I like intellectual reading. It's to my mind what fiber is to my body.

Grey Livingston

 
 
 
 
 
Tác giả: Arthur Hailey
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Final Diagnosis
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 261 / 21
Cập nhật: 2020-04-04 20:30:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
rong văn phòng khoa xét nghiệm, chuông điện thoại vang lên gay gắt. Pearson đưa tay nhấc máy nhưng lại thôi. Mặt tái nhợt lộ rõ vẻ lo âu, ông nói với Coleman:
- Anh nghe đi.
David Coleman bước qua, chuông lại reo hối thúc.
- Bác sĩ Coleman nghe đây. Anh lắng nghe, nét mặt phẳng lặng, nói “cảm ơn” rồi gác máy.
Ánh mắt hai người gặp nhau, anh nói khẽ:
- Em bé vừa mới chết.
Pearson không nói gì. Mắt ông sụp xuống. Thân người rũ ra bất động trên ghế, khuôn mặt nhăn nheo, xương xẩu, hơi khuất sáng, ông có vẻ thảm bại và già hẳn đi.
Coleman nhỏ nhẹ:
-Tôi nên qua phòng xét nghiệm. Phải có người nói chuyện với John.
Không có tiếng trả lời. Coleman bước ra rồi, Pearson vẫn ngồi yên, lặng lẽ và bất động, mắt mở mà không nhìn, những ý nghĩ gì trong đầu chỉ riêng một mình ông biết.
o O o
David Coleman bước vào phòng xét nghiệm thì Carl Bannister đã đi rồi. John Alexander ở đó một mình. Anh đang ngồi trên ghế đẩu trước những băng ghế dài kê sát tường và ngay bên dưới chiếc đồng hồ lớn. Anh không buồn quay lại khi Coleman tiến lại gần, tiếng chân bước chậm rãi, đế giày nghiến xuống mặt sàn nghe lạo xạo.
Yên lặng một hồi lâu. Và rồi vẫn không quay đầu lại, John Alexander hỏi nhỏ:
- Xong...xong rồi ư?
Không trả lời, Coleman đặt tay lên vai anh.
Giọng trầm trầm, Alexander nói:
- Cháu chết rồi, phải không?
- Phải, John ạ - Coleman dịu dàng - cháu chết rồi. Rất tiếc.
Anh rụt tay về khi Alexander từ từ quay lại. Gương mặt chàng trai căng thẳng, nước mắt giàn giụa. Anh nói nhỏ và mạnh mẽ:
- Tại sao? Bác sĩ Coleman. Tại sao?
Mò mẫm tìm lời, Coleman cố gắng đáp:
- Cháu bé sinh non, John ạ. Cơ may không có nhiều. Cho dù... chuyện đó... không xảy ra.
Nhìn thẳng vào mắt anh, Alexander nói:
- Nhưng rất có thể cháu sống được...
Đây là phút phải nói thật, không có chỗ nào cho sự thoái thác.
- Phải - Coleman nói - Cháu có thể sống được.
John Alexander đã đứng lên. Mặt anh kề sát mặt Coleman, đôi mắt xoi mói, tra vấn:
- Điều đó xảy ra thế nào được... trong bệnh viện...với các bác sĩ?
- John - Coleman nói - lúc này tôi chưa trả lời anh được. Giọng anh thoang thoảng - Lúc này tôi chưa biết trả lời với chính mìnhnhư thế nào.
Alexander lặng lẽ gật đầu. Anh rút khăn lau nước mắt rồi nói khẽ:
- Cảm ơn bác sĩ đã đến báo tin. Có lẽ tôi phải lên với Elizabeth ngây bây giờ.
o O o
Kent O’Donnell không nói một lời nào suốt quãng đường cùng đi với bác sĩ Dornberger qua các nẻo trong bệnh viện. Sự giận dữ và bực bội đã như cơn nóng nhận chìm anh lúc nhìn xuống xác chết của em bé, và lúc này khiến anh không còn muốn nói năng gì nữa. Không dùng đến thang máy chậm chạp, hai người rảo bước qua các hành lang và hấp tấp nhảy xuống các thang lầu. Trong lúc bước đi O’Donnell lại thầm trách mình đã nhắm mắt làm ngơ cho Joe Pearson và khoa Xét nghiệm. Trời ơi, anh nghĩ thầm - đã có bao nhiêu là dấu hiệu báo nguy rồi: Rufus và Rubens đã cảnh giác anh, chính mắt anh đã thấy những bằng chứng nói lên rằng Pearson không theo kịp thời gian, rằng trách nhiệm đối với bệnh viện mới mở rộng và đầy tất bật này càng ngày càng quá tải đối với ông ta. Thế mà không! Tôi đây, Kent O’Donnell, M, D., E.R.C.S.E., F.A.C.S ([38]), bác sĩ trưởng, chủ tịch hồi đồng y khoa hãy ngả mũ kính chào người hùng cao quý! “Nguyện cho người bách chiến bách thắng, hạnh phúc, vinh quang, vạn tuế, trị vì chúng tôi, nguyện Chúa cứu O’Donnell”([39]). - Tôi đã quá lo lắng đến nỗi không phản ứng, không biết sử dụng sự cứng rắn mà cương vị đòi hỏi, không dám chịu đựng sự mếch lòng nhất định phải có theo sau hành động. Thay vì thế, tôi đã ngoảnh mặt về phía khác, đã vờ coi như tất cả đều ổn thỏa trong khi kinh nghiệm và trực giác thầm nói rõ đó chỉ là điều tôi hằng mong muốn. Suốt thời gian ấy, tôi đã ở đâu - tôi, người hùng của y học? Thưa, tôi cắm đầu cắm cổ vào chuyện “chính trị” của bệnh viện, ăn uống với Orden Brown, nịnh bợ Eustace Swayne, lòng thầm mong rằng nếu mình ngoảnh mặt làm ngơ, để nguyên tình trạng sẵn có, nếu mình đừng đụng đến ông bạn Joe Pearson của Swayne, ắt hẳn nhà tài phiệt già sẽ mở rộng két bạc, xây nên những dãy nhà bệnh viện nguy nga, xây nên vương quốc ước mơ của đức vua O’Donnell. Ừm, rồi đây có thể bệnh viện sẽ nhận được tiền, và cũng có thể là không.
