Số lần đọc/download: 0 / 13
Cập nhật: 2023-03-26 23:05:38 +0700
Chương 20
S
ân nhà Tuyết Liên có ba phần đất lớn, phần chính ở phía Bắc là nhà mái ngói ba gian, phía Đông là phòng bếp, phía Tây là hai gian chuồng bò. Nhà mái ngói ba gian vẫn là căn nhà được xây từ 20 năm trước, hồi đó cô và Tẩn Ngọc Hà kết hôn được sáu năm, con trai cũng đã năm tuổi. Để gỡ bỏ căn nhà lá, xây mái ngói ba gian, Tuyết Liên không chỉ nuôi bò, còn nuôi thêm ba con lợn nái. Nửa số vật liệu gỗ và gạch ngói xây nhà là dựa vào việc bán bê và lợn con. Nửa số vật liệu còn lại, dựa vào số tiền hắn ta kiếm được do tăng ca chở hàng ở xưởng phân hóa học trên huyện. Ban ngày Ngọc Hà chở phân hóa học, tối đến vẫn tiếp tục chở hàng. Thức khuya nhiều đến mức hai mắt như hai cái đèn lồng, nửa đêm lái xe, thường ngủ gật. Có một lần xe đâm vào cây hòe bên đường, mất hơn 2000 đồng sửa xe, đành phải kiếm lại từ đầu. Hồi đó cô và Ngọc Hà cũng cãi nhau, dù có cãi nhau, hai người vẫn trên cùng một con đường. Cãi đi cãi lại, mọi người vẫn chung một lòng. Nào ngờ nhà mái ngói xây xong hơn năm, Ngọc Hà lại thay lòng đổi dạ. Giờ đây Tuyết Liên cũng hối hận đôi chút, lúc trước không nên vì mang thai mà giả ly hôn với Ngọc Hà. Hơn nửa năm không gặp, giả lại biến thành thật. Lúc này hai người không cãi nhau mà bắt đầu kiện tụng. Kiện suốt hai chục năm, tóc đều bạc hết cả, vẫn không có kết quả. Việc khiến Tuyết Liên hối hận hơn là chủ ý giả ly hôn năm đó do cô nói ra. Và ấm ức hơn nữa đó là năm đó giả ly hôn để sinh đứa con gái. Ai ngờ con gái lớn lên cũng không chung một lòng với Tuyết Liên.
Trải qua 20 hai năm phong ba bão táp, căn nhà đã hơi cũ nát. Mùa hạ mùa thu mưa lớn, bờ tường phía Bắc bị nước mưa làm mủn, lớp gạch bên ngoài của ba bức tường còn lại, gạch vụn cũng thường xuyên sạt xuống. Lớp sơn tường của căn nhà cũng tróc ra phân nửa. Từ mười năm trước, mái nhà bắt đầu dột. Hai chục năm toàn lo kiện cáo, nếu đổi lại là người khác, chắc không có tâm trí đâu sửa sang nhà cửa. Kiện cáo mười năm đầu Tuyết Liên cũng không có tâm trí lo việc nhà. Không chỉ không có tâm trí lo việc nhà, cũng chẳng có bụng dạ dọn dẹp nhà. Bên trong bên ngoài như cái chuồng lợn. Không chỉ không có bụng dạ dọn dẹp, càng không có tâm tư chăm sóc bản thân, quần áo bẩn không biết thay, đầu tóc rối như tổ quạ. Một mình đi trên đường, nhìn từ xa người ta cứ ngỡ ăn xin. Như thế khéo lại hợp với thân phận đi kiện. Nhưng mười năm trôi qua, kiện cáo đã là chuyện thường nên cũng thành quen. Không phải cô đã quen với những ngày chạy đôn chạy đáo, nhưng chẳng may ốm không bước nổi ra khỏi cửa, phải nằm bẹp ở nhà thì cũng thấy khó chịu. Không kiện cáo, cũng chẳng biết nên làm gì. Chính vì quen nên ngay việc đi kiện cũng trở thành một phần của cuộc sống. Vậy là cô quay ra sửa sang bản thân và nhà cửa. Tóc cắt ngắn, giặt quần áo thường xuyên. Trước khi ra ngoài đi kiện, cả người trên dưới được chăm chút tinh tươm sạch sẽ. Tường trong tường ngoài căn phòng, nếu sửa lại hết sẽ mất nhiều công sức, nhưng nhà dột thì không thể không lo được. Vậy nên cô bỏ tiền thuê người gỡ phần ngói bị vỡ trên mái xuống đổi thành ngói mới rồi dùng thạch cao trát vào, trời có mưa cũng không bị dột nữa. Đôi với sơn của bốn bức tường trong phòng, cô dùng một cái chổi rễ, quét lớp sơn bị tróc xuống. Mặc dù nhìn bốn bức tường sần sùi hệt như hoa dưa, nhưng trông đàng hoàng hơn nhiều. Lúc ở nhà, trong phòng ngoài sân, đều quét dọn sạch sẽ gọn gàng. Sát theo tường vây ngoài sân, lại trồng một hàng cây xô đỏ cùng hoa mào gà. Người lạ bước vào, không thể nhận ra đây là nhà của người chuyên đi kiện nữa.
