của chúng tôi, phiá Trung Quốc thông báo cho FedEx, họ đồng ý cấp giấy phép nhưng chỉ được hoạt động trong 8 thành phố và UPS được hoạt động trong 5 thành phố. Đây là sự khởi đầu những cũng quá đủ. Tôi tiếp tục gửi thông điệp tới Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn. Cuối cùng Trung Quốc cam kết giấy phép tạm thời cấp trong 3 năm sau đó họ sẽ xem xét có thể cấp giấy phép hoạt động trong các thành phố còn lại. Toà đại sứ báo cáo lại rằng, quan chức Trung Quốc rất ngạc nhiên về sự quan tâm những chuyện vặt vãnh ở quan chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ đến như vậy. Trong khi tôi đang viết trang sách này, cả hai tổng công ty vẫn đang hoạt động tại Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ giữ lời hứa tăng thêm giấy phép hoạt động, nhưng cả hai công ty vẫn lo ngại về khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Tôi chuẩn bị tiếp tục đấu tranh cho từng công ty nhưng tùy thuộc vào phạm vi của những thách thức, bởi vì chúng ta cần nghĩ về những vần đề lớn hơn. Mùa hè 2011, tôi quyết định minh bạch hóa, Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ hệ thống kinh tế bình đẳng trên toàn cầu. Tôi hướng đến Hong Kong, hòn đảo phát triển kinh tế theo đường lối tư bản nhưng gắn liền và bị chi phối bởi nền kinh tế tư bản nhà nước Trung Quốc. Hong Kong được coi như là địa điểm hoàn hảo để tranh luận về một sân chơi bình đẳng và quy tắc chung của nền kinh tế toàn cầu. Tôi đến thăm thành phố Hong Kong lần đầu tiên vào thập niên 1980s, đi cùng Bill Clinton trong phái đoàn thương mại nhằm thúc đẩy kinh doanh và xuất khẩu. Lần ấy, chúng tôi đạt được kết quả tăng lượng xuất khẩu đậu nành, giới thiệu mô hình thị trường tự do của Mỹ với những người dân sống tự do. Điều ấy đã đánh bại cái nhìn của thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính và số lượng ngày càng tăng của một số quốc gia có cái nhìn mới mẻ cho mô hình tư bản nhà nước và chuyên chế của Trung Quốc, nhưng họ vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế một cách ấn tượng ở trong nước. Trong bài phát biểu tại khách sạn Tang Nhật Lai (Shangri La Hotel), trước đông đảo các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong vùng. Để đưa vấn đề này ra trước công chúng, tôi phát biểu:
“Chúng ta cần phải bắt đầu với những nhiệm vụ cấp bách đang đối diện trước mắt: tổ chức và thu xếp lại mô thức quản lý kinh tế trong bối cảnh có thể xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Có nghĩa là, theo đuổi một chiến lược cân bằng hơn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.” Các nước phát triển như Hoa Kỳ cũng cần phải xây dựng hơn nữa tại quốc nội và bán nhiều ra nước ngoài (đồng nghĩa với việc tạo thêm công ăn việc làm, khởi động sự phục hồi của chính chúng ta và giúp sự tăng trưởng các nước khác), trong khi một số nước tăng trưởng với tốc độ đột biến ở châu Á và những nơi khác đang có số dư tích lũy rất lớn cần phải mua thêm hàng hóa hơn nữa – tăng cường và thường xuyên cập nhật chính sách tài chính, thương mại để đảm bảo một sân chơi bình đẳng về kinh tế và sự ổn định trong thị trường toàn cầu.
Tôi thừa nhận những thách thức phải đối diện do sự phát triển, vẫn cần phải giải quyết hàng trăm triệu người dân vượt qua cảnh nghèo đói. Trung Quốc cho rằng nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo nặng nề hơn bất kỳ nghĩa vụ nào phải tham gia theo các quy tắc quốc tế đối với các doanh nghiệp, lao động và tình hình nhân quyền. Nhưng tôi phản đối, nền kinh tế mới nổi của Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống quốc tế do Hoa Kỳ tạo ra, kể cả họ trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giờ đây họ cần chia xẻ trách nhiệm và bảo vệ nó. Ngoài ra, đây thực sự là cách tốt nhất đảm bảo sự tăng trưởng và thịnh vượng, đồng thời giúp người dân thoát khỏi đói nghèo, tăng trưởng tầng lớp trung lưu như ở các nước phát triển và đang phát triển khác.
Cuối cùng, các nhà sản xuất Malaysia muốn tiếp cận tiếp cận thị trường hải ngoại càng nhiều càng tốt giống như những xí nghiệp, công xưởng Mỹ đã làm. Các công ty Ấn Độ cũng muốn được đối xử bình đẳng khi họ đầu tư vào nước ngoài như chúng ta làm. Các nghệ sĩ Trung Quốc muốn được được bảo vệ do những vi phạm bản quyền tác giả. Mọi tầng lớp xã hội đều tìm cách phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu, khoa học kỹ thuật và họ cần được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách mạnh mẽ, vì nếu không có họ, sự đổi mới, tiến bộ gặp khó khăn và kết quả đem lại thường ít hơn. Tôi hoàn toàn bác bỏ ý tưởng cho rằng nên có một quy tắc ứng xử riêng cho các nền kinh tế đại công nghiêp như Hoa Kỳ và cho thị trường mới nổi như Trung Quốc. Tôi nói: “Nền thương mại thế giới đủ sân chơi cho các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển cùng tham gia, không cho phép họ rời bỏ hệ thống dựa trên các quy tắc, luật lệ chung rồi dẫn đến hoạt động của toàn hệ thống không thể thực hiện được. Nếu không, cuối cùng vấn đề này sẽ làm tất cả mọi người đều nghèo và chúng ta cũng nghèo đi.”
Thật không may, hôm ấy không thuộc về vấn đề thương mại ở Hong Kong mà là một một thảm kịch đã xảy ra tại Washington, cách nơi đây hàng ngàn dậm, đã đe dọa làm suy yếu lý luận của tôi và niềm tin của thế giới dưới sự lãnh đạo của Mỹ về kinh tế.
Giữa tháng 5-2011, chính phủ Hoa Kỳ đã chạm mức nợ trần, Tổng thống và Quốc Hội chỉ còn một thời khắc ngắn ngủi duy nhất để tăng mức nợ trần hoặc nguy cơ Mỹ vỡ nợ. Nếu vỡ nợ sẽ gây ra hậu quả thảm khốc đối với chúng ta và nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù nguy cơ rất cao, nhưng lại là vấn đề rất khó hiểu đối với nhiều người trong nước cũng như nước ngoài. Đối với nhiều người Mỹ, họ coi Quốc Hội đã chi rất nhiều tiền nhưng lại cho phép chính phủ chi tiêu quá nhiều nên gây thêm món nợ mới. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Câu hỏi thật sự, liệu Quốc Hội có bỏ phiếu tán thành trả món nợ thực tế đã chi mà nó đã được luật pháp thông qua hay không? Hầu như các nước khác không có những điều khoản ngoại lệ này, vì thế điều này làm cho nhân dân các nước trên thế giới không hiểu chuyện gì đã và đang xảy ra ở Mỹ.
