Số lần đọc/download: 1507 / 23
Cập nhật: 2015-08-09 11:37:13 +0700
Chương 10 -
S
au khi đưa Lilo và Klaus lên tàu, tôi trở về phòng ăn sĩ quan, cố gắng đẩy lùi cảm giác cô đơn, nhưng tôi không thể nuốt nổi thức ăn. Tôi cố gắng trò chuyện về quân Đồng Minh phía tây có thể giúp chúng tôi ngăn quân Nga bên ngoài nước Đức, nhưng tôi không thể tập trung được. Tôi không thể làm gì để qua thì giờ. Cuối cùng tôi đi ngủ sớm và cố gắng vào giấc ngủ, nhưng chỉ thức nguyên đêm nhớ về đoàn tàu Lilo và Klaus bước lên và hy vọng nó đến đích mà không bị quân Nga cắt đường. Sự không biết chắc và vô vọng thật là khó khăn cho tinh thần. Cho dù Lilo và klaus đến Leipzig bình an, họ cũng phải sống còn với những trận bom. Tôi đặt những suy nghĩ đó ra khỏi đầu óc - tôi không thể để tôi lo sợ những điều mà chúng có thể xảy ra. Đến đây, mọi thứ diễn ra tương đối tốt đẹp, và tôi chỉ hy vọng là sự may mắn không từ bỏ chúng tôi.
Sáng hôm sau, trường tham mưu tổ chức buổi lễ tốt nghiệp trong hội trường. Vài chai champagne được mang ra từ kho - trong điều kiện bình thường, lễ tốt nghiệp là lý do rất tốt để ăn mừng - và những ai được chọn về Schorner đi ra ga. Mặc dù chúng tôi phải đợi ở sân ga 2 giờ ở nhiệt độ 50F, vẫn không buồn thảm bằng lúc tôi đưa Lilo đi. Chúng tôi mở chai champagne đầu tiên, nó giúp thời gian đợi ngắn hơn. Chúng tôi uống hết chai và cố gắng giữ nét mặt bình thản và vui tươi, nhưng tuyết và cơn lạnh làm tôi nhớ lại mùa đông ở nước Nga năm 1941.
Chuyến đi ngắn đến Bộ Tư Lệnh của Thống Chế Schorner, vì mặt trận không xa lắm. Chúng tôi đến nơi lúc sập tối và ở lại khách sạn Waldenburgerhof. Đây là ngày chán nản nhất trong đời tôi. Tôi biết tôi phải rũ sự chán nản này ra khỏi đầu óc và hoạt động hiệu quả.
Sau buổi ăn sáng ngày hôm sau, một sĩ quan tham mưu đến và phỏng vấn từng người. Rồi chúng tôi đi bộ qua khỏi thị trấn cho đến trưa. Buổi chiều, chúng tôi trình diện sĩ quan tham mưu trưởng, tướng Xylander. Xylander chọn 6 người dưới quyền trực tiếp thống chế Schorner và gởi những người khác xuống các Tập Đoàn Quân bằng xe liên lạc.
Sáu người chúng tôi được hướng dẫn trình diện sau buổi trưa để gặp Thống Chế Schorner. Sau buổi trưa, tôi xin phép Tướng Xylander gọi cho Lilo ở Leipzig. Cô đã về đến nơi bình yên sau 24 tiếng trên xe lửa, với những thường dân chen lấn xô đẩy lên tàu mỗi lần dừng lại. Được nói chuyện với Lilo giúp giải toả những suy nghĩ trong đầu.
Chúng tôi trình diện Thống Chế Schorner lúc 3 giờ chiều ngày 30/1/1945. Schorner là một người có khả năng và là một tư lệnh thành công, nhưng có tin là ông được thăng cấp mau chóng là vì ông là một tướng chính trị và là người "yes man" với Hitler. Ông là trường hợp hiếm hoi: một sĩ quan quân đội Đức cao cấp và là đảng viên Quốc Xã. Ông cũng được biết đến là ăn nói rành mạch và to tiếng (hầu hết những người đi theo đảng Quốc Xã đều thô lỗ). Ông bắt tay vào trao đổi ngắn đến từng người. Rồi mặt ông trở nên cau có khi đứng trước chúng tôi.
