The mere brute pleasure of reading - the sort of pleasure a cow must have in grazing.

Lord Chesterfield

 
 
 
 
 
Tác giả: Hà Thúc Sinh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: zzz links
Số chương: 73
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8664 / 108
Cập nhật: 2015-08-12 23:00:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20
ội trường vẫn đông đủ mọi người như những kỳ trước. Hôm nay là buổi phát biểu kết thúc sơ bộ đợt học tập 6 bài. Giáo viên không hiện diện. Tên thủ phó Môn phụ trách điều động buổi phát biểu với sự quan sát của hầu hết cán bộ tiểu đoàn.
Đúng như sự dự đoán của mọi người, để mở đầu cho cuộc phát biểu, tên Môn phun châu nhả ngọc về cái chết của "tên phản động Nguyễn Xuân Dung". Chỉ có một việc đặc biệt là hắn hoàn toàn lờ đi cái tin đồn theo đó Dung chết vì cái đồng hồ Seiko của anh ta. Bù vào đó, tên quản giáo nói thêm ít câu về đạo đức của những người đã dấn thân đi làm Cách mạng Vô sản. Hắn nói.
- Không có biến cố nào lại không có những lời đồn đãi đi theo sau đó, và đôi khi lời đồn đãi ấy hoàn toàn mang bản chất xuyên tạc Cách mạng của bọn xấu. Trước mắt, Cách mạng yêu cầu các anh phải tuyệt đối tin tưởng vào chính nghĩa sáng ngời của Cách mạng, và tự thấy có nghĩa vụ tố giác kịp thời kẻ tung ra những tin đồn sai trái có hại cho uy tín của những chiến sỹ Cách mạng và gây hoang mang trong thành phần các cải tạo viên tiến bộ.
Để kết thúc vấn đề Nguyễn Xuân Dung, hắn phỉnh phờ. Mặc dù hiện nay cũng có lẻ tẻ dăm ba nhóm tàn dư ngụy quân ngoan cố rút vào rừng núi, sống bằng nghề thảo khấu để tiếp tục con đường chống phá Cách mạng, chống phá nhân dân; nhưng các anh cứ nghĩ mà xem, xưa kia các anh có cả triệu quân, cộng với nửa triệu quân Đế quốc Mỹ, chưa kể các đạo quân chư hầu đánh thuê khác của Mỹ đến tham chiến ở miền Nam mà còn bị quân đội nhân dân anh hùng ta đánh cho tan rã. Một đám tàn quân ấy có nghĩa lý gì? Hành động trốn trại của tên Dung không thể biện minh cho bất cứ lý do nào khác, ngoài lý do tìm đường gia nhập các đám tàn quân ngụy để mưu đồ phạm thêm tội ác với Cách mạng với nhân dân. Nói tới đây tên Môn xuống giọng. Nghĩ cho cùng, hắn nói. Hành động điên rồ ấy chẳng có ích lợi gì mà chỉ thiệt thân. Sống vui vẻ giữa tập thể anh em, có người có ta, cơm ăn áo mặc Cách mạng lo, chỉ việc học tập cho nên người lương thiện lại không muốn; muốn vào rừng làm thảo khấu, lẩn trốn như cáo như chồn nghĩa là làm sao? Thay mặt ban chỉ huy trại, một lần nữa tôi nhắc nhở chung các anh, từ nay, kể từ 5 giờ chiều cho đến sáng, bất cứ ai tiến đến cách hàng rào 3 thước sẽ bị vệ binh nổ súng. Ban chỉ huy trại cũng kêu gọi các anh phải tích cực đấu tranh sai trái, khai báo kịp thời những kẻ âm mưu trốn trại để trại ta sẽ là trại cải tạo tiên tiến mọi mặt, sẽ không còn những gì đáng tiếc xảy ra như trường hợp Nguyễn Xuân Dung nữa.
Chấm dứt phần tố khổ Nguyễn Xuân Dung, tên tổng quản giáo Quỳnh bước ra trước máy vi âm thay thế cho tên thủ phó Môn. Hắn nói qua về nội quy quy định trong việc phát biểu.
- Để kết thúc sơ bộ đợt học tập 6 bài, Cách mạng sẽ yêu cầu một số anh lên phát biểu cảm tưởng trước tập thể trại. Việc phát biểu này dĩ nhiên không cho phép tùy tiện mà phải đặt trên cơ sở lý luận của 6 bài vừa qua. Thời gian phát biểu quy định cho mỗi người là 5 tới 10 phút. Cơ cấu của bài phát biểu phải có hai vế rõ rệt. Vế một nói rõ lý do tại sao anh chống Cộng. Vế hai nói rõ qua học tập, hiện nay tư tưởng anh chuyển biến ra sao, nghĩ thế nào về Cách mạng.
