Bạn bắt đầu từ đâu không quan trọng, quan trọng là kết thúc ở chỗ nào.

Dorothy Fields & Coleman

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1567 / 28
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chính Sách Vô Sản Chuyên Chính Tại Trung Quốc
hính quyền cộng sản mới vững tại Bắc Kinh được mấy tháng, thì họ Mao đã trắng trọn vứt bỏ mặt nạ của thời kháng chiến và nội chiến. Đối với các nước ngoài, nhất là Đông Nam Á Trung Đông, Bắc Kinh đưa ra những luận điệu trung lập và hoà bình, và Chu Ân Lai đi dự hội nghị Á- Phi tại Bandung. Nhưng ở trong nước, đảng Cộng sản đã xuất hiện nguyên hình. Từ 1949 đến nay, hết đợt này đến đạt khác, họ Mao đã áp dụng hoàn toàn chính sách khủng bố của Staline, để uốn nắn 600 triệu dân Trung Quốc theo một kiều mẫu. Sau mười mấy năm trời, nhiều quan sát viên ngoại quốc phải công nhận rằng chính sách của Mao còn khốc liệt hơn chính sách của ông thầy Staline một bực!
Chính sách Mao đã được thực thi làm mấy giai đoạn. Những mục đích theo đuổi cũng y hệt như những mục đích của Staline. Giai đoạn đầu đi từ 1949 tới 1952. Giai đoạn nhì từ 1952 tới 1955. Giai đoạn ba từ 1955 đến những năm gần đây.
- Trong giai đoạn 1949-52, cộng sản Trung Hoa liên tiếp mở 5 chiến dịch. Chiến dịch đầu tiên là chiến dịch Cải cách ruộng đất. Chính quyền chia đất cho dân nghèo canh tác. Kèm theo với sự chia đất, có những đọt tố khổ! Chia đất để tạm thời vỗ về dân nghèo trong lúc chính quyền chưa được vững. Và tố khổ để diệt các tầng lớp địch! Ngày nay, nhiều người đã biết thế nào là tố khổ. Chi cầu ghi rằng chiến dịch tố khổ của Mao đã di xa hơn chiến dịch tiêu diệt Koulaks của Staline. Staline thường chỉ bắt bớ lưu đày bọn Koulaks. Nhưng Mao đã lập ngay tại chỗ những Toà án nhân dân để tặng cho mỗi phần tử của giai cấp địch một viên đạn sau gsy. Toà án nhân dân đúng là một sáng kiến của Mao. Cũng cần ghi rằng trong giai đoạn này, chính quyền cộng sản chưa đụng tới các ngành buôn bán và xí nghiệp. Họ Mao còn cần cho các xí nghiệp tiếp tục chạy. Vả lại, chính sách khủng bố phải tiến từng bước một.
Sau chiến dịch chia ruộng và tố khổ, đến chiến dịch diệt phản động. Bắc kinh chia thánh 7 loại phản động: bọn Quốc Dân Đảng cũ, bọu hội viên các đảng bí mật, bọn cộng tác với Nhật, bọn tín đồ các tôn giáo, bọn phản động kinh tế, bọn cứng cổ, bọn dân do dự. Hầu hết đều bị mang xử tử.
Sau đó, đến chiến dịch cải tạo tư tưởng. Trong các xí nghiệp, các đơn vị sinh hoạt (hầm mỏ, nhà thương, tiệm bườn, công sở, trại đánh cá, các thôn xã, các trường học), cứ mỗi tuần, toàn thể dân chúng phải theo mấy buổi họp cải tạo tư tưởng. Chính quyền huy động tới 10 triệu cán bộ để chỉ huy chiến dịch này. Những giờ họp của mấy trăm triệu dân để cải tạo tư tưởng, nếu đem tính thành nhân công, có thể đủ để đắp con đê suốt dọc bờ hai con sông Hoàng hà và Dương tử!