Một số nghị sĩ cho rằng, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc Hội nên từ chối thanh toán các khoản nợ và mặc cho chính phủ tự giải quyết, bất chấp mọi hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu và vai trò lãnh đạo của Mỹ. Trên khắp các châu lục, các nguyên thủ quốc gia bày tỏ mối quan ngại rất sâu sắc. Trung Quốc bỏ vốn đầu tư trên ngàn tỷ Mỹ kim vào chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ nên họ rất lo lắng. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tin của chính phủ Trung Quốc phản ánh tình trạng lo ngại của Trung Quốc khi bình luận: “Với tình hình hiện nay của Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và đồng Mỹ kim là đồng tiền dự trữ và chi phối trên trường quốc tế, bỗng nhiên đổ vỡ về chính trị ở Washington là việc làm nguy hiểm vô trách nhiệm.” Kịch bản này cũng lại xảy ra lần thứ hai vào năm 2013, phía Trung Quốc bắt đầu có động thái xa hơn, họ bắt đầu nghi ngờ vấn đề “Mỹ hoá thế giới”, họ nói, đã đến lúc phải tìm một đồng tiền dự trữ khác ngoài đồng đô la Mỹ. Tất nhiên, bởi vì chúng ta nợ Trung Quốc món nợ khổng lồ, họ đang ở vị trí vững mạnh có lợi thế để tìm kiếm đồng tiền mới thay thế đồng Mỹ kim.
Khi tôi đến Hong Kong, cuộc khủng hoảng thực sự đã lên cơn sốt. Buổi sáng sau khi thức dậy, tôi cầm tờ báo địa phương xuất bản bằng Anh ngữ với tiêu đề: “Nợ công của Hoa Kỳ, cuộc tranh luận bất bại và lưỡng đảng đang tranh cãi”. Tại Tòa nhà chính quyền Hong Kong, tôi gặp Đặc khu Trưởng Tăng Âm Quyền, ông lịch thiệp cúi đầu chào và mỉm cười, sau đó hỏi tôi câu hỏi mà hầu như ở trong tất cả tâm trạng của người Á châu và trên thế giới đều suy nghĩ: Điều gì đang xảy ra tại Washington? Họ còn thực sự đặt niềm tin vào nền kinh tế Hoa Kỳ nữa hay không? Tôi cũng đuợc nghe những câu hỏi tương tự của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trước khi tôi có bài phát biểu.
Tôi trả lời, tất nhiên có chứ và tôi rất tự tin thế nào thỏa thuận cũng đạt được. Trong thâm tâm, tôi cầu mong mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ và hy vọng đã thành sự thật.
Kinh nghiệm đã giúp tôi gần gũi với thế giới bên ngoài đang theo dõi chúng ta giải quyết những vấn đề khủng hoảng trong nưóc, sức mạnh kinh tế tập chung, giải pháp chính trị thể hiện như thế nào về sự lãnh đạo của chúng ta với thế giới. Sự thành thật, niềm tin của Hoa Kỳ chẳng bao giờ bị ngờ vực, người Ngoại trưởng không cần phải công khai trấn an người dân nước ngoài về chuyện chúng ta sẽ trả các khoản nợ theo định kỳ.
Tuy vậy, việc xuất khẩu trong tương lai vẫn gặp khó khăn. Xe đưa tôi qua cầu vào tỉnh Thâm Quyến của Trung Quốc gặp người đồng cấp, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh quốc. Phía Trung Quốc theo dõi sự bất thường chính trị của chúng ta với mối quan ngại lẫn lộn, hoang mang và khó dự đoán. Tất nhiên, họ không muốn bất cứ điều gì khủng khiếp thật sự xảy ra, vì họ hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Nhìn sự tê liệt của Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ tìm kiếm nơi tốt hơn trên thế giới. Trung Quốc sẽ nói với các đối tác tiềm năng, các ngài không thể dựa vào Mỹ nhưng có thể tin tưởng hoàn toàn vào chúng tôi. Xem ra ông Đới Bỉnh Quốc tỏ ra hoan hỉ trước tai hoạ tài chính của Mỹ, đưa ra những lời mỉa mai về sự bế tắc chính trị của chúng ta mà tôi chẳng thấy có bất kỳ bế tắc nào. Tôi phản đối: “Tôi có thể dành sáu tiếng đồng hồ để tranh luận với ngài về những bất cập trong nội bộ của Trung Quốc.” Tôi từ biệt Đới Bỉnh Quốc sau khi kết thúc cuộc họp, tự nhủ, nước Mỹ cần tránh những vết thương do chính mình tạo ra và cần phải có sự ổn định.
Mặc dù những chuyện không hay đang diễn ra ở Washington, phát biểu của tôi ở Hong Kong đặt ra một dấu hiệu về tầm quan trọng về con đường của quy luật nền kinh tế toàn cầu, nhưng quan trọng chúng ta cần hành động hơn là nói. Năm 2012, trong bài diễn văn Liên Bang, Tổng thống Obama tuyên bố: “Tôi không ủng hộ các đối thủ cạnh tranh trái luật”. Chính quyền Obama đã tăng số lần thương mại kiện Trung Quốc gần gấp đôi so với chính quyền Bush. Bây giờ thành lập tân Cơ quan Kiểm soát Thương mại (TEU- Trade Enforcement Unit) để theo dõi những hành vi giao dịch thương mại bất bình đẳng, gây thiệt hại quyền lợi của chúng ta và các hoạt động của thị trường tự do. Khi những quốc gia khác trợ giá hàng xuất khẩu của họ không lành mạnh, Hoa Kỳ sẽ tìm cách hỗ trợ hợp lý cho các công ty trong nước khởi kiện họ.
Rất nhiều công ăn việc làm của Mỹ phụ thuộc vào sân chơi bình đẳng với các quy tắc rõ ràng, công bằng và đúng luật. Tính theo trung bình, cứ một tỷ Mỹ kim hàng xuất khẩu sẽ tạo ra từ 5 ngàn đến 5400 công việc và số lương công nhân được trả tăng từ 13 đến 18% so với những hàng hoá không xuất khẩu. Năm 2010, Tổng thống Obama đặt mục tiêu tăng lượng hàng xuất khẩu của Mỹ lên gấp đôi ttong vòng 5 năm. Chính phủ hoạt động chăm chỉ nhằm cải thiện và phê chuẩn hiệp định thương mại với Nam Hàn, Colombia và Parama đã được đàm phán dưới thời chính quyền Bush, đồng thời triển khai những cuộc đàm phán mới với nhiều quốc gia nằm vành đai Thái Bình Dương cũng như với EU.