Nói tới đây tên Quỳnh bước lui hội ý vài điều với tên Môn. Khi quay lại máy vi âm hắn đã có sẵn một tờ giấy trên tay. Hắn tiếp. Bây giờ tôi gọi anh nào anh ấy sẽ lên ngay sân khấu, đứng tại chỗ này để làm công tác phát biểu. Tất cả các anh đã nghe rõ chưa?
- Rõ!
Dưới này Vĩnh ngồi nghĩ bụng nếu mình bị gọi tên thì sao? Chả nhẽ lại bước lên để tự chửi cha mình? Một sáng kiến nảy ra trong đầu Vĩnh. Nó giới hạn từ 5 đến 10 phút. Rất tốt. Nó lại chia làm hai vế rõ ràng. Càng tốt hơn nữa. Mình sẽ dùng một tuyệt chiêu để câu dầm vế thứ nhất. Chắc chắn bọn chúng sẽ chẳng có thì giờ ngồi nghe mình con cà con kê. Và việc bị đuổi xuống nhường chỗ cho người khác phát biểu sẽ là chuyện rất có thể xảy ra. Nghĩ xong, Vĩnh sắp xếp câu chuyện để nếu bị kêu lên anh sẽ làm đúng như dự tính.
Vài người bạn quanh quẩn ngồi nhìn Vĩnh với dáng lo âu. Vĩnh hiểu những ánh mắt ấy. Bị chửi dẫu sao cũng đỡ cực lòng hơn bị buộc đứng lên để tự chửi. Cộng sản có muôn nghìn cái đểu, nhưng có ba cái siêu đểu mà ai đã sống với chúng đều ghi nhận được. Siêu đểu thứ nhất là chụp lên đầu người dân cái chức làm chủ. Siêu đểu thứ hai là Cộng sản không có nhà tù, chỉ có các trại cải tạo nhằm giáo dục những người dân, cách này hay cách khác, đã không làm tròn cái nhiệm vụ làm chủ của mình. Siêu đểu thứ ba là chúng dùng bạo lực bắt người ta đứng lên tự buộc tội mình trước mặt mọi người, tự giác tuyên cho mình một cái án 3 năm, 5 năm, 7 năm hay lâu hơn nữa. Ba cái siêu đểu ấy trong nhiều chục năm qua đã nghiễm nhiên biến thành những nguyên tắc chính để sản sinh và duy trì không biết bao nhiêu trại tù khổ sai không xét xử và vô hạn định trên miền Bắc và giờ đây trên cả miền Nam.
Hôm nay một ngày cuối năm năm 1975, Vĩnh và bạn bè bắt đầu được hưởng những cái siêu đểu ấy.
Khác với ước tính của mọi người, người đầu tiên được Cách mạng chiếu cố chọn lên sân khấu để phát biểu huy quyền làm chủ bản thân và tập thể, để tự chửi mình và tự giác tuyên cho mình một bản án cụ thể không phải là một tay sừng sỏ trong trại. Người phát biểu đầu tiên lại là ông Thiệu, người mù chữ duy nhất còn sót lại ở miền Nam, hiện đang là cải tạo viên tổ A.10 khối 2 trại L4T3.
Ông Thiệu được tên tổng quản giáo Quỳnh xướng tên. Hắn phải xướng đến ba lần ông ta mới biết mình được Cách mạng chiếu cố. Khi nghe đến tên ông vẩn ngại ngần chưa dám đứng lên vì đứng lên sẽ biết phát biểu gì đây? Nhưng rồi những người ngồi chung quanh ông thúc ông đứng dậy và dẹp lối cho ông bước ra con đường chính nằm giữa hội trường. Ông Thiệu vừa bước đi vừa đưa đôi mắt hoảng hốt ngó dọc theo anh em ngồi hai bên như cầu cứu. Sau cùng ông cũng bước lên tới sân khấu. Tên Quỳnh có vẻ hơi bực mình vì sự chậm trễ của ông. Hắn nói lớn trên máy vi âm.
- Gớm! Xưa lùng diệt Cách mạng thì nhanh như cút, học tập phát biểu thì cứ ngập ngà ngập ngừng như gái bị ép duyên.
Chỉ những người ngồi bên dưới nghe thấy câu nói ấy, còn ông Thiệu đã vượt qua cái máy phóng thanh treo trên cột bên hông hội trường nên ông chẳng nghe thấy gì rõ rệt. Ông bước tới mấy bậc tam cấp dẫn lên sân khấu, hơi lưỡng lự. Tên Quỳnh gọi ông và chỉ chỉ xuống chỗ hắn hiện đang đứng. Ông Thiệu bước lên sân khấu và tiến về phía hắn. Tên tổng quản giáo Quỳnh dặn dò ông vài điều gì đó và bây giờ ông đang đứng trước máy vi âm. Thốt nhiên những tràng vỗ tay trên sân khấu vang lên. Bọn cai tù đang cố gắng tặng cho ông những tràng pháo tay khuyến khích thật đểu cáng. Bên dưới nhìn lên, cái bóng dáng gù gù bé nhỏ của ông Thiệu trông lạc lõng thê thảm như một con sẻ lọt giữa bầy diều hâu.