Nhưng dù có hay không, ít ra để thấy một cái giá đã được trả xong xuôi rồi. O’Donnell nói thầm: Biên lai ở trên kia kìa, một xác chết nhỏ bé trong phòng mồ lầu tư!
Đến cửa phòng làm việc của Pearson, anh thấy cơn giận giảm bớt nhường chỗ cho nỗi buồn tê tái. Anh gõ cửa và Dornberger theo anh bước vào.
Joe Pearson vẫn ngồi yên y như lúc Coleman bỏ ông mà đi. Ông nhìn lên nhưng không buồn đứng dậy..
Dornberger lên tiếng trước. Ông nói nhỏ nhẹ, không có vẻ thù địch như thể muốn tạo bầu không khí làm quà cho người bạn già:
- Cháu bé chết rồi, Joe ạ. Chắc ông đã biết.
Pearson nói chậm rãi:
- Phải, tôi có nghe.
- Tôi đã kể hết cho bác sĩ O’Donnell. Giọng Dornberger gấp gáp - Xin lỗi, tôi không biết làm sao hơn được.
Pearson đưa tay phác một cử chỉ yếu ớt bất lực. Không còn thấy đâu vẻ hung hăng trước kia. Ông nói ỉu xìu:
- Không sao.
Bắt chước giọng ôn tồn của Dornberger, O’Donnell hỏi:
- Joe, ông có muốn nói điều gì không?
Hai lần, chậm rãi Pearson lắc đầu.
- Joe, tỉ như chỉ có lần này thôi...- O’Donnell cố tìm tuy biết rằng không thể có lời nói khéo hơn - Ai mà chẳng có lúc sai lầm. Có thể tôi đây cũng...- Đây không phải là điều anh muốn nói.
Sửa lại giọng cho đều, anh nói tiếp một cách mạnh mẽ hơn:
-Nhưng sự thể lặp đi lặp lại quá nhiều lần rồi. Joe, nếu buộc lòng tôi phải đưa chuyện này ra hội đồng y khoa, chắc ông biết người ta sẽ nghĩ thế nào rồi. Ông có thể tránh bớt nỗi khổ tâm cho chính mình và cho tất cả chúng tôi nếu đơn từ chức của ông nằm ở văn phòng quản trị lúc mười giờ sáng mai.
Pearson nhìn O’Donnell:
- Mười giờ sáng mai anh sẽ nhận được nó.
Im ắng. O’Donnell quay đi, rồi quay lại.
- Joe,- Anh nói - Rất tiếc, nhưng chắc ông hiểu cho, tôi không còn sự lựa chọn nào khác.
- Phải - Pearson nói như thì thầm với cái gật đầu rầu rĩ.
- Tất nhiên ông có đủ điều kiện lãnh lương hưu trí. Chẳng qua đó là chuyện công bằng sau ba mươi hai năm trời. – O’Donnell biết mình đang nói những lời trống rỗng.
Lần đầu tiên, kể từ lúc họ bước chân vào phòng, nét mặt thay đổi. Ông nhìn O’Donnell và thoáng nở một nụ cười mỉa mai:
- Cảm ơn.
- Ba mươi hai năm! O’Donncll nghĩ thầm "Trời ơi!” Gần trọn một đời làm việc và rốt cuộc như thế! Anh muốn nói thêm một lời gì đó để làm cho mọi người cảm thấy thoải mái hơn. Anh muốn tìm được cách nói khác để nhắc lại những điều tốt đẹp mà Pearson đã làm – Chắc chắn có nhiều lắm. Anh còn đang phân vân thì Harry Tomaselli bước vào.
Ông quản trị đến một cách vội vã, không nấn ná để gõ cửa. Ông nhìn Pearson trước rồi ánh mắt chuyển sang Dornberger và O’Donnell.
- Kent - ông nói nhanh - tôi rất mừng vì anh có mặt ở đây.
O’Donnell chưa kịp mở miệng thì Tomaselli đã quay ngoắt sang Pearson. Joe - ông nói - ông có thể đến phòng làm việc của tôi ngay bây giờ được không? Hội đồng thầy thuốc sẽ họp khẩn trong vòng một giờ nữa. Tôi cần trao đổi với ông trước.
O’Donnell hỏi:
- Họp khẩn à? Chuyện gì thế?
Tomaselli quay lại, nét mặt nghiêm trọng, ánh mắt xao xuyến:
- Bệnh thương hàn vừa mới được phát hiện trong bệnh viện. Bác sĩ Chandler đã báo cáo hai ca bệnh và còn bốn ca nghi ngờ. Có nguy cơ bệnh sẽ lan thành dịch, chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân.
o O o
Khi Elizabeth nhìn lên, cánh cửa mở ra và John bước vào. Anh khép cửa lại rồi dựa lưng vào đó đứng một hồi lâu.
Chẳng ai lên tiếng, chỉ có ánh mắt nhìn nhau, có buồn đau, van nài và tình yêu dào đạt...
Cô mở rộng vòng tay và anh ngả vào đó.
- Johnny! Johnny yêu quý! Cô chỉ thì thầm được mấy lời rồi bật khóc.
Lúc sau, ôm chặt vợ xong, anh lùi lại để lau nước mắt cho cô bằng chiếc khăn mà anh đã dùng để lau nước mắt cho mình.
Lúc sau nữa, anh nói:
- Elizabeth, cưng ơi, nếu cưng còn thích, anh sẽ làm việc này.
- Bất cứ việc gì em cũng rất vui lòng, cô đáp.
- Anh biết em luôn luôn muốn điều ấy, cả anh bây giờ cũng thế. Ngày mai anh sẽ làm hồ sơ xin vào trường y khoa.
o O o
Mike Seddons rời ghế ngồi và đi đi lại lại trong phòng bệnh nhỏ hẹp.
- Nhưng đó là chuyện khôi hài, lố bịch và không cần thiết - anh nói một cách nóng nảy - Anh không làm đâu.
- Vì lợi ích của em, cưng ạ, giúp em đi mà - Vivian đổi thế ngồi trên giường để hướng mặt về phía anh.
- Nhưng có ích lợi gì đâu, Vivian. Đó chỉ là một ý nghĩ ngốc nghếch, nực cười mà có lẽ em đã rút ra từ một cuốn tiểu thuyết sầu mộng ba xu nào đó.
- Mike yêu quí, anh nổi giận trông đáng yêu lắm, dáng vẻ ấy rất phù hợp với mái tóc xinh đẹp của anh - Nàng mỉm cười thân thương với anh khi lần đầu tiên được quên đi những gì đang vướng bận - hứa với em đều này nhé!
- Điều gì? Anh hỏi nhát gừng vì vẫn còn giận.
- Hứa với em rằng khi chúng ta cưới nhau rồi, thỉnh thoảng anh sẽ nổi giận, giận ra trò mới được - để anh và em cãi nhau và sau đó hưởng niềm vui của hòa thuận.
Anh hậm hực:
- Cũng là đề nghị ngớ ngẩn nốt. Vả lại, nói chuyện cưới xin làm gì khi mà em đã muốn anh xa em?
- Một tuần thôi mà, Mike yêu quí. Vỏn vẹn một tuần, thế thôi.
- Không!
- Nghe em nói đi cưng - nàng giục giã - đến ngồi đây và nghe em nói. Nào!
Anh lưỡng lự rồi miễn cưỡng trở lại ghế ngồi bên cạnh giường. Vivian hạ đầu xuống mặt gối, mặt quay ngang nhìn anh. Nàng mỉm cười chìa tay ra. Anh nhẹ nhàng đón lấy.
Cơn giận tan biến, chỉ còn lại một chút nghi ngờ mơ hồ, khắc khoải.
Hôm nay là ngày thứ tư kể từ khi Vivian trở về từ khu hậu phẫu. Trong thời gian đó, tình trạng sức khỏe của nàng tiến triển tốt. Mỏm cụt ở đùi đang lành dần một cách khả quan. Vẫn còn đau từng chỗ, và nhức âm ỉ là chuyện đương nhiên, nhưng nỗi đau quằn quại của hai ngày hồi sức đầu tiên đã lắng dịu. Hôm qua, được sự đồng ý của Vivian, bác sĩ Grainger đã ngừng chỉ định tiêm thuốc giảm đau. Duy có một điều Vivian vẫn cảm thấy băn khoăn - một điều kỳ lạ mà nàng không ngờ tới. Bàn chân của cái chân cụt – tức bàn chân không còn nữa – cứ ngứa ngáy hoài, trở thành nỗi cắn rứt tàn nhẫn, khôn nguôi. Ngứa mà không gãi được là cả một cực hình. Lúc đầu, khi cảm thấy ngứa, nàng đưa bàn chân còn lại tìm bàn chân kia. Và rồi thoáng một giây phút nào đó, lòng lâng lâng vui sướng, nàng bắt đầu tin rằng mình không hề bị cưa chân. Mãi đến khi bác sĩ Grainger trấn an rằng cảm giác ấy hoàn toàn bình thường và hầu hết mọi bệnh nhân bị cưa chân cưa tay đều cảm thấy thế, nàng mới nhận ra rằng điều mình tin chỉ là ảo tưởng. Tuy nhiên, đó là một cảm giác kỳ lạ mà Vivian hy vọng sẽ sớm chấm dứt.