Để phát triển ngành xuất khẩu, tôi có những chuyến công du mang tính chất cá nhân. Trong khi những chuyến đi bao giờ tôi cũng mời các doanh nhân hoặc đem theo sản phẩm của Mỹ để giới thiệu, như tập đoàn GE ở Algeria. Ví dụ, tháng 10-2009, tôi đến thăm Trung tâm Thiết kế Boeing tại Moscow, lúc ấy Boeing đang tìm cách kiếm hợp đồng máy bay mới với Nga. Tôi vạch ra những vấn đề lớn để họ hiểu, máy bay Boeing được sản xuất theo tiêu chuẩn hàng đầu của toàn cầu, sau khi tôi ra về, toà đại sứ chúng ta tiếp tục tiếp cận. Đến năm 2010, Nga đồng ý đặt mua 50 chiếc Boeing 737 với tổng số tiền lên đến 4 tỷ Mỹ kim, tạo hàng ngàn công việc mới tại Mỹ. Những nỗ lực của tôi không chỉ nhằm giúp đỡ các tập đoàn lớn như Boeing, GE mà còn giúp các các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong toàn quốc xâm nhập các nước trong toàn cầu.
Chúng ta đã kiến lập một hệ thống thông tin mới Direct Line, hệ thống này cho phép tòa đại sứ Hoa Kỳ có thể chủ động gọi điện hoặc nói chuyện trực tiếp có truyền hình ảnh với các doanh nhân Mỹ đang hăm hở tìm kiếm thị trường mới. Đại sứ Hoa Kỳ tại Tây Ban Nha đã chủ động gọi điện với 30 doanh nghiệp thảo luận về quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ; Một ví dụ khác, Đại sứ của chúng ta tại Chile tổ chức cuộc họp về cơ hội tái ký kết về năng lượng ở đó.
Bộ Ngoại giao kết hợp với quan chức Sở Thương mại địa phương cũng như của nhà nước về chương trình với danh xưng Hội lựa chọn Đầu tư vào Hoa Kỳ (Select USA), được Tổng thống Obama phát động tháng 6-2011, thu hút đầu tư trực tiếp vào trong nước, hỗ trợ hơn 5 triệu việc làm, kể cả 2 triệu công việc trong các nhà máy công xưởng. Kết quả ban đầu thật đáng khích lệ. Tháng 10-2013, Tổng thống vui mừng thông báo sẽ có thêm 220 công việc tại nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô do Áo đầu tư tại Cartersville, bang Georgia và với số vốn đầu tư lên đến trên 600 triệu Mỹ kim của công ty Bombarduer của Canada đầu tư vào Wichita, Kansas.
Một vấn đề nhỏ ít được để ý nhưng khá hiệu quả, đó là vấn đề ngoại giao hàng không của nhà nước. Trong vòng 4 năm giữ chức vụ, các chuyên viên của chúng tôi đã đàm phán thoả thuận được với 15 quốc gia mới trên thế giới về Hiệp định Quá cảnh Hàng không, đưa tổng số lên hơn một trăm nước. Hiệp định này mở ra ra con đường mới cho các hãng hàng không Hoa Kỳ. Theo ước tính độc lập, kết nối trực tiếp giữa Memphis và Amsterđam hàng năm đã làm lợi trên 120 triệu Mỹ kim cho công ty Tennessee và hỗ trợ hơn 22 ngàn công ăn việc làm cho dân địa phương. Hãng hàng không American Airlines bắt đầu bay thẳng đến Madrid, hàng năm làm lợi trên 100 triệu Mỹ kim cho công ty Dallas-Fort Worth.
Từ năm 2009, xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng gần 50%, có nghĩa, kinh tế đã tăng trưởng gấp 4 lần so với nền kinh tế nói chung. Tổng số mặt hàng bán ra nước ngoài thu được 700 tỷ Mỹ kim trong tổng sản lượng kinh tế xuất khẩu, nó đóng góp ít nhất là một phần ba sự tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ khoảng trên 1, 6 triệu công ăn việc làm trong khu vực tư nhân. Mặc dù vẫn còn hàng triệu người Mỹ thất nghiệp, đây là những con số đầy ý nghĩa.
Hạ bớt rào cản giúp cho các công ty Mỹ là một phần quan trọng trong những nỗ lực của chúng ta. Vì vậy, cần phải nâng cao tiêu chuẩn của thị trường hải ngoại về những điểm trọng tâm như quyền lao động, bảo vệ môi trường, hành vi đối xử của các công ty quốc doanh và quyền sở hữu trí tuệ. Các công ty của Hoa Kỳ hầu hết đã đạt được tiêu chuẩn này, nhưng rất nhiều công ty ở nước ngoài vẫn chưa đạt chuẩn. Chúng ta cần tạo sân chơi bình đẳng, cải tạo những mức độ còn quá chênh lệch trên thế giới trên con đường hoàn thiện. Đã lâu chúng ta từng thấy một số công ty đóng cửa nhà máy rời khỏi Hoa Kỳ vì họ có thể kinh doanh ở nước ngoài với giá thành rẻ hơn, vì họ không phải trả mức lương tối thiểu và buộc phải thực hiện điều kiện nghiêm ngặt của Mỹ về ô nhiễm môi trường. Sử dụng đàm phán ngoại giao và thương mại để nâng cao tiêu chuẩn ở nước ngoài có thể giúp thay đổi lối tính toán cũ đó.
Tôi rất chú trọng việc cải thiện điều kiện làm việc trên toàn thế giới, Nhiều năm qua tôi từng gặp gỡ, tiếp xúc với người lao động, trong đó có rất nhiều phụ nữ kể cả trẻ em, họ phải làm việc trong điều kiện thật tồi tệ. Nhưng đau lòng nhất vẫn là nạn nhân của nạn buôn người và bị cưỡng bức lao động, họ là những nô lệ thời hiện đại.
Một ngày vào tháng 7-2012, tôi gặp một số nữ công nhân và các nhà hoạt động ở Siem Reap, Camphuchia cùng với đại diện một tổ chức ở địa phương với cái tên Trung tâm Đoàn kết, được tài trợ một phần từ tổ chức Liên đoàn Lao động và Hội các Tổ chức Công nghiệp Hoa Kỳ (American Federation of Labour – Congress of Industrial Organizations, AFL & CIO) để cải thiện về các quyền lao động trên toàn thế giới. Những nữ công nhân Campuchia cho tôi biết, họ phải đối mặt với biết bao thách thức. Rất nhiều các nhà tuyển dụng công nhân sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, ép buộc công nhân phải làm việc thêm giờ tại phân xưởng, nhà máy, đôi khi làm việc trong điều kiện thiếu an toàn. Nhiều trẻ em không được học hành, phải làm việc trên đồng ruộng, nung gạch và ăn xin trên đường phố. Trẻ em nông thôn vùng sâu vùng xa bị bắt bán ra các thành phố làm nô lệ tình dục, phục vụ cho khách ngoại quốc, họ có thể trả với giá một ngàn Mỹ kim cho bé gái còn trinh tiết hoặc buộc phải tham gia các hình thức khác trong đường dây du lịch tình dục. Rất nhiều nhân viên cảnh sát ở mọi cấp bậc khác nhau đều đào tạo trong môi trường rất kém chất lượng, nếu như không muốn nói đến là tất cả, nhiệm vụ của họ bắt tội phạm, bảo vệ nạn nhân nhưng họ lại hành xử hoàn toàn trái ngược với cách giải quyết tự tiện, tệ hơn nữa họ còn hưởng lợi từ nạn buôn người.