Bỗng nhiên tiếng ông Thiệu run run phát qua hệ thống loa.
- Thưa tôi là Thiệu...
Ông ngập ngừng một chút. Anh em khối 2 biết rõ tại sao ông ta ngập ngừng. Ông ngập ngừng vì tên ông cũng là Nguyễn Văn Thiệu. Ông rất sợ trước mọi người phải lập lại cái tên ấy, tuồng như nó có vi trùng cùi và nếu ông dây vào ông sẽ bị lây. Giọng ông lại trỗi lên. Tôi là tổ viên tổ A.10, khối 2. Khối trưởng của tôi là anh Trai, khối phó là anh bác sỹ Đỉnh. Tổ trưởng của tôi là...
Ông Thiệu phải ngừng nói vì tên Quỳnh đã chồm tới nói gì đó vào tai ông.
Một lát sau giọng ông lại tiếp tục cất lên. Kính thưa các anh quản giáo, kính thưa toàn thể anh em cải tạo viên, kính thưa... Ông lại ngập ngừng giơ một ngón tay gãi trán. Có lẽ ông chưa tìm ra kịp một đối tượng nào khác để tặng chữ kính thưa vừa phát ra. Sau cùng ông tiếp. Kính thưa Cách mạng. Hồi xưa, hồi 49, 50 tôi còn ở Điền Hộ. Tôi sinh ra ở đó và cũng lớn lên ở đó. Tôi chăn trâu cho phú hộ. Đến năm 50 tôi đã lớn quá người ta không cho tôi chăn trâu nữa. Tôi đã sống bằng đủ thứ nghề trên cái sông Phát Diệm đỏ ngầu ấy. Thế rồi tôi đi theo một người chú ruột ra Hà Nội. Chú tôi làm nghề nấu rượu lậu. Chú tính cho tôi học nghề tài xế rồi mánh mung xin cho tôi vào lái xe ở phủ Thủ Hiến trước ấm thân sau nuôi được mẹ được em còn ở lại Phát Diệm. Rồi chả hiểu số phận run rủi ra sao, tôi đi lính. Rồi tôi được đưa ra chiến trường Điện Biên. Sau đó tôi bị Cách mạng bắt đem giam ở liên khu tư. Tôi cũng được cải tạo như bây giờ. Tôi cải tạo tốt và đã được hứa cho về làm nghề lương thiện nuôi Mẹ và các em tôi. Bỗng một sáng Cách mạng đem tôi trả cho Tây. Tây đem tôi lên máy bay của hãng Air d'Azur chở thẳng vào Nam, không kịp thì giờ cho tôi tìm cách từ giã mẹ và các em tôi...
Ông Thiệu nói một hơi, giọng kể mỗi lúc mỗi thêm ngậm ngùi. Ở dưới một số anh em khác khối thầm thì với nhau: Thằng cha này quả thực là siêu kịch sỹ! Riêng Vĩnh và các bạn khối 2 biết rõ ông Thiệu không kịch. Ông đang ê a kể lại một cách vô cùng thành thật cuộc đời của ông, cuộc đời của một Moritz Giờ Thứ 25 Việt Nam!
Trên sân khấu ông Thiệu vẫn tiếp tục. Vào tới Nam một thời gian ở căm chỉ ăn và chơi. Nhưng tôi không ăn chơi được. Tôi rất nhớ quê hương, nhớ Mẹ và các em tôi. Làm sao về Bắc bây giờ? Tôi tự hỏi nhiều lần nhưng không tìm ra câu trả lời. Rồi 54 và hiệp định Giơ-Ne-Vơ ra đời. Lúc ấy qua bạn bè, tôi biết rằng nhanh lắm cũng 2 năm nữa tôi mới về được khi tổng tuyển cử đã xong... Một thời gian ngắn sau đó tôi được đưa sang phục vụ ngành thông vận binh. Chỉ huy trưởng của tôi là đại tá Xồi. Tôi được đi học làm tài xế, đúng với cái nghề mà tôi mơ ước từ ngày còn ngồi trên lưng trâu ở Điền Hộ... Hơn hai mươi năm qua tôi đã hành nghề lái quân xa qua nhiều đơn vị, và đơn vị sau cùng là cục Trung Ương Tình Báo. Tôi lái xe thư...