Chiến dịch thứ tư là chiến dịch tam phản và ngũ phản Tam phản là: chống tham nhũng, chống lãng phí, chổng đầu óc quan liêu thơ lại. Ngũ phản là: chống phá hoại, chống trốn thuế, chống lãng phí, chống ăn cắp của công, chống hối mại những tin tức mật. Chiến dịch này không những nhằm vào việc thanh trừng các nhân viên chính quyền, mà còn nhằm trừng trị các công dân tới tiếp xúc với công sở. Do chiến dịch này, họ Mao bắt đầu đụng chạm đến guồng máy kinh tế, cùng tầng lớp công thương từ trước đến nay vẫn tương đối được sinh hoạt yên ồn. Những kết quả thực là khốc liệt! Trong năm 1952, riêng tại tỉnh Thượng Hải, đã có chừng 800.000 người bị cầm tù hoặc lưu đày. Có hàng trăm ngươi tự tử vì sợ hãi!
Chiến dịch thứ năm là chiến dịch chống đế quốc. Nó được mở màn do trận chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên), với mục đích khích động quần chúng, và chiêu mộ chí nguyện quân. Trong 5 chiến dịch trên đây, chỉ có chiến địch này còn được dân chúng hưởng ứng một phần. Vì dù sao, người dân Trung Quốc còn được tự hào rằng nước mình đã đạt tới địa vị cường quốc, và có thể can thiệp vào nội bộ nước khác. Tuy nhiên, sau trận chiến Cao Ly, trong số tù binh chí nguyện quân của Trung cộng, có 85% tự ý chọn tự do: họ xin về Đài Loan sinh sống, và không muốn trở lại lục địa!
- Giai đoạn hai bắt đầu vảo 1952 để kết thúc vảo 1955. Trong khi 5 chiến dịch của giai đoạn đầu nhằm mục tiêu thanh trừng chính trị, giai đoạn hai này nhằm cải tổ những cơ cấu kinh tế. Giai đoạn này gồm 3 cải tổ, và 3 công tác lớn lao về kinh tế. Ba cải tổ là: thiết lập hợp tác xã nông nghiệp, quốc hữu hoá ngành thủ công, quốc hữu hoá các xí nghiệp. Ba công tác lớn là: kể hoạch ngũ niên đầu tiên về kỹ nghệ, công tác đắp đê và bảo vệ vệ sinh, sự khai khẩn dinh điền những miền biên địa.
Sự thiết lập hợp tác xã nông nghiệp nhằm mục đích tập trung tất cả việc mua bán nông phẩm trong tay những hợp tác xã chỉ huy bởi cản bộ đảng. Do đó, người nông dân, mạc dầu trước kia được chia ruộng và phải ra công cầy cấy, vẫn không thể sử dụng nông phẩm của mình. Hợp tác xã là bước dầu để chuẩn bị dần tiến tới việc tập thể hoá ruộng đất trong các nông trường. Lẽ dĩ nhiên là việc thiết lập hợp tác xã đã gây nhiều mâu thuẫn với nông dân từ trước vẫn tin rằng mình sẽ được hưởng dụng ruộng. Việc quốc hữu hoá các ngành thủ công cũng gây mâu thuẫn không kém. Trong mỗi ngành thủ công của mỗi địa hạt, đều có một hợp tác xà thủ công đứng làm trung gian giữa khách hàng và thợ thủ công. Muốn sửa một đôi giầy hoặc hàn một chiếc nồi đồng, người dân cũng phải giao dịch với hợp tác xã để định tiền công. Rồi hợp tác xã mới giao lại cho người thợ nhận việc. Những dụng cụ của mọi người thợ đều bị truất hữu để trở thành sở hữu của hợp tác xã. Nên một sự sửa chữa lặt vặt đã trở thành một thủ tục phiền toái cho người khách hàng, về phía thợ, họ bị bóp chẹt, chỉ được lãnh một số tiền công quá ít. Do đó, đã xảy ra nạn thủ công chợ đen, và chính quyền phải đặt vấn đề kiểm soát và trừng trị. Việc quốc hữu hoá những xí nghiệp tư nhân cũng gây mâu thuẫn sâu rộng. Trong việc này, họ Mao tiến dần từng giai đoạn. Lúc đầu, chính quyền cộng sản mời các đại diện xí nghiệp, ngân hàng, cùng tiệm buôn lớn tới họp. Họ giải thích rằng theo biện chứng lịch sử, từ nay trở di, các xí nghiệp sẽ trở thành cộng đồng sở hữu của tư nhân và nhà nước. Nhà nước sê mua lại một số cổ phần xí nghiệp. Nhưng vì ngân khố không sẵn tiền, nên nhà nước sẽ tạm trả bằng quốc trái. Rồi trong thời hạn từ 15 đến 20 năm, nhà nước sẽ mua lại quốc trái đó và trả tiền lời. Các tư nhân sẽ tiếp tục giữ trách vụ cũ, cùng tiền lương và vẫn được hưởng tiền lãi... Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, chính quyền đã tim hết cách làm khó dễ các tư nhân, và một mặt khác, mở những chiến dịch khuyến cáo để bó buộc tư nhân phải tự hiến xí nghiệp.
