Sự khác biệt giữa người thành công và những người khác không nằm ở chỗ thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức, mà là ở chỗ thiếu ý chí.

Vince Lambardi

 
 
 
 
 
Tác giả: Orhan Pamuk
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Lê Quang
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 46
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2494 / 48
Cập nhật: 2015-08-04 21:17:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21: Nhưng Tôi Không Nhận Ra Ai Trong Đó
a trong những căn phòng lạnh khủng khiếp.
Để đón Ka, người ta đã cử một xe tải hiệu GMS của chương trình viện trợ Marshall, ngày đó hầu như không thể tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Một thanh niên rất trẻ vận thường phục, da trắng và mũi khoằm đợi ông ở tiền sảnh khách sạn, để ông ngồi vào giữa ghế trên buồng lái. Anh ta ngồi cạnh Ka, sát cửa, tựa như muốn ngăn ông mở cửa tháo chạy. Nhưng anh đối xử khá lịch sự với ông và thưa gửi lễ phép, khiến Ka suy ra rằng người này không phải cảnh sát mặc thường phục mà là sĩ quan an ninh quốc gia, và có thể người ta sẽ không xúc phạm đến ông.
Họ đi chầm chậm qua các phố vắng tanh phủ trắng tuyết.
Cabin của chiếc xe tải quân sự với bảng điều khiển toàn nút bật đã hỏng, rất cao so với mặt đường nên Ka có thể ngó vào mấy cửa sổ mở rèm. Nhà nào cũng bật ti vi, hầu như toàn thành phố kéo rèm cửa lại và chui tụt vào vỏ ốc. Ka có cảm tưởng đang đi qua một thành phố lạ hoắc nào đó, và tưởng như cả lái xe lẫn người đàn ông mũi khoằm đều ngây ra trước vẻ đẹp của hàng cây trúc đào phủ tuyết, dãy nhà người Nga cũ xây theo phong cách Baltic và con phố như hiện ra từ một giấc mơ có thể nhìn thấy qua cần gạt nước đang khó nhọc đẩy tuyết.
Họ dừng trước Sở cảnh sát và nhanh chóng đi vào vì bên ngoài rất lạnh. Trong nhà đông đúc ồn ào hơn nhiều so với hôm qua. khiến Ka giật mình mặc dù ông đã lường trượt điều này.Không khí náo nhiệt lộn xộn rất đặc trưng cho những nơi có đông người Thổ cùng làm việc nhắc Ka nhớ đến hành lang của tòa án, lối vao sân vận động và bến xe buýt. Nhưng đồng thời một không khí chết chóc không lành cũng vương vấn đâu đây, tựa như ta vẫn cảm thấy nó trong các bệnh viện sặc mùi dung dịch i-ốt. Nghĩ đến chuyện có người bị tra tấn ở ngay đâu đây mà ông không nhấc một ngón tay để cố gắng can thiệp vào làm Ka thấy sợ hãi và có lỗi.
Khi lên chiếc cầu thang mà hôm qua ông đã đi cùng Muhtar, bất giác ông cố xử sự tự nhiên như những người có quyền hành ở đây. Từ những phòng mở cửa vẳng ra tiếng máy chữ gõ lạch xạch vội vã, tiếng người gào lên qua máy bộ đàm và ai đó kêu người đem trà lên. Ông cố gắng không nhìn vào mắt những thanh niên bị còng tay dính vào nhau, quần áo xộc xệch, mặt bầm máu đang đợi đến lượt thẩm vấn ngồi trên những chiếc ghế băng sát tường.
Ông được đưa vào một căn phòng giống như nơi ông cùng với Muhtar ngồi hôm qua. Họ mong ông có thể nhận ra tên sát nhân đã giết ông hiệu trưởng trường đại học sư phạm trong đám sinh viên Hồi giáo chính trị bị bắt giữ ở tầng dưới mà hôm qua ông không nhận ra trong tập ảnh, mặc dù ông đã khai là không nhìn thấy mặt tên sát nhân đó. Ka hiểu rằng sau khi "Cách mạng" nổ ra, Bộ an ninh đã nắm quyền kiểm tra cảnh sát và giữa hai bên có xung đột. Một nhân viên an ninh với khuôn mặt tròn xoe hỏi Ka hôm qua ở đâu vào lúc bốn giờ.
Trong một thoáng mặt Ka tái nhợt. "Người ta khuyên tôi nên đến gặp trưởng lão Saadettin Efendi,"ông vừa bắt đầu thì bị người đàn ông mặt tròn ngắt lời. "Không, trước đó!"