Ông Thiệu lại phải ngưng vì tên Quỳnh lại chồm tới sau lưng ông: Vào đề đi! Vào đề đi! Tại sao tôi chống Cộng...
Nghe nhắc, ông Thiệu ngẫm nghĩ một chút rồi tiếp. Tôi chống cộng vì Cộng sản pháo kích các thành phố, giật mìn đường rày xe lửa, chận đường đắp mô và thu thuế dân lành... Ông tằng hắng. Bây giờ Cách mạng vào tạo điều kiện cho tôi về đây học tập tôi mới biết tôi đã sai trái thật nhiều. Cách mạng không hề pháo kích thành thị, không hề đắp mô, không hề thâu thuế trái phép của dân. Đó chỉ là hành động cá biệt của bọn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mà thôi.
Câu phát biểu của ông Thiệu làm mọi người điếng hồn. Đám quản giáo thầm thì với nhau. Tên Quỳnh sau khi hội ý chớp nhoáng với quản giáo Cư của khối 2, quầy quả tiến lại gần ông Thiệu. Hắn kéo máy vi âm lệch về phía mình và nói.
- Anh Thiệu trình độ văn hóa có thấp nên phát biểu không đạt yêu cầu lắm. Anh có nhiều lầm lỗi kỹ thuật trong phát biểu, nhất là chưa nhận ra được thượng tầng kiến trúc hạ tầng cơ sở của Cách mạng trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước vừa qua... Theo đề nghị của đồng chí quản giáo khối, anh Thiệu có thể chấm dứt phần phát biểu nơi đây và đề nghị tối nay tổ anh Thiệu sẽ họp để giúp đỡ anh điều chỉnh lại những nhận thức còn lệch lạc không phù hợp với thực tế.
Có lẽ thấy rằng còn để cho ông Thiệu phát biểu còn có thể lâm vào tình trạng lợi bất cập hại thêm nữa, do đó tên tổng quản giáo cắt ngang và không buộc ông phải tự đưa ra cho mình một con số thời gian cải tạo cụ thể. Hắn xua tay ngầm ý bảo ông Thiệu trở về chỗ cũ, rồi như để khỏi mất thì giờ, hắn xướng tên người phát biểu thứ hai.
- Anh Đặng Thế Tiến, cải tạo viên khối 4.
Vĩnh nhìn sang vị trí ngồi của khối 4. Tiến đã nhanh nhẹn đứng lên. Anh nhún vai cười nhẹ với các bạn đang ngước nhìn mình như thầm bảo: Đừng có lo!...
Tiến bước lên sân khấu và đến trước máy vi âm. Tên Quỳnh chưa chịu nhường ngay máy vi âm cho Tiến. Hắn nhìn Tiến cười cười và nói. Riêng anh Đặng Thế Tiến tôi cũng có đôi lời giới thiệu đặc biệt với các anh. Tôi biết anh Tiến từ trước ngày Cách mạng thành công. Anh Tiến lúc ấy đang là một thành viên của phái đoàn ngụy quyền trực tiếp ngồi cãi tay vo với Cách mạng trên bàn hội nghị. Cũng ngoan cường ra phết. Nhưng hiện nay qua học tập, qua các bản tự khai, Cách mạng ghi nhận anh Tiến đã có nhiều biến chuyển tốt, đặc biệt đã thành tâm khai báo tất cả tội ác mình đã phạm với Cách mạng với nhân dân. Hắn ngưng một chút như để tìm ý. Tôi có vài lời đặc biệt thế này, hắn tiếp, không có mục đích nào khác ngoài sự biểu dương anh Tiến trước tập thể và nhắc nhở anh Tiến phải ý thức cho đúng vị trí cải tạo viên của mình trong phát biểu hôm nay.
Sau khi tố Tiến một lá bài, hắn xoay ngang nhìn Tiến như để dằn mặt, rồi cười cười, tiếp. Bây giờ yêu cầu anh Tiến phát biểu.
Vốn đã quen ăn nói. Tiến không hề lúng túng chút nào trước đám đông bạn bè trước mặt và kẻ thù sau lưng. Anh bình tĩnh sửa lại máy vi âm cho ngay ngắn và lên tiếng phát biểu:
- Thưa tất cả các anh em, hôm nay được sự chiếu cố đặc biệt của ban quản giáo, tôi có dịp được phát biểu trước anh em đề tài: Tại sao tôi chống Cộng và qua học tập, tôi đã chuyển biến tư tưởng như thế nào? Tôi cũng xin thưa trước với anh em, đây là một đề tài vô cùng trọng đại; nó có nhiều dây mơ rễ má đến tận cùng ý thức và để nói cho hết, tôi nghĩ rằng tôi cần nhiều buổi hoặc nhiều ngày để thưa chuyện với các anh em. Nhưng Trên đã quy định mỗi người chỉ giới hạn phát biểu trong 5 đến 10 phút, nên tôi xin đi ngay vào vế một để không mất thì giờ...