Tôi đến Siem Reap năm 2010, thăm trại cứu trợ nạn nhân trốn thoát bọn buôn người do người phụ nữ dũng cảm có tên Somaly Mam điều hành. Bà bị bán vào động mãi dâm khi còn bé, ở đấy tuy còn ít tuổi nhưng bà đã bị hãm hiếp, bị lạm dụng tình dục thường xuyên cho đến khi trốn thoát. Từ năm 1996 bà tổ chức phong trào giải cứu các bé gái bị bán, hỗ trợ họ xây dựng một cuộc đời mới giống như bà. Đến năm 2010, tổ chức của bà được Bộ Ngoại giao (Mỹ) tài trợ một phần kinh phí, bà điều hành cả ba cơ sở ở Campuchia làm nhiệm vụ giúp đỡ, chăm sóc, phục hồi nhân phẩm và dạy nghề để họ tái hoà nhập vào xã hội.
Các cô gái tôi gặp, tôi thực sự sốc, vì họ còn quá trẻ, nhưng lại là nạn nhân sống sót của những kẻ tội đồ gây ra những tội ác khủng khiếp, nhưng trong ánh mắt của họ ánh lên niềm vui của tình thương, sự chăm sóc nuôi dưỡng của tổ chức. Một số háo hức đưa tôi đi thăm quan khu nhà, một số khác còn mắc cỡ, thận trọng theo dõi sợ có điều gì phiền phức có thể xảy ra cho họ.
Tội phạm buôn người không chỉ xảy ra ở Camphuchia hoặc Đông Nam Á. Gần 30 triệu người trên thế giới hiện nay đang là nô lệ tình dục ở dạng này hay ở dạng khác, họ bị mắc kẹt trong động mãi dâm, lao động cật lực trong các trang trại, công xưởng xí nghiệp hay tầu thuyền đánh cá. Hoa Kỳ cũng xảy ra hiện tượng này. Năm 2010, sáu “nhà tuyển người” bị truy tố tại Hawaii vì tội buôn người, đây là trường hợp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Họ cưỡng ép trên 400 người lao động Thái lan làm việc trong các trang trại, giữ chân và bắt họ lao động cực nhọc bằng cách tịch thu hộ chiếu, đe dọa trục xuất nếu họ kêu ca phàn nàn về tình trạng lao động.
Với chức vụ Ngoại trưởng, tôi bổ nhiệm Lou CdeBaca, cựu công tố toà án liên bang, người được thưởng huân chương vì có nhiều đóng góp, thành lập tổ chức liên kết chống tệ nạn buôn người toàn cầu, tăng cường kiểm soát, theo dõi, báo cáo thực hiện việc chống tệ nạn buôn người của 177 quốc gia trên thế giới. Đồng thời tôi yêu cầu Lou cũng cần để mắt, theo dõi vấn nạn này ngay trong nước Mỹ, điều mà Bộ Ngoại giao đã từng quan tâm trước đây, vì tôi cho rằng bản thân nước Mỹ cũng phải tôn trọng mọi tiêu chí đề ra trước khi yêu cầu các nước khác thực hiện. Thể theo luật ban hành, nếu báo cáo phát hiện tệ nạn buôn người, lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng với những quốc gia không thực hiện hiệp ước, nó trở thành thứ công cụ mạnh của ngoại giao để khuyến khích thực thi hiệp định.
Ngoài vấn đề buôn người, tôi còn quan tâm đến việc sử dụng những người bị phạm tội hình sự trong lao động một cách vô đạo đức, tiếp tay và hỗ trợ cho chính phủ bóc lột sức lao động con người kể cả trẻ em. Đây là lý do vì sao tôi ủng hộ mạnh mẽ quyền của người lao động được tổ chức công đoàn. Sau nhiều thập niên tranh đấu, công nhân Hoa Kỳ đã thành lập những tổ chức công đoàn có đầy đủ quyền hạn để bảo vệ quyền lợi, đảm bảo ngày làm việc 8 tiếng và với mức lương thấp nhất phải trả theo luật mức lương tối thiểu, những thành tựu ấy tạo thêm và duy trì tầng lớp trung lưu tại Mỹ.
Ở nhiều nước trên thế giới, các công đoàn vẫn bị chèn ép, người lao động hầu như rất ít có thực quyền, nếu có cũng chẳng đáng kể. Điều ấy thật tồi tệ đối với họ và cũng có hại cho người lao động Mỹ, bởi vì nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh bất công, thiếu lành mạnh về luơng bổng dẫn đến tiền lương bị giảm xuống đối với tất cả mọi người. Ngược lại, một số chính phủ và nhà tuyển dụng có thể cho rằng, theo nghiên cứu và điều tra, cho thấy thiếu tôn trọng quyền lợi của người lao động dẫn đến kinh tế phục hồi bị kéo dài, kể cả đầu tư lớn trực tiếp từ nước ngoài. Bổ xung nguồn lao động vào nền kinh tế, trao cho họ quyền lao động một cách hợp lý, công bằng sẽ có những tác động tích cực cho xã hội. Sự bất bình đẳng ngày càng giảm, mọi biến đổi ngày càng tăng và thu được thuế. Những quốc gia và các cộng đồng mạnh hơn, tốt hơn có khả năng đáp ứng được những nguyện vọng của người dân. Nói theo cách khác kể cũng có lý: Từ chối quyền của người lao động là cái giá xã hội phải trả rất đắt khi mất năng xuất, đổi mới và tăng trưởng. Nó làm suy yếu các quy tắc của pháp luật, gieo mầm cho sự bất ổn. Và cũng chẳng tốt đẹp gì đối với chúng ta, khi công nhân ở các nước nghèo làm sao mua được hàng sản xuất của Mỹ.
Trở lại năm 1999, tôi nêu ra một số câu hỏi trong bài phát biểu tại Trường Đại học Sorbone ở Paris, với cái tên “Toàn cầu hoá hòa nhập vào Thiên niên kỷ sắp tới”. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế có dẫn đến sự tăng trưởng lớn hơn, ổn định hơn và đổi mới hơn cho nhân dân trên toàn thế giới hay không? Hay chỉ đơn thuần là cuộc “cuộc chạy thi tới nấc tận cùng” chiếc thang kinh tế của hàng tỷ con người? Nó có thể giúp mở rộng thêm cơ hội cho tất cả mọi công dân hay chỉ ban thưởng cho một số người may mắn vì có tay nghề cao, có kỹ năng được hưởng trong Thời đại thông tin? Tôi cho rằng đây là lúc biết xử lý “những tác động xấu đang chạy trốn của chủ nghĩa tư bản toàn cầu” và “đẩy con người đối mặt trước kinh tế toàn cầu, cho phép người lao động khắp nơi trên thế giới góp phần trong sự thành công, trang bị những điều kiện để gặt hái những phần thưởng đó” trong khi cung cấp “mạng lưới an sinh xã hội cho những người dễ bị tổn thương”. Sau một thập niên, yêu cầu cấp bách về những quan ngại này cũng chỉ để đề cao mà thôi.
