It is what you read when you don't have to that determines what you will be when you can't help it.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Duyên Anh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2057 / 42
Cập nhật: 2015-11-21 22:31:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
Trời xuống thấp cho quạnh hiu mộ phần.
Và khói lấp nên đời xa mờ dần.
Ôi mùa thu, mùa thu cuối lối.
Ôi mùa thu, hẹn nhau đã tới.
Có nghe chuông khua vang cáo phó hồn tôi?
Nhạc thiều hư không...
Dục gọi thân phận cát về kiếp mịt mùng.
Để nuối tiếc trăm năm làm người lẻ loi.
Để thông reo ngàn năm sám hối tội lỗi,
với vô thường lập lỏe ánh vỡ sao rơi.
Sầu đạo xưa tôi đến còn nhớ lại gì?
Rừng bí tích xui tôi lạc vào nẻo mê.
Mải rong chơi bỏ quên trái cấm...
Rồi nhạc thiều âm ty đưa tôi đi...
Giọt nưóc mắt rơi buồn tênh đường trần.
Sợi nắng úa soi thời gian ngại ngần.
Ôi mùa thu hẹn nhau đã tới.
Ôi mùa thu, mùa thu cuối lối.
Bánh xe tang lăn trên xác lá mồ côi...
 
Vũ thổi kèn ác mô ni ca bài Cuối thu đường đời của anh bộ đội tiểu tư sản, viết cả lời lẫn nhạc, gửi cho, trước khi bộ đội tiểu tư sàn bị gạt ra cuộc kháng chiến chống Pháp. Rồi anh ấy chết. Bấy giờ, Vũ chỉ thấy Cuối thu đường đời buồn thảm, không thích hợp với cách mạng hôm nay. Bây giờ, ôm những vết thương chiến địa, Vũ mới hiểu anh bộ đội tiểu tư sản gửi gấm tâm sự thật khéo léo vào bản nhạc. Cách mạng mùa Thu dẫn tới cuối thu đường đời, mùa thu cuối lối, tận cùng đường đi. Còn một chỗ nằm cho anh: Mộ phần hiu quạnh. Ôi, bánh xe tang lăn trên xác lá mồ côi, sao mà sầu heo hút thế! Xe tang lăn trên xác lá, đã sầu, lăn trên xác lá mồ côi, còn sầu gợn gai ốc. Vũ tin rằng, anh bộ đội hiểu, sẽ có lần, mình buồn muốn chết, khi tỉnh giấc chiêm bao cách mạng, nên tặng Vũ tâm sự của anh. Vũ không chiêm bao cách mạng. Nó chiêm bao giải phóng, mà giải phóng nhỏ bé thôi, giải phóng thị xã của nó. Nó đã buồn rồi.
Thấm thoát, Vũ trở về với gia đình được ngót bẩy tháng. Những vết thương ở bụng, ở ngực lành lặn cả. Tay trái của nó chỉ cầm những vật nhẹ. Tóc nó đã xanh um. Hè qua, thằng Khoa về Thái Bình chơi một tháng. Nó đã đỗ tú tái 1, ban toán. Khoa yêu Vũ vô cùng. Bao nhiêu thương nhớ Vũ từ lúc trốn nhà đi kháng chiến; bao nhiêu kỷ niệm ấu thời của nó, nó ôm Vũ vừa khóc vừa kể. Nó khoe mối tình của nó với Liên. Vũ sung sướng thấy Khoa no tròn hạnh phúc. Khoa nói nó đã tìm con đường đi mà cả bạn lẫn thù cùng kính trọng. Khoa sẽ học thuốc. Nếu gia đình không lo nổi, nó theo quân y. Vũ bằng lòng lắm. Đáng lẽ, cha Vũ viết thư cho Khoa bảo nó về ngay thăm Vũ. Vũ đã gàn cha để yên cho Khoa học thi, hè nó về, nó càng ngạc nhiên. Khoa ngạc nhiên thật. Thấy Vũ bị thương đến tàn phế, nó đã khóc dầm dề. Rồi nó theo triết lý Tái ông thất mã của Luyến an ủi anh nó. Khoa lên Hà nội đã ba tháng. Nó chăm viết thư cho Vũ, khuyến khích Vũ và hối thúc Vũ đọc sách cho nhiều. Đời sống của Vũ trở nên bình thường, như tất cả đều bình thường ở thị xã.
Tình hình mỗi ngày một khả quan. Không có súng nổ ở các huyện lỵ xa thị xã Thái Bình. Phụ Dực, Quỳnh Côi, Kiến Xương hay Tiền Hải đều yên tĩnh. Cái vẻ tiêu thổ kháng chiến vẫn còn thẫm nét. Cứ thế này mà sáng sủa thêm, mười năm nữa, nhà cửa sẽ xây dựng bằng xi măng cốt sắt, nước máy sẽ có tràn trề, điện sẽ dùng thả cửa, đình đám hội hè sẽ mặc sức làm. Cầu Nghìn ở Đồng Bằng sẽ bắc lại. Ô tô hàng Con Sóc, Con Ngựa Bay sẽ tiếp tục chạy Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng và Hải Phòng-Thái Bình-Nam Định, cạnh tranh với Con Voi của ông Lê Văn Định. Bây giờ, Con Voi cứ tạm độc quền trên đường số 10. Vũ sẽ khoan khoái lắm, nếu hai hàng hồi được trồng, ở phố chính Lê Lợi.
Luyến thích triết lý theo thời đại. Nó khăng khăng phát ngôn theo thời đại, không phải theo thời. Theo thời, sống vương giả, một quãng đời nào thôi, khi thời đổi thay, sẽ khổ sở. Theo thời đại, chịu đựng luôn cả sự xoay vần của thời đại, xem thời đại, Luyến bảo mình đói khát tài năng, đành làm người theo thời đại. Thực ra, mình muốn làm người sáng tạo ra thời đại. Để thành Thành Cát Tư Hãn, Hitler, Lénine... Những kẻ theo Lénine là những kẻ theo thời đấy. Thằng cụt chân Luyến đã vẽ một con đường mà theo. Nó khẳng định theo thời đại, không chống đối kẻ theo thời nào. Cùng với thời đại vần xoay, những kẻ theo thời chết trước, đau đớn và nhục nhã. Nhưng mà, Luyến bảo, chẳng ai có quyền cấm đoán kẻ theo thời đại, bất mãn người và việc, hành động sai láo trong thời đại. Luyến muốn nói gì tự do nói.
Sáng nay, Vũ rủ Luyến và Ngọc xuống Đoan Túc ăn canh bánh đa nấu cá rô. Nó kê ngoài cửa hai chiếc ghế xích đu, một chiếc ghế dựa. Luyến trễ hẹn quá. Vũ chơi bài Cuối thu đường đời và suy nghĩ vẩn vơ mãi, Luyến vẫn chưa tới. Rút bao thuốc lá, Vũ hút cho đỡ sốt ruột. Chiếc ác mô ni ca này đã thổi Chiều quê của Hoàng Quý, cha cất nó kỹ. Vũ về mới có cây kèn kỷ niệm thổi nhạc. Vũ muốn khoe bản nhạc với Luyến. Tuyệt buồn. Kia rồi, Luyến và Ngọc đã tới. Tiếng nạng gỗ khua lọc cọc làm cả phố biết.
- Muộn thế?
Ngọc chỉ Luyến:
- Tại Luyến nghịch ngợm cãi với Ngọc, phải đứng lại một lúc, rồi trở lại nhà giở Việt Nam sử lược ra tra.
Vũ cười:
- Các bạn đấu tranh văn hóa, hả? Ngồi xuống đi, Ngọc! Thằng Luyến nằm xích đu.
Luyến nói:
- Tao bảo phố nhà mày cách mạng đặt tên mới Lý Thường Kiệt. Hồi Pháp đô hộ, nó vác thằng lái buôn Jean Dupuis nhét vào phố nhà mày. Jean Dupuis - Đồ Phổ Nghĩa - làm sao sánh nổi Lý Thường Kiệt, năm 1076, viết tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta. Ngọc không tin. Ức quá, tao trở về nhà lôi Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ra tra. Bèn đọc to: Nam quốc sơn hà Mam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Ngọc chịu thua, cô nàng cứ bảo Hồ Chí Minh viết tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Vũ gạt tàn thuốc:
- Jean Dupuis đã sinh sự, hỗn láo với triều đình ta. Ta sinh ở phố Jean Dupuis nên đã sinh sự, hỗn láo với mọi người. Hai bạn chỉ vì Jean Dupuis mà sinh sự, kiện cáo nhau. Jean Dupuis đúng là thằng súc sinh, nó làm trễ hai bạn.
Cả ba đứa cười thích thú. Luyến lôi Cotab ra hút. Ngày xưa, Vũ hay rủ Côn xuống Đoan Túc ăn canh bánh đa cua đồng. Canh bánh đa cua đồng Đoan Túc ngon hơn thị xã. Cái mầu gạch cua phi với hành mỡ, nó vàng nháy, thơm vô tả. Bây giờ, Côn xa Vũ rồi, thù hận Vũ, Vũ mời Luyến và Ngọc. Để nhớ Côn. Con đường từ phố Lý Thường Kiệt đến Đoan Túc nào có xa xôi mấy. Vũ và Côn đi bộ mất hai mươi phút. Hôm nay, Luyến cụt một chân, chống nạng lê bước, cũng một tiếng là cùng. Vũ nhìn đồng hồ. 9 giờ. Còn sớm chán.
- Tao vừa nhớ bài Cuối thu đường đời của anh bộ đội tiểu tư sản tặng. Bản nhạc ôm tâm sự anh ta. Anh bộ đội đã chết, trước khi anh bị gạt ra khỏi cuộc kháng chiến chống Pháp. Buồn lắm. Tuyệt buồn.
- Hát đi.
- Tao hát trước, thổi ác mô ni ca sau, nhé!
- Ừ.
Vũ hát. Không hay. Nó diễn tả thật đúng tâm sự anh lính tiểu tư sản. Rồi nó thổi kèn. Tiếng kèn của Vũ bắt cả khu phố phải ra đường thưởng thức. Nó chơi chầm chậm. Nỗi buồn man mác đi vào lòng người nghe, từ từ thành một cơn đau quằn quại, tê buốt ruột gan. Vũ dừng lại. Cơn đau vẫn trải dài. Và nước mắt thẫm má nó.
Luyến và Ngọc khóc tự bao giờ không biết. Khán thính giả khu phố đứng dài buồn thiu.
- Anh lính ấy tên là gì?
- Vũ Thương Anh.
- Anh ấy trót mê cách mạng mùa Thu, bước đi lỡ trớn đời. Anh không quay lại được, phải chết, nhìn thấy xe tang của mình lăn trong cuộc đời khốn khó. Cách mạng mùa Thu đã anh bước đầu, dẫn anh đến cuối lối.
- Đúng đấy.
- Mày cũng trót mê cách mạng mùa Thu, đi mãi, thành người tàn phế. Ông Hồ Chí Minh không bao giờ tàn phế. Ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp... không bao giờ tàn phế. Vì các ông ấy không mê cách mạng mùa Thu, chỉ nói về cách mạng mùa Thu, toàn những đất nước, tổ quốc, anh hùng, dũng sĩ, độc lập, tự do, dân chủ, chiến đấu, kháng chiến, thành công... Những thằng bạn tao đi kháng chiến, tao sợ chúng nó hy sinh tính mạng cho những người không mê cách mạng mùa Thu. Những thằng bạn tao không chết, như mày, Vũ ạ, trở về với gia đình, tao nói rõ tư tưởng của tao. Hiểu chưa?
- Hiểu rồi.
- Hiểu thôi, chúng mình không chống đối cộng sản, nhé! Cộng sản đã đến chu kỳ bão lửa, kẻ nào chống đối cộng sản là tự nguyên biến thành que củi ném vào bão lửa. Cộng sản sẽ chấm dứt chu kỳ bão lửa, sẽ thành tro nguội, chưa biết ngày nào. Thời đại chẳng báo trước bao giờ nó xoay vần.
Ngọc ngồi im, nghe hai người nói chuyện.
- Mày sẽ là nhân vật chính trong lịch sử tiểu thuwết Cầu Bo trầm lặng của tao.
- Cái mà người tàn phế sẽ được vinh dự ở trong tiểu thuyết?
- Chỉ người tàn phế như mày thôi.
- Bao giờ mày viết?
- Còn lâu.
- Đến bao giờ?
- Vừa đợi thời đại xoay vần, tao vừa nuôi dưỡng những nhân vật tiểu thuyết của tao, cho nó cứng cáp, có chiều sâu, chiều rộng.
Vũ đứng dậy, đút ác mô ni ca vào túi:
- Thôi, đi ăn bánh canh cá rô. Tháng này, hết cua đồng rồi.
Ba đứa đến ngã tư Vũ Tiên-Thị Xã, rồi rẽ phải, xuống Đoan Túc. Trời tháng 11, chưa lạnh mấy. Con đường đi rét mướt vì trống không nhà cửa, gió đông từ cánh đồng đã gặt lúa lùa lên. Chim én đã lác đác bay về. Vũ yêu con đường Đoan Túc như yêu kỷ niệm ấu thời của nó. Dạo ấy, hiệp sĩ Triều Dương Hiệp Vũ thường phóng phi tiêu cho hiệp sĩ Hà Nguyên Khánh, dặn cố xoay vài đồng, xuống Đoan Túc, chén canh bánh đa...
Thằng Luyến Thằng Luyến - Duyên Anh Thằng Luyến