Tiến nói đoạn đan hai bàn tay vào nhau khẽ bẻ bão. Anh tiếp. Thưa các anh em, tôi sinh năm 1947 ở Hà Nội. Trí nhớ của tôi về dĩ vãng Hà Nội không nhiều hơn cái trường tiểu học đặng Thái Sơn nơi tôi học vỡ lòng ở đó. Có nhớ xa hơn tí nữa thì là cái Ấu Trĩ Viên gần bờ hồ Hoa-Le, nơi tôi hay được bố mẹ đem ra chơi đùa... Một tí bánh tôm, một tí kem, những tiếng xịch tắc vang vọng trên những nẻo đường chiều vắng đầy lá thu vàng. Có cố gắng hết sức thì tôi cũng chỉ nhớ được đến chừng ấy. Rồi biến cố 54 xảy ra, trong đầu óc của một đứa bé lên tám, tôi không nhớ được gì hơn cái cảnh bố mẹ tôi, ông bà tôi, hàng xóm tôi khênh hết đồ đạc ra trước nhà bán đổ bán tháo. Tôi còn nhớ mẹ tôi bán cả cái bàn thờ bằng lim hay gụ gì đó. Cái bàn thờ đen bóng có cẩn những vỏ trai lóng lánh óng ả đã in đậm nét trong tôi suốt một thời thơ ấu... Rồi một sớm, bố mẹ tôi đem tôi lên xe chạy qua cầu Long Biên dài như bất tận. Tôi nhìn ra ngoài. Trời đầy sương mù. Tôi không thấy gì khác hơn những khung cầu đen ngòm đan vào nhau... Rồi phi trường Gia Lâm, rồi máy bay cất cánh. Tôi thấy mẹ tôi khóc và bố tôi đôi mắt cũng đỏ hoe. Đứa bé tám tuổi luôn luôn có quyền khóc theo mẹ nó chứ phải không các bạn? Thế là mẹ tôi khóc năm thì tôi khóc mười. Mẹ tôi khóc mười thì tôi khóc hai mươi...
Tiến ngưng nói một thoáng, lại đan hai bàn tay vào nhau bẻ bão, rồi tiếp tục. Thời gian trôi qua tôi lớn dần lên ở miền Nam. Cũng như tất cả các bạn tôi được hấp thụ nền văn hóa của miền Nam, một nền văn hóa "rất nhiêu khê", thật là "độc tài phát xít"; nó buộc người ta phải đau đầu đau óc biết tất cả những gì đã xảy ra từ thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu, từ thời Homère còn tập tễnh làm thơ. Nó còn bắt người ta biết đến cả những chuyện sỏi đá trên mặt trăng cơ cấu ra sao. Nhảm hơn lại còn phải học cả những lời Roméo tán tỉnh nàng Juliette vân vân và vân vân. Chao ôi! Thật là phí cả một thời son trẻ. Thay vì đi làm Cách mạng như các anh quản giáo đây thì tôi cứ dùi mũi vào sách vở. Tệ hơn thế, vừa mười tám tuổi, cái tuổi mà các anh quản giáo, các anh vệ binh còn trong trắng như các thiên thần, chỉ một lòng nghe theo lời Bác gọi; thì tôi, một thằng sinh viên miền Nam, đã vừa học, lại vừa tập tành xem báo Pờ-Lây-Boi, xem hình 36 kiểu... một cách rất là hồ hởi phấn khởi!
Anh em ngồi dưới bắt đầu ngứa ngáy lỗ tai. Vĩnh cũng thấy ngại thay cho Tiến. Thoạt đầu Vĩnh khoái trá vì thấy Tiến không hẹn mà gặp, đã dùng đúng chiến thuật câu dầm như anh dự liệu. Nhưng thấy Tiến lái câu chuyện ghê quá làm Vĩnh đâm lo. Vĩnh quan sát bọn quản giáo. Anh khá yên tâm vì có nhiều dấu hiệu cho thấy Tiến đang lôi cả lũ đười ươi ấy vào mê hồn trận. Dù sao không ai chê được lối kể chuyện của Tiến.
