When they asked me what I loved most about life, I smiled and said you.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
ề sau này, khi vụ Mười Vân, giám đốc Công An tỉnh, thường vụ tỉnh ủy Biên hòa bị vỡ lở về tội tham nhũng, lừa bịp, cướp đoạt tài sản của công và hắn bị án tử hình năm 1982, tôi tìm ra được một chi tiết là Mười Vân phát lên từ một anh đội trưởng đội cải cách ở Hòa Bình hồi trước. Một chi tiết rất có ý nghĩa! Các ngành công an, tổ chức cán bộ, tòa án, bảo vệ trong quân đội luôn được coi là những ngành quan trọng nhất của chế độ, cần có lập trường vững vàng hơn cả. Theo phương châm công nông là cốt cán, cán bộ chủ chốt trong các ngành đó ắt phải là công nông. Công nhân thì ở nước ta không nhiều, phần không nhỏ lại là thợ thủ công, công nhân tự do, nên thường những người xuất thân từ bần cố nông là được chọn vào các chức vụ quan trọng nhất. Tôi không thể khẳng định tất cả những người ấy là kém cõi, dốt nát và hư hõng, vì vẫn có một tỷ lệ nào đó chịu khó học tập, vươn lên thành những cán bộ có khả năng. Thế nhưng tôi nghiệm thấy rằng, những cán bộ sa đọa, biến chất và hư hỏng sau ngày toàn thắng, khi chạm đến chiến lợi phẩm, tiền và gái thì phần lớn rơi vào những kẻ như Mười Vân. Khi là đội trưởng cải cách, hắn mới học lớp 4, do trình độ văn hóa quá thấp, hiểu biết về xã hội đơn thuần theo cảm tính, nên khi có quyền lực trong tay, hắn mặc sức tác yêu tác quái, thu vén cho mình nào là nhà lầu, vàng bạc, kim cương, phân phát cho họ hàng và bộ hạ, mặc sức rượu ngon và gái đẹp không còn có gì để tự kiềm chế nữa. Chỉ có những người có trình độ văn hóa nhất định mới hiểu được sự cần thiết phải xử sự Ở đời ra sao cho phải đạo, tránh những thái quá và cực đoan, giữ được đức liêm sỉ. Kẻ vô văn hóa thường tự cho mình cái "phép" làm được mọi việc xấu xa nhất. Chính hắn là tiêu biểu cho kẻ vô học mà thành đạt để có quyền lực (giám đốc công an một tỉnh lớn). Khi bộ Nội Vụ bật đèn xanh cho thi hành phương án 2 (tổ chức cho dân vượt biên để thu vàng cho ngân quỹ) mổi người định giá từ 3 đến 5 lạng vàng, thì ở tỉnh Biên Hòa hắn cho phép bộ hạ tăng lên đến 10, 12 lạng vàng một người, hắn còn tổ chức trấn lột thêm ở các bãi xuất phát ven biển. Vàng bạc, qúy kim, đồ trang sức, đô la, xe cộ của khách hàng vượt biên bọn chúng tước đoạt hết qua khám xét từng người để chia nhau. Mười Vân đã bị xử tử hình, nhưng còn biết bao tên như hắn, có thể còn cao tay hơn hắn, vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật...
Tôi cho rằng đó là cái giá phải trả cho việc mù quáng du nhập một chủ nghĩa ngoại lai, tôn sùng nó lên thành chân lý tuyệt đối. Cả một dân tộc đã đánh rơi mất những giá trị cố hữu và hiện có của mình để vồ vập lấy một tư tưởng thuần túy nông dân, thì ắt phải trả giá như vậy. Và trong cả khối dân tộc ấy quyền tự do, quyền dân chủ của mỗi công dân bị loại bỏ, cấm chỉ mọi sự hoài nghĩ, mọi ý kiến trái ngược. Mọi người phải cam chịu luật độc đoán vô hình ấy, không dám cãi lại, không dám nói lại cái lý của mình. Cái giá mọi người phải trả càng thêm nghiệt ngã!
Sau việc du nhập tư tưởng Mao là việc du nhập 9 quy luật phổ biến của chủ nghĩa xã hội hồi 1956, việc du nhập phương thức kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế kiểu Staline (đã có lúc báo chí khoe rằng đã kế hoạch hóa con số sản xuất cụ thể hàng năm bao nhiêu cái kim, bao nhiêu quần đùi, bao nhiêu bọc cao su tránh thai, bao nhiêu hộp tăm tre và tăm gỗ... ), du nhập cả đường lối ưu tiên công nghiệp nặng, hợp tác hóa toàn bộ. Tất cả đều được thực hiện với thái độ mù quáng dai dẳng, không chút hoài nghi và cân nhắc về đường đi, nước bước.