Tâm lý của nàng cũng có vẻ tiến triển tốt đẹp. Hôm trước ngày lên bàn mổ nàng đã đón nhận tin buồn với sự can đảm thật đơn giản khiến Mike Seddons phải kinh ngạc. Và từ đó trạng thái tâm lý ấy vẫn tiếp tục nâng đỡ nàng. Tuy vẫn có những lúc đen tối và thất vọng khi nàng nằm một mình. Hai lần thức giấc trong đêm giữa bệnh viện tĩnh mịch và rờn rợn, Vivian đã nằm khóc thầm cho sự mất mát của mình.
Nhưng thường thường nàng vẫn đẩy lùi được những ý nghĩ u ám, dùng sức mạnh thiên phú của mình mà trấn áp chúng.
Bác sĩ Lucy Grainger biết đều ấy và thầm lấy làm biết ơn, vì nhờ vậy mà việc săn sóc của cô được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, Lucy cũng biết rằng đợt thử thách thật sự về mặt cảm xúc và tinh thần của Vivian cũng chưa đến. Đợt thử thách này sẽ đến khi cơn sốc ban đầu qua đi, khi ý nghĩa thật sự của các biến cố đã có đủ thời gian để hiện lên dần dần trong đầu óc Vivian, và khi những hệ lụy tương lai mở ra rõ ràng và cụ thể hơn. Rất có thể phải đợi sáu tháng hoặc một năm, nhưng sớm muộn gì giây phút thử thách cũng sẽ đến. Khi ấy Vivian sẽ vượt qua bóng tối dầy đặc của thất vọng và đạt đến trạng thái tâm lý bền vững suốt đời, tuy tốt xấu thế nào thì chưa biết được. Nhưng đó là chuyện của tương lai, còn hiện tại, những dự báo cho thời gian sắp tới xem ra rất khả quan.
Tất nhiên Lucy biết - và tin chắc Vivian cũng biết - rằng chưa thể quên đi khả năng ung thư xương đã di căn trước khi cưa chân, nghĩa là cái ác tính đã bò lan đến một nơinào khác nữa trong cơ thể của Vivian. Nếu thế, bệnh viện Three Counties nói riêng và nền y học nói chung sẽ chẳng làm gì được cho Vivian hơn là những xoa dịu tạm thời. Phải đợi một thời gian nữa mới biết rõ. Còn lúc này vì lợi ích của bệnh nhân, điều khôn ngoan và tốt đẹp nhất là cứ coi như tương lai trải ra vô tận cho Vivian và giúp nàng thích nghi với nó một cách tích cực.
Hôm nay, sự phục hồi còn được phản ánh qua vẻ bề ngoài của Vivian. Lần đầu tiên kể từ khi rời bàn mổ, nàng trang điểm phấn son cho tươi hồng gương mặt. Ban nãy mẹ nàng đã đến giúp nàng chải tóc, và bây giờ với chiếc áo ngủ mà hôm nào đã suýt khêu gợi Mike đi đến chỗ hớ hênh, nàng lại có vẻ trẻ trung, dễ thương như trước.
Lúc này, khi Mike nắm tay, nàng nói:
- Anh yêu, anh biết không, em muốn được an tâm - an tâm cho em cũng như cho anh.
- An tâm về chuyện gì? Hai bên má của Mike Seddons đã có hai vết son đỏ chót.
Nàng nói giọng đều đều:
- An tâm rằng anh thật sự yêu em.
- Tất nhiên là anh yêu em rồi - Anh nói sôi nổi:- Suốt nửa giờ qua anh đã chẳng nói với em như thế hay sao? Anh đã chẳng nói rằng anh muốn chúng ta cưới nhau như đã ước hẹn trước khi...- Anh ngập ngừng -... trước khi xẩy ra chuyện này sao? Ngay cả bố mẹ em cũng tán thành kia mà. Ông bà cụ đã chấp nhận anh, cớ sao em lại không?
- Ờ, em hoàn toàn chấp nhận anh, Mike ạ, với tất cả nỗi sung sướng và biết ơn. Giữa đôi ta dẫu có gì xảy ra cũng không thể nào giống như xưa, ít ra là... – Giọng nàng ấp úng -... đối với em.
- Vậy tại sao...?
Nàng van nài:
- Mike, xin anh nghe em nói hết đã. Anh đã hứa như thế cơ mà.
Anh sốt ruột:
- Tiếp tục đi.
- Nói gì thì nói, Mike ạ, em không còn là cô bé mà anh đã thấy trong buổi đầu gặp gỡ. Không bao giờ, không bao giờ nữa - Giọng nàng dịu dàng và mạnh mẽ - Vì thế chỉ cần phải được an tâm, an tâm rằng anh yêu em như em có hiện nay chứ không phải em của trước kia. Anh yêu ơi, rồi đây nếu chúng ta ăn đời ở kiếp với nhau, em sẽ khổ tâm lắm khi nghĩ rằng anh cưới em... chỉ vì thương hại. Đừng, đừng ngắt lời em, cứ nghe em nói trước đã. Em biết anh nghĩ rằng điều ấy không đúng, em cũng biết có lẽ không đúng, và em hết lòng mong mỏi nó không đúng như vậy... vì lý do ấy, mà thâm tâm em vẫn không nhìn nhận là thế.