Về kế hoạch ngũ niên của kỹ nghệ, Mao đã áp dụng ý nguyên cách thức của Staline: quyền ưu tiên cho kỹ nghệ nặng, hy sinh những kỹ nghệ chế tạo thực phẩm, hô hào lao động xung phong, ấn định nhiều giờ làm việc, hô hào ganh đua giữa các xí nghiệp... Trong việc thực hiện kế hoạch này, có nhiều cố vấn Nga giúp đỡ cho Mao. Việc đắp đê và bảo vệ vệ sinh thường gồm công tác đắp đê cho hai con sông lớn, nhất là sông Hoàng hà. Từ mấy ngàn năm nay, người dân Trung Hoa vẫn phải đắp đê cho con sông đó. Nhưng sông Hoàng hà rất dài và rộng, cứ mỗi năm lại tha một ít đất phù sa chảy xuống trung nguỵèn. Phù sa ngày càng bồi cho lòng sông cao lên. Nên lòng sông bao giờ cũng cao hơn ruộng đất hai bên bờ sông. Lòng sông đã cao, mực nước, cũng lên cao, nên để lại càng phải đắp cao nữa! Trong nhiều mùa nước, chính quyền cộng sản đã phải huy động tới hàng triệu nhân công khổ sai đề giữ đê. Việc khai khẩn dinh điền thường nhằm vào những miền biên địa, nhất là tỉnh Tân Cương ở phía tây-bắc, giáp Mỏng cổ và Siberie. Miền đất rộng lớn, hoang vu và xa xôi, nên họ Mao phải dùng đến khổ sai nhân công. Những người bị lưu đày phần nhiều bị đưa đến Tân Cương. Nên câu nói: "Gửi đi Tân Cương" đã trở thành một ác mộng cho dân Trung Hoa. Họ Mao, cũng như Staline, cần khủng bố lưu đày để có nhân cùng khổ sai thực hiện các công tác mà không phải trả lương.
- Giai đoạn ba bắt đầu từ 1955. Nó chỉ gồm một chiến địch: chiến dích tập thể hoá ruộng đất và đối phó với dân cày. Nhưng chiến dịch đó được coi là chủ yểu, và ở Nga cũng như ở Tàu, người Bolsevich đều gọi nó là cuộc cách mạng thứ hai. Sau khi đã thanh trừng chính trị và cải tổ cơ cấu kinh tế, họ Mao mới dám đặt tới vấn đề đó và khai chiến với lớp nông dân. Clung như Staline đã khai chiến với bọn koulaks! Trước kia, lúc mới nắm chính quyền, đảng Cộng sản chia ruộng. Ngày nay, họ lấy lại... Vì đây là một chính sách sẽ gây mâu thuẫn nặng nề, nên Mao đã mở màn bằng nhiều đợựt chiến dịch ý thức hệ để giảng dạy quanh co về biện chứng lịch sử cùng nhiệm vụ vinh quang của lớp dân cày. Nhung thực ra, Tầu cộng cũng như Nga cộng, họ muốn tập thể hoá vì họ cần tận thu huê lợi để lấy tiền đầu tư vào các xí nghiệp! Họ muốn tập thể hoá để giải phóng một số dân cày đem ra tĩnh làm kỹ nghệ! Họ muốn tập thể hoá để kiểm soát dân cày, và cũng để có dịp bắt bớ lưu đày làm nhân công khổ sai. Vì nhân cống khổ sai là một nhu cầu thiết yếu của chế độ cộng sản. Tuy nhiên, trên phương diện kỹ thuật, Trung quốc có rất ít máy cày, nên sự tập thể hoá ruộng đất là một sự vô nghĩa. Tổng số huê lợi sẽ bị sút kém nhiều so với tổng sổ huê lợi trước kia khi người dân càly còn tự ý chăm chút mảnh đất. Song sự sút kém đó, chỉ có người dân bị thiệt, phải chịu kém ăn kém mặc, trong khi nhà nước vẫn vét được nhiều huê lợi hơn để làm việc khác. Do chiến địch này, các ruộng đất đều bị đưa vào nông trường làm của công, trừ căn nhà và mấy thước vườn hoặc mấy con gà vịt. Lợn và trâu bò cũng bị quốc hữu hoá. Dân cày đều bị sung vào nông trường, mỗi người có một cuốn sổ con để ghi số giờ làm việc. Sau mùa gặt, các nông trường trước hết phải giao cho nhà nước đủ số huê lợi trưng dụng. Sau đó, mới chia cho các nhân viên nông trường. Ngoài ra, còn phải trừ các sự phí. Vì chính sách đã làm mọc lên một guồng máy quản trị đông đảo và tốn kém.