Tôi thấy bài học lớn nhất nên rút ra trong gần 50 năm nay là: Dân tộc Việt nam phải tự mình giải quyết lấy công việc của đất nước mình, không thể mù quáng bắt chước ai, không thể đánh rơi mất cái quyền tư duy và quyết định về số phận của nhân dân mình. Mọi giá trị bên ngoài chỉ được coi là gợi ý và tham khảo, để bồi bổ cho chính nhân dân và đất nước mình mà thôi. Và trong cộng đồng dân tộc phải chấp nhận đa nguyên chính kiến, đề xướng việc dân chủ đối thoại, tôn trọng quyền của mọi công dân được suy nghĩ và nhận thức theo cung cách và nội dung của riêng mình, kiên quyết chống lại việc gò ép và ra mệnh lệnh. Theo tôi việc quan trọng nhất là mỗi con người cần tự khẳng định mình: Không phải là một hạt cát vô tri, giống như đúc với những hạt cát khác thụ động nằm dưới ánh mặt trời, cho người ta dẫm đạp lên, mà phải là ngôi sao lấp lánh, với màu sắc khác nhau, tỏa ra những ánh sáng lung linh khác nhau, góp phần riêng để tạo nên một bầu trời chung đầy sao rực sáng...
Tôi có thể khái quát: đây là nổi đau của chủ nghĩa đồng phục.
Vâng ở đất nước ta hồi đó ai cũng mặc đồng phục- Nam là đại cán, nữ quần đen, áo đại cán. Tóc nữ để dài và kẹp lại, uốn tóc phiđê là tư sản, học đòi đế quốc! Và đồng phục từ ngoài vào trong. Tư duy, quan niệm cũng phải mặc đồng phục tuốt- Chủ nghĩa tập thể trên hết mà! Ăn nói, đi đứng, xử sự, viết lách, suy nghĩ đều phải giống nhau. Một trại lính: Một nhà tù tư tưởng? Khái quát là vậy. Đã đến lúc phải từ bỏ đồng phục để trả lại cho dân tộc mình những giá trị cố hữu, được bồi bổ thêm những giá trị mới của thời đại và trả lại cho mổi công dân mình cái quyền đơn giản và thiêng liêng nhất: được là chính mình, chỉ có thế thôi!
Bài học thứ hai tôi nghĩ đến, đó là trong cuộc sống của công đồng dân tộc cũng như cuộc sống riêng của những công dân phải công bằng và chân thật. Sự bất công và lừa dối là những tai ương khủng khiếp. Hai tội này gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Do lừa dối nên bất công và sự bất công lại nuôi dưởng căn bệnh dối trá. Đã mấy năm nay, tôi thường dự những cuộc họp hàng tuần, hàng tháng của cơ quan, nghe những lời phát biểu của mọi người và luôn đưa ra lời phán đoán thầm ở trong bụng: Những ý kiến này là những ý kiến thật, những ý kiến kia là những ý kiến giả? Lúc này anh A mang bộ mặt thật, nhưng lúc khác anh ta lại mang mặt nạ! Cái căn bệnh ađua nói theo, nói hùa theo lãnh đạo luôn thành một cố tật trong một cơ chế khắt khe. Không nói hùa theo thì anh chỉ có thiệt, anh sẽ mang vạ vào thân, cho anh và cho cả gia đình cũng chưa biết chừng! Cho nên đã thành một thói chung trong xã hội là người ta thường nói ra những điều không thật sự là của mình, không đúng những điều mình nghĩ, mà chỉ đưa ra những cái điều mà chính mình không tin, chính mình không nghĩ đó là của mình!
Những người có quyền thế chi phối rất mạnh nhưng người thuộc quyền mình. Đó là quyền nhận xét hàng năm, quyền phân loại là cán bộ tốt hay xấu, cán bộ có triển vọng hay không có triển vọng, là cán bộ nguồn hay không là cán bộ nguồn (cán bộ nguồn có nghĩa là nằm trong diện được chọn để đề bạt và cất nhăc), là cán bộ sẽ được đề bạt trong đợt xét sắp đến hay chưa, là cán bộ dự định sẽ được đưa lên theo quy hoạch hay không, là cán bộ có được xếp trong quy hoạch bồi dưỡng, được cử đi học trường đảng sơ cấp hay cao cấp, đi học nước ngoài để có nhãn hiệu cần thiết cho đề bạt, cất nhắc hay không...