Khi Ka im lặng, ông ta nhắc rằng Ka đã gặp Lam. Ông ta làm bộ đằng nào cũng biết hết mọi chuyện cả rồi và tiếc rằng bắt buộc phải làm Ka ngượng. Ka cố nhận ra trong đó một dấu hiệu thiện chí. Một thanh tra cảnh sát bình thường ắt sẽ cả quyết rằng Ka tìm cách che giấu cuộc gặp gỡ ấy cũng như sẽ lên lớp cho ông một cách kẻ cả và thô bạo rằng cảnh sát cái gì cũng biết.
Nhân viên đặc vụ giải thích rằng Lam là một tên khủng bố cuồng tín, một tên khiêu khích xảo trá và kẻ thù thâm căn cố đế của nền cộng hòa dưới chỉ đạo của Iran. giọng ông ta như muốn nói:"May mà mọi việc đã qua rồi." Người ta đã chứng minh được rằng hắn ta đã giết một người dẫn chương trình truyền hình và hiện có lệnh truy nã. Hắn đi khắp nước và tổ thức các lực lượng ủng hộ luật Sharia. "Ai tổ thức tho ông cuộc nói chuyện với hắn?"
"Một học sinh của trường tôn giáo, tôi không biết tên cậu ta," Ka nói.
"Vậy ông hãy thử nhận mặt cả người ấy nữa," nhân viên đặc vụ nói. "Ông hãy xem thật kỹ! Ông sẽ nhìn qua các lỗ quan sát trên cửa xà lim, ông không phải lo, người ta không nhận ra ông đâu!"
Họ đưa Ka xuống một cầu thang rộng. Trước đây một trăm năm, khi ngôi nhà hẹp kéo dài này còn là một bệnh viện Armenia, đây là kho chứa củi và nơi nhân viên phụ việc ngủ qua đêm.Hồi những năm bốn mươi, ngôi nhà được biến thành trường cấp ba công lập; người ta phá các tường ngăn để làm thành một phòng ăn tập thể. Trong những năm sáu mươi nhiều thanh niên ở Kars, những người sau này sẽ thành người Mác-xít chống phương Tây thâm căn cố đế, lần đầu tiên trong đời được uống viên dầu cá với một cốc sữa chua Ayran làm từ sữa bột chính trong phòng này, cả hai thứ đều do UNICEF cung cấp và ngửi phát lợm giọng. Một phần tầng hầm rộng rãi này nay được biến thành lối đi và bốn xà lim nhỏ.
Một cảnh sát cẩn thận đội lên đầu Ka chiếc mũ sĩ quan, qua cử chỉ thì biết ông ta vẫn quen làm việc đó. Nhân viên mũi khoằm của Bộ an ninh quốc gia đã đón Ka ở khách sạn nói giọng của một người từng trải: "Bọn nó rất khiếp khi thấy mũ sĩ quan!"
Khi họ ra đến cánh cửa đầu tiên bên trái, viên cảnh sát mở lỗ cửa sổ nhỏ trên cánh cửa sắt của xà lim với động tác mạnh mẽ và hét vang: "Nghiêm. Chỉ huy đến!" Ka nhòm qua cái lỗ to bằng bàn tay vào trong.
Trong xà lim hẹp bằng một chiếc giường đôi loại lớn, Ka thấy năm người. Cũng có thể nhiều hơn vì họ che lẫn nhau khi dựa sát vào bức tường đối diện. Và mặc dù chưa đi nghĩa vụ quân sự nhưng họ vẫn lấy tư thế đứng nghiêm một cách vụng về, mắt nhắm nghiền như đã được dạy bảo và hăm dọa trước đó (Ka cảm thấy mấy người ti hí quan sát mình). Mặc dù mới mười một tiếng đồng hồ từ khi nổ ra "cách mạng", tất cả bọn họ đều đã bị cạo trọc, mặt mũi sưng vù vì bị đòn. Trong xà lim sáng hơn ngoài lối đi nhưng Ka thấy ai cũng giống ai. Ông sửng sốt vì thương hại, sợ hãi và xấu hổ. Ông thở phào vì không thấy Necip trong đó.
Khitaynhânviênbộanninhquốcgiathấy Kakhôngnhậnmặt được ai trong xà lim thứ hai, thứ ba, anh ta nói: "Không việc gì phải sợ. Đằng nào ông cũng biến khỏi đây khi đường hết tuyết mà."
"Nhưng tôi không nhận ra ai trong đó," Ka trả lời khá bướng bỉnh.
Nhưng về sau, ông quả có nhận ra một số khuôn mặt. Ông nhớ rất rõ đã thấy một người chửi vọng lên sân khấu trong tiết mục của Funda Eser, và nhớ ra một cậu khác luôn mồm hô khẩu hiệu. Có lúc ông nghĩ đến chuyện nên chứng tỏ tinh thần sẵn sàng cộng tác của mình với cảnh sát bằng cách chỉ mặt ai đó, để rồi có thể tảng lờ Necip đi nếu họ thấy mặt nhau (vì xem ra những lỗi lầm của lũ trẻ không có gì nghiêm trọng cả).
Nhưng ông không chỉ mặt ai cả. Ở một xà lim. một thằng bé với khuôn mặt bị đánh bê bết máu cầu khẩn Ka: "Thưa ông chỉ huy, ông bảo người ta đừng mách với mẹ cháu."
Rất có thể trong niềm phấn khích cách mạng ban đầu người ta chưa kịp dùng dụng cụ nào mà chỉ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với lũ trẻ. Đến tận xà lim cuối cùng Ka vẫn không thấy mặt ai giống người bắn ông hiệu trưởng cả. Ông nhẹ người khi không thấy Necip trong đám học sinh đang chết khiếp ấy.
Lên đến tầng trên, Ka hiểu ra rằng người đàn ông mặt tròn và cấp chỉ huy của ông ta quyết tâm trong thời gian ngắn nhất phải bắt cho kỳ được kẻ giết ông hiệu trưởng và trưng ra cho dân chúng Kars như thành công đầu tiên của cách mạng, và có thể sẽ treo cổ hắn lên lập tức. Trong phòng bây giờ có mặt một ông thiếu tá về hưu, không rõ cách nào mà tìm đến được Sở cảnh sát trong tình trạng thiết quân luật để xin thả cho đứa cháu bị bắt. Ông xin họ đừng tra tấn cháu ông để làm nó "xa cách xã hội", bà mẹ tội nghiệp cho nó đến học trường tôn giáo chẳng qua vì tin vào những lời nói dối là ở đó nhà nước phát không áo len và áo khoác cho học sinh, chứ thực ra gia đình bà theo ý tưởng cộng hòa và Atatürk. Người đàn ông mặt tròn ngắt lời ông thiếu tá.
"Ông thiếu tá, ở đây không ai bị ngược đãi cả," ông ta nói và kéo Ka qua một bên: có thể tên sát nhân và người của Lam (Ka có cảm giác ông ta gộp hai thành phần làm một) nằm trong đám người đang bị giữ tại khoa thú y.
Ka và người đàn ông mũi khoằm đón ông tại khách sạn lại leo lên chiếc xe tải quân sự lúc nãy. Trong suốt chuyến đi. Ka sung sướng vì đường phố vắng tanh rất đẹp, vì rốt cuộc ông được ra khỏi Sở cảnh sát và khoan khoái hút một điếu thuốc. Một góc lý trí nói với ông rằng ông thầm vui sướng đón chào bên quân sự đảo chính và không để đất nước này rơi vào tay những người Hồi giáo chính trị. Vì vậy để khỏi cắn rứt lương tâm, ông thề sẽ không cộng tác với cảnh sát hay quân đội. Ngay sau đó một bài thơ ùa đến với ông, vô cùng mạnh mẽ và tràn trề lạc quan hướng về cuộc sống, khiến ông quay sang hỏi tay đặc vụ mũi khoằm của Bộ an ninh quốc gia: "Ta có thể vào một quán trà một chút được không?"
Đa số các quán trà cho người thất nghiệp ở khắp nơi trong thành phố đã đóng cửa, nhưng họ tìm được một quán trà đang có người đứng bếp ở phố Bờ Kênh, nơi một chiếc xe tải quân sự có thể đỗ mà không gây chú ý. Trong quán, ngoài cậu học việc đang đợi hết giờ cấm ra phố còn ba thanh niên nữa. Họ luống cuống khi nhìn thấy hai người đàn ông vào quán, một đội mũ sĩ quan và một mặc thường phục.