Bên trên sân khấu Tiến cũng đủ khôn ngoan để không đưa câu chuyện của mình biến thành một câu chuyện tiếu lâm. Tiến lái. Phải thú nhận rằng đến năm tôi ra đại học là năm tôi 22 tuổi, tôi chưa hề có một khuynh hướng chính trị rõ rệt nào. Tôi vẫn nghĩ quốc gia hay cộng sản thì cũng chỉ là những danh từ. Bố tôi lôi tôi vào Nam có lẽ cũng chỉ vì sợ bóng sợ gió. Quốc gia thì cũng là người Việt cai trị người Việt. Cộng sản thì cũng là người Việt lãnh đạo người Việt. Ở đâu thì cũng phải lao động, mà lao động thì phải được trả công tương xứng. Tôi không tin rằng lại có một tập đoàn chính trị nào cai trị người bản xứ bằng những đường lối của thời Trung Cổ dã man, hoặc đem danh dự quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân đặt dưới chân một thế lực ngoại bang vì lý do này hay lý do khác... Đùng một cái, trong cái biển báo chí ngoại quốc phản động bày bán ở các lề đường miền Nam, tôi đã vô tình đọc được vài số báo của phương Tây. Trong những số báo ấy có đăng ảnh một cuộc biểu tình dâng kiến nghị lên chính phủ đòi giải phóng miền Nam của nhân dân Hà Nội. Tôi đọc phớt qua bài báo và thấy rằng: A! Thế ra ngoài Bắc cũng tự do dân chủ ra phết đấy chứ. Nhân dân cũng được tụ tập biểu tình dù là biểu tình dâng kiến nghị. Sinh hoạt chính trị như thế có khác gì miền Nam đâu. Tuy nhiên khi nhìn kỹ vào những tấm ảnh tôi mới ngã ngửa người. Trong những bức ảnh ấy tôi đã thấy gì? Tôi đã thấy nhân dân Hà Nội biểu lộ sự dân chủ của họ qua cuộc biểu tình, nhưng tại sao, vâng, tại sao trong cuộc biểu tình dâng kiến nghị đòi giải phóng miền Nam ấy, bên cạnh những bức ảnh của Hồ chủ tịch được nâng cao lại có cả ảnh của ông Lenin, ông Stalin và ông Mao Trạch Đông nữa? Trong đầu óc non nớt của một cậu sinh viên thời đó tôi đã xúc động và bất mãn vô cùng. Tôi tự nhủ: Người ta có quyền suy tôn lãnh tụ. Miền Nam cũng suy tôn lãnh tụ. Nhưng, sự khác biệt của hai miền Nam Bắc ở chỗ chưa bao giờ tôi thấy trong những cuộc biểu tình của nhân dân miền Nam người ta lại nâng cao cả ảnh của Kennedy, của Johnson hay của Nixon cả! Thế tại sao miền Bắc lại phải lôi cả quý ông Lenin, ông Stalin và ông Mao Trạch Đông vào cuộc biểu tình nội bộ của đất nước mình!
Tiến ngừng nói. Anh giơ hay tay trước mặt ra chiều luyến tiếc một cái gì. Anh nói tiếp. Thú thật đến ngày hôm nay tôi vẫn lấn cấn điều này. Vì chính điều này đã biến một cậu sinh viên là tôi thành một sỹ quan quân đội miền Nam để cầm súng chống lại miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Tôi đã nghĩ rằng một nước mà người dân đã phải suy tôn cả những lãnh tụ của các nước bạn đến giúp mình thì nước ấy không thể nào có tự do, có dân chủ và có độc lập được.
Cả hội trường im phắc với câu nói đanh thép của Tiến. Để tránh sự nguy hiểm và cũng để chiến thuật câu dầm thành công, Tiến lái thật khéo. Thưa các anh quản giáo, thưa các bạn, đã có lúc tôi nghi ngờ đến xảo thuật ghép phim của bọn báo chí phản động phương Tây. Nhân đây, tôi thành khẩn xin các anh quản giáo, những người đại diện cho Cách mạng, vui lòng khai sáng cho cá nhân tôi được biết đâu là sự thật, để tôi khỏi bị những lấn cấn ray rứt mãi. Tôi xin quả quyết ý nguyện duy nhất của tôi là chỉ mong được làm một người công dân của một nước Việt Nam thật sự độc lập, dân chủ, hạnh phúc và ấm no...
Tiến đã khéo léo đẩy bọn quản giáo vào cái thế khó xử. Nhưng chúng đã không thể bắt lỗi anh được vì anh đã dùng một lối diễn đạt đầy thành khẩn và nhỏ nhẹ. Tên tổng quản giáo Quỳnh đã sập bẫy khi hắn đứng lên, tiến lại gần Tiến. Chẳng những hắn không nhắc nhở gì đến việc Tiến đã nói hơn nửa tiếng đồng hồ, chưa đi được tí gì vào vế thứ hai, mà lại còn giơ tay vỗ như biểu dương Tiến. Hắn nói.
- Anh Tiến đã có thể về chỗ ngồi.