Rồi việc xét để cập nhà mới, tăng thêm diện tích nhà ở, từ 12 mét vuông lên 15 mét vuông, từ 16 mét vuông lên 19 mét vuông hoặc 21 mét vuông... cũng đều dựa vào nhận xét theo tiêu chuẩn định kỳ... Nếu chẳng may rơi vào số "cán bộ đang có vấn đề" là kẹt cứng, là mang họa. Và cái gọi là "đang có vấn đề" thì thường rất bâng quơ, cảm tính. Cậu này đang có vấn đề hình như đang ngủng ngoẳng với vợ, cô kia dạo này hay làm dáng, thích quần ống loe, lại thường rủ bạn đi khiêu vũ... Anh này dạo này uống bia hơi nhiều- Chú kia không hiểu tiền đâu chuyên hút thuốc lá 3 số 5. Hoặc quan trọng hơn cả là: hòai nghi về chủ nghĩa xã hội, có lần nói xấu lãnh tụ, nói xấu đồng chí Tổng bí thư... Rồi anh kia có vẻ thân thiết với một số Việt kiều về nước từ các nước tư bản... Chị kia thường nhận nhiều thư của bạn bè không rõ ràng từ thành phố Hồ Chí Minh... Tất cả đều có thể coi như là "đang có vấn đề", để chú ý theo dõi, để hãm lại mọi quyết định tăng lương, cân nhắc, đề bạt, cử đi học, để xếp ở bên rìa của những cỗ xe cơ chế đang chạy.
Trong không khí sống dò xét nhau: trên dòm xuống dưới bằng con mắt dọa nạt, ta đây có quyền, dưới nhìn lên trên e dè lo ngại và phải đối phó, cam chịu, cuộc sống luôn căng thẳng, phải dấu kín những điều tuy là ngay thật, chính đáng, nhưng có thể sinh hiểu lầm có hại cho bản thân...
Đầu năm 1990, nghị quyết Trung ương lần thứ 8 nhận định rằng sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là do âm mưu lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động trong và ngoài nước, của bọn CIA và nhà thờ VATICAN... Khi phổ biến ở báo NHÂN DÂN, mọi người đều im lặng tiếp thu... Thế nhưng khi gặp riêng, thì phần lớn đều cho rằng nhận định như thế là chủ quan, láo khoét, chính nhân dân các nước ắy đã vùng dậy, từ bỏ những chế độ quan liêu, thiếu dân chủ, độc đoán và tham nhũng, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Tác dụng bên ngoài dù quan trọng không thể là quyết định. Trước đó tôi viết một bài trong số Nhân dân Tết âm lịch đầu năm 1990 với đầu đề: "Sắc xuân của dòng chảy", nhận xét rằng: Cái gì phải đến đã đến. Nhân dân Đông Âu đã phủ định những chế độ thiếu dân chủ và công bằng xã hội, họ không thể nào cam chịu mãi với bất công và nghèo đói, với chủ nghĩa xã hội hiện thực xa lạ với chủ nghĩa xã hội khoa học... Bài báo này của tôi bị coi là viết trái với nghị quyết của trung ương đảng. Nhiều anh chị em làm báo trẻ rất tán thành nhận định của tôi, bắt tay khen ngợi và hoan nghênh tôi về bài báo trên. Nhưng khi phát biểu trong tổ chức, khi những người trong tổ chức lên án tôi, thì họ ngồi yên lặng, không tán thành, không phụ họa với ý kiến ấy, cũng không lên tiếng phản bác. Tôi biết rằng với cơ chế này, anh chị em dù tốt cũng không thể làm gì hơn được. Con người không còn được là chính mình. Sự dối trá đã ngự trị quá vững bền rồi. Sự bất công là lẽ thường tình. Trừ khi phá bỏ được cơ chế quan liêu và độc đoán, thủ phạm gốc của tất cả những tội lỗi.
Khi việc truy tìm nguồn gốc của giai cấp, khi chủ nghĩa lý lịch công khai hoành hành, khi mọi "liên quan" đều được ghi vào sổ sách, tất nhiên con người phải đối phó để tránh mọi hiểm họa. Hơn 16 năm trước, có anh chị em ruột ở nước ngoài là một điều nguy hiểm và sỉ nhục. Cũng vào thời gian ấy, có bà con anh chị em sống trong Nam, nhất là làm việc trong cái gọi là bộ máy ngụy quân, ngụy quyền thì thật là khốn khổ, vì cái dấu hỏi "liên quan về chính trị". Thế là chi bằng dấu kín, không biết, không khai. Sau ngày thống nhất, cả một phong trào "miền nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng", hòa cả làng, xí xóa cả làng. Sự thật mới rõ ra là gần như gia đình nào cũng có người thân ở phía bên kia, vậy mà trước đó cứ phải kín như bưng. Bà con anh chị em ở nước ngoài cũng vậy. Sự dấu diếm một thời nói lên cả một cơ chế thành kiến, định kiến và suy diễn kiểu quan liêu về chính trị, bắt tội và kết tội nhau một cách vô lý, tạo nên sự xét nét, che dấu và dối trá lẫn nhau trên quy mô toàn xã hội.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết