Số lần đọc/download: 1952 / 38
Cập nhật: 2014-11-22 19:20:41 +0700
Chương 22
T
ừ ngôi chợ tới nhà chị Loan, đi cũng không lâu lắm. Tôi đã không quên đường mặc dù lần cuối cùng tôi ở trong căn nhà tính cho tới nay cũng đã hơn ba năm rồi. Thành phố thì cũng gần y như trước, chỉ có căn nhà là thay đổi quá nhiều. Chứng tích của đám cưới vừa qua vẫn còn sót lại với những thứ trang trí treo lên hàng rào hay các mảnh giấy đỏ của xác pháo còn vương vấn trên mặt đất. Căn nhà, chẳng còn cái mầu vôi vỏ trứng mà mẹ tôi ưa thích, nay đã quét thành mâù xanh lơ. Cửa sổ và cửa ra vào cũ hay bể nay được thay thế bằng những cái mới. Ở tầng trên cùng nhìn ra phố, nơi đã từng treo cái biển mang tên gia đình tôi nay có treo một lá quốc kỳ.
Khu vườn đã tươi tốt trở lại với nhiều giống cây cảnh qúi trồng trong những cái châụ loại đồ cổ, đắt tiền. Hoa nở tốt tươi như đang trêu chọc chúng tôi với cái ảo tưởng rằng đằng sau cánh cổng cao lớn là đời sống thảnh thơi, vô tư lự. Tuy nhiên, cái hồ bơi thì đã cạn nước, nằm giữa khu vườn như một tỳ vết. Tôi cảm thấy mình đang đóng vai trò như một kẻ ngoài cuộc dòm vào căn nhà, y như những đứa trẻ dơ dáy mà trong những ngày xa xưa kia, mẹ tôi đã daỵ tôi phải khinh bỉ. Lòng nặng trĩu tôi lại gần cánh cửa để nhấn chuông.
Chỉ trong giây lát, chị Loan đã xuất hiện với cái tạp dề cuốn quanh bụng và đôi đũa trên tay. Vừa thấy chúng tôi, chị đã giơ tay bưng lấy mặt như không thể tin ở mắt mình. Đôi đũa rớt xuống đất. Jimmy và tôi vui mừng réo ầm ĩ tên chị lên. Tuy nhiên sự nồng nhiệt của tôi đã tắt ngóm ngay khi chúng tôi thoáng thấy bóng của gã Trần từ phía sau cánh cửa lưới. Hắn ta bước ra ngoài, tiến lại cạnh chị Loan và cau mày nhìn chúng tôi. Rồi hắn hỏi chị Loan một cách cáu kỉnh :
- Sao chúng nó lại tới đây ?
Chị Loan chaỵ xuống bậc thềm, đáp :
- Tôi không biết, Con nít mà đi lang thang, chắc có gì không lành xảy ra.
- Vào nhà ngay. Tôi cần nói chuyện với cô. Vô !
Hắn ta biến mất sau cánh cửa chính. Chị Loan ép mặt vào sát những song cánh cổng và nhìn chúng tôi, thì thào :
- Làm thế nào các em tới được đây ? Mẹ đâu ?
Chị nhướng mày tiếp :
- Yên đã, trả lời chị sau. Các em còn nhớ cái cửa sau không ? Năm phút nữa chị sẽ ra gặp các em ở đấy nhé. Ông Trần không muốn cho hàng xóm dòm ngó mọi chuyện từ phía bên này nhà. Các em có hiểu không ?
Chúng tôi gật đầu và chị Loan vội vã quay vào.
Nửa giờ đã trôi qua, chúng tôi vẫn ngồi chờ chị dưới giàn tử đinh hương. Mặt đất ướt và bẩn. Chẳng thấy bóng dáng của chị Loan đâu. Bên kia đường là một quán hàng nước mía, bà bán hàng vừa bật caí máy ép mía lên để ép những cây mía dài. Tiếng động cơ ồn ào và mùi thơm của nước mía bốc ra khuấy động cồn cào những cái dạ dầy lép kẹp của chúng tôi. Em gái tôi chúi đầu vào cái gối mốc meo của nó và lặng lẽ sụt sùi.
Có tiếng lá sột soạt ở phía sau làm Jimmy và tôi giật mình đứng dâỵ. Chị Loan xuất hiện phía ngoài bếp, tay giữ cánh cửa cho mở ra và nói với Jimmy :
- Để con chó ở ngoài.
Khi chúng tôi vào bên trong, chị nhận ra những vết bầm trên má của tôi, liền hỏi :
- Chuyện gì đã xảy ra vâỵ ? Mẹ đâu ? Bả vẫn bình yên chứ ?