Anh nói tạt lại:
- Em muốn nói anh không nhận biết động cơ việc làm của mình ư?
- Vivian đáp khẽ:
- Có ai thật sự nhận biết được đâu.
- Anh biết lòng anh mà - Anh nhẹ nhàng nắm tay nàng, hai khuôn mặt kề sát bên nhau - Anh biết anh yêu em, trọn vẹn, hoặc một phần nào, hôm qua, hôm nay và ngày mai. Anh biết anh muốn cưới em, không một chút nghi ngờ, không phải vì thương hại, và không muốn lần lữa một ngày nào.
- Vậy vì yêu em, anh hãy làm cho em điều này nhé. Kể từ hôm nay, anh hãy tạm xa em đi. Trọn một tuần, tức là đúng bảy ngày, dẫu có trong bênh viện anh cũng đừng ghé thăm em - Vivian bình thản nhìn anh rồi nói tiếp, giọng nhỏ nhẹ - Trong thời gian đó, anh hãy suy xét tất cả, hãy nghĩ đến em, nghĩ đến cuộc sống chung đôi ngày mai, hãy mường tượng xem cuộc sống với một kẻ tàn tật sẽ như thế nào, hãy dự đoán những điều chúng ta có thể, và không thể chia sẻ với nhau, rồi chuyện con cái - cuộc sống của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến chúng ra sao, và qua chúng mà anh sẽ bị tác động thế nào. Hãy nghĩ đến tất cả mọi vấn đề, Mikc ạ, không sót một chút gì. Rồi sau đó trở lại nói cho em nghe. Nếu sau khi suy xét mà lòng anh vẫn tin tưởng, em xin hứa sẽ không bao giờ thắc mắc về điều ấy với anh nữa. Bảy ngày thôi, anh yêu ơi – bẩy ngày có là bao so với cuộc sống trăm năm.
- Bố khỉ.- Anh nói - em bướng bỉnh quá mất.
- Em biết - nàng mỉm cười - Anh bằng lòng nhé?
- Anh bằng lòng bốn ngày thôi, không nhiều hơn được.
Vivian lắc đầu:
- Sáu ngày, không ít hơn được...
- Năm ngày vậy. Em vẫn được phần hơn.
Nàng do dự.
Mike nói:
- Giá cao nhất của anh đó.
Lần đầu tiên Vivian cười vang:
- Được rồi. Năm ngày kể từ giờ phút này.
- Kể từ giờ phút này thì thế quái nào được. Có lẽ phải lùi thêm mười phút nữa. Anh còn một việc này nữa chưa làm xong, mà phải chờ năm ngày nữa thì kể là quá lâu đối với một gã trai trẻ nóng máu như anh.
Anh kéo ghế lại gần giường rồi đưa tay ra. Nụ hôn kéo dài, cuồng nhiệt xen lẫn dịu dàng.
Bỗng nhiên Vivian nhăn mặt, thở dài rồi đổi thế nằm.
Mike lo lắng:
- Có sao không em?
Vivian lắc đầu:
- Chút ít thôi - rồi hỏi - Mike, người ta để cái chân của em ở đâu, cái chân mất ấy mà?
Anh ngạc nhiên nhưng cũng đáp:
- Ở khoa Xét nghiệm, có lẽ trong tủ 1ạnh.
Vivian hít một hơi dài rồi thở ra chầm chậm.
- Mike yêu quí, làm ơn xuống cầu thang và gãi bàn chân cho em một chút...
o O o
Phòng họp hội đồngthầy thuốc đông nghẹt người.
Thông báo họp khẩn lan nhanh khắp bệnh viện. Các bác sĩ không trực ở bệnh viện ngày hôm đó cũng được báo tin tại nhà riêng hoặc phòng khám riêng. Lan nhanh không kém là tin đồn về sự thất bại và sự ra đi khó tránh khỏi của Joe Pearson, đồng thời đây cũng là đề tài đang được bàn ra tán vào cùng với ông quản trị và David Coleman. Kent O’Donnell đã đứng ở đầu chiếc bàn dài bằng gỗ hồ đào. Đảo mắt nhìn quanh, anh thấy hầu như đã có đủ hết các bộ mặt, Gill Bartlett, bộ râu dài rung rinh đang trò chuyện với Roger Hilton, nhà phẫu thuật trẻ tuổi mới gia nhập hội đồng thầy thuốc cách đây một hai tháng. Bác sĩ tai mũi họng John Mc Evan xem ra đang tranh luận sôi nổi với Ben “Kính coong” và bác sĩ nội khoa mập ú Lewis Toynbee, Bill Rufus, nổi bật giữa đám đông nhờ chiếc ca-vát hai màu xanh vàng rực rỡ sắp ngồi xuống dẫy ghế thứ hai. Ngay trước mặt là bát sĩ trưởng khoa Dược Harvey Chandler đang xem lại trang sổ viết tay. Có nhiều bác sĩ tập sự và sinh viên nội trú, trong số đó O’Donnell nhận thấy có Mc Neil, bác sĩ bệnh lý học tập sự. Bên cạnh ông quản trị là bà Straughan, trưởng ban cấp dưỡng, đến họp do lệnh triệu tập đặc biệt. Gần đó là Ernie Reubens đang đánh giá hai bầu vú đồ sộ, núng nảy của bà trưởng ban cấp dưỡng. Vắng mặt trong buổi họp là bóng dáng quen thuộc của Charlie Dornberger, người mới vừa tuyên bố xin nghỉ hưu ngay ngày hôm nay.