- Tới 1957, còn phải ghi một chiến dịch thanh trừng nữa: chiến dịch "Trăm hoa đua nở". Ngày 27-2-1957, trong một bài diễn văn, Mao đột nhiên tung ra một luận điệu khiến toàn quốc phải sửng sốt. Ông tuyên bố: "Đã đến lúc các tầng lớp dân chúng phải phát biểu tất cả những ý kiến khác biệt, tương tự như trăm hoa đua nở". Rồi ông yêu cầu dân chúng lên tiếng nói thực ý kiến, và nếu cần, nói thực những lời chỉ trích. Ai nấy đều ngạc nhiên vì lời nói của Mao là một sự ly khai lớn lao với chính sách độc khối tứ trước. Ngày 13-4-1957, bài xã thuyết tờ Nhân dân nhật báo tại Bắc Kinh lại nói rõ hơn nữa: đảng Cộng sản Trung Hoa quan niệm rằng từ trước tới nay, giữa các thành phần xã hội đều có nhiều mâu thuẫn, trong mỗi thành phần cũng có những mâu thuẫn nội bộ, và ngay đến giữa Chính phủ và quần chúng cũng có mâu thuẫn...Bài báo đó còn công nhận rằng những mâu thuẫn đã trở thành nặng nề do lỗi lầm của chính quyền, tỷ dụ như sự thanh trừng máy móc các phần tử chính trị, hoặc việc tập thể hoá vội vã về ruộng đất... Nay đã tiến lúc quốc dân cần thẳng thắn phê bình để tu chỉnh lại chính quyền và Đảng!... Tiếp theo bài báo trên đây, còn có nhiều sự hô hào và mở chiến dịch yêu cầu dân chúng phê bình chính quyền.
Lẽ dĩ nhiên là các tầng lớp dân chúng trong mấy tháng đầu, đều sửng sốt, e ngại và không không ai dám mở miệng nói gì! Nên chính quyền lại phải ra lệnh cho các cán bộ bắt buộc dân chúng phải chỉ trích phê bình. Mãi tới đầu tháng 5, mới có lẻ tẻ một số người lên tiếng chỉ trích. Nhưng khi đã có kẻ lên tiếng, thì lập tức nhiều phần tử khác ùa theo như nước lũ. Và các báo chí, mặc dầu hoàn toàn trong tay chính quyền, đã đăng tái những ý kiến đối lập đó... có nhiều kẻ nói thẳng ngay rừng đảng cộng sản Trung Hoa đã phản bội dân chúng, có những dân cày yêu cầu bỏ nông trường, có những sinh viên chúng minh rằng dưới thời Quốc dân đảng, dân chúng còn được tự do hơn nhiều, có những cán bộ chỉ trích chính quyền đã làm chư hầu của Nga sô! Có những thợ thuyền tuyên bố rằng dưới chế độ cũ, bọn tư bản bóc lột ít hơn nhà nước vô sản! Lại có kẻ rải truyền đơn hô hào nổi loạn để lật đô Mao Trạch Đông... Trăm hoa đương đua nở như nước vỡ bờ, thì tới ngày 8-6, một bài xã thuyết của Nhân dân nhật báo lại đột nhiên tuyên bố: "Nhiều phần tử đã đi quá xa trong việc phê bình".