"Tôi mới trở về từ Breslau," ông ta như gầm lên. "Một cái chuồng lợn quân sự! Nó rất tệ đến nỗi tôi muốn đưa viên tư lệnh và bộ tham mưu của ông ta ra toà án binh. Quân Nga đã có mặt ở đó và thành phố không hy vọng phòng thủ chính mình trong tình trạng hiện nay. Tôi cần 2 sĩ quan tham mưu nhiệt huyết đến đó và giúp đỡ thành phố có sự phòng thủ hiệu quả cho chính nó." Ông dừng lại và như trừng chúng tôi. "Tôi cần một sĩ quan hành quân và một sĩ quan tiếp vận cho Quân Đoàn Bộ Binh Khu Vực VIII trong Breslau. Tất cả các anh có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu" - bây giờ nó giải thích tại sao 6 chúng tôi được chọn ra - "Nên tôi sẽ gởi người lớn nhất và người trẻ nhất trong các anh đi Breslau. Các anh sẽ bay đến đó ngay bây giờ." Ông xoay người và ào ra khỏi phòng.
Sau khi ông ta đi khỏi, tướng Xylander chọn người thiếu tá lớn tuổi nhất và tôi là người trẻ nhất. Schorner cho xe riêng của mình và 2 chiếc máy bay Fieseler-Storch đón chúng tôi đến Breslau. Fieseler-Storch là loại máy bay có phòng lái mở chỉ đủ rộng cho phi công và 1 người nữa. Nó có thể hạ cánh và cất cánh ở các đường băng rất ngắn hoặc ngay cả một bãi cỏ. Chúng tôi được đưa đến chỗ máy bay. Người thiếu tá vào một chiếc và tôi vào một chiếc, rồi cất cánh. Chúng tôi bay thấp qua những khoảng đất đầy tuyết như những bức tranh của vùng Silesia.
Chúng tôi đáp xuống phi trường Gandau gần Breslau lúc 4 giờ chiều. Một lúc sau sĩ quan phụ tá Bộ Tư Lệnh Tổng Quát Quân Đoàn Bộ Binh Khu Vực VIII đến đón chúng tôi. Anh ta là Đại Úy von Wallenberg, một sĩ quan trẻ vào khoảng giữa hai mươi. Tôi phải biết rõ anh ta trong tuần tới. Anh ta từ một gia đình quý tộc giàu có với rất nhiều đất đai quanh vùng Breslau.
Chúng tôi trình diện tham mưu trưởng của Breslau, Thiếu Tướng von Lossberg. Ông là một người to lớn, 39 tuổi, khoảng 1,88 mét và nặng 100 kg, với tóc nâu cắt ngắn và mắt nâu với những nếp nhăn. Sau vài trao đổi ngắn với hai chúng tôi, von Lossberg chỉ định tôi làm sĩ quan hành quân và người thiếu tá làm tiếp vận - một sự ngạc nhiên, vì sĩ quan hành quân có nhiều trách nhiệm hơn, và người thiếu tá lớn tuổi hơn và cấp cao hơn.
Sau đó chúng tôi gặp tướng tư lệnh, tướng Koch-Erpach. Ông ta đã 62 tuổi, bệ vệ và bạc trắng, khuôn mặt tươi tỉnh và mắt xanh nhạt. Ông không có kinh nghiệm chiến đấu gì ở WW II, mặc dù ông đã từng chiến đấu lúc còn là một sĩ quan trẻ trong WW I. May mắn, Thiếu Tướng von Lossberg vừa kinh nghiệm, vừa có khả năng, và ông ta có thể bù đắp và sự thiếu sót của Koch-Erpach.
Viên sĩ quan hành quân trước tôi đã bị chết đâu đó ở phía đông thành phố, mặc dù mặt trận còn cách khoảng 85 km (với chiến tranh cơ động, chúng tôi không bao giờ biết được khi nào và ở đâu chúng tôi có thể đụng đầu với tiền quân Nga). Anh ta dẫn theo hai người lính mô tô đi đâu đó, những công việc thường lệ của sĩ quan hành quân, và một trong hai người lính sống sót trở về báo tin cái chết của viên thiếu tá và người lính kia. Thật ít cái được gọi là mặt trận ở đây. Chỉ có nhiều di chuyển trong một khu vực rộng lớn.