Nhìn ra cửa, O’Donnell thấy Lucy Grainger bước vào..
Cô khẽ mỉm cười khi bắt gặp ánh mắt của anh. Bóng dáng Lucy khiến anh nhớ lại điều băn khoăn về tương lai mà rồi đây, khi công việc chung này được giải quyết xong, anh lại phải tiếp tục suy xét. Và rồi bỗng nhiên anh nhậnra rằng từ sáng đến giờ anh không hề nghĩ đến Denise một lần nào.
Còng việc bệnh viện đã xua đuổi hình ảnh nàng ra khỏi tâm trí anh và anh biết rằng trong mấy ngày sắp tới điều này còn được tiếp tục lập lại nữa. O’Donnell tự hỏi liệu Denise sẽ phản ứng thế nào khi biết được rằng nàng chỉ chiếm vị trí thứ yếu sau các công việc y học. Nàng có thông cảm cho mình như Lucy dễ dàng thông cảm chăng? Ý nghĩ chỉ thoáng qua nhưng cũng đủ làm cho anh áy náy, cơ hồ như anh đã không chung thủy khi thầm so sánh hai người phụ nữ. Lúc này đây, anh muốn suy nghĩ chuyện hiện tại nhiều hơn. Thôi, anh nghĩ thầm, đến giờ khai mạc rồi đó.
O’Donnell gõ búa yêu cầu im lặng. Chờ cho tiếng nói chuyện tắt hẳn và những người còn đang đứng nhanh chân vào chỗ ngồi, anh bắt đầu nói một cách ôn tồn.
- Kính thưa quý vị, tôi thiết tưởng tất cả chúng ta đều biết rằng dịch tả xảy ra trong bệnh viện không phải là chuyện hiếm có, trái lại đó là hiện tượng thường thấy hơn người ta lầm tưởng. Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng dịch tả là nguy cơ cho sự sinh tồn của chúng ta. Nếu xét xem có bao nhiêu thứ bệnh tật được dung dưỡng trong bệnh viện này, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy không thiếu một thứ bệnh tật nào trên đời - Anh ngừng lại một chút rồi nói tiếp - tôi không có ý coi thường những gì đã xẩy ra, nhưng xin nói như thế để chúng ta có một cái nhìn quân bình. Bác sĩ Chandler, xin ông vui lòng đặt vấn đề cho buổi họp.
O’Donnell ngồi xuống. Vị trưởng khoa Dược đứng lên:
- Để khởi đầu, chúng ta hãy tóm lược tình hình - Harvey Chandler cầm tờ giấy ghi chép, ánh mắt bao quát khắp phòng họp một cách điệu nghệ. O’Donnell nghĩ thầm: Harvey luôn luôn thích được mọi người chú ý.
Ông ta nói tiếp:
- Cho tới nay, chúng ta có hai ca bệnh thương hàn rõ ràng và bốn ca nghi ngờ: tất cả những người này đều là nhân viên bệnh viện. Có thể kể là may mắn khi không có bệnh nhân nào bị vướng thương hàn. Dựa vào con số các ca bệnh, thiết tưởng quí vị cũng như tôi đều thấy rõ ràng trong bệnh viện có thể có một người gieo bệnh. Có thế nói tôi cũng như quý vị đều sửng sốt khi biết rằng những người dọn thức ăn không hề được xét nghiệm từ...
Nghe nhắc đến những người dọn thức ăn, O’Donnell tỏ ra chú ý hơn, và rồi anh ôn tồn và lịch sự ngắt lời:
- Xin lỗi bác sĩ.
- Sao? Giọng nói của Chandler tỏ rõ sự bất bình.
O’Donnell nói nhẹ nhàng:
- Chúng ta sẽ chỉ lướt thoáng qua phần đó. Nếu có thể, xin ông vui lòng phác họa những khía cạnh chuyên môn.
Anh cảm thấy Harvey Chandler không bằng lòng.
Harvey Chandler - mà cấp bậc trong bệnh viện ngang hàng với O’Donnell không thích điều này chút nào. Ông ta ưa cách nói dông dài, nổi tiếng là người không bao giờ nói một lời khi có thể nói hai hoặc ba. Ông ta lầu bầu: Hừm, nếu ông muốn thế, nhưng...
Ngọt ngào mà cương quyết, O’Donnell ngắt lời:
- Cảm ơn...
Chandler bắn về phía anh một tia nhìn như muốn nói:
- Để rồi ta sẽ nói chuyện riêng với nhau. Và rồi, chỉ thoáng một giây ngắn ngủi, ông ta nói tiếp:
- Ngày nay, bệnh thương hàn không phổ biến lắm, trong quí vị chắc có người chưa từng quen với nó, tôi xin được lướt qua các hội chứng cơ bản của giai đoan đầu. Nhìn chung, có sốt tăng dần, rét run, mạch chậm, số lượng hồng cầu giảm thấp và, tất nhiên, có các chấm đỏ xuất hiện ở da. Thêm vào đó bệnh nhân có thể kêu nhức đầu, biếng ăn và ê ẩm toàn thân. Có bệnh nhân nói ban ngày chóng mặt và ban đêm trằn trọc. Một điều cũng cần phải coi chừng là viêm phế quản vốn rất thường đi kèm theo thương hàn, đôi khi có xuất huyết mũi. Và tất nhiên, lá lách mềm và sưng.