Từ lâu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có văn phòng về dân chủ, nhân quyền, lao động mặc dù có thời gian bị lãng quên. Tôi muốn thay đổi hoạt động của văn phòng này, vì thế yêu cầu Michael Posner, trợ lý Ngoại trưởng, người hoạt động nhân quyền, từng tham gia thành lập Hiệp hội Lao động Bình đẳng (FLA - Fair Labour Association) trong thập niên 1990s. Dưới sự chỉ đạo của Mickael, Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ cho các chương trình huấn luyện, đào tạo và hội thảo về tiêu chuẩn lao động quốc tế cho các tổ chức công đoàn, người phụ trách lao động và quan chức chính phủ. Chúng tôi tài trợ việc trao đổi học tập lẫn nhau trong các khóa học về lao động của các nước trên thế giới, giúp cảnh sát, công tố viên truy tố bọn buôn người và cưỡng bức lao động, phát động những cuộc đối thoại ngoại giao với các Bộ lao động, ký thoả thuận với những nước chủ chốt như Việt Nam và Trung Quốc, cung cấp kỹ thuật trợ giúp về một loạt các vấn đề lao động từ an toàn hầm mỏ cho đến an ninh xã hội.
Tháng 5-2012, trong cuộc họp ở toà thị chính ở Dhaka, Bangladesh, tôi hỏi một nhà hoạt động về lao động, làm thế nào Bangladesh có thể cải thiện được quyền lao động và điều kiện làm việc cho người lao động, nhất là trong ngành công nghiệp may mặc đang bùng nổ ở đất nước họ. Bà ta nói: “Chúng tôi phải đối mặt với mọi khó khăn trở ngại từ cảnh sát, bọn bảo kê, bọn đâm thuê chém mướn, du côn và những cáo buộc sai sự thật của tòa án. Một thực tế nữa, một trong những người lãnh đạo của chúng tôi, ông Aminul Islam đã bị giết rất dã man”. (Aminul Islam, lãnh đạo công đoàn Bangladesh, mất tích ngày 4/4/2012 và xác ông được phát hiện vào hai ngày sau đó gần đồn cảnh sát Ghatail, cách thủ đô Dhaka của Bangladesh chừng 98km về phía bắc – ND)
Vấn đề này tôi đã mạnh mẽ trao đổi với chính phủ Bangladesh, bởi vì người lãnh đạo công đoàn bị sát hại là một thách thức thực sự về hệ thống tư pháp và các quy định pháp luật của nhà nước. Trong khi trả lời câu hỏi này, tôi còn nêu ra những câu hỏi bao quát hơn về quyền lao động trong một nước đang phát triển:
“Như vậy ở đây, có một lực lượng hùng hậu phản đối tổ chức của người lao động. Đất nước tôi cũng có lực lượng này. Nếu quý vị đọc lại lịch sử Hoa Kỳ từ thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 khi tổ chức công đoàn mới manh mún thành lập, nơi nào cũng có bọn đâm thuê chém mướn, bọn du côn, côn đồ, cũng có những chuyện sát hại, giết người và những cuộc bạo loạn trong tình huống rất khủng khiếp. Đầu thế kỷ 20, chúng tôi đã thông qua luật chống sử dụng lao động trẻ em, chống làm việc quá nhiều giờ, tuy vậy vẫn phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Phải có đủ thời gian để phát triển và thấm nhuần ý chí đến từng chính trị gia của chính phủ, người trực tiếp giải quyết vấn đề này. Vì vậy, quý vị cũng mới ở thời kỳ đầu và đây là thời điểm vô cùng quan trọng của cuộc đấu tranh…. Quý vị đang làm những việc quan trọng để đạt những điều mong đợi. Đừng có nản, đừng nhụt chí khi bị đe dọa. Qúy vị xứng đáng được sự hỗ trợ của chính phủ và xã hội.”
Tiếp theo, tôi giải thích một số nỗ lực mà chúng ta đã giúp các nước trên thế giới về quyền lao động:
“Chúng tôi từng làm việc với các nước từ Colombia đến Campuchia với các chủ xí nghiệp, nhà máy và các doanh nghiệp khác giúp họ hiểu làm thế nào để tăng lợi nhuận một cách tốt đẹp trong khi đối sử với người lao động một cách đúng đắn. Đây chính là một phần để trở thành một nhà nước có tầng lớp trung lưu đông đảo. Người lao động xứng đáng được ông chủ tôn trọng và lĩnh đồng lương mà họ đã bỏ sức ra làm việc. Họ cũng cần phải làm việc cật lực, chân thật xứng đáng với đồng lương ông chủ trả cho họ. Vì đây chính là sự phù hợp lợi ích của cả hai bên, chúng ta đều nhận thấy và chúng tôi tiếp tục hỗ trợ giúp quý vị đạt được.”
Lĩnh vực kinh tế và địa chính trị đến với nhau đầy tiềm năng – một lĩnh vực rất cần sự lãnh đạo của Hoa Kỳ - đó là năng lượng. Rất nhiều thách thức quốc tế trong bốn năm tôi từng xử lý trực tiếp hay gián tiếp, do lòng tham vô độ về năng lượng và nguồn năng lượng mới được phát hiện cũng như được cung cấp trực tuyến là nguyên nhân gây ra những xáo trộn mạnh mẽ. Xem xét số lần đề cập đến năng lượng trong các sự kiện chúng ta hiểu nó quan trọng như thế nào thì ngay trong cuốn sách này cũng đã thể hiện rõ: sự tranh chấp đầy cay đắng giữa hai nước Sudan và Nam Sudan; sự tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển Đông) của Trung Quốc (với các nước láng giềng) là do muốn kiểm soát nguồn năng lượng dưới đáy biển và vận chuyển thương mại mặt biển; Việc nỗ lực mở rộng lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu mỏ của Iran và tất nhiên sự nỗ lực của quốc tế nhằm giảm khí thải nhà kính cũng như giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu.
Năng lượng luôn luôn là yếu tố quan trọng xảy ra trong các vấn đề quốc tế, nhưng một số nước mới trỗi dậy trong những năm gần đây như: các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường mới phát triển khác đã tạo ra nhu cầu to lớn mới; Sự đổi mới công nghệ đã làm cho nguồn dầu và khí đốt không đủ cung cấp, bắt buộc phải tìm nguồn năng lượng có hiệu quả kinh tế cao như năng lượng sức gió, năng lượng mặt trời (quang năng), năng lượng thuỷ triều, những nguồn năng lượng mới này trở thành đối thủ cạnh tranh với năng lượng truyền thống dầu khí của các nước đầy quyền lực như Nga và Saudi Arabia, đồng thời cũng như tính cấp bách của việc chống biến đổi khí hậu đã từng được sử dụng giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch và nâng cao hiệu quả trước kia.
Cạnh tranh giành các nguồn năng lượng mới có khả năng dẫn đến xung đột tăng lên hoặc sự hợp tác nhiều hơn trên thế giới. Tôi nghĩ, với những chiến lược và phương tiện, Hoa Kỳ có thể giúp tránh xa những chuyện xa xưa và hướng về phía trước. Muốn làm được một cách hiệu quả, tôi mở văn phòng mới trong Bộ Ngoại giao về ngành ngoại giao năng lượng, yêu cầu Đại sứ Carlos Pascual phụ trách. Ông và nhóm của ông kết hợp chặt chẽ với Bộ Năng lượng, nơi có chuyên môn kỹ thuật tuyệt đỉnh, nhưng lại ít có mối quan hệ toàn cầu. Phần lớn chính sách ngoại giao năng lượng tập trung vào 5 thách thức to lớn.
Thứ nhất, chúng tôi phải giải quyết những tranh chấp giữa các quốc gia với nhau về yêu sách cùng đòi hỏi nguồn tài nguyên hoặc cùng nhau hợp tác khai thác và sử dụng chung. Ví dụ như, Nam Sudan có trữ lượng dầu mỏ rất phong phú trong khi nước láng giềng Sudan lại không có. Nhưng Sudan có nhà máy lọc dầu, có các thiết bị vận chuyển dầu mà Nam Sudan không có. Điều này có nghĩa là hai nước nên xoá bỏ hận thù, cùng nhau hợp tác.
Thứ hai, chúng tôi vận động không sử dụng các nguồn cung cấp năng lượng của quốc gia chi phối hay hăm dọa quốc gia khác. Như việc Nga bắt nạt Ucraine và các nước châu Âu với giá cắt cổ khí đốt và phương thức cung cấp lúc có lúc không, một cách tùy tiện là một ví dụ điển hình.
Thứ ba, chúng tôi thực hiện lệnh trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran và làm việc với các đối tác trên toàn thế giới giảm lượng nhập khẩu dầu thô của Iran và đưa những nguồn cung cấp trực tuyến mới ở những nơi khác cho họ.
Thứ tư, chúng tôi thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng sạch như quang năng, năng lượng gió, thủy điện, địa nhiệt và khí tự nhiên (khí tự nhiên thật sự chưa hoàn hảo, nhưng sạch hơn so với dùng than đá) có thể giúp chúng ta làm chậm lại tác động biến đổi khí hậu.
Thứ năm, chúng tôi cố gắng ngăn chặn hoặc giảm thiểu những cái gọi là lời nguyền tài nguyên, bằng cách thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong ngành công nghiệp khai thác và làm việc với chính phủ đối tác đầu tư, thu nhập tài nguyên có trách nhiệm, tránh tham nhũng. Không một quốc gia nào đã phải chịu đựng nhiều từ lời nguyền tài nguyên hơn so với Nigeria. Khi đến thăm vào năm 2009 và 2012, tôi nhấn mạnh tính cấp thiết của người dân Nigeria về việc chống tham nhũng, cách đầu tư tăng doanh thu để cải thiện đời sống cho hàng triệu người dân, không nên cho đây là sự ứng nghiệm của lời nguyền. Nigeria có thể trở thành thành viên của G20 và tiếng nói sẽ có tầm ảnh hưởng tới toàn cầu nếu biết lựa chọn để vượt qua lời nguyền.
Trong khi tôi đang theo đuổi tất cả các công việc này ở hải ngoại, lại xuất hiện những điều mới rất khích lệ ở trong nước. Đổi mới công nghệ của Mỹ đang dẫn đầu trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng mới, khi khó tiếp cận dầu khí và lợi thế trong sự tìm kiếm năng lượng mới thay thế. Năm 2013, Hoa Kỳ thông báo đã vượt cả Saudi Arabia và Nga, dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu và khi tự nhiên. Nhà máy phát điện sử dụng sức gió, quang năng tăng gấp đôi sản lượng từ năm 2009 tính đến năm 2013.
Sự bùng nổ sản xuất năng lượng trong nước, đặc biệt khí đốt đã tạo ra những cơ hội về kinh tế và chiến lược lớn lao cho nước ta (Hoa Kỳ).
Mở rộng sản xuất năng lượng tạo thêm hàng chục ngàn công ăn việc làm, từ giàn khoan dầu ở Bắc Dakota đến các xí nghiệp sản xuất tua-bin gió ở Nam Carolina. Khí đốt nhiều và giá rẻ giúp giảm chi phí cho các nhà sản xuất sử dụng nó, đồng thời tạo cho Hoa Kỳ có lợi thế hơn trong cạnh tranh với các nước như Nhật Bản và châu Âu, những quốc gia mà giá dầu vẫn cao ngất ngưởng. Các nhà nghiên cứu dự đoán, tất cả các hiệu ứng từ cuộc cách mạng năng lượng nội địa có thể tạo thêm 1,7 triệu việc làm ổn định vào năm 2010, tăng từ 2 đến 4% tổng sản lượng hàng quốc nội. Việc chuyển sang sử dụng khí tự nhiên cũng giúp việc giảm thải chất carbon xuống mức thấp, vì nó sạch hơn than đá. Sản xuất năng lượng trong nước tăng lên giúp chúng ta giảm sự phụ thuộc vào dầu khí nước ngoài, giảm bớt gánh nặng quan trọng trong chiến lược, đồng thời giải phóng nguồn cung cấp khác giúp đồng minh châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga.
Những lo ngại biến đổi khí hậu chính đáng về hoạt động khai thác nguồn khí mới có thể tác động đến nguồn nước, địa tầng và nguồn không khí sạch. Vấn đề rò rỉ khí methane trong sản xuất và vận chuyển là điều rất đáng lo ngại. Vì sự quan trọng, chúng tôi đã đưa ra những quy định chặt chẽ, sáng tạo và thực thi, kể cả hủy bỏ khai thác khi các rủi ro quá cao.
Nếu chúng ta tiếp cận thách thức này có trách nhiệm, đầu tư đúng ngay từ hạ tầng cơ sở, công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường, Mỹ có thể sẽ là siêu cường năng lượng sạch ở thế kỷ 21. Điều đó có nghĩa tạo ra môi trường tích cực cho sự đổi mới khu vực tư nhân, chấp nhận rủi ro, ưu đãi thuế tuỳ điều kiện, cam kết nghiên cứu và phát triển cùng với những chính sách khuyến khích, hơn là cắt xén trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và các nguồn năng lượng mới. Nó có nghĩa là trong tương lai đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các nhà máy phát điện thế hệ mới sản xuất điện sạch hơn với mạng lưới thông minh hơn, cung cấp hiệu quả hơn và tăng cường các khu dân cư xanh để giữ môi trường tốt hơn. Trung Quốc và một số nước khác cũng đang chạy đua, đặt cược rất lớn vào nguồn năng lượng mới. Chúng ta không chịu mất vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này, nhất là kể từ khi Mỹ nắm chắc chìa khóa phát triển tiến bộ của thế hệ năng lượng kế tiếp, cùng với khả năng phát triển trong nước và phiá tây bán cầu hầu như là vô hạn. Nền kinh tế của chúng ta đang hồi phục, những nỗ lực của chúng ta chống biến đổi khí hậu, vị trí chiến lược của chúng ta trên toàn thế giới sẽ được cải thiện nếu như chúng ta có thể xây dựng được cầu nối cho nến kinh tế năng lượng sạch.
