Let your bookcases and your shelves be your gardens and your pleasure-grounds. Pluck the fruit that grows therein, gather the roses, the spices, and the myrrh.

Judah Ibn Tibbon

 
 
 
 
 
Tác giả: Doan Bui
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Thuận
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 12
Cập nhật: 2020-10-15 22:03:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22: Việt Minh
iống những khu công nghiệp trong thời thơ ấu của tôi, tất cả những khu “du lịch bụi” trên hành tinh này đều giống nhau. Khao San Road ở Băng Cốc, Paharganj ở New Delhi, Phạm Ngũ Lão ở Sài Gòn... Người ta tìm thấy ở đấy những thứ y hệt nhau: Những quán bar happy hours, những bản copy của Lonely Planet[62], những quán trọ giá 1 đô-la mỗi đêm kèm cả điểm tâm nhẹ, những người thợ tết tóc kiểu dreadlocks ngồi ngoài đường. Khách du lịch chạm mặt nhau ở đây, thỉnh thoảng nán lại, một trạm nghỉ giữa hai điểm đến, một điểm dừng chân trong chuyến đi.
Người ta biến mất ở đây. Tôi luôn bị bất ngờ bởi những tấm ảnh của các du khách mất tích dán trên tường các nhà trọ, như những tờ tìm người lạc đóng khung ở các sân ga. “Ai đã gặp Mary, nhìn thấy lần cuối ngày 10 tháng Tám năm 2004 ở Golden Hotel, Khao San Road, Băng Cốc?” Những bức ảnh, với những nụ cười đóng băng, khiến tôi nghĩ đến những chân dung người chết đặt trên bàn thờ.
Khao San Road, Phạm Ngũ Lão, tất cả các khu phố ấy đều xấu. Vẻ xấu xí mang tính hoàn cầu đó có thể thấy khắp nơi ở Pháp, trên những đường vành đai của các đô thị lớn, vẻ xấu xí không đổi, quen thuộc và gần gũi, nườm nượp các bùng binh và các biển hiệu siêu thị Leclerc và McDonald’s, tất cả đều giống nhau như đúc. Những phong cảnh ngoại vi này không bao giờ được đưa vào tiểu thuyết và điện ảnh. Không được xác định. Thế nhưng, chúng lại kể cho tôi về cha mẹ tôi, những người tha hương luôn luôn ở vị trí “ngoại vi”, bị giằng xé giữa hai quê hương mà chẳng biết thuộc về nơi nào.
Có cái gì đó kỳ lạ trong việc vượt 6.000 cây số để đến một nơi giống y hệt như nơi mà mình đã rời đi ở đầu kia của thế giới. Ðôi khi cũng cảm thấy được an ủi là đã không bị hoang mang (đối với con cái di dân thì chỉ cần bước ra khỏi cửa nhà là đã đủ “hoang mang”). Mỗi khi tới Sài Gòn, tôi đều đến phố Phạm Ngũ Lão: Cảm giác được nghỉ ngơi như là khách du lịch, đơn giản vậy thôi. Không cần phải trả lời các thể loại câu hỏi, em từ đâu đến, em là người Việt à, vân vân và vân vân, không cần phải cố nói tiếng Việt. Trong khu phố này có du khách của tất cả các quốc tịch trên thế giới, tất cả đều nói chung một thứ tiếng Anh được toàn cầu hóa, và vì ai cũng chuẩn bị lên đường nên giữa mọi người là một thái độ thờ ơ rất dễ chịu.
Trong các quán của khu, người ta bán áo thun in hình Bob Marley (đang hút thuốc), Che Guevara và Hồ Chí Minh (cũng rất nổi tiếng). Tôi mua một chiếc áo Hồ Chí Minh. Giống Che, Hồ Chí Minh đã trở thành một hình tượng pop của toàn thế giới. Cha mẹ tôi suýt té xỉu khi nhìn thấy tôi xênh xang đi lại trong chiếc áo mới.
Tôi đã đọc mà không hiểu Quần đảo Gulag của Soljénitsyne để lăn lóc trong nhà. Tôi kinh sợ cái từ “gulag”. Cha mẹ tôi bảo ở Cam-pu-chia, người ta giết hết trí thức. Ðể xác nhận đâu là trí thức, họ dựa vào dấu hiệu này: Kính cận. Tôi thì lại đeo kính. Tôi hoảng hốt khi nghĩ rằng Pol Pot có thể sẽ đổ bộ vào nhà tôi và bắt tôi bỏ tù. Khi xem vô tuyến mà thấy Georges Marchais[63] với đôi lông mày sâu róm và giọng nói ồm ồm, tôi rùng mình và chuyển kênh.
Rồi tôi lớn lên. Ở trường trung học, bọn con gái và con trai cool[64] phân phát truyền đơn của đảng LCR[65]. Chúng khoe những chiếc áo thun in hình Che Guevara, chúng nói về “Cách mạng”, la ó chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Tôi muốn được như chúng, tả khuynh và cách mạng. Tôi ngại ngùng vì gia đình tôi theo Chirac và không ưa Cộng sản.
Những người Bắc 54 như gia đình của cha tôi là những người không ưa Cộng sản. Họ đã thua hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1954 khi họ rời quê hương chạy vào Sài Gòn, lần thứ hai vào năm 1975 khi Sài Gòn “thất thủ” và giấc mơ của họ bị tan tành vĩnh viễn.
Cha tôi không bao giờ đả động đến quá khứ Việt Minh của ông nội tôi, ngay cả với mẹ tôi. Cho đến tận hôm nay, các chị em gái của cha vẫn từ chối nói về điều ấy. Vào năm 1945, ông nội tôi về Việt Nam và tham gia chiến khu. Ông mang theo cả gia đình. Cha tôi đã sống tuổi thơ ẩn náu giữa những người kháng chiến. Vào năm 1951, ông nội tôi đổi ý và quay về Hà Nội mà không thông báo cho các đồng chí của mình. Thủ đô Việt Nam lúc ấy vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của người Pháp.
Tại sao lại có sự thay đổi này? Tôi không biết. Cha tôi có biết gì về cha ruột của cha không? Giống như tôi, hẳn là cha đã im lặng cả đời, không dám đặt một câu hỏi nào. Trong gia đình chúng tôi, im lặng giống như bệnh hen. Di truyền từ đời cha sang đời con.
Người Cha Im Lặng Người Cha Im Lặng - Doan Bui Người Cha Im Lặng