Người mũi khoằm rút ngay súng lục trong áo choàng, lập tức lấy tư thế công vụ hết sức đàng hoàng khiến Ka phải kính phục, và bắt mấy thanh niên xếp hàng ra trước một bức tường dán bức tranh phong cảnh Thụy Sĩ lớn, lục soát người và tịch thu thẻ căn cước của họ. Sau khi biết sẽ không có gì nghiêm trọng xảy ra, Ka ngồi xuống bàn cạnh lò sưởi lạnh tanh và ung dung chép hết bài thơ. Mở đầu bài thơ mà sau này ông đặt nhan đề "Ngõ mơ"là các con phố phủ tuyết ở Kars, nhưng trong ba mươi sáu vần thơ ấy ẩn hiện rất nhiều hình ảnh về các ngõ cổ của Istanbul, về thành phố hoang Ani từ thời Armenia để lại, và về những thành phố không ngườikỳ bí và tuyệt diệu đã hiện lên trong các giấc mơ của Ka.
Khi chép xong bài thơ, Ka thấy trên màn ti vi đen trắng cuộc cách mạng ở Nhà hát nhân dân đã thế chỗ cho ca sĩ hát dân ca sáng nay. Do thủ môn Vural vừa bắt đầu kể về các vụ bê bối tình ái và những quả bóng mà ông ta để lọt vào gôn nên hai mươi phút nữa ông sẽ thấy mình đọc thơ trên màn ảnh nhỏ. Ka quyết tâm ghi lại bài thơ mà ông đã quên và không chép vào vở được.
Bốn người nữa vào quán qua cửa hậu. Viên đặc vụ của Bộ an ninh cũng rút súng lục ra và bắt họ áp mặt vào tường. Chủ quán người Kurd giải thích cho anh ta ("thưa ông chỉ huy") rằng những người đàn ông này không vi phạm lệnh cấm ra đường vì họ đi xuyên qua sân sau và vườn.
Viên đặc vụ quyết định kiểm tra lời giải trình ấy. Một trong bốn người không đem theo thẻ căn cước và run bần bật vì sợ. Viên đặc vụ ra lệnh cho người đó dẫn mình đi ngược theo đường cũ về nhà. Anh ta giao các thanh niên đang đứng dựa tường cho tài xế vừa được gọi vào. Ka đút cuốn vở chép thơ vào túi áo choàng và đi theo họ. Mọi người ra cửa sau quán trà, đi qua sân phủ đầy băng tuyết leo qua một bức tường thấp, lên tiếp một bậc tam cấp đóng băng rồi vào hầm ngầm một ngôi nhà đúc bê tông xập xệ và không quét vôi như đa số các ngôi nhà ở Kars. Dưới này có mùi rác bẩn, than và hơi người. Người đàn ông đi đầu chui vào một góc xếp đầy hộp bìa cứng và thùng gỗ dùng đựng rau rỗng tuếch bên cạnh lò sưởi kêu ù ù. Trên một cái giường kê tạm bợ Ka nhìn thấy một cô gái trẻ đẹp tuyệt trần với khuôn mặt trắng đang ngủ. Bất giác ông ngoảnh mặt đi. Trong khi đó người đàn ông không có thẻ căn cước trình hộ chiếu cho viên đặc vụ mũi khoằm. Do tiếng réo ù ù trong lò sưởi nên Ka không hiểu họ nói gì, nhưng trong bóng tối nhập nhoạng ông thấy người này lấy ra một quyển hộ chiếu nữa.
Đó là một đôi vợ chồng người Georgia sang Thổ Nhĩ Kỳ để làm việc và kiếm tiền. Khi họ quay về quán trà, đám thanh niên đứng bên tường nhận lại thẻ căn cước từ tay viên đặc vụ của Bộ an ninh quốc gia và lập tức phàn nàn về đôi vợ chồng nọ: cô vợ bị lao nhưng vẫn đi làm đĩ, ngủ với tụi buôn đồ da và chủ các đàn gia súc thỉnh thoảng từ trong núi về thành phố. Vì ông chồng, như mọi người Georgia khác, sẵn sàng làm việc với nửa lương nên cướp hết việc của người Thổ khi hy hữu có vài công việc lặt vặt ngoài chợ để kiếm tiền. Họ vừa nghèo lại vừa hà tiện nên không chịu bỏ tiền thuê nhà trọ, mà dúi vào tay gã quản lý nhà của trạm cung cấp nước mỗi tháng năm đô-la Mỹ để được trú trong hầm ngầm đặt lò sưởi này. Nghe đồn là khi quay về quê họ dự định sẽ mua một căn nhà và sống đến cuối đời mà không cần phải làm việc nữa. Trong các hộp bìa là đồ da mà họ mua rẻ ở đây hòng đem bán lại ở Tbilisi. Họ đã bị trục xuất hai bận nhưng không rõ bằng cách nào đó mà vẫn quay về "nhà" ở hầm đặt lò sưởi được.Ban quân quản của Kars nên tiễu trừ đám vi trùng gây bệnh đó, vì đơn giản là cảnh sát ăn hối lộ nên chẳng làm gì cả.