Đợi cho Tiến xuống khỏi sân khấu, hắn tiếp. Vấn đề của anh Tiến đưa ra rất hay, rất thành khẩn và rất đáng được trên quan tâm giải quyết. Cách mạng đã có câu: Tư tưởng không thông vác gối bông cũng nặng! Tư tưởng mà thông vác cà nông cũng nhẹ! Cũng vì tư tưởng không thông, anh Tiến đã nhảy vào hàng ngũ ngụy quân chống lại Cách mạng. Và cũng vì tư tưởng đã thông, chúng tôi đã hò kéo pháo đánh tan quân thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ dành độc lập tự do lại cho đất nước, đã thực hiện cuộc kháng chiến thần thánh đánh tan Đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Từ thực tế ấy, Cách mạng đã đặt tư tưởng lên khâu then chốt: Tư tưởng chỉ đạo hành động! Và cũng từ thực tế ấy, Cách mạng đã đề ra chính sách cải tạo tư tưởng cho những người lầm đường lạc lối, một chính sách sáng tạo nhất, khoan hồng nhất, nhân đạo nhất, cấp thiết nhất, có tình có lý nhất và cũng toát lên tính ưu việt của Đảng ta nhất.
Sau khi lôi ra một thúng đầy những cái nhất tên Quỳnh trở lại vấn đề chính. Cái thắc mắc khi nãy của anh Tiến đã thành khẩn nêu ra, xét chung, cũng là cái thắc mắc của tuyệt đại đa số anh em ngồi đây. Thế thì là tôi cũng thay mặt khung giải đáp để các anh quán triệt thế này. Để hiểu được chủ nghĩa Cộng sản là gì, phải nói rằng với trình độ của các anh hiện nay chưa thể hiểu được! Các anh cần phải có một thời gian học tập tối thiểu 3 năm, 5 năm, 7 năm hoạt lâu hơn nữa, tùy khả năng nhận thức và tiếp thu của từng người; mới có đủ điều kiện để giác ngộ và thông suốt chủ nghĩa Cộng sản. Nói khác hơn, hiện các anh vẫn bị lợn cợn ở cái khâu bản chất và hiện tượng. Các anh thấy cuộc biểu tình của nhân dân ta ngoài thủ đô Hà Nội phô hình các chủ tịch vĩ đại Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông bên cạnh chân dung Bác kính yêu đã vội bất mãn, vội vã khẳng định rằng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có tự do, không có độc lập. Đây là một lầm lẫn ở bước đầu cơ bản, phát xuất từ hậu quả của một đường lối giáo dục tư sản ích kỷ và tuyên truyền xuyên tạc của các ngụy quyền phản động. Hiện nay, tôi chưa thể nói nhiều hơn về vấn đề này, chỉ tóm tắt vài điểm then chốt để các anh tạm thời đả thông những khúc mắc; sau này, từ từ các anh sẽ được giáo dục nhiều hơn và yêu hơn chủ nghĩa cộng sản. Vậy chủ nghĩa Cộng sản là gì? Là một chủ nghĩa mới nhất và sau cùng nhất. Nó hội đủ tính sáng tạo, tính nhân đạo, tính khoa học. Nó nhằm mục đích thủ tiêu mọi biên giới các biệt giữa các quốc gia đồng lúc vẫn tạo điều kiện phát huy triệt để đặc tính và truyền thống của các dân tộc. Nó là một chiến tuyến tổng hợp mọi giai cấp bị bóc lột, đoàn kết lại để tạo sức mạnh đánh tan mọi thế lực bóc lột và phản động, đưa loài người đến một tương lai đại đồng sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no chung. Để tiến tới một tương lai đại đồng tốt đẹp như thế, chủ nghĩa Cộng sản phải có một sự đoàn kết hợp nhất từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở. Và các lãnh tụ của chúng ta, những lãnh tụ thiên tài như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, bác Hồ kính yêu... mà tài ba và đức độ của các Ngài đã không còn thu hẹp lại ở một quốc gia; nhưng đã trở thành mặt trời chói sáng trên loài người tiến bộ khắp năm châu. Các ngài là biểu tượng của sự đoàn kết lý tưởng. Do đó, nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân ta, đều tỏ lòng kính yêu vô bờ bến. Mà đã tỏ lòng kính yêu vô bờ bến thì ở đâu, các Ngài đều được ngự trị chung trong trái tim của mọi người. Phô hình, phô ảnh chẳng qua chỉ là một hành động tỏ lòng kính yêu ấy mà thôi. Tôi bảo thật với các anh, các anh tưởng rằng nhân dân Liên Sô không kính yêu Bác Hồ của ta à? Tên Bác Hồ đã được nhân dân Liên Sô lấy đặt cho một con đường ngay tại thủ đô Mát-Cơ-Va đấy!