Hitler đã tuyên bố Breslau là một thành phố - pháo đài, có nghĩa là nó phải tử thủ cho đến nguời cuối cùng, ngay cả khi nó bị bao vây và hoàn toàn cô lập. Bộ tham mưu quân đoàn ở Breslau là bộ tham mưu khu vực, có nghĩa là nó là bộ tham mưu của thời bình, và đó là lý do Schorner muốn sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu đến để chuẩn bị cho việc bị bao vây.
Bộ tham mưu ở Breslau có khoảng 70 người. Vì Breslau là thủ phủ của Silesia và được tuyên bố trở thành pháo đài, trách nhiệm của bộ tham mưu được mở rộng hơn bộ tham mưu quân sự bình thường. Bên cạnh những vấn đề quân sự thuần tuý, nó còn phải có trách nhiệm cung cấp lương thực cho thành phố, cho dòng người tị nạn đi qua thành phố, và bất cứ những việc gì cần thiết cho một thành phố lớn hoạt động. Mặc dù thống đốc của Silesia, tên Hanke, có tất cả các trách nhiệm cho thành phố, về lý thuyết, nhưng nhân viên quân sự ở Breslau thật sự nắm toàn bộ.
Chúng tôi may mắn vì chúng tôi có tư lệnh pháo đài - tương đương với một tư lệnh sư đoàn, người cũng được Schorner gởi đến - báo cáo với bộ tham mưu. Thiếu Tướng von Ahlfen là một người rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, ông bị mất một cánh tay trong chiến trận, và sĩ quan hành quân cũng là một sĩ quan tham mưu kinh nghiệm. Thiếu Tướng von Ahlfen và sĩ quan hành quân tạo được một đơn vị thật sự có khả năng chiến đấu, nên chúng tôi chỉ tập trung và những việc bên ngoài sự phòng thủ trực tiếp Breslau như vận chuyển, thông tin và tiếp vận.
Tôi nhận nhiệm vụ sĩ quan hành quân ngày 31 tháng Giêng. Hầu hết các sĩ quan tham mưu ở đây chưa bao giờ ra trận và không biết phải chuẩn bị những gì cho chúng. Công việc đầu tiên của tôi là tạo một ban hành quân từ những nguời tôi có trở thành một ban có khả năng hoạt động trong tình huống chiến đấu. Đầu tiên, tôi tự viết tất cả các báo cáo, vẽ từng sơ đồ (phòng tuyến, vị trí các đơn vị, ranh giới giữa các đơn vị, vị trí bộ chỉ huy, nơi các trạm tiếp vận,...), đánh dấu các thông tin trên bản đồ, gọi điện thoại, và viết các lệnh đến cho các đơn vị và đưa cho tướng chỉ huy ký. Tôi không thể ngủ được hơn hai giờ mà không bị đánh thức hay 4-5 giờ trong thời gian 24 tiếng.
Tôi được giao cho một sĩ quan phụ tá, Đại Úy Kafurke, giúp tôi làm nhiệm vụ. Anh ta được đưa đến đây sau khi bị thương nặng ở mặt trận. Anh có kiến thức tốt về công việc tham mưu và tình hình ở Breslau rất hữu ích. Anh ta rất có khả năng, và tôi có thể lệ thuộc vào anh.
Schorner đã đúng: đây là nơi có tình hình quân sự tệ hại. Tất cả các sĩ quan tham mưu đều lớn tuổi hay tật nguyền, và họ không biết chút nào về chiến đấu hay phòng thủ một thành phố lớn. Tuyến phòng thủ phải được thiết kế, hầm hố phải được đào, chuẩn bị trăm việc phải được làm. Thương binh từ mặt trận phải được chăm sóc. Một nhà máy nước nặng dùng cho thí nghiệm nguyên tử đã bỏ trống ở phía đông Breslau, và chúng tôi phải lên kế họach phản công và phá hủy nó để giữ các bí mật khỏi rơi vào tay quân Nga. Chúng tôi liên tục bận rộn với các chỉ thị cho các đơn vị chiến đấu dân sự, giảm bớt nhân viên, phân chia đạn dượt và đồ tiếp tế, cung cấp vũ khí, thực hiện lệnh của Schorner là bất cứ ai không có khả năng chiến đấu đều phải rời Breslau, cung cấp lương thực cho người tị nạn và giữ họ di chuyển, tìm đầu máy cho các đoàn xe lửa tải thương, giữ điện nước hoạt động, canh chừng trộm cắp, chuẩn bị bãi đáp cho thành phố trong trường hợp bị bao vây - tất cả những thứ đó thêm vào những hoạt động quân sự thuần tuý báo lên Schorner.