Trong khu nhà chính, lại chia làm ba gian, mỗi gian được ngàn bởi tấm bình phong. Gian bên trái là nơi chứa lương thực và đồ lặt vặt, ở giữa là gian trống, gian bên phải là buồng ngủ. 21 năm trước, nơi đây là phòng ngủ của Tuyết Liên và Ngọc Hà. Bây giờ, ngày ngày chỉ còn lại một mình Tuyết Liên.
Trên bức tường cạnh cửa sổ có treo một quyển vở làm toán của học sinh. Trên quyển vở làm toán có ghi lại những sự việc đã trải qua của Tuyết Liên trong suốt hai chục năm đi kiện. Hai chục năm qua đi, quyển vở ấy cũng đã long bìa rách giấy, bẩn như một miếng giẻ lau nhàu nát. Nhưng chính miếng giẻ nhàu nát này đã ghi lại tất cả những nơi Tuyết Liên từng đi qua, những người đã từng gặp trong lúc thưa kiện, cũng chính nó từng ngày chứng kiến mái tóc cửa Tuyết Liên chuyển từ đen nhánh sang hoa râm, đường eo chuyển từ lưng ong sang thùng vại. Cô hy vọng quyển vở làm toán này đến một ngày nào đó có thể giúp cô trả lại quy luật cái giả dối là giả dối, cũng như khiến sự thật về lại thành thật. Nhưng hai chục năm đã qua đi, giả vẫn là thật mà thật vẫn là giả. Đồng thời, cái oan danh “Phan Kim Liên” phải mang hai chục năm rồi vẫn chưa rửa được. Mười năm trước Tuyết Liên đã suýt phát điên. Sau đó năm nào cũng vậy, năm nào cũng kiện cáo, lâu dần cũng thành quen.
Hàng năm Tuyết Liên đi kiện, tỉnh lỵ, thành phố, huyện lỵ đều biết, nhưng đối với những việc. cô trải qua của từng lần kiện cáo, lâu dần mọi người đều quên cả, chỉ còn nhớ một cái “cáo trạng”. Thời gian dài về sau, Tuyết Liên cũng lãng quên đi khá nhiều chi tiết nhỏ nhặt của vụ kiện. Duy có quyển vở làm toán này, từng chuyện từng chuyện được ghi lại chắc chắn. Không chỉ ghi chắc từng chi tiết nhỏ, giống như người làm ăn buôn bán ghi các khoản thu chi vậy, cuối cùng còn có một mục thống kê.