Tên tổng quản giáo nói một hơi về chủ nghĩa Cộng sản đáng yêu đáng kính của hắn. Hắn chợt nhớ ra điều gì vội liếc nhìn đồng hồ tay và vội vã kết luận. Bọn phản động đã lấy mức nước biển mà đo đỉnh núi cao! Tôi hy vọng rằng trong tương lai, qua cải tạo, các anh đều được giải phóng mọi tư tưởng sai trái cũ để được lòng dân tộc nói riêng và chủ nghĩa Cộng sản nói chung đón nhận vào lòng.
Một tràng vỗ tay từ sân khấu vang lên. Bên dưới bọn tù cũng vỗ tay đáp lễ.
Vĩnh ngồi suy nghĩ chuyện xưa chuyện nay. Chẳng hiểu bọn "cán bộ nhà nước" của thành Sparta hơn 500 năm trước Tây lịch có được đào tạo để nói như vẹt giống bọn cán bộ nhà nước CSVN ngày nay không nhỉ? Chẳng lẽ lịch sử lại có những chuyện tái diễn rập khuôn nhau dù đã cách nhau đến mấy ngàn năm? Một bọn lãnh tụ điên mê với quyền bính, điên mê với cái trật tự xã hội cuồng bạo của chúng, đã "... biến mỗi người dân thành một người lính. Con trai sinh ra yếu đuối bỏ chết trên đồi. Những đứa khỏe mạnh nhà nước thu nuôi dưới một kỷ luật lính từ lúc lên 7. Con gái thì được huấn luyện để trở thành mẹ chiến sỹ. Tất cả đều phải phấn đấu cho đến chết để trở thành... anh hùng như các lãnh tụ luôn luôn nghĩ mình là anh hùng! Khẩu hiệu mọi người dân phải thuộc nằm lòng là: Tất cả phải hy sinh quyền lợi cá nhân cho Tổ quốc! Để thực hiện được "lý tưởng" này, bọn lãnh tụ đã cấm dân thành Sparta giao thương với xứ ngoài (để tránh tiêm nhiễm tư tưởng tiến bộ xã hội), cấm du lịch (để không có ý niệm về sự so sánh giữa thiên đường và hỏa ngục), cấm sống xa hoa (để thắt lưng buộc bụng cung phụng các lãnh tụ dưới bình phong phục vụ đất nước)..."
Chẳng thể xác quyết sự tăm tối của dân thành Sparta xa xưa và của dân Việt Nam ngày nay cái nào ghê rợn hơn cái nào, nhưng Vĩnh vẫn có cảm giác chúng giống nhau ở nhiều điểm lắm, giống đến độ hãi hùng...
Bên trên sân khấu, tên cán bộ thành Sparta thời mới, loại cũng được huấn luyện từ lúc... lên 7, một lần nữa vang lên trên sân khấu. Bây giờ đã đến giờ nghỉ trưa. Qua nhận xét, cũng báo cáo các anh rằng thì là xét theo lượng ta có thể nói lần phát biểu hôm nay chưa đạt chỉ tiêu; nhưng xét theo phẩm thì đã rất đạt yêu cầu. Chiều nay và nguyên ngày mai nữa, ban chỉ huy trại sẽ tiếp tục chỉ định một số anh nữa lên phát biểu. Yêu cầu trước mắt là các anh phải phát huy cái khí thế sáng nay, phát biểu thành khẩn và nghiêm túc đề tài đã được Trên đề ra.
Tên tổng quản giáo Quỳnh ngưng một giây lát. Hắn tính nói thêm gì đó nhưng chả hiểu sao lại thôi. Sau cùng, hắn kêu tay liên khối trưởng bước lên sân khấu dặn dò vài câu. Liên khối trưởng Lượm gật gù vâng dạ rồi tiến lại trước máy vi âm do tên Quỳnh nhường cho. Lượm ngó xuống mọi người, nói.
- Ban quản giáo đề nghị các anh em cùng hát to một bài trước khi về ăn trưa. Tôi nhấn mạnh theo ý trên, các anh phải hát cho thật khí thế bão nổi và vỗ tay cho thật đều. Bây giờ tôi bắt nhịp bài Bão Nổi Lên Rồi. Nói tới đây Lượm rống lên bắt nhịp: Bão nổi lên rồi hai ba...
Bên dưới cái đói và cái mệt khiến lũ tù hát theo một cách thật rời rạc, trái ngược hoàn toàn với nội dung bài hát: Bão nổi lên rồi từ miền Nam quê hương thân yêu, từ Trị Thiên băng qua Tây nguyên lan tới bưng biền rồi vào Sài Thành...
Vĩnh che tay ngáp vặt. Anh nghĩ tới cái cảnh chia cơm chia canh trưa nay, nghĩ tới những con ruồi bu đen vô phương xua đuổi, nghĩ tới thời gian không có một cái mốc nào trước mặt...
Đại Học Máu Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh Đại Học Máu