Tôi không biết bắt đầu kể cho chị nghe từ đâu, chỉ bật lên tiếng khóc. Thế là cả mấy đứa chúng tôi đều bật lên nức nở trong vòng tay của chị. Một lát sau, chị gỡ tay ra và đứng lên :
- Chị đang nấu bếp thì có chuông reo. Để chị don. cơm cho các em ăn, Coi kìa, tội nghiêp. quá, chắc là các em đói meo lên rồi.
Tôi ngồi trên sàn, gần cái lò nóng, tuy mệt lả mà thấy mãn nguyên.. Nhưng trước khi chị Loan kip. mở cái chạn ra thì tên Trần đã ập vào trong bếp. Hai bàn tay của hắn co lại thành nắm đấm dưới tay áo sơ mi. Chẳng thèm nhìn chúng tôi, hắn tiến thẳng lại phía vợ. Chị Loan đứng chết trân ngay từ khi nhìn thấy chồng. Vừa túm lấy cánh tay của chị kéi ra phía ngoài, Hắn vừa ngoái cổ lại ra lệnh cho chúng tôi :
- Chúng mày ngồi yên đó, cấm nhúc nhích.
Một lát không lâu sau, chị Loan quay trở vào. Chị đứng ở cửa bếp và gậm nhấm móng tay tới cả mấy phút. Đang ngồi trên sàn, tôi đứng dâỵ hỏi :
- Chị Loan, chuyện gì vâỵ ?
Đôi mắt của chị đỏ lên và đẫm lệ. Tôi lại hỏi :
- Chị nói đi, chị Loan. Chị có sao không ?
Chị vuốt nhẹ lên tóc tôi như chị đã từng làm như hồi tôi còn bé, rồi nói :
- Kiên, em có nhớ chị nói với em rằng chị muốn các em tới thăm chị không ?
- Vâng, em nhớ.
Chị nói qua tiếng nức nở :
- Chị rất lấy làm tiếc, đáng lẽ chị không nên nói với em như thế mặc dù lòng chị rất muốn. Nhưng bây giờ thì cả em và mấy đứa nhỏ cũng không thể ở lại đây được. Chị không biết là các em đã gặp chuyện rắc rối gì hay vì sao các em lại tới đây. Nhưng chị không thể giúp gì được. Chị không được phép dính líu vào.
Tôi nhìn vào mặt chị dể thăm dò :
- Taị sao vâỵ ? Chị nói không được phép có nghĩa là gì ? Có phải là ông Trần muốn đuổiỉ chúng em không ?
Chị hỏi :
- Em có nhớ những lá thư mà chị gởi cho em mà em không bao giờ nhận được không ?
Tôi gật đầu :
- Chị định nói chuyện gì thế ?
- Đáng lẽ ông Trần phải trao những lá thư ấy cho em.
Tôi chợt hiểu ra :
- Nhưng ông ấy đã không trao.
Chị Loan run rẩy thấy rõ. Chị nói :
- Ngày nào mà chị còn sống trong căn nhà của ông ta, thì ngày đó chị không được phép giúp gia đình em.
Mỗi lời nói của chị lại cứa vào lòng tôi một vết thương mới. Tôi lạnh lùng :
- Thôi được, chị yên tâm. Chúng em đi khỏi ngay bây giờ.
- Để chị dẫn các em ra cổng. Chị xin lỗi các em. Chị ước mong có thể giúp các em được nhiều hơn.
- Thôi không sao. Để em sửa soạn cho mấy đứa nhỏ đã.
- Em sẽ đi đâu vâỵ ?
- Về nhà.
Tôi dựng bé Ti lên. Jimmy ra chỗ hàng rào tháo dây cột con chó. Chị Loan quay về phía tôi hỏi :
- Chị có thể làm được cái gì cho các em ?
Mùi nước mía vẫn còn lảng vảng trong không khí. Tôi nói :
- Chúng em có thể được một ly đá lạnh ở cái quán đằng kia chăng, nếu nó không quá gây rắc rối cho chị...
Một lần nữa, chúng tôi lại dò theo con phố cũ để quay lại ngôi chợ. Trên tay mỗi đứa cầm một túi plastic đựng đầy nước mía và đá cục. Những ngụm nước ngọt mát làm cho cơ thể của tôi bừng lên một nguồn sinh lực mới. Chẳng cần quay lại, tôi cũng cảm thấy được hình bóng chị Loan đứng một mình cô đơn ở giữa đường cái, dõi mắt nhìn theo chúng tôi.
Taị một cái thùng rác gần khu hàng cá, có hai thằng nhỏ tóc vàng lúi húi bới rác. Chúng ngước mắt nhìn chúng tôi một cách hầm hè như sợ chúng tôi xâm phạm lãnh điạ của chúng. Một đứa bị chột một bên mắt. Con mắt còn lại mầu xanh biếc, nhấp nháy. Miệng nó ngoác ra, phô bày những chiếc răng tí hon như răng chuột đe doạ chúng tôi, đồng thời lục lọi trong đống đá lổn nhổn gần đó để tìm kiếm một món gì làm vũ khí. Còn thằng kia thì đưa vội lên môm nhai ngấu nghiến một vật gì đó mà nó vừa tìm được trong thùng rác. Một chất nhờn nhờn mầu tím nhễu ra nhếch nhách trên khuôn mặt nó.
Jimmy hỏi :
- Chúng mình bây giờ làm gì hả anh Kiên ?
Tôi gơị ý :
- Chúng mình có thể đi ăn mày xin cơm.
Jimmy rên lên một cách yếu ớt :
- Đừng làm vâỵ.
- Thế mày có cách nào khác không ?
Chúng tôi tiếp tục đi sâu vô chợ. Ở đây đông nghẹt những người đi mua sắm chen lấn nhau tới tấp. Chúng tôi phải đeo dính lấy nhau để chống đỡ những đợt sóng người qua lại, cho khỏi lạc. Tôi phải gào to lên để át tiếng chung quanh :
- Nào, hãy sẵn sàng để xin ăn đi.
- Đừng, anh Kiên ơi. Em không muốn đi ăn mày. Mình có thể quay về nhà đem bán cái gì đi.
- Có cái gì bán được ? Vả lại, liêụ có ai muốn mua đồ của bọn nhóc con chúng mình không ?
Đôi mắt Jimmy trở nên đẫm lệ :
- Mình có thể bán con Lu cho ông đồ tể.
- Mày điên hả. Ổng sẽ thịt con chó của mày.
- Không đâu, nếu mình năn nỉ ổng hứa với mình là sẽ giữ con chó trong hai ngày. Đến khi mẹ về thì mình mua lại con Lu, thêm cho họ tiền lời.
- Nếu mẹ không bao giờ trở về nữa thì tính làm sao ?
Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của nó.
- Đừng nói ác như vâỵ chứ. Mẹ sẽ trở về mà.
Tôi nâng em gái lên và con chó theo tôi tiến về phía trươc :
- Ừ, cứ giả thử mày tính đúng và mẹ sẽ trở về, nhưng chắc gì ông đồ tể đã giữ mạng con chó của mày trong hai ngày.
Nó đuổi theo tôi giong. hăm hở :
- Ông ta sẽ mà, em biết. Ông còn nợ em một điều. Nếu anh nhắc lại thì ông ta sẽ phải đồng ý như thế.
Tôi dừng lại ở ngay giữa lối đi đầy bùn, tay vẫn ôm em bé Ti :
- Tao à ? Taị sao tao phải nhắc nhở ông ta ? Có phải mày muốn tao đi điều đình thay cho mày đấy không ?
- Anh biết là em không thể nào bán con chó của chính em được. Làm sao em có thể làm chuyện đó ?
- Vâỵ thật tình mày muốn tao làm chuyện đó ?
Nó nhìn đứa em gái tôi lúc ấy đang oằn ngả người trong tay tôi như một con búp bê dơ bẩn với nước da ngả mầu trái chanh và hấp nóng khi đặt tay lên, rồi Jimmy buồn bã gật đầu.
Tôi thở dài:
- Thôi được. Vâỵ nói cho tao nghe mày đã làm điều gì tốt lành cho ông ta để tao nhắc lại cho ông ta biết.
Jimmy bắt đầu kể, hơi lúng túng :
- Thế này nhé, hãy trở lại một chút. Có một buổi tối, em đang chơi đi trốn đi tìm với lũ anh em nhà thằng Duy ở ngoài đường thì bà vợ ông đồ tể tiến lại gần. Bà nhờ chúng em tìm giúp. Chồng bà ta đi uống rươụ với bác trai từ buổi xế trưa hôm đó mà chưa về. Lúc đang giở trò chơi thì chúng em thấy bác trai trở về, say khướt, đi qua sân cỏ phía trước mà không thấy ông hàng thịt đâu. Dĩ nhiên là bà vợ ông ta hết hồn khi nghe tin này.
Cái chợ vừa khuất phía đằng sau thì khu đồi xoãi xuống quốc lộ mở rông. trước mắt chúng tôi. Xa hơn nữa là quang cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang dã và cô quanh..
Chúng tôi từ từ đi xuống quốc lộ trong khi Jimmy vẫn tiếp tục kể câu chuyện của nó :
- Thấy vâỵ, em bèn trấn an bà ta là em có thể tìm ra ổng. Em biết cái chỗ nhậu đó, đường đi hơi rắc rối. Sau đó cả ba đứa chúng em, Duy và thằng Rồi, em nó, đi băng qua ruông. lúa để đi tới cái xóm kế bên. Tối hôm ấy ở đó lại bị cúp điện nên trời tối thui. Tuị này chẳng nhìn rõ đường nên cứ sụp hố hoài. Đã thế chúng nó lại cứ kể chuyện ma và doạ nhau nữa chứ.
- Jimmy, nói vào đề đi !
- Ờ, anh có còn nhớ con rach. chảy qua khu đất nhà ông ba Qùi hay không ? Nó dùng để tưới ruộng nhà ông ta, ngay cả trong mùa nắng han. mà ai cũng phải cầu mưa nữa.
- Nói vào đề đi !
- Được rồi em sẽ kể tiếp. Khi tụi em tới gần con suối thì nghe tiếng ai rên rỉ như là tiếng ma than vãn vâỵ. Thằng Rồi tính bỏ chạy, em cũng thế. Nhưng Duy cản lại. Tuị em mới rón rén tới gần thì thấy ông đồ tể đang đứng dưạ vào gốc cây, Còn mắt thì lại nhìn xuống rạch.. Ông ta khóc thảm thiết, vừa nhìn xuống đũng quần vừa nói : " Lâỵ trời, lâỵ phật, con có làm gì nên tội mà sinh ra thế này. Nếu mà nó không ngưng thì chắc con chết ". Tuị em mới tiến lại gần. Rồi em nói " Chào ông, ông đang bị cái gì thế ? " Ông ta ngẩng đầu lên. Dưới ánh trăng mờ mờ, mặt ông ta đầm đià nước mắt. Ông đáp : " Tao đang sắp chết đây này ". Em mới nói : " Không chết đâu, ông chỉ đang say quá đấy thôi. " Ông ấy nói : " Suốt trong ba tiếng đồng hồ vừa qua, tao chỉ có tồ ra mà không ngừng được. Chắc là tao tháo mãi cho đến lúc chết thôi. " Em mới nói : " Không sao đâu. Ông đâu có đái. Chỉ là tiếng nước suối chảy đó thôi. Ông phải đi về cùng với chúng cháu. " Thế là tụi em kéo zíp quần của ông ta lên và dẫn ông về nhà an toàn.
Bất kể tất cả mọi chuyện, tôi phá lên cười.
- Trên đường về, ông ta rất cảm kích là tụi em đã cứu mạng. ông?. Nên một ngày kia ổng hứa là sẽ trả ơn lại cho tụi em.
Jimmy ngừng nói để uống nốt bịch nước mía của nó, rồi lại tiếp tục :
- Vâỵ anh nhắc lại chuyện này với ông và vợ ổng, phải bắt họ đồng ý với những điều kiện của mình trước khi bán con Lu cho họ. Nếu không, thì đừng có bán.
- Được rồi, anh hứa.
Nó thở dài và noí:
- Vâỵ được rồi.
Nó cõng em bé gái lên lưng. Con bé đặt cái gối nhớp nhuá lên gáy của Jimmy và tưạ đầu vào đó. Như thường lệ, con Lu nhâng nháo chaỵ trước chúng tôi vài bước và hít quanh mặt đất trong khi chúng tôi đi. Jimmy bỗng quay lại phía tôi, nói một cách lo lắng :
- Anh Kiên à.
- Cái gì vâỵ ?
- Nếu mẹ không về thì sao ?
- Tao tưởng là mày không muốn nói về chuyện đó mà.
- Em không muốn. Nhưng cũng đề phòng, lỡ xảy ra. Vâỵ khi đó mình sẽ làm gì ?
- Tao cũng không biết nữa.
Nó hỏi :
- Anh đừng có bỏ rơi tụi em, nghe anh ?
Tôi nhìn đứa em tôi. Mới chín tuổi đầu mà nó trông như một người lớn tuổi, kiệt sức và thở hổn hển với những giọt mồ hôi đọng trên mái tóc. Tôi lắc đầu đáp :
- Sẽ không bao giờ anh rời tụi em, sống chết gì thây kệ, mấy đứa chúng mình sẽ ở bên cạnh nhau mãi mãi.