Khi phải vật lộn với xu hướng lớn của toàn cầu về năng lượng và kinh tế, ta dễ dàng bỏ qua sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi con người cũng như các gia đình trên thế giới như thế nào. Ví dụ, tôi mua một căn nhà không có gì khó, nhưng có thể quên để ý đến bếp nấu ăn. Chiếc bếp lò nó liên quan đến sử dụng năng lượng, môi trường, kinh tế và sức khỏe của cộng đồng khu vực. Thế kỷ 21 đang mở ra, chứng minh sự tiếp cận sáng tạo như thế nào và ngoại giao có thể giải quyết nhiều vấn đề, cải thiện đời sống theo những cách bất ngờ.
Nếu bạn đốt lửa trại hoặc nấu ăn ngoài trời, bạn có thể biết thế nào khi gió đổi chiều, những làn khói đen xông thẳng vào mũi, vào phổi bạn. Nó làm bạn cay và chảy nước mắt. Bây giờ bạn hãy nghĩ, thay vì đốt lửa trại hay nấu ăn ngoài trời, bằng những công việc mà hàng ngày bạn làm trong gia đình. Cái gì sẽ xảy ra khi 3 tỷ người trên toàn thế giới ngày ngày quây quần quanh bếp lửa hay bếp lò cũ trong căn bếp chật hẹp, thiếu hệ thống thông gió. Khi những người phụ nữ trong bếp nấu ăn hàng giờ đồng hồ, địu con nhỏ sau lưng, không những thế còn phải mất thêm vài giờ để kiếm củi đốt. Món ăn và cách nấu mỗi quốc gia, mỗi châu lục đều khác nhau, nhưng không khí họ thở đều giống nhau về sự pha trộn độc hại của hóa chất thải ra do đốt củi hoặc nhiên liệu rắn như than, sự độc hại ấy gấp 200 lần so với chỉ số an toàn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA, Environmental Protection Agency) cho phép. Những người phụ nữ nấu ăn trong bếp gia đình kiểu cũ, khói chui vào phổi họ, chất độc gây độc hại cho họ và con cái họ. Ngoài ra, muội than, khí methane và các chất “siêu ô nhiễm” thải ra do đám khói kia cũng góp phần làm biến đổi khí hậu.
Ngày ngày tiếp xúc với độc hại đó gây tổn hại rất lớn. Tháng 3-2014, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dữ liệu cho biết, ô nhiễm không khí trong môi trường trong gia đình đã gây 4, 3 triệu người chết yểu trong năm 2012, gấp đôi so với người chết do bệnh sốt rét và lao phổi cộng lại. Điều này cho thấy khói bẩn là một trong những tác nhân tồi tệ nhất, ảnh hưởng đến sức khỏe ở các nước đang phát triển. Mặc dù trong lịch sử loài người, con người sử dụng nấu ăn ngoài trời và trong những chiếc bếp cũ mất vệ sinh, nhưng giờ đây chúng ta biết những kiểu bếp này đã từng làm chết dần chết mòn hàng triệu người trên thế giới.
Tôi yêu cầu Kris Balderston, Đặc phái viên Quan hệ đối tác Toàn cầu, trực tiếp chỉ đạo giải quyết vấn đề và theo dõi chặt chẽ nguyên nhân sâu xa và hậu quả của nó. Tháng 9-2010, trong hội nghị thường niên của Sáng kiến Toàn cầu Clinton, tôi thành lập Liên minh Toàn cầu về Bếp lò sạch với 19 đối tác thuộc chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các học viện và các tổ chức từ thiện. Liên minh quyết định theo đuổi cách tiếp cận dựa vào thị trường để thuyết phục các công ty xây lắp những bếp, lò sử dụng nhiên liệu sạch, hiệu quả cao và với giá thành phải chăng. Chúng tôi đưa ra mục tiêu đầy tham vọng: sẽ có 100 triệu gia đình áp dụng bếp mới sử dụng nhiên liệu sạch vào năm 2010. Chúng tôi biết vấn đề này sẽ gặp khó khăn từ những thách thức về thiết kế, kỹ thuật sản xuất bếp với giá rẻ, an toàn, sạch, bền cũng như những thách thức phân phối hàng hóa trải đều trên thế giới và thách thức về xã hội trong việc thuyết phục người tiêu dùng đón nhận chúng. Nhưng chúng tôi cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào những đột phá phát triển công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực tư nhân tham gia, sẽ cho phép chúng tôi thành công. Thay mặt chính phủ Hoa Kỳ, tôi cam kết hỗ trợ 50 triệu Mỹ kim trong chương trình này.
Thật vui khi thấy tiến độ và phạm vi chương trình phát triển nhanh trong phạm vi toàn thế giới. Hơn 8 triệu các bếp mới sử dụng nhiên liệu sạch đã được phân phối trong năm 2012, tăng gấp đôi so với năm 2011, theo dự báo, mục tiêu đề ra 100 triệu bếp sạch sẽ hoàn thành trước thời hạn. Tính đến cuối năm 2013, Liên minh Toàn Cầu đã có tới hơn 800 đối tác, chính phủ Hoa Kỳ tăng cam kết hỗ trợ lên đến 125 triệu Mỹ kim.
Sau khi mãn nhiệm Ngoại trưởng, nhưng tôi vẫn tiếp tục hoạt động với Liên minh trong chức danh Chủ tịch Danh dự. Giờ đây có rất nhiều dự án ở Bangdalesh, Trung Quốc, Ghana, Kenya, Nigeria, Uganda và đang bắt đầu áp dụng ở Ấn Độ cũng như ở Guatemala. Liên minh hỗ trợ 13 trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu trên toàn thế giới về các tiêu chuẩn mới cho các bếp lò với các nhà sản xuất, nhà phân phối đồng thời hướng dẫn, giải thích cho người tiêu dùng về các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và có hiệu quả cao. Đây cũng còn là bước quan trọng trong việc xây dựng thị trường tiềm năng cung cấp các bếp sạch cho người tiêu dùng, người thực sự sử dụng chúng.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, sự căng thẳng vốn có giữa mong muốn của chúng ta đưa nhân dân thế giới xóa đói giảm nghèo tiến dần lên tầng lớp trung lưu và với việc phải bảo vệ tầng lớp trung lưu của chính nhân dân chúng ta cũng gặp những áp lực mạnh mẽ. Nếu kinh tế toàn cầu đang ở thời kỳ “tổng bằng không” (có nghĩa tiền không sinh sôi nẩy nở, đồng tiền chết, vì chẳng có ai mua hay bán gì - ND) thì sự gia tăng của thị trường khác và tầng lớp trung lưu của các nước khác tăng trưởng sẽ luôn luôn bằng tổng số chi phí mà chúng ta bỏ ra. Rất may điều đó không xảy ra. Tôi tin sự thịnh vượng của chúng ta tùy thuộc vào các đối tác thương mại và vận may của chúng ta gắn bó chặt chẽ với các nước trên thế giới. Tôi cũng đặt niềm tin vững chắc làm sao giữ được sự cạnh tranh công bằng càng lâu thì số người trên thế giới thoát cảnh nghèo đói trở thành tầng lớp trung lưu càng tăng, nhưng lợi thế vẫn thuộc về nước Mỹ mà không bị giảm.