Trong khi họ uống tách trà mà chủ quán vui sướng và hân hạnh bưng lên, đám thanh niên cầu bơ cầu bất kia được tay đặc vụ mũi khoằm khuyến khích đã ngập ngừng ra ngồi cùng bàn và thổ lộ họ mong đợi gì ở cuộc đảo chính quân sự, than phiền về các chính khách đồi bại và kể ra những lời đồn thổi không khác gì tin chỉ điểm: chuyện mổ súc vật không phép, các vụ lừa đảo trong kho của bộ máy quản lý độc quyền, chuyện vài ông chủ xây dựng đưa công nhân làm chui từ Armenia sang bằng xe ướp lạnh dùng để chở thịt, dùng họ làm nhân công rẻ mạt và cho họ ở những túp lều tồi tàn, nhiều người bắt làm cả ngày rồi quỵt lương... Lũ thanh niên thất nghiệp hình như không nhận ra rằng cuộc "đảo chính quân sự này chỉ nhằm chống lại những người Kurd theo dân tộc chủ nghĩa và phe toàn thống" đang rắp tâm thắng cử ở địa phương. Họ cứ đinh ninh rằng tất cả những gì diễn ra từ tối qua ở Kars chỉ để chấm dứt nạn thất nghiệp và vô đạo đức trong thành phố, cũng như tạo cho họ công ăn việc làm.
Khi đã yên vị trên chiếc xe tải quân sự. Ka thấy tay đặc vụ mũi khoằm lôi quyển hộ chiếu của người đàn bà Georgia ra và khoái trá xem tấm ảnh. Việc ấy khiến Ka cảm thấy bực bội và xấu hổ một cách lạ lùng.
Bước vào ngôi nhà của khoa thú y. Ka nhận ra tình cảnh ở đây còn khốn nạn hơn ở Sở cảnh sát. Trong khi đi qua hành lang của ngôi nhà lạnh buốt, Ka hiểu ngay rằng ở đây chẳng ai có thì giờ để thương hại người khác. Người ta đã đem những người Kurd dân tộc chủ nghĩa tới đây, cùng với bọn khủng bố cánh tả từng giật bom nổ ở đâu đó và để lại hiện trường một bản tuyên bố (nếu bắt được chúng), cũng như tất cả những ai bị ghi danh là có cảm tình với chúng trong tài liệu của Bộ an ninh quốc gia. Cảnh sát binh lính và phòng công tố đã hỏi cung kỹ lưỡng những người tham gia hoạt động của hai nhóm nói trên; những ai giúp du kích người Kurd thâm nhập vào thành phố, cũng như mọi nghi can khác. Trong khi lấy cung, họ sử dụng những biện pháp nặng tay và tàn bạo hơn nhiều so với các biện pháp dành cho môn đồ Hồi giáo chính trị.
Một cảnh sát cao lớn và phục phịch thân thiện xốc nách Ka, tựa như ông là một người què chân, và dẫn ông qua ba giảng đường nơi xảy ra những điều khủng khiếp. Tới đây tôi sẽ theo sát từng bước của Ka. Như bạn tôi sau này ghi chép vào một cuốn vở, tôi sẽ không nhắc nhiều đến những gì mà ông ấy chứng kiến trong các phòng này.
Sau khi bước vào giảng đường thứ nhất và quan sát tình trạng của các nghi can mấy giây, thoạt tiên Ka nghĩ, hành trình của con người trên thế giới này mới ngắn ngủi xiết bao. Mục kích các nghi can ấy sau khi lấy cung, trong thâm tâm Ka hiện ra như giấc mơ những liên tưởng đến các thời đại khác, nền văn hóa xa lạ khác và các nước khác mà ông chưa hề đặt chân tới. Ka cảm nhận sâu sắc rằng cuộc sống được ban cho họ, ông và những người trong phòng này đang tàn lụi dần như một ngọn nến. Sau này, trong cuốn vở ghi chép Ka sẽ gọi căn phòng này là "phòng màu vàng".