Bác sĩ trưởng khoa Dược ngồi xuống. O’Donnell hỏi:
- Có thắc mắc gì không?
Lucy Grainger hỏi:
- Chắc là việc tiêm ngừa thương hàn đã được chuẩn bị rồi chứ?
- Phải - Chandler đáp - Sẽ có tiêm ngừa cho tất cả y bác sĩ, nhân viên và các bệnh nhân còn khỏe.
- Công việc nhà bếp sẽ được sắp xếp thế nào? - Bill Rufus hỏi.
O’Donnell nói:
- Anh cảm phiền chờ cho một lát, chúng ta sẽ bàn đến chuyện đó ngay. Còn thắcc mắc gì về chuyên môn nữa không?
Anh nhìn quanh, có nhiều người lắc đầu - Được rồi, chúng ta hãy nghe khoa Xét nghiệm báo cáo - Anh nói khẽ:
- Xin mời bác sĩ Pearson.
Từ đầu đến giờ, trong phòng vẫn còn ít nhiều tiếng ồn. Người cựa quậy, kẻ nhích ghế, nhiều vị nói chuyện riêng.
Lúc này bầu không khí chợt im bặt khi mọi ánh mắt đổ dồn về phía chỗ ngồi của Joe Pearson ở tầm giữa bàn. Từ lúc vào phòng ông không nói năng gì, chỉ ngồi bất động, mắt nhìn cố định về phía trước. Ông không buồn châm thuốc lá khiến mọi người có cảm tưởng thiếu vắng một cái nhãn hiệu quen thuộc. Thậm chí lúc này được gọi tên, ông vẫn không nhúc nhích. O’Donnell chờ đợi. Anh toan lập lại lời mời thì Pearson cử động. Xô ghế lùi lại. như bệnh lý học già nua đứng lên.
Ánh mắt ông chậm rãi quét khắp phòng họp, lướt qua suốt chiều dài chiếc bàn rồi trở lại đầu bàn. Nhìn thẳng vào măt ODonnell, ông nói:
- Lẽ ra không được để cho nạn dịch này xẩy ra. Nạn dịch đã không xẩy ra nếu khoa Xét nghiệm nhanh chóng chấn chỉnh những thiếu sót trong khâu vệ sinh phòng dịch. - Đã có sự chểnh mảng, đó là trách nhiệm của khoa Xét nghiệm, và vì thế cũng là trách nhiệm của tôi.
Lại im lặng. Mọi người như vừa được chứng kiến một biến cố lịch sử lớn lao. Biết bao lần, cũng không gian này, Joe Pearson đã lấn át người khác vì những lỗi lầm và những phán đoán sai lạc. Lần này chính ông đứng ra - vừa là công tố viên vừa là bị cáo. O’Donnell suy nghĩ và quyết định không ngắt lời.
Pearson lại nhìn tất cả mọi người rồi thong thả nói tiếp:
- Qui kết trách nhiệm đã xong, giờ đây chúng ta phải ra tay ngăn chặn tai họa - ông liếc nhìn quản trị viên ở cạnh bàn đối diện: - Ông quản trị, các vị trưởng khoa và tôi đã cùng nhau vạch ra những biện pháp cần phải được tiến hành ngay lập tức. Tôi xin trình bày với quí vị tiếp theo đây.
Pearson ngừng lại, rồi giọng nói tiếp theo của ông có âm hưởng mạnh mẽ hơn. O’Donnell có cảm tưởng dường như trong những giây phút này, ông cụ đang vứt bỏ tuổi đời chồng chất trên vai để thoáng gợi lại hình ảnh nhiều năm về trước khi ông còn là một bác sĩ trẻ trung hăng hái, năng nỗ và tài ba. Giọng nói châm biếm mỉa mai, dáng vẻ khinh mạn, kẻ cả (mà mọi người ngồi đây đều biết quá rõ) không còn nữa. Thay vào đó là uy tín nghiệp vụ, kinh nghiệm lão luyện và sự thành thật thẳng thắn của một người biết chấp nhận không thắc mắc sự bình đẳng giữa kẻ nói và người nghe trong phòng này.
- Vấn đề khẩn thiết - Pearson nói - là xác định nguồn bệnh. Sáu tháng qua không có kiểm tra những người dọn thức ăn, do đó lô-gíc cho phép chúng ta nghi ngờ thức ăn là môi trường truyền nhiễm và chúng ta phải bắt đầu lùng kiếm ngay từ khâu này. Vì thế phải khám nghiệm tất cả nhưng người dọn thức ăn trước khi để cho họ dọn bữa kấ tiếp - ông móc trong túi áo vét sờn ra một chiếc đồng hồ và đặt xuống bàn - bây giờ là 14 giờ 15, tức là còn hai tiếng bốn mươi lăm phút nữa. Trong thời gian này mọi nhân viên có liên quan đến việc chuẩn bị và dọn bữa ăn phải được khám nghiệm kỹ càng. Các dụng cụ đang được lắp đặt ở khu ngoại trú. Tôi hiểu rằng tất cả các bác sĩ nội khoa, bác sĩ tập sự và sinh viên nội trú đều sẽ được thông báo trước buổi họp này - ông nhìn khắp phòng và thấy có nhiều người gật đầu - được rồi. Lát nữa họp xong, bác sĩ Coleman - ông liếc nhìn xuống David Coleman ngồi bên cạnh - sẽ chỉ định quí vị đến một phòng khám cụ thể.
Khoát tay về phía bà trưởng ban cấp dưỡng, Pearson nói:
- Bà Straughan sẽ tập hợp tất cả những người liên quan và chuyển từng đợt mười hai người sang khu ngoại trú. Chín mươi lăm người sẽ được khám nghiệm trong khoảng thời gian chúng ta có. Nhân tiện xin nói thêm, khi khám nghiệm cần phải nhớ rằng rất có thể người gieo bệnh thương hàn không có những hội chứng như bác sĩ Chandler đã mô tả. Phải đặc biệt chú ý phát hiện những người kém vệ sinh. Bất cứ ai bị nghi ngờ đều phải tạm nghỉ việc...
Pearson ngừng lại như để suy nghĩ. Cho tới lúc này ông vẫn không dùng đến một mảnh giấy ghi chép nào.
- Tất nhiên - ông nói tiếp - Chúng ta biết rằng việc khám nghiệm không giải quyết được tất cả. Biện pháp này may ra phát hiện được người chúng ta đang tìm, nhưng không có hy vọng bao nhiêu. Hầu như chắc chắn là ngay sau khi hoàn tất cuộc khám nghiệm, công việc nặng nề nhất dồn về các phòng xét nghiệm. Khám xong, quý vị nhớ thông báo cho người ta biết có yêu cầu cấy xét nghiệm phân, và mẫu phân phải được đưa vào bệnh viện sáng ngày mai (có mấy người che miệng cười). -Táo bón không được là cớ thoái thác. Nếu có ai nộp mẫu phân được ngay trong ngày hôm nay, tất nhiên chúng ta rất vui mừng đón nhận.
Các phòng xét nghiệm hiện đang được chuẩn bị để có thể cấy toàn bộ. Tất nhiên sẽ phải mất ít nhất hai, ba ngày mới xử lý xong tất cả các mẫu phân. Một giọng nói, O’Donnell đoán là của Gill Bartlett cất lên:
- Những chín mươi lăm người! Cứt đái nhiều phải biết!
Những tiếng cười khúc khích chạy khắp bàn họp.
Pearson quay ngang:
- Phải kể là nhiều. Nhưng chúng tôi sẽ ráng hết sức.
Nói xong ông ngồi xuống. Lucy đưa tay ra hiệu, O’Donnell gật đầu mời cô phát biểu.
Cô hỏi:
- Nếu nguồn bệnh không được tìm ra ngay, chúng ta có tiếp tục dùng nhà bếp của bệnh viện để phục vụ ăn uống nữa không?
- Hiện nay thì còn.- O’Donnell trả lời.
Ông quản trị nói thêm:
- Văn phòng của tôi đang tìm xem có nhà thầu nào bên ngoài lo được chuyện ăn uống cho bệnh viện khi cần phải cho nhà bếp nghỉ hay không. Gấp gáp thế này, tôi e rằng khó có nhà thầu nào kịp chuẩn bị các phương tiện.
Bill Rufus hỏi:
- Việc nhận bệnh nhân mới thế nào?
- Xin lỗi - O’Donnell đáp – lẽ ra phải đề cập đến điều ấy trước. Tạm thời không cho nhập nhập viện nữa. Khu nhận bệnh đã được thông báo rồi. Nhưng tất nhiên chúng ta hy vọng khoa Xét nghiện sớm tìm ra nguồn bệnh để rồi việc nhận bệnh nhân sẽ được xem xét lại. Còn gì nữa không?
Không ai hỏi gì thêm. Nhìn xuống, O’Donnell hỏi:
- Bác sĩ Coleman, anh có nói thêm điều gì nữa không?
David Coleman lắc đầu:
- Không.
O’Donnell gấp tập hồ sơ trước mặt lại:
- Được rồi, kính thưa quý vị, tôi đề nghị ai nấy bắt tay vào việc ngay - rồi, khi mọi người xô ghế đứng dậy và bắt đầu nói chuyện, anh hỏi Pearson: - Joe, tôi có thể nói riêng với ông một chút được không?
Hai người bước đến trước một khung cửa sổ, tách ra khỏi đám người đang tản dần ra khỏi phòng họp.
O’Donnell nói nhỏ nhẹ, cố gắng giữ giọng nói thật bình thản:
- Joe, đương nhiên ông vẫn trông coi khoa Xét nghiệm trong suốt thời gian giải quyết nạn dịch. Nhưng tôi thấy cần nói rõ với ông rằng về các mặt khác, không có gì thay đổi.
Peárson khẽ gật đầu.
- Vâng, tôi cũng có nghĩ như vậy rồi.
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng - Arthur Hailey Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng