Số lần đọc/download: 1210 / 3
Cập nhật: 2017-09-01 22:17:03 +0700
Chương 22: Từ Nay Đã Có Đằng Ấy Giúp Tớ Vượt Qua Mọi Nỗi Sợ Hãi
M
ùa đông ở phương Bắc không thể bỏ qua điêu khắc băng.
Điêu khắc băng là dùng một tảng băng để điêu khắc tạo hình, các khối tạo hình kích cỡ khác nhau, tuy trong suốt nhưng rất đẹp. Ha ha ha chắc chắn là các độc giả phương nam chưa thấy bao giờ rồi (chống cằm, QiFu A ngày càng giống tiểu nhân đắc chí.)
Ở Bắc Kinh có thể đến Long Khánh Hiệp để xem điêu khắc băng. Lão Ngô luôn tự cho mình là “bà mẹ chồng” tâm lý nên muốn nhân cơ hội này tạo thiện cảm với “con dâu tương lai” Quốc Bảo Bảo. Lúc lên mạng chat, lão đã đề nghị bốn người cùng đi Long Khánh Hiệp chơi.
Quốc Bảo Bảo mới khoảng trên dưới hai mươi vẫn còn như đứa trẻ, nên rất hào hứng với lời đề nghị này, tuy không nói ra miệng nhưng sớm đã mơ về băng đăng, mắt đã mơ mơ màng màng. Trần Tạ Kiều được kế thừa khả năng thiên phú của Giáo sư Trần là khả năng quan sát nét mặt, chỉ nhìn nét mặt là anh đã biết Bảo Bảo muốn đi, nên nhận lời lão Ngô. Thế là một buổi sáng sau tết họ đi đến Long Khánh Hiệp.
Lão Ngô sinh ra và lớn lên ở phương Bắc nhưng chưa bao giờ được nhìn thấy điêu khắc băng. Tuy lúc nhỏ sống ở Đường Sơn, nhưng lúc đó làm gì có hứng mà thưởng lãm nghệ thuật điêu khắc băng? Cơm còn chẳng có mà ăn nữa là... lúc nhỏ chỉ có một trò chơi duy nhất là đánh tam cúc.
Bắc Kinh mới sang năm mới mà nhiệt độ đã xuống âm, Long Khánh Hiệp lại còn lạnh hơn. Giáo sư Trần cứ thấy lão Ngô mặc chưa đủ ấm nên đã đến Vương Phủ Tỉnh mua mũ len, khăn quàng len, bao tay len toàn loại cao cấp, lại còn mua cả kem chống nứt vì sợ lão bị nẻ da.
Lão Ngô không biết giá tiền lại thấy Giáo sư cũng mua một bộ giống vậy, nên lão hớn hở “diện”, hí hửng vì mặc “đồ đôi” với Giáo sư.
Lão Ngô và Giáo sư Trần cùng thở phào nhẹ nhõm vì Long Khánh Hiệp không có đông người như họ tưởng tượng. Hai ông chỉ sợ lại gặp phải thảm cảnh “rừng mông” như ở Hương Sơn.
Bốn người mua vé vào cổng, chú nhóc bốn tuổi Gia Hào không phải mua vé. Họ không quên nhờ người chụp giúp ảnh cả gia đình ở cổng vào, rồi vừa nghển cổ ngước nhìn vừa đi vào.
Điêu khắc băng ở Long Khánh Hiệp thực sự rất hoành tráng, có đủ các loại điêu khắc khiến người ta phải nhìn không chớp mắt như: điêu khác mười hai con giáp, tượng phú quý, tượng danh nhân, rồi có cả tượng kỳ quan... Trần Gia Hào ngồi trong lòng cha mà cứ vỗ tay chan chát, hết ngoái nhìn bên này lại nhìn sang bên kia, đôi má đỏ hây hây vì thích thú.
Lão Ngô với Quốc Bảo Bảo cũng hào hứng như nhau, đối với họ một đôi mắt là không đủ để ngắm nghía. Nhưng có cái khác là lão Ngô thì cầm điện thoại chạy khắp nơi chụp hình tự sướng, còn Quốc Bảo Bảo thì e lẹ đứng một chỗ không chịu chụp ảnh.
Lão Ngô tò mò hỏi:
Bảo Bảo sao cháu không chụp hình vậy.
Bảo Bảo một tay giữ tấm mạng che mặt phía bên phải, còn chân thì di di trên mặt đất:
Mặt cháu có vết sẹo,... chụp hình không đẹp.