Theo như Tuyết Liên thống kê, hai chục năm qua thời gian diễn ra Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc hàng năm, cô đến Bắc Kinh kiện cáo 19 lần. Trong đó, bị cảnh sát địa phương chặn lại mười một lần, giữa đường bị cảnh sát Hà Bắc chặn lại ba lần. Năm lần đến được Bắc Kinh, bị cảnh sát của huyện đuổi theo tìm được tại nhà nghỉ ba lần, cũng chính ba lần bị “khuyên về”. Còn lại hai lần, một lẩn tới được đường Trường An bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giam. Lần cuối cùng đến được quảng trường Thiên An Môn lại bị cảnh sát của quảng trường bắt giam. Kể ra như vậy, hai chục năm kiện cáo chưa một lần cô thành công, chưa lần nào được như lần đầu tiên đi Bắc Kinh, xông thẳng vào Đại lễ đường. Chính bởi vậy Tuyết Liên mới muốn tiếp tục kiện cáo. Điều khiến Tuyết Liên không hiểu là hai chục nam qua cô chưa từng kiện cáo thành công, vậy tại sao các cấp chính quyến từ tỉnh lỵ thành phố đến huyện lỵ vẫn nơm nớp lo sợ cô? Đến mức mà Chánh án gọi cô là “chị họ”, Chủ tịch thị trấn gọi có là “bác gái”. Có lẽ đây chính là điều Tuyết Liên không ngờ đến, chính vì cô chưa một lần thành công nên các cấp chính phủ từ tỉnh đến thành phố rồi tới huyện mới lo Không sợ những điều xuôi đòng, chỉ sợ lúc chảy ngược dòng. Càng về sau cái sự lo lắng ấy của họ lại càng tăng thêm.
Nhưng năm nay Tuyết Liên không định kiện cáo nữa. Không định kiện không phải vì vụ này không thể kiện, hay bị các cấp chính phủ dọa khiến cô sợ, hay hai chục năm qua năm nào cũng kiện mà trên đời vẫn không một ai tin nên tự cô cũng thấy nản lòng, mà vì trên đời có một người tin lời cô, nhưng người này đã chết. Mà thật ra cũng chẳng phải là người, đó là con bò của nhà cô. 21 năm trước, con bò này vẫn còn là con bê líu ríu, đi theo mẹ nó. 21 năm trước, lúc Tuyết Liên bàn bạc giả ly hôn cùng chồng là ngay tại chuồng bò trong nhà. Trong chuồng nhốt một con bò mẹ và một con bê đang rúc dưới háng bò mẹ bú sữa. Ngoài hai con bò này, thế gian chẳng còn ai nghe thấy quá trình bàn bạc vụ ly hôn giả của vợ chồng cô. Chính vì không ai nghe thấy nên đã tạo cơ hội cho Ngọc Hà hơn nửa năm sau đã cặp với ả đàn bà khác, rồi đem vụ ly hôn giả nói thành ly hôn thật, kết hôn với người đàn bà kia. Chính bởi khi đó không ai nghe thấy, nên Tuyết Liên kiện cáo hai chục năm qua vẫn chẳng có kết quả. Mười năm trước khi thấy năm nào kiện cáo cũng không có kết quả, có lúc đã suýt phát điên. Ra cửa gặp người liền bắt chuyện, nói năng linh tinh, ai nấy đều nói cô thần kinh. Khi ấy con gái cô mười tuổi, cũng cảm thấy Tuyết Liên bị điên, tối không dám ngủ cùng mà chạy qua nhà hàng xóm. Tuyết Liên cũng tự cảm thấy thần kinh hồi đó có chút rối loạn, ban ngày gặp người khác cứ cười “hì hì”, đến tối liền chạy vào chuồng bò dạy bò nói chuyện, hy vọng một ngày bò nói chuyện được giúp cô rửa oan. Nhưng làm gì có chuyện đó chứ? Đột nhiên đến một ngày bò mẹ chết, để lại con gái của nó. Lúc đó bò con cũng mười một tuổi, còn lớn hơn con gái cô một tuổi. Mười năm qua đi, bò mẹ cũng đến tuổi trung niên. Khi con bê thấy mẹ nó chết, nước mắt nó chảy ra, Tuyết Liên tiến đến đá nó một cái: “Mẹ mày chết mày biết khóc. Tao oan mười năm nay chẳng ai để ý. Sao mày không khóc?”
Con bê kia bèn ngẩng mặt nhìn Tuyết Liên. Tuyết Liên nói: “Mày không biết nói, cũng không biết gật với lắc đầu à? Cái vụ ly hôn mười một năm trước, mày cũng ở hiện trường, mày nói đi. Rốt cuộc lúc đó là thật hay là giả?”
Nào ngờ con bò lại lắc nhẹ đầu. Tuyết Liên lao lên ôm chầm lấy nó, gào lên bi thương: “Ôi con tôi, trên đời có một người bắt đầu tin lời tôi nói rồi.”