Ngày 24-6-1957, trong một buổi họp Quốc-Cộng, Chu Ân Lai cũng nghiêm khắc cảnh cáo: "Chúng ta không thể ban hành quyền tự do cho những kẻ âm mưu lật đổ chế độ". Tới ngày 1-7-1957, tờ Nhân dân nhật báo nói trắng ra rằng tất cả chiến dịch Trăm hoa đua nở chỉ là một cạm bẫy của Đảng để thanh trừng nốt những phần tử ngấm ngầm phản động còn sót lại mà thôi. Từ đó trở đi, chính sách khủng bố lại bây giờ, và hàng chục vạn con người lại biến thành nhân công khổ sai đưa sang Tân Cương.
Dư luận thế giới đã bàn cãi nhiều về chiến dịch "Trăm hoa đua nở". Có người cho rằng lúc đề xướng Trăm hoa đua nở, Mao thành thực muốn cởi dư luận, theo đúng với chính sách cởi mở mà Krouchtchev đã tuyên bố tại Nga sô. Nhưng về sau, thấy chính sách đó đưa dến kết quả tai hại, nên Mao vội vàng chấm dứt. Nhưng cũng có nhiều người lại cho rằng đúng như lời tờ Nhân dân nhật báo, họ Mao ngay từ lúc đầu đã coi chiến địch đó là một cạm bẫy - có lẽ thuyết thứ hai có nhiều phần sát với sự thực hơn. Vì trong khi chính quyền Nga sô chỉ chủ trương cởi mở đôi chút cho tới sống dân chúng (làm nhẹ bớt khủng bố, mở hé bức màn sắt, ban bố cho người dân đôi chút tự do làm ăn), thì cộng sản Trung Quốc lại ầm ĩ yêu cầu dân chúng hải chỉ trích thẳng tay những lỗi lầm của chính quyền. Krouchtchev không hề có yêu cầu dân chúng phải chỉ trích nnhững lỗi lầm của chính quyền! Hơn nữa, nếu Trăm hoa đua nở là một thực tâm cởi mở, không lẽ nào sau khi chấm dứt; họ Mao lại trừng trị một cách quá ư tàn ác những kẻ đã lên tiếng đo chính lời yêu cầu của mình. Cho nên, trong vụ này, ta thấy rõ rằng người cộng sản Trung Quốc đã đưa chế độ chuyên chính tới một mực độ xảo trá mà chính Nga sô cũng chưa sánh kịp.
Điều nhận xét trên đây lại càng rõ ràng hơn nữa dưới những chính sách về sau của Mao Trạch Đông. Tới cuối 1957 và sang 1958, Bắc Kinh còn thi hành thêm một chính sách mới nữa, khiến dư luận hoàn cầu bị thêm một phen rùng rợn. Đó là chính sách "Bước tiến vượt bực" (còn gọi là Đại nhảy vọt) và sự thành lập những Nhân dân Công xã. Đây là bước tiến đi xa hơn sự tập thể hoá ruộng đất. Vì dù sao dưới chính sách tập thể hoá, người dân cày Trung Quốc còn được giữ lại căn nhà, mấy thước vườn và mấy con gà vịt. Với Nhân dân Công xã, người dân cày Trung Quốc không còn được giữ tơ tóc gì làm của riêng tư. Tất cả tài sản đều bị sung vào Công xã, từ nồi chén đũa bát cho tới quần áo. Và mọi người đều bị sung vào những trại công cộng (Nhân dân công xã), để sống hoàn toàn tập thể, sinh hoạt theo tiếng còi và tiếng kèn, và trở thành những đám quân nhân công đảm nhiệm các công tác do cán bộ phân phối.
Tháng 11-1917, chính quyền tuyên bố chiến dịch "Bước tiến vượt bực". Mục tiêu của chiến dịch là gấp rút tiến hành các công tác, nhất là công tác kỹ nghệ hoá. Tới mùa xuân 1958, chính quyền ban hành một đạo sắc lệnh thủ tiêu các nông trường cũ, để lập họp thành những đơn vị sinh hoạt lớn hơn, gọi là Nhân dân Công xã. Mỗi công xã gồm từ 10.000 tới 80.000 người. Để xua dồn dân chúng vào công xã, chính quyền ra lệnh cho các tầng lớp, nhất là dân cày, không một người nào được phép rời chỗ ở. Trong khắp nước, tại những ngã ba đường, đầu cầu, nhà ga, bến xe, đều có những toán tuần tiễu cảnh sát hoặc công an để khám xét giấy tờ và lùng bắt kẻ lẩn trốn.