Quốc Bảo Bảo là một đứa trẻ đáng thương, lớn lên ở cô nhi viện, từ nhỏ đã thay các cô bảo mẫu chăm sóc những đứa bé ít tuổi hơn mình, chẳng lúc nào được ngơi tay. Đây cũng không phải là lần đầu tiên cậu được đến Long Khánh Hiệp. Mỗi năm tết đến thường có vé mời dưới danh nghĩ quyên tặng của Long Khánh Hiệp gửi cho cô nhi viện. Nhưng trẻ em ở cô nhi viện thì đông như thế, mà chỉ có một cái máy chụp ảnh. Mỗi lần đến các cô ở cô nhi viện dẫn theo bao nhiêu là đứa trẻ, nên chỉ có thể chụp cho chúng mấy cái ảnh tập thể ở những chỗ phong cảnh đặc biệt, chứ không thể chụp ảnh cho tất cả mọi người được.
Đây là lần đầu tiên đến Long Khánh Hiệp sau khi đi làm của Quốc Bảo Bảo, người đi cùng không nhiều mà máy chụp hình thì không chỉ có một cái, nên cậu rất muốn chụp hình. Nhưng nửa tháng trước mặt cậu bị thương, bây giờ còn đang phải che mạng, thế thì ảnh chụp có đẹp gì cho cam? Nghĩ đến đây cậu không muốn chụp ảnh nữa, trong lòng buồn khôn tả, nhưng cậu vẫn ngoan ngoãn nghe lời vì ngại làm khó Trần Tạ Kiều.
À, chuyện này chứ gì!
Lão khoát tay:
Chẳng qua cũng chỉ là một tấm mạng chứ gì... lão Ngô này không có tài gì, nhưng mà khả năng chỉnh sửa ảnh của bác cũng không tồi. Cháu cứ chụp đi rồi đưa cho bác, bác giúp cháu dùng máy tính bóc tấm mạng này là OK rồi!
Quốc Bảo Bảo nghe vậy mắt sáng lên:
Thật không ạ? Có thật là có thể xóa đi không ạ? Ảnh chụp ra sẽ không xấu phải không ạ?
Chứ sao nữa, bác là ai nào, đừng nói là mạng che mặt, đến cả vết chân chim, mụn trứng cá cũng biến mất nữa là!
Lão mà đã “nổ” là “nổ như pháo”, khiến cho cậu bé không hiểu gì mà cứ sùng bái lão khôn tả.
Trần Tạ Kiều nói nhỏ với Giáo sư Trần:
Ba à, con rất cảm ơn ba con đã làm cho Bảo Bảo vui lên... nhưng mà ba có thể nói ông ấy đừng có suốt ngày gọi “Bảo Bảo”, “Bảo Bảo” thân mật như vậy được không?
Giáo sư Trần lườm anh một cái, rồi nói về phía Bảo Bảo:
Bảo Bảo, chơi cẩn thận, không lại ốm đấy!
Lão Ngô đã “nghiện” việc một mình cầm máy ảnh chạy khắp nơi chụp hình “tự sướng”, chụp xong là “bắn” ngay cho Giáo sư. Còn Quốc Bảo Bảo thì cứ kéo Trần Tạ Kiều chạy tung tăng, hết tạo dáng trước chuột Mickey để anh chụp, lại bay đến trước tượng của gấu Winnie để anh chụp. Cứ thế mấy người họ chụp hình lia lịa.
Ở Mỹ không thịnh điêu khắc băng. Dù thân là học giả về nghệ thuật nhưng Giáo sư Trần cũng chẳng xem được mấy lần điêu khắc băng, nhưng lại xem nhiều lần điêu khắc cát. Nhưng điêu khắc cát khó lòng mà so sánh được với điêu khắc băng. Chỉ có những thứ thuần khiết mới là thứ đẹp nhất.
Ở Long Khánh Hiệp ngoài những điêu khắc băng còn có những công trình bằng băng khác như ghế băng, thuyền băng, xe băng, mê cung băng và một công trình thu hút chú ý nhất là cầu trượt cao mười lăm mét bằng băng.
Lão Ngô nhìn thấy cầu trượt bằng băng thì mắt lóe lên như bóng đèn. Giáo sư Trần nhìn thấy cái cầu trượt cao như thế thì cũng hơi sợ, nhưng vẫn “quên mình vì nghĩa”. Tuy lão Ngô chưa ho he gì, nhưng ông đã tự giác đi mua hai mươi vé cầu trượt.
Giáo sư định bụng kéo theo hai anh chàng trai trẻ cho vững dạ, nhưng mới quay sang thì Quốc Bảo Bảo đã bế Gia Hào đi về phía mê cung băng. Còn đứa con trai vô tâm của ông thì đang cầm máy ảnh chụp hình cho chúng.
Hết cách rồi, chỉ còn cách mình ông phải chiều lão vậy. Nhân viên phụ trách trò cầu trượt nhìn thấy hai người lên lên cầu trượt thì trố mắt lên:
Hai bác chơi ạ?
Lão Ngô nhướn mày cười:
Sao nào? Có quy định không cho người lớn tuổi chơi à?
Tất nhiên là không có điều này, người ta dám bán vé, thì ông dám mua, mà đã mua vé tức là ông dám chơi.
Nhân viên phụ trách lắc đầu:
Dạ không, thế hai bác... bác nào trượt trước ạ?
Giáo sư Trần chưa nói gì, lão Ngô đã chỉ vào ông:
Tất nhiên là bác kia rồi.
Hả?
Giáo sư Trần giật mình, ông nói mình trượt trước khi nào chứ?
Đằng ấy phải trượt trước chứ! Đằng ấy muốn chơi mà, có phải tớ đi mua vé đâu.
Lão Ngô cười vênh mặt lên cười trâng tráo:
Tớ đâu có sợ gì mấy trò này...
Nói rồi lão liếc mắt đưa tình nhìn ông:
Ở dưới nhìn lên với ở trên nhìn xuống có khác gì nhau đâu... tớ vẫn chưa chuẩn bị tâm lý, lẽ nào đằng ấy nhẫn tâm nhìn tớ xuống trước à?
Giáo sư Trần tất nhiên là không nhẫn tâm, lại thêm cái liếc mắt đưa tình mê hoặc của lão đã khiến ông hồn vía lên mây, lúc hoàn hồn thì thấy mình đã ngồi trên đỉnh của cầu trượt rồi.
Trời! Sao mình lại ở đây?
Giáo sư Trần còn chưa kịp phản ứng thì đã nghe anh phụ trách nói:
Chuẩn bị xong rồi chứ ạ? Được rồi! một, hai, ba... trượt nào!
Giáo sư Trần chợt thấy có ai đó ra sức đẩy mình từ phía sau, thế là... thế là ông sợ quá giữ chặt lấy cái máng trượt... được thôi, anh bạn vô tội... nhưng không phải người vô tội nào mà là lão Ngô... thế rồi hai người cũng trượt xuống êm ru.
Đã vậy hai ông dùng tư thế uốn éo quái dị và ngộ nghĩnh,vừa trượt vừa lăn xuống.
Hai lão trượt mạnh quá, nên nhân viên phụ trách phía dưới không đón được (nhân viên phụ trách ở cuối cầu trượt chịu trách nhiệm đón du khách để không trượt quá xa), lại còn bị hai ông tông vào, một người khác nhảy vào giữ lại cũng bị kéo ngã, rồi lại một người nữa...
Hai ông trượt quá chân cầu trượt đến năm mét, lại kéo theo cả năm nhân viên, cuối cùng nhờ “dùng hết” động năng rồi mới chịu dừng lại.
Mấy nhân viên bị kéo ngã vội chạy đến, chỉ sợ hai ông có vấn đề gì không. Vì tuy nguyên nhân là do hai ông đùa nghịch (?) ở trên cầu trượt nhưng họ vẫn không tránh khỏi hệ lụy.
Kết quả là hai lão dìu nhau đứng dậy, chỉnh lại quần áo, mũ mão, khăn choàng, găng tay cho nhau xong, hai lão kiểm tra cho nhau, kết quả ngoài việc toàn thân dính đầy tuyết ra thì không hề hấn gì.
Đúng là chỉ biết quậy phá!
Hai ông còn đến mười tám tấm vé, nên tiếp tục trượt, lần này thì cầm tay nhau trượt xuống từ hai cái cầu trượt song song.
Sau đó lại cùng lên một cầu trượt một người người ngồi trước, một người ngồi sau ôm nhau mà trượt xuống.
Rồi lại lên cầu trượt...
Cứ như vậy lên xuống mười lần, cuối cùng cũng chơi chán, hai lão mới phủi quần đi khỏi khu cầu trượt.
Nhìn theo bóng hai lão mà tất cả nhân viên phụ trách cùng lúc thở phào nhẹ nhõm.