Bệnh viện đầy ứ thương binh và cần phải tải thương, và chúng tôi phải tìm xe lửa cho họ và xe cứu thương di chuyển họ từ bệnh viện đến ga xe lửa. Chúng tôi di tản dân chúng cáng lâu càng tốt. Khoảng hơn một nửa dân số rời khỏi thành phố.
Bên cạnh hoạt động quân sự, chúng tôi cũng cung cấp cho những người tị nạn, ai cần xăng dầu, thức ăn, cỏ cho ngựa, và bất cứ thứ gì. Tất cả người tị nạn từ hướng đông phải đi qua Breslau, dù họ đến từ đông bắc, đông, hay đông nam. Chúng tôi phải cố gắng giúp đỡ họ, cho họ ăn uống cùng với ngựa và bò (những súc vật mà họ thường mang theo), cung cấp những gì họ cần và giữ cho họ tiếp tục di chuyển. Hầu hết họ đi bộ, với xe ngựa hay bất cứ thứ gì họ đem theo được. Hàng ngàn phụ nữ, trẻ em, người già đi qua Breslau hàng ngày. Khu vực họ đi qua phía tây của Breslau có nhiều đồi núi, khó khăn cho họ, và bây giờ là mùa đông và rất lạnh. Thật đau lòng khi nhìn họ đi qua và rất ít hy vọng cho họ. Mặc dù họ phải bỏ mọi thứ phía sau, họ không muốn rơi vào tay của người Nga. Họ đã nghe quá nhiều vào những lời tuyên truyền, và một số cũng đã trải qua.
Tôi nhanh chóng cải tạo được hệ thống điện thoại dân sự trở thành một mạng lưới quân sự, có cả hệ thống liên lạc điện thoại đơn giản và làm chúng an toàn hơn. Từ từ, mọi thứ bắt đầu hoạt động tốt hơn. Tôi làm việc chặt chẽ với Thiếu Tướng von Lossberg và có quan hệ rất tốt với ông. Một sĩ quan tham mưu với hồ sơ chiến tranh tốt, ông ta cũng sẵn sàng để cầm một sư đoàn. Ông là một người lính chiến đấu nhà nghề, và ông muốn quay lại mặt trận như là một tư lệnh sư đoàn. Ông nghĩ rằng chính phủ ngu ngốc không chịu kết thúc chiến tranh - bất cứ điều kiện nào - vì chỉ có một kết quả duy nhất để tiếp tục cuộc chiến là tàn phá nước Đức. Ông thích thoát ra khỏi những hiện thực, khi tình hình cho phép, để chơi bài bridge hay skat.
Von Losberg coi tình hình chung và để những chi tiết cho tôi. Ông nói chuyện rất cởi mở với tôi về tình hình quân sự vô vọng. Tuy nhiên, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, ông nghĩ chúng tôi phải giữ mặt trận phía đông để ngăn không cho quân Nga tiến vào nước Đức càng lâu càng tốt.
Chúng tôi chỉ có một thời gian ngắn để đưa Breslau sẵn sàng cho chiến đấu trước khi nó bị quân Nga bao vây. Ngày tiếp ngày. Tôi ít khi được rời khỏi bàn làm việc và điện thoại. Giải trí duy nhất là vài ván bài. Ngày 8 tháng 2, một người bạn của tôi ở trường tham mưu, Đại Úy Dagel, đến để quan sát cho bộ tư lệnh Tập Đòan Quân 17. Cải trang thành một sĩ quan tình báo, anh ta thật sự "điệp viên" của Schorner (thủ đoạn ưa thích của Schorner). Nhưng Dagel rất nhạy bén và tôi có thể dùng anh ta cho công việc. Anh ta tỏ ra thích thú và hăng say, một sĩ quan rất khả năng với lý lịch công việc tốt và có kinh nghiệm chiến đấu.