Niềm tin này bắt nguồn từ kinh nghiệm bản thân, sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ. Sau Thế chiến lần thứ II, cha tôi, cụ Hugh Rodham kinh doanh một cửa hàng nhỏ, buôn bán các loại vải. Cụ cần cù, chăm chỉ làm việc ngày đêm, đôi khi thuê thêm người phụ giúp. Cụ nhiều khi yêu cầu mẹ tôi, anh em tôi giúp cụ in hoa trên vải lụa. Hai cụ tin vào khả năng tự lực cánh sinh, cần cù lao động sẽ là bài học giáo dục cho lũ chúng tôi, biết giá trị của đồng tiền kiếm được và hiểu được phẩm giá của người lao động làm việc chăm chỉ, lương thiện.
Lần đầu tiên tôi kiếm được tiền bằng đôi bàn tay của chính minh, khi tôi 13 tuổi, không làm công việc trông trẻ. Tôi làm việc bán thời gian ở Công viên Park Ridge, một tuần ba buổi sáng, kiểm tra theo dõi một công viên nhỏ cách nhà tôi chừng vài dặm. Nhà tôi có mỗi một chiếc xe ô tô, nhưng cha tôi đi làm từ sáng sớm, nên tôi phải cuốc bộ đi làm, công việc là kéo chiếc xe cút kít chở đầy bóng, gậy, dây nhẩy và các dụng cụ khác đi đi lại lại trong công viên. Từ năm đó trở đi, kỳ nghỉ hè nào tôi cũng đi làm thêm. Số tiền ấy giúp tôi trả học phí và khóa học luật sư. Tôi rất biết ơn sự hy sinh của song thân đã cho chúng tôi cơ hội mà các cụ không có được. Bill và tôi cũng làm việc siêng năng để Chelsea, con tôi hiểu được giá trị của lao động và văn hoá làm việc. Chúng tôi cảm thấy đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi vì con gái tôi trưởng thành trong hoàn cảnh rất đặc thù, khi mới sinh ra nó sống trong dinh thự của vị Thống đốc bang, khi lớn lên được sống trong Nhà Trắng. Nếu song thân tôi còn thọ đến hôm nay, chắc các cụ phải tự hào lắm lắm về đứa cháu gái ngoại của các cụ rất mạnh mẽ, có lối sống đạo đức và rất chăm chỉ làm việc, điều mà tôi biết rất rõ.
Từ khi tôi lớn lên đến nay, thế giới đã thay đổi quá nhiều, nhưng tầng lớp trung lưu ở Mỹ vẫn là nguồn động lực phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử và là cái nôi của giấc mơ Mỹ. Sự thành công bắt nguồn từ những nguyên tắc thương mại, nếu ta chăm chỉ, cần cù làm việc, thực hiện đúng nguyên tắc ta sẽ giàu có, cuộc đời sẽ đổi mới. Nếu biết sáng tạo, có chí tiến thủ thì những gì ta mong muốn thành đạt không bị một trở ngại nào ngăn cản. Tầng lớp trung lưu bao giờ cũng được đánh giá cao, nếu như không muốn nói có giá trị cao, vì nó chính là đầu mối thông lưu hàng hoá giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta.
Những năm giữ chức Ngoại trưởng, cũng là lúc nhiều phong trào lớn của dân chúng đối với tầng lớp trung lưu, nhưng lần này nó lại xảy ra ở các nước khác, khi lần đầu tiên hàng trăm triệu người đang được xóa đói giảm nghèo, cuộc sống trở lên khá hơn. Nhiều dự báo đưa ra rất ấn tượng. Tầng lớp trung lưu toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035 con số lên đến 5 tỷ người. Hai phần ba là người Trung Quốc, 40% là người Ấn Độ và một nửa dân số Brazil hy vọng sẽ trở thành tầng lớp trung lưu. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, người ta dự báo số người đứng trong tầng lớp trung lưu đông hơn người nghèo đói vào năm 2022.
Sự tăng trưởng bùng nổ này đặt ra câu hỏi, liệu khả năng trên hành tinh của chúng ta có thể duy trì mức độ tiêu thụ hàng hoá mà tầng lớp trung lưu thường có, như ô tô, sử dụng các loại năng lượng và nguồn nước dồi dào. Sự biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên ngày một kiệt cạn và ô nhiễm môi trường tăng, buộc chúng ta phải thay đổi lớn về mô hình sản xuất và cách tiêu dùng. Nhưng nếu chúng ta làm tốt được sự đổi mới cũng sẽ tạo ra nhiều công việc mới và hình thái kinh doanh mới cùng với chất lượng cuộc sống tốt hơn. Có nghĩa là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu của toàn cầu chỉ có lợi, tốt lành cho thế giới và cũng rất tốt, có lợi nhiều cho nước Mỹ. Khi tiền lương và thu nhập ở các nơi tăng lên, người ta cần mua nhiều hàng hoá cùng các dịch vụ của chúng ta và sự ưu tiên sẽ giảm dần với những công ty thuê lao động của chúng ta. Sau nhiều năm trì trệ, thu nhập bị giảm, điều kiện kinh tế và năng động của xã hội kiệt quệ, giờ đây chúng ta phải cần phục hồi.
Tầng lớp trung lưu trên toàn thế giới cũng chia sẻ những giá trị của chúng ta. Mọi người trên thế giới thường mong muốn có những điều kiện sống như chúng ta: có sức khỏe tốt, có công ăn việc làm ổn định, cộng đồng bình an, con cái họ có cơ hội được được học hành đến nơi đến chốn. Họ cũng rất quan tâm về nhân phẩm, bình đẳng về cơ hội, bình đẳng trước pháp luật và có hệ thống tư pháp công bằng. Khi người ta tìm cách leo lên tầng lớp trung lưu, nhu cầu trước mắt của cuộc sống là giảm sức ép, có xu hướng yêu cầu nhà nước phải có trách nhiệm, các dịch vụ phải có chất lượng, có nền giáo dục tốt, chăm sóc y tế tốt, môi trường sạch sẽ và cuộc sống thanh binh. Hầu như mọi người hiểu những lời kêu gọi chối tai của bọn chính trị cực đoan ngày nay đã lỗi thời, hết hấp dẫn. Đối với Mỹ, tầng lớp trung lưu phát triển trên toàn cầu là lẽ đương nhiên và chấp nhận sự phát triển ngày càng đông. Chúng ta cần phải làm tất cả những gì có thể được, để phát triển ở trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Những Lựa Chọn Khó Khăn Những Lựa Chọn Khó Khăn - Hillary Rodham Clinton Những Lựa Chọn Khó Khăn