Ka nghĩ là ông dừng chân ở giảng đường thứ hai ít hơn.Ở đây ông nhìn vào mắt một số người, nhớ lại đã thấy mặt họ hôm qua khi bước vào các quán trà và thấy họ quay mặt đi đầy mặc cảm tội lỗi. Ông cảm thấy giờ đây họ đang ở một xứ sở mộng mị xa lắc nào đó.
Trong giảng đường thứ ba, giữa những tiếng rên rỉ khóc than và sự im lặng đang lan tỏa trong tâm hồn mình, Ka cảm thấy một thế lực toàn trí toàn thức đã không hé lộ hết tri thức cho con người và qua đó biến cuộc sống trên thế gian này thành khổ ải. Ở phòng này ông đã thành công khi không nhìn vào mắt ai. Ông mở mắt nhưng không thấy những gì hiện ra trước mắt mà chỉ thấy một sắc màu trong đầu. Vì màu ấy gần nhất với đỏ. Sau này ông sẽ gọi giảng đường này là"phòng màu đỏ". Những gì ông cảm nhận được ở hai giảng đường trước - cuộc sống ngắn ngủi và con người tội lỗi nay hợp làm một và làm lòng ông dịu đi, mặc cho cảnh tượng khủng khiếp xung quanh.
Ka ý thức được người ta bắt đầu nghi ngờ và mất lòng tin vào mình vì ở khoa thú y ông cũng không nhận mặt được ai. Ông nhẹ cả người khi không thấy Necip, vì vậy khi người đàn ông mũi khoằm đề nghị đến xem các xác chết trong nhà xác của nhà thương an sinh xã hội thì ông bằng lòng đi ngay.
Tại nhà xác ở tầng hầm của nhà thương an sinh xã hội, ban đầu người ta chỉ cho Ka xem xác của nghi can chính. Đó là người Hồi giáo chính trị hăng hái bị giết chết bởi ba phát trong loạt đạn thứ hai của quân lính giữa lúc hô khẩu hiệu chính trị. Nhưng Ka không biết cậu ta. Ông thận trọng tiến lại gần người chết và ngắm kỹ, tựa như chào cậu ta bằng một cử chỉ kính cẩn và căng thẳng.
Xác thứ hai nằm như đóng đá trên phiến cẩm thạch là ông già nhỏ thó đeo kính. Mắt trái của ông cụ bị đạn xuyên qua, sau đó máu tụ vào như một lỗ màu sẫm. Người ta chỉ cho Ka xem xác này vì cho tới lúc này cảnh sát vẫn chưa điều tra ra để biết ông ta là người từ Trabzon đến thăm cháu đang làm nghĩa vụ quân sự, và khổ người nhỏ của ông ta gây nghi vấn. Khi bước đến bên xác chết thứ ba. Ka đã thấy lòng rộn ràng nghĩ đến lúc sắp được gặp lại Ipek. Ở xác này, một mắt cũng bị xé nát. Ông thoáng nghĩ hình như là tình trạng chung của các xác chết ở đây. Khi ông lại gần hơn và nhìn rõ hơn khuôn mặt của chàng trai, cả thế giới sụp đổ trong ông.
Chính là Necip. Khuôn mặt trẻ con. Cặp môi bĩu ra như chuẩn bị đặt thêm một câu hỏi ngây thơ. Cái lạnh và sự im lặng của bệnh viện trùm lên người ông. Những mụn trứng cá của tuổi dậy thì. Sống mũi khoằm, áo đồng phục học sinh bẩn thỉu. Trong một thoáng Ka tưởng trình phát khóc và sợ run lên. Nỗi sợ làm ông giật mình nên không giọt nước mắt nào trào ra. Giữa vầng trán, nơi ông áp bàn tay lên cách đây mười hai tiếng bây giờ là một lỗ đạn. Không phải màu da mặt tái ngắt của Necip, mà thân thể duỗi dài như một tấm ván nói rằng cậu đã chết. Lòng Ka bỗng tràn ngập biết ơn vì còn được sống, nó đẩy ông cách xa Necip.
Ông cúi xuống, rút hai bàn tay đang nắm chặt sau lưng để đặt lên đôi vai Necip rồi hôn lên hai má cậu. Con mắt xanh còn lại mở hờ nhìn Ka. Ka trấn tĩnh và nói với người đàn ông mũi khoằm, "anh bạn" này đã giữ chân ông trên phố và kể rằng mình viết tiểu thuyết khoa học giả tưởng, sau đó đưa ông tới gặp Lam. Ông nói thêm, mình đã hôn cậu, vì cậu có một trái tim rất trong trắng.
Tuyết Tuyết - Orhan Pamuk Tuyết