Một việc mà cả Koch-Erpach và von Lossberg đều nghĩ là là vô cùng quan trọng là báo cáo lên Bộ Tư Lệnh Tập Đòan Quân là pháo đài Breslau không thể phòng thủ với tình trạng tiếp tệ đạn dượt hiện nay hơn vài tuần sau khi quân Nga bao vây. Cũng như, nhân sự cũng không đủ để phòng thủ hiệu quả. Mục đích của bản báo cáo này là để được cho phép bỏ Breslau trong trường hợp nguy hiểm và bị bao vây. Tất nhiên, nó không có kết quả, và lệnh cho chúng tôi ngược lại: các cầu cống phải được giữ thông cho một cuộc tấn công "có thể xảy ra" của quân Đức qua khỏi sông Oder. Có ai đó đang sống trong mơ! Các cây cầu chỉ bị phá huỷ trong trường hợp nguy hiểm cao độ. Bản báo cáo có kết quả duy nhất là sự tăng thêm về vũ khí và đạn dượt - và có thể là chúng tôi được rời khỏi pháo đài bằng máy bay sau này.
Cùng với Thiếu Tướng von Ahlfen và bộ tham mưu của ông, chúng tôi tạo được những gì Schorner mong muốn. Khoảng ngày 10 tháng 2, quân Nga tấn công qua sông Oder phía nam Breslau, gần Grottkau, và phía tây nam gần Steinau. Mặt trận ở pháo đài, luôn có những hoạt động chiến đấu vừa phải, nhưng sư đoàn 609 bắt đầu dính vào những trận đánh lớn và bị đẩy lùi đến gần ngoại ô phía nam Breslau. 11/2, sư đoàn 7 bộ binh, đã hoàn tất nhiệm vụ chiếm lại và phá huỷ nhà máy nước nặng ở Dyhernfurth bên kia sông Oder, gởi xe cộ vào xe lửa chở đầy thiết bị vào Breslau và tiến về phía nam qua khu vực địch đang tiến về Breslau và tạo thành một tuyến mới trong vùng nam của Kant. ngày 12/2, 2 mũi dùi quân Nga vòng quanh Breslau ở Domslau. Với điều này, Breslau đã trở thành một pháo đài bị bao vây. Thông tin liên lạc với Tâp Đoàn Quân bây giờ bằng radio hay bằng đường dây ngầm, có thể không an toàn vì bị địch có thể nghe lén. Với nhưng thông tin quan trọng, chúng tôi dùng những tin nhắn điện tín từ sĩ quan hành quân đến sĩ quan hành quân.
Không quân Nga hoạt động ngày càng nhiều. Một buổi trưa, trái bom đầu tiên rơi trúng sân trung tâm của Bộ Tư Lệnh, làm vỡ hết các cửa sổ. Tôi đã gắn gỗ lên cửa sổ để bảo vệ, nhưng từ đây trở đi tôi và các nhân viên phải mặc áo khoát. Tôi ra lệnh sĩ quan liên lạc chuẩn bị một trạm chỉ huy dưới hầm, vì trở nên nguy hiểm nếu ở phía trên mặt đất. Thật thế, tôi cũng phải nằm xuống vài lần chiều hôm đó khi bom nổ ngay trong khu vực.
Chúng tôi chuẩn bị một cuộc tấn công ra khỏi Breslau, được hợp tác bởi cuộc tấn công của Quân Đoàn Xe Tăng 24 từ phía nam, để mở đường và đường sắt gần Bomslau để chúng tôi đưa đoàn xe lửa tải thương ra khỏi Breslau. Cuộc tấn công bắt đầu ngày 13 tháng 2. Buổi tối ngày 12/2 tôi phải đi đến sư đoàn 609 bô binh, Bộ Tư Lệnh đóng ở một lâu đài phía nam thành phố. Đay là cơ hội đầu tiên tôi có ấn tượng thực tế của thành phố Breslau. Gia súc và cừu đi lang thang trên những trục đường chính, và người tị nạn với xe ngựa ở khắp nơi. Quân cảnh không thể mở đường cho giao thông quân sự. Tôi bị chặn lại và hỏi giấy tờ bởi các dân quân ở các trạm kiểm soát dù cờ hiệu quân đoàn được treo ở xe. Sau khi qua khỏi những khó khăn, người tài xế và người lính mô tô và tôi cùng cũng để thành phố phía sau và hướng đến mặt trận. Lúc này mặt trận im ắng, thỉnh thoảng vài loạt pháo nổ hay một tràng súng máy. Không bật đèn, chúng tôi chạy cẩn thận. Bất cứ sai lầm nào trên bản đồ cũng có nghĩa là định mệnh của tôi sẽ đi theo người tiền nhiệm. Cuối cùng, chúng tôi đến được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 609.