Trong năm 1958, chính quyền đã thiết lập được gần hết những Nhân dân công xã. Trong công xã, sự sinh hoạt giống như trại linh. Họ ăn chung, ngủ chung, thức đậy theo tiếng kèn, làm việc theo tiếng còi. Có cán bộ phụ trách phân phối công tác cho các đoàn nhân công. Ngoài ra, có những giờ học chính trị. Cứ nửa tháng, cũng có tổ chức giải trí, như xem hát bóng hoặc diễn kịch... với đời sống ấy, lẽ dĩ nhiên là chế độ gia đình bị tiễu trừ đến gốc rễ, cho đến bây giờ, các quan sát viên quốc tế vẫn chưa hiểu rõ ràng trong các công xã, người dân Trung quổc đã giải quyết vấn đề sinh lý ra sao! Hoặc các cặp vợ chồng có thể ân ái với nhau trong trường hợp nào? Ngoài ra, đời sống công xã được tổ chức theo nhà binh và có huấn luyện quân sự. Dân chúng được chia thành từng toán, mới toán chừng 15.000 người. Trong 15.000 người đó, chính quyền lại lựa chọn chừng 1.500 người làm dân vệ. Trong 1.500 dân vệ, lựa chọn lấy 100 người làm nòng cốt, và những người này được võ trang. Cũng cần ghi rõ rằng toàn thể dân chúng trong công xã đều phải làm việc, và họ được nuôi sống nhưng không được lĩnh lương.
Dư luận thế giớri đã đặt nhiều câu hỏi về Nhân dân Công xã. Trong chiến dịch này, chắc rằng chính quyền cộng sản đã theo đuổi nhiều mục tiêu. Trước hết, họ muốn huy động nhân lực đến cùng độ. Trước kia, người dân cày thường chỉ làm việc từng mùa, và tới mùa đông giá lạnh, người dân quê hay tự cho phép nghỉ ngơi. Ngoài ra, những phụ nữ trước kia thường loanh quanh trong công việc bếp núc. Hơn nữa, người nào cũng để một phần thì giờ đề ăn và ngủ... Chính quyền cộng sản nhận thấy rằng những lề lối đó đều là sự lãng phí nhân lực. Nên họ tập trung lại để sử dụng đến cùng nhân lực. Dân chúng sẽ không còn tự cho phép nghỉ ngơi, không còn để nhiều thì giờ vào sự ăn ngủ. Lý do thứ hai là các công xã sẽ giúp chính quyền kiểm soát chặt chề dân chúng, và tiễu trừ đến cùng tình cảm gia đình, vốn rất nặng nề trong tâm não người dân Trung Quốc. Lý do thứ ba là lý do kinh tế: việc tập trung dân chúng và sự ăn chung sẽ giảm bớt sự lãng phí về thực phẩm! Đồng thời, các công tác được tiến hành mau lẹ hơn. Trung Quốc hiện nay đương tôn thờ kỹ nghệ nặng, nhất là kỹ nghệ sản xuất thép. Họ muốn có nhiều thép để đúc súng đạn. Với Nhân dân Công xã, Mao đã thi hành thêm một chương trình sản xuất: đồng thời với những xưởng lớn, Mao buộc dân chúng phải lập rất nhiều những lò nấu thép nhỏ tại các khu vực có cây cối che đậy. Lý do thứ tư là một lý do quân sự: Mao chắc e sợ sự đổ bộ của Tưởng Giới Thạch, ông e rằng nếu Tưởng đổ bộ vào Hoa Nam, sẽ có nhiều tầng lớp dân chúng phẫn uất nổi dậy đi theo họ Tưởng. Cũng vì thế, mà Mao cần tổ chức Nhân dân Công xã để tăng cường binh lực, và kiểm soát dân chúng chặt chẽ hơn. Nói tóm lại, chính sách của Trung Cộng, tuy theo đúng nhịp điệu của Staline, đã bộc lộ ý chí muốn di xa hơn nữa để huy động triệt để nhân lực, và gấp rút đối phó với những tình trạng quá chậm tiến của Trung Quốc.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động