Nghe Tuyết Liên khóc ầm ĩ, hàng xóm tưởng cô lại lên cơn thần kinh vội chạy qua khuyên, còn tưởng cô đang khóc vì con bê già chết rồi kia. Đợi hàng xóm đi khỏi Tuyết Liên lại hỏi con bò: “Mày lại nói cho tao nghe vụ này tạo nên kiện nữa không?
Bê lại gật gật đầu. Lúc này Tuyết Liên được khích lệ mới lại có dũng khí đi kiện cáo. Vốn dĩ sắp thần kinh, từ đấy cô lại không thần kinh nữa. Đã mười năm qua đi, con bê này cũng 21 tuổi, một hôm trong đêm, nó cũng đến lúc sắp chết. Trước khi chết, hai mắt cứ nhìn Tuyết Liên. Cô lo lắng vỗ nó: “Con ơi, con không được chết nhé. Con mà chết, trên đời lại chẳng còn ai tin lời mẹ nữa.”
Con bò lại ứa nước mắt. Tuyết Liên vội hỏi: "Trước khi chết con nói với mẹ, vụ kiện này, mẹ nên kiện nữa không?”
Bò lắc nhẹ đầu. Sau đó hấp hối rồi nhắm mắt lại. Tuyết Liên ôm lấy thân nó khóc to: “Khốn nạn, đến mày cũng không tin tao có thể kiện thắng vụ này à? Trên đời không còn ai tin tao nữa rồi, vụ kiện này, còn kiện cái đéo gì nữa!”
Bò nhà người khác chết đều bán cho lò mổ trên trấn. Trong mười năm, nhà Tuyết Liên chết mất hai con bò nhưng không bán cho lò mổ mà đều đem ra bờ sông chôn. Mộ của con bò con kề sát mộ mẹ nó. Sau khi con bò lắc đầu rồi chết, Tuyết Liên quyết định sẽ nghe lời con bò, từ năm nay trở đi không tiếp tục kiện cáo nữa. Nói thật cũng không hoàn toàn là nghe lời của bò, mà vì kiện cáo suốt hai chục năm khiến Tuyết Liên cũng sắp chết mệt vì kéo dài. Người chưa chết mệt, lòng đã chết mệt rồi. Chôn bò xong, cô cũng đem trái tim bị giày vò cửa mình chôn theo. Nhưng cô nói chuyện con bò cho đám Mã Văn Bân, họ lại không tin, không chỉ cho rằng cô đang nói dối, thậm chí còn cho rằng đang nói kháy, quay ngoắt qua chửi họ, khiến họ tức giận mà bỏ đi. Đồng thời còn suýt chút nữa làm Chánh án Vương Công Đạo tức điên. Vậy mà Tuyết Liên không trách bọn họ, lời của bò cô nói cho Chủ tịch thành phố, Chủ tịch huyện, Chánh án, họ đều không tin. Vậy trên đời này còn có ai tin để mà cô nói đây? Điều khiến Tuyết Liên nổi giận là trên đời nhiều người như vậy tại sao không ai tin cô lây một lần? Nói cách khác, tại sao họ chẳng bằng một con bò chứ?
Nhưng lời của một con bò vẫn không phải toàn bộ nguyên nhân khiến Tuyết Liên quyết định năm nay không kiện cáo nữa. Quan trọng hơn là cô nghe lời Lễ đầu to, người bạn học trung học của cô. Hai chục năm trước, Lễ đầu to làm đầu bếp tại Văn phòng đại diện của tỉnh ở Bắc Kinh. Lần đầu tiên Tuyết Liên đến Bắc Kinh kiện cáo đã ở nhờ chỗ của anh ta. Lần đó cô xông vào Đại lễ đường gây ra sự cố chính trị, đáng ra cũng nên truy cứu trách nhiệm của Lễ đầu to, nhưng lần ấy lãnh đạo nhà nước đã ra tay nói giúp, không truy cứu trách nhiệm nữa. Từ trên xuống dưới, chỉ lo xử lý quan viên địa phương gây nên vụ kiện cáo của Tuyết Liên, không ai dám truy cứu đường dây của cô. Lễ đầu to tiếp tục bình yên làm đầu bếp thêm 18 năm ở Bắc Kinh. Khi 50 tuổi thì nghỉ hưu về quê, lại làm đầu bếp tại một nhà hàng tên là Hồng Vận Lâu trên huyện để kiêm ít tiền. Năm kia vợ của anh ta chết do ung thư vú, con trai đi lấy vợ, trong nhà còn lại một mình. Lễ đầu to thường đạp xe đạp từ huyện về thăm Tuyết Liên. Ngày thứ hai sau khi con bò nhà Tuyết Liên chết, Lễ đầu to lại đến thăm cô. Hai người ngồi dưới gốc cây táo ngoài sân, cô nói chuyện con bò, rồi hỏi cậu ta: “Cậu tin bò biết nói chuyên không?”
Lễ đầu to cũng không tin bò biết nói chuyện, bèn khuyên Tuyết Liên: “Mình hiểu lòng cậu ấm ức. Đừng tiếp tục nghĩ linh tinh nữa.”
Tuyết Liên lườm anh ta một cái: “Biết ngay cậu không tin. Vậy mình lại hỏi một câu. Năm nay mình không định kiện cáo nữa, cậu tin không?”
Kiện cáo hai chục năm rồi, năm nay đột nhiên không kiện, Lễ đầu to cũng ngạc nhiên. Ngẩn người hồi lâu, tiếp đó cũng hỏi hệt như Chánh án và Chủ tịch huyện: “Đã kiện hai chục năm rồi, sao năm nay không kiện nữa?”
Tuyết Liên: “Mình nghe lời con bò, trước khi chết nó nói với mình, không cho mình kiện nữa.”
Lễ đầu to lại đập hai tay vào nhau: “Mặc kệ bò có biết nói vậy không, dù sao mình sớm đã muốn khuyên cậu một câu, chỉ sợ cậu giận.”
Tuyết Liên: “Cậu muốn khuyên mình điều gì?”
Lễ đầu to: “Giống như con bò, vụ án này không thể tiếp tục kiện nữa. Thấm thoắt đã hai chục năm, chẳng phải cũng không có kết quả sao?”
Tuyết Liên: “Chính vì không có kết quả, mình mới phải tiếp tục kiện.”
Lễ đầu to: “Ý mình nói không phải thế. Giày vò hai chục năm rồi, vốn dĩ cậu muốn giày vò người khác, nào ngờ giày vò luôn cả chính mình. Mình hỏi cậu, gốc rễ của vụ kiện này, ban đầu do ai gây ra?”
Tuyết Liên: “Thằng chó Tần Ngọc Hà.”
Lễ đầu to đập tay: “Vậy chẳng phải kết thúc rồi sao. Cậu kiện cáo hai chục năm nay cũng chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của hắn. Giày vò đi giày vò lại thì vợ chồng con cái người ta vẫn sống vui vẻ, trong khi giờ còn mỗi cậu tự giày vò chính mình. Cậu thử nhìn lại mà xem, tóc cậu bạc hết cả rồi.”
Tuyết Liên: “Chính vì thế, mình mới nuốt không trôi cục tức này.”
Lễ đầu to: “Vậy mình lại hỏi cậu, cậu nói 21 năm trước hai người ly hôn là giả, Tần Ngọc Hà lại nói đó là ly hôn thật. Tại sao hắn lại nói như vậy?”
Tuyết Liên: “Vì hắn muốn cưới một con điếm.”
Lễ đầu to lại đập tay cái bốp: “Vậy thì chẳng phải kết thúc rồi sao. Người ta cùng con điếm kia sống cuộc đời mới, cậu vẫn còn giày vò những ngày tháng cũ. Tất nhiên hắn sẽ không thừa nhận hai người ly hôn là giả. Ngày nào hắn còn chưa đổi ý thì ngày đó cậu cũng không thể thắng kiện được.”
Tuyết Liên: “Năm ấy mình tính tóm được thằng chó ấy sẽ giết quách nó đi, như thế có khi lại hay.”
Lễ đầu to: “Theo ý mình, năm đó giết hắn cũng không đúng, năm đó cậu nên học hắn.”
Tuyết Liên ngớ ra: “Học hắn cái gì?”
Lễ đầu to: “Thì cũng tìm một người đàn ông để kết hôn. Hắn tìm được, cậu cũng tìm được, cậu đấu với hắn. Đấu kiểu này có tác dụng hơn nhiều so với việc làm rõ thật giả với hắn. Cậu sớm làm vậy đã sống đầm ấm hai chục năm qua, không đến nỗi để mình già nua trên con đường kiện cáo rồi.”
Tuyết Liên lại sững sờ. Không ngờ hồi học trung học Lễ đầu to là đồ vô tích sự, cả đời lại chỉ làm đầu bếp, ấy thế mà đúng thời điểm then chốt lại nói ra được những lý lẽ thâm sâu hơn người như thế. Cũng có thể thời trung học cậu không nói ra được, làm đầu bếp rồi thì có thể nói ra, có thể 20 năm trước không nói ra được, nhưng giờ đã nói được ra. 20 năm trước, Tuyết Liên cũng từng nghĩ như vậy, còn đi một chuyến tới xưởng phân tìm Ngọc Hà. Năm ấy, chỉ cần Tần Ngọc Hà nói một câu thật lòng, nói ra tính thật giả của vụ ly hôn, cô cũng không vương vấn quá khứ nữa. Nếu thế có lẽ cô sẽ buông mọi ân oán của quá khứ, bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng chính ngày hôm ấy, Tần Ngọc Hà lại thốt ra câu Phan Kim Liên, ép Tuyết Liên vào con đường kiện cáo. 20 năm sau, cô cũng hơi hối hận. Nếu như năm đó Tuyết Liên không đoái hoài đến Ngọc Hà, tính chuyện đi bước nữa, tìm một người đàn ông mới, nói không chừng nay cũng bừng bừng sức sống, không đến mức 20 năm qua đi, vẫn công cốc công cò. Nhưng cô lại nói: “Sự đền nước này, nói mấy lời đó còn có ích gì?”
Lễ đầu to: “Có ích chứ. Tuy sự đến nước này nhưng nếu muốn lấy chồng thì vẫn chưa muộn.”
Tuyết Liên nhổ xuống đất cái toẹt: “49 tuổi rồi, tóc bạc hết cả, dù có muốn lấy cũng chả có ma nào thèm.
Lễ đầu to lập tức nói: “Mình đây.”
Tuyết Liên ngẩn người. Cô tưởng Lễ đầu to đang; đùa, nhưng nhìn vẻ mặt của hắn thì chả có vẻ gì là đang đùa cả. Tuyết Liên nhất thời chưa kịp định thần lại được. Không phải chưa định thần được việc lấy Lễ đầu to, mà là 20 năm nay chỉ nghĩ đến kiện cáo, nghĩ
mãi vụ kết hôn rồi ly hôn với Ngọc Hà, giày vò hắn I nhà tan cửa nát, chứ chưa từng nghĩ sẽ lấy người khác.
Đồng thời, đối diện nhau nói câu như thế, Tuyết Liên cũng thấy thẹn mặt, liền đá Lễ đầu to một cái: “Mình đã khó khăn vậy rồi, cậu còn đùa cợt mình.”
Lễ đầu to: “Mình đâu có đùa cợt, hai ta đều ở một mình, về ở với nhau càng hợp tình hợp lý.”
Tuyết Liên: “Mọi người đều biết mình là Phan Kim Liên.”
Lễ đầu to: “Mình thích Phan Kim Liên, mình thích phụ nữ phong lưu.”
Tuyết Liên lại xông lên đá cậu ta: “Đấy, cậu vẫn đùa cợt mình đúng không?”
Lễ đầu to vừa cười vừa tránh: “Mình không tin, mình không tin cậu họ Phan được chưa?”
Rồi Lễ đầu to lại nghiêm nghị nói: “Mình khuyên cậu nghĩ lại đi. Việc này tốt hơn chuyện kiện cáo nhiều.”
Khi Lễ đầu to về, Tuyết Liên suy nghĩ cả đêm. Sáng hôm sau, cô mới thấy lời của Lễ đầu to thực tế và cũng thực dụng hơn lời con bò đã chết nhiều. Bò không cho Tuyết Liên kiện cáo chỉ là một câu nói suông, chỉ nói không cho kiện, không nói sau khi không kiện nữa phải làm sao. Lễ đầu to khuyên Tuyết Liên không kiện nữa nhưng lại chỉ ra cho cô một con đường thoát thân khác. Nếu có thể tái giá thì không cần kiện cáo nữa. Nếu có thể tái giá, cáo trạng cũng không thành lập. Đồng thời, Phan Kim Liên lấy chồng mới, Phan Kim Liên cũng không còn là Phan Kim Liên nữa. Nhưng nói thì nói vậy, giờ lấy Lễ đầu to ngay thì Tuyết Liên vẫn thấy đột ngột quá. Cũng không hẳn là đột ngột, Lễ đầu to chẳng phải người lạ mới quen hôm qua, 30 năm trước, hai người là bạn học trung học. Chẳng phải Lễ đầu to hay dấm dúi đưa kẹo và tỏ tình với cô ở sân đập lúa đó sao? 20 năm trước khi đến Bắc Kinh kiện cáo cô ở nhờ trong phòng Lễ đầu to, nửa đêm Lễ đầu to bước vào, ngắm nhìn cô trong bóng tối; Tuyết Liên đột ngột lên tiếng: “Đầu to, làm gì làm đi.” Sau đó bật đèn lên, thế là cậu ta sợ chạy mất. Hơn 30 năm trước Lễ đầu to vô tích sự, 20 năm trước vẫn vô tích sự, đến hôm nay, cậu ta lại không hề vô tích sự, dám mặt đối mặt nói với cô hãy lấy cậu ta. Lễ đầu to không sợ Phan Kim Liên, anh ta không còn là Lễ đầu to khi xưa nữa.
Lý Tuyết Liên thật sự động lòng. Nhưng từ kiện cáo đến lấy chồng, cũng không phải một câu nói có thể quay ngoắt qua được. Đoạn rẽ này vẫn có chút đột ngột và cô cần thêm thời gian để thích ứng. Vì vậy khi cô nói cho Chủ tịch Mã Văn Bân biết nguyên nhân việc mình không kiện cáo nữa, chỉ nói nửa vế trước, không nói nửa vế sau, chỉ nói chuyện con bò, không nói chuyên lấy chồng. Càng không nói rõ lấy chồng chẳng phải nói suông mà đã có sẵn một người đang đợi cô rồi. Người này đang làm đầu bếp ở nhà hàng Hồng Vân Lâu trên huyện, tên là Lễ đầu to. Chính vì chỉ nói chuyện bò, không nhắc đến Lễ đầu to nên mới khiên cho đám người Chủ tịch Mã Văn Bân tức giận cho rằng cô lấy họ ra đùa cợt. Đám người Mã Văn Bân vừa tức giận, cũng khiến Tuyết Liên giận theo. Nếu năm nay Chánh án, Chủ tịch huyện, Chủ tịch thành phố không luân phiên đến tìm Tuyết Liên để nói chuyện, cô đã nghe lời con bò, sau đó nghe lời Lễ đầu to và năm nay cũng chẳng kiện nữa. Vậy mà từ Chánh án đến Chủ tịch huyện, Chủ tịch thành phố, từng cấp đều đến ép cô không cho cô kiện cáo. Tuyết Liên cũng nhận ra vụ bắt ép này chỉ là bịp bợm muốn lừa cô cho qua thời gian diễn ra Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Rõ ràng không phải họ lo nghĩ cho Tuyết Liên mà là lo nghĩ cho chính họ. Họ sợ cô đi Bắc Kinh kiện cáo rồi bọn họ sẽ lại bị cách chức. Tuyết Liên nhìn thấu điểm này nên càng quyết tâm đi Bắc Kinh kiện lần nữa. Chuyện của cô và Lễ đầu to có thể tạm gác lại. Đã gác hai chục năm nay rồi, gác thêm một thời gian nữa cũng chẳng mốc được mà lo. Giả dụ có lấy Lễ đầu to, vậy trước đó cô cũng phải xả được cục tức này ra trước. Dù đây là năm cuối cùng đi kiện, cũng phải xả cục tức đã rồi tính. Lần kiện cáo này đã biến thành hờn dỗi. Bởi lần này đã thoát ly khỏi cáo trạng ban đầu, đối tượng bị công kích không phải chống cũ Tẩn Ngọc Hà, mà là Chánh án, Chủ tịch huyện và Chủ tịch thành phố.