Tôi thông báo tình hình chung cho bộ tham mưu sư đoàn, và họ báo cho tôi tình hình của họ. Sau đó tôi đưa lệnh cho họ tấn công và rời sư đoàn với lời chúc may mắn cho cuộc hành quân. Sư đoàn 609 hoặc sẽ chọc thủng vòng vây và thoát ra khỏi pháo đài hoặc bị đẩy lui về vị trí trong một trận đánh dữ dội. Nhưng vị tướng tư lệnh sư đoàn và bộ tham mưu của ông khá lạc quan, và binh lính của họ làm những gì họ có thể làm để vượt vòng vây, vì họ đã nghe quá nhiều về những "chiến đấu anh dũng" ở pháo đài Konigsberg, Elbing, Thorn, Póen, Graudenz, v.v... Họ không muốn trở thành những "anh hùng tử thủ Breslau".
Trên đường về, tôi gặp những dòng xe trên mọi tuyến đường. Xe cộ quân sự cũng như của dân chúng trộn lẫn vào nhau. Sư Đoàn 7 bộ binh đã nhận lệnh sẵn sàng và đang đợi rời pháo đài sau khi con đường được mở. Dân chúng biết được tin, và bây giờ mọi người ai cũng nắm lấy cơ hội này để vượt thoát. Ngay cả khi không bị kẻ thù bắn, phải mất ít nhất là 36 giờ để tất cả các dòng xe vượt qua con đường duy nhất này. Nếu dòng xe có 1 xe ngựa bị đổ, không cách nào vượt qua được, chỉ một lúc, mọi thứ đều tắt nghẽn. Vì vậy, tôi phải chắc chắn tất cả các trạm quân cảnh nghiêm ngặt bắt các xe ngựa ra khỏi dòng xe.
Sau khi báo cáo về tham mưu trưởng, đọc các tin nhắn được đưa đến trong khi tôi đi vắng, và gọi những cú điện thoại cần thiết, tôi cuối cùng cũng ngủ được một chút. 5 giờ sáng, mọi việc sẽ bận rộn trở lại: cuộc tấn công bắt đầu, và các báo cáo đầu tiên khá thành công. Cuộc tấn công của Quân Đoàn 24 cũng vậy, được tiến triển thông suốt. Quân Nga ném bom thường xuyên hơn xung quanh toà nhà bộ tư lệnh (may là chỉ những bom nhỏ). Chúng tôi dọn văn phòng xuống hầm.
Trong suốt buổi sáng, cuộc tấn công đã mở ra được một lối hẹp ở Domslau. Xe cộ bắt đầu đổ ra thành phố đi về hướng Nam, nhưng với thiệt hại khá nặng vì quân Nga bắn rất mạnh vào hai bên sườn. Tuy nhiên, đường xe lửa bị nghẽn bởi một xe tăng hạng nặng hư hỏng và đứng ngay trên đường sắt ở Domslau. Mọi cố gắng dời nó đi đều thất bại, và không thể đưa hai đoàn xe lửa tải thương ra khỏi Breslau vì nó. Một cuộc tấn công mạnh của quân Nga ngay sau đó và hành lang hẹp chấm dứt các hoạt động giao thông vào buổi chiều, và đến tối thì Breslau lại trở thành pháo đài. Bây giờ là sự chống cự "can đảm", và sau này là "anh dũng" lại bắt đầu.
Khi quân Nga tiến đến gần hơn, họ ném bom nặng nề hơn; và họ bắt đầu pháo vào vị trí chúng tôi. Để phòng thủ Breslau, chúng tôi có 2 sư đoàn chiến đấu, cộng với dân quân chiến đấu và thanh niên Hitler. Mặc dù dân quân và thanh niên Hitler không được huấn luyện, nhưng họ có thể giúp đỡ được. Chúng tôi không thể dùng họ để tấn công, những có thể phòng thủ với lực lượng này, vì hầu hết họ đang bảo vệ chính nhà cửa của họ, họ chiến đấu can trường hơn khi họ đánh nhau ở nơi khác.
Ở Breslau, tôi nhận được tất cả các báo cáo từ mật trận, và tôi biết những gì xảy ra khi quân Nga chiếm một thành phố hay thị trấn. Khi chúng tôi chiếm lại một thành phố hay thị trấn từ quân Nga, chúng tôi phát hiện ra những sự giết người và hãm hiếp bừa bãi như là một quy tắc khi người Nga đến đó. Sĩ quan Đức đơn giản là bị bắn, ngay cả binh lính thỉnh thoảng cũng bị bắn chỉ để khỏi vướng. Những luật lệ của chiến tranh văn minh không tồn tại ở mặt trận phía đông, và người Nga càng làm dã man hơn bằng sự cổ vũ của nhà báo người Nga Ilya Ehrenburg đòi hỏi từ người Đức "1 đôi mắt cho một con mắt" và "một hồ máu cho mỗi giọt máu."
Điều lợi nhất trong bộ tham mưu ở Breslau là tôi có thể điện thoại thường xuyên cho Lilo. Với cương vị sĩ quan hành quân quân đoàn, tôi được sử dụng điện thoại không giới hạn. Quân Nga có thể không muốn cắt dây điện thoại của chúng tôi, như họ đã cắt đờng, vì họ có thể bắt được tin tức.
Sau khi tôi ở Breslau được khoảng hai tuần, Schorner quyết định là ông cần một bộ tham mưu cho mặt trận hiện thời, bây giờ là khoảng 85 km phía tây của Breslau. Mục đích của chúng tôi ở Breslau đã hoàn tất, và Tướng von Ahlfen và bộ tư lệnh của ông ta đã nắm lấy việc phòng thủ Breslau, nên bộ tham mưu được lệnh rời Breslau và bổ sung cho các bộ tham mưu quân đoàn khác bị thiệt hại hay tiêu diệt ở mặt trận. Tôi hôm đó, von Losberg, Kafurke, và tôi ăn mừng vì nhiệm vụ của chúng tôi ở pháo đài đã chấm dứt bằng vài ván bài Skat. Tướng Koch-Erpach có thể ăn mừng ở trong căn hộ của ông ta, vì chúng tôi không thấy ông ta suốt đêm đó.
Sáng hôm sau, ngày 14 tháng 2, chúng tôi lái đến hầm của Tướng von Ahlfen. Cảnh vật của thành phố bị thay đổi kỳ quái. Xe điện chạy trên đường phố nhưng không có hành khách. Đạn pháo nổ đây đó. Tiếng rống của gia súc mỗi khi có tiếng nổ của đạn pháo hạng nặng đặt trên xe lửa cứ khoảng 5 phút một lần. Ở Bộ Tư Lệnh Tướng Ahlfen, chúng tôi trao đổi điện tín với Bộ Tư Lệnh Tập Đòan Quân và được biết rằng chúng tôi sẽ được bay ra khỏi Breslau tối hôm đó bằng 2 máy bay JU-52 và ngay lập tức nhận nhiệm vụ mới ở một quân đoàn bộ binh ở mặt trận.
Von Lossberg uỷ nhiệm cho tôi làm một nhiệm vụ không vui chút nào, chọn những ai trong bộ tham mưu bay ra với chúng tôi và ai phải ở lại. Mỗi chiếc máy bay chỉ có thể chở 25 người. Những người ở lại, tất nhiên, sẽ bị giết hoặc bị bắt làm tù binh bởi quân Nga. Hầu hết thì những ai rõ ràng phải ở lại vì họ cần thiết cho công việt, nhưng luôn có cách hợp lý hoá lý do ở lại của người đó và nói, "chúng tôi cần anh ta." Thật là không dễ dàng nói người ta ở lại và bị giết. Vài người đến với tôi với đủ thử lý do tại sao họ cần phải ra đi với mọi giá. Chỉ có một người tình nguyện ở lại, đó là một sĩ quan chính trị có trách nhiệm truyền bá Đảng Quốc Xã. Anh ta là một đại uý, khoảng 25 tuổi, và anh yêu cầu tôi để anh ta ở lại pháo đài vì công việc của anh ta là phải ở lại khi tình hình xấu nhất xảy ra. Tôi không dự định mang anh ta đi, nhưng tôi cảm ơn vì thái độ của anh ta. Những ai phải ở lại chấp nhận một cách miễn cưỡng.
Tôi lái xe đến sân bay Gandau lúc 7 giờ tối. Đại Úy Dagel (người "do thám" của Schorner) xin được hai đôi cầu vai với lon thiếu tá tham mưu, và miếng vải đỏ để may vạch quần cho chúng tôi, vì chúng tôi đã tới thời hạn thăng chức. Trong câu lạc bộ sĩ quan ở sân bay, chúng tôi dài cổ chờ đợi máy bay. Đường băng bị hố bom và pháo khá nhiều so với 2 tuần trước đây khi chúng tôi đến, và chúng tôi có thể nghe tiếng súng bộ binh về phía tây.
Sau khi đợi đến nửa đêm, tôi nằm dài ra ghế. Sáng sớm hôm sau, ai đó kêu tôi dậy và cho tôi vào một căn phòng trong trại lính trong sân bay. Tôi nằm xuống giường "thật" và ngủ say, mặc kệ đạn pháo nổ gần đó, sau 2 tuần thiếu ngủ. Máy bay chỉ có thể hạ cánh vào buổi tối, nên tôi phải đợi đến ít nhất là 7 giờ tối. Buổi chiều, người chỉ huy sân bay mời chúng tôi ăn với đồ ăn khá ngon và thức uống. Cuối cùng thì có lời thông báo là 2 máy bay đang trên đường đến Breslau.
Chiếc JU-52 đầu tiên hạ cánh lúc 7 giờ 15 phút, và chiếc thứ nhì hạ cánh một lúc sau. Đèn hạ cánh được bật lên một cách hạn chế nhất, và ngay khi máy bay chạm đất, pháo địch bắt đầu bắn vào sân bay. Tuy nhiên, sân bay rất rộng, và đạn pháo nổ khá xa. Tổ lái vội vàng đẩy các thùng đạn xuống và nhanh chóng đưa chúng tôi lên máy bay. Người phụ tá của Tướng Koch-Erpach bắt đầu khiên một số thùng và va ly lên máy bay, nhưng khi anh ta khiêng thùng kẹo chocolate lên, người phi công phản đối một cách giận dữ. May thay, Koch-Erpach không có ở đó, nên tôi cho phép các nhân viên trên máy bay lấy kẹo bao nhiêu thì lấy.
Khi chúng tôi sẵn sàng. Tiếng động cơ vang lên, đèn trên đường băng bật sáng, chúng tôi phóng nhanh trên đường băng, rồi bay lên. Người phi công lập tức quẹo ngặt máy bay và cố gắng lấy độ cao trong khi bay vòng những vòng nhỏ bên trong Breslau để tránh đạn phòng không. Chúng tôi nhìn xuống một cảnh ngoạn mục của một thành phố lớn được bao quanh với những làng mạc đang cháy. Mặt trận được dễ dàng nhận thấy bở những ánh chớp của súng. Von Wallenberg nhận ra làng và lâu đài của ông ta - tất cả đều trong lửa!
Cuối cùng, chúng tôi bay cao đủ để tránh đạn phòng không hạng nhẹ, và máy bay bay về phía tây nam qua vùng đất địch. Súng phòng không hạng nặng bắt đầu bắn vào chúng tôi khi chúng tôi bay qua chúng. Chúng tôi có thể nhìn thấy ánh chớp của chúng bên dưới và ánh đỏ của đạn nổ gần hơn trên nên trời. Tiếp đó chúng tôi thấy những dãy đồi tối của vùng Zobten, một rặng núi nhỏ về phía nam, và chúng tôi thấy đèn sân bay. Chúng tôi hạ cánh ở Schweidnitz khoảng 8 giờ tối, với chiếc máy bay thứ nhì bay ngay phía sau. Chúng tôi đã vượt qua! Sự căng thẳng trong đầu óc tôi trong suốt chuyến bay bắt đầu tuột ra khỏi tôi. Tôi cũng cảm thấy nhẹ nhàng đi những cảm giác nặng nề khi được ra khỏi thành phố bị bao vây.