Số lần đọc/download: 4233 / 48
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 22 -
A
nh với em ra đi cũng xứng, đứng lại cũng vừa
Tại cha với mẹ kén lừa, cho nên keo rã hồ tan.
Cứ mỗi lần Đặng vác sào đi xuống chòi vịt thì lại nghe một câu hò châm chọc. Giọng hò quen lắm, nhưng không rõ là ai. Người này chắc hẳn là trong xóm, cho nên có ý mỉa mai Đặng. Đặng nghĩ cũng chua chát thật. Nưng bây giờ ngựa đương chạy trên đường... cương yên chắc cũng không thể nào quay lại được. Thôi thì đành!
Nhưng mình đành mà người ta không đành. Từ ngày Tám nằm chỗ, người ta lẽo đẽo kiếm chuyện trêu tức.. “buông hình bắt bóng..ngậm bò hòn làm ngọt..” v.v.. Người ta tự nguyện đến nấu cơm cho bà chị và đem cơm cho “ông anh rể” ở dưới chòi.
Từ ngày có con, Đặng không ló mặt vào buồng để nhìn vợ. Nàng ở miết rong buồn che bằng những chiếc đệm tùm lum, khói ung cay khét. Đặng thấy mẹ vợ mài nghệ trên nắm mái, loại nghệ dùng để thoa gà nòi và bảo rằng đó là cách đề phòng tay chân đàn bà đẻ sưng lên. Đến bữa cơm bà nấu bưng vào. Cơm trắng với muối tiêu nồng nặc không sớt ra dĩa mà cứ để nguyên trong cối sành màu da bò.
Đặng phải đi lượm cho bà mấy chiếc mo cau để bà làm mo đài chứa nước tắm đứa nhỏ và chằm dép cho nàng đi tới đi lui trong buồng. Một lần khác Đặng thấy nàng ló ra cửa buồng. Đặng hốt hoảng tưởng ai. Đầu trùm chiếc khăn lông cũ sùm sụp, còn mặt thì thoa nghệ vàng lườm. Những nốt rỗ thì hình như sâu và thâm hơn trước. Trông đến phát khiếp.
Bà mẹ vợ bảo Đặng vô nhìn mặt con. Đặng kiếm cách thối thoát, bà bồng ra cửa cho. Đặng lắc đầu:
- Con bồng sợ lọt tay! Rồi tránh né cho qua chuyện.
Cho nên Đặng ở miết dưới chòi, về nhà như thăm bẫy chủ ý là coi chừng con gà Ô. Đặng đã nhốt nó trong nhà không để nó sau bếp nữa. Từ ngày ông Chín cho nó biết con gà có vảy nghề, nó cũng không cần rõ đó là loại gì, thì nó hy vọng một ngày nào sẽ ăn một độ lớn. Nhưng tiền đâu? Lúc làm được, tiền bán trứng vịt là mồ hôi nước mắt, dễ gì đặt trụm vào một độ gà. Nhưng nếu chơi cò con năm bảy đồng thì chừng nào mới khá được.
Đặng đi vào chòi, trút lúa ra ảng gỗ, đổ nước vào từng chiếc một, vớt lúa lép. Rồi đi sửa cái đèn chai để tối đốt lên cho vịt vào ổ đẻ.
Xong, Đặng leo lên chiếc ghế bố tả tơi nằm ngáp dài. Người ta nói vợ đẻ, chồng hay ngủ ngày vì ban đêm mắc chăm sóc vợ con không ngủ được. Nhưng Đặng đâu phải lo các khoản đó vì đã có bà mẹ vợ và cô em vợ túc trực đêm ngày, nếu má vợ không đến được thì có em ..vợ.
Và bây giờ Đặng mới thấy quả bổ hòn kia có đắng mà cũng có ngọt, cái bóng kia bắt xong bây giờ có cơ bắt lấy cái hình.
Đặng đang mơ màng giấc điệp với giọng gáy con gà vàng gà bạc vẳng đưa thì có tiếng dịu dàng:
- Cơm nước nè ông mảnh, dậy ăn rồi ngủ.
Đặng nghe một bàn tay chắc phải là mềm mại lắm, lôi chân Đặng giật giật.
- Ngủ gì mà ngủ dữ vậy? Ban đêm ở miết dưới này ngủ li bì có ló mặt về trển đâu.
Đặng biết rõ là “dì” nó rồi nhưng còn nằm mím chưa chịu dậy, chỉ cất giọng nhựa nhựa:
- Chị Tám cô có ngon cơm không?
Tức thì có tiếng quát rồi tiếng nghiến giữa hai hàm răng:
- Chị Tám của ai, nói nghe coi!
Đặng không ngần ngại, vì đã bao nhiêu lần Đặng bị hỏi câu đó rồi, nên đáp:
- Chị Tám của tôi chớ của ai hì hì..
Chách! Một cái tát khẽ vào bắp vế Đặng.
- Dữ ác hôn! Tưởng không iết nói chớ.
Đặng chậm dậy, dụi mắt, cười huề vốn:
- Ồ dì đó hả! chạp ngồi Vậy mà tôi tưởng ai.
- Dì nào, nói lại coi !
- Ờ ờ.. Chín hả em? Xuống hồi nào đó.
- Thấy ghét! Cô Chín nguých một phát sập chòi rồi ngoe ngoải bỏ đi lại đống rơm.
Chèng ơi! Anh chàng có vợ đẻ đâu có nhờ cậy được gì Cái giường thấy mà gớm, cái bộ mắt đàn bà đẻ vàng lườm trông muốn mất vía. Trong khi đó lại hiện ra gương mặt hồng hào ửng như mận chín, mái tóc đen nhánh và cặp mắt long lanh. Giữa nơi đây đồng ruộng gió mát.. vắng vẻ bóng người.
Đặng bất thần bước lại gần đưa tay định vuốt cô em .. vợ nhưng cô nàng né ra, quay mặt trợn mắt:
- Làm cái bộ gì vậy?
- Hề hề .. ai làm gì đâu? - Đặng giật mình bước trở lui.
- Làm vậy mà nói khổng làm gì.
- Tôi thấy con rắn mối bò tên vai.. Chín nên muốn bắt.
- Rắn mối đâu? Tui mét chị Tám cho coi nghe.
- Mét gì?
- Mét vậy chớ mét gì! Chị Tám chị cạo đầu cho coi.
- Chị Tám của ai?
- Chị Tám của.. của.
- Của tôi.
Chín bật cười, đưa tay che mặt, cười sục sục:
- Lãng dang!
Đặng sấn tới ôm ngang eo ếch cô nàng lôi cái thân mình tròn lẵn vào mình xiết chặt và hôn lia bất cứ ở đâu, trên mặt trên cổ, còn đôi t ay thì hằn học thay ngôi đổi chỗ trên mọi địa hình. Cả hai mất thăng bằng, hoặc tự nguyện, ngã xuống đống rơm.
Đặng hỗn hễn thở hơi nóng rực vào mặt Chín, nói giọng đứt quãng:
- Chín sao em không lấy chồng đi.
- Tôi có chồng rồi lấy gì nữa?
- Chồng đâu, ai?
- Ai thì biết á!
Đặng càng xiết chặt hơn nhưng Chín gỡ tay và vùng đứng dậy. Đặng chụp lấy nhưng Chín đã chạy thoát ra sân. Đặng không dám đuổi theo nữa sợ người ngoài ruộng ngó thấy. Trông cái bộ mặt sa sầm của cô em. Đặng hoảng vía, năn nỉ:
- Anh Tám giỡn chơi chút mà, giận hả?
Chín không nói gì bỏ đi thẳng ra bờ ranh rồi thăn thoát về hướng nhà. Đặng đuổi theo năn nỉ nhưng Chín càng chạy nhanh. Đàn bà con gái là loại người không thể hiểu được. Tình cảm họ xoay trở như bàn tay.
Đặng bằng quay về chòi leo lên ghế bố nằm gác tay lên trán tính cách chối nếu việc này bị bại lộ. Kế tính chưa ra thì Sáu Khuynh, Tư Tại vác cuốc đi vào. Lại kéo thêm chú Nhì Hết. Nhì Hết là tay nói xầy đàn bà phãi né mặt. Tù lâu cái chòi vịt đã trở thành nơi nghe tiếu lâm buổi trưa của những người làm ruộng vùng này.
Nhì Hết thấy Đặng thì nói ngay:
- Tôi mới thấy ai hình như dì.. nó xuống thăm dượng nó phải không?
- Bậy hoài chú! - Đặng quay mặt, tạt ngang.
- Bậy gì, đời này gà trống đẻ trứng, mèo đực sanh con là thường mà dự.ợng! Hề hề.. Ê, tui hỏi thiệt nghe dì nó có qua nấu cơm nấu nước cho chị không? Hề hề.. Thua cách tê gỡ bài cào dượng ạ. Tui mà được như dượng hì.. hì..hì tui không có chịu nghèo ba năm đâu!
Đặng nằm im, đầu óc rối loạn nhưng Nhì Hết cứ nói thao thao. Hết ghẹo chọc đến chuyện tiếu lâm. Toàn chuyện anh rể và em vợ lén lút làm chuyện trật bàn đạp, nào anh rể và em vợ đi tát đìa mò cá gần nhà, anh rể lôi tay cô em bảo bắt dùm con cá cào cững, cô em tưởng thiệt đưa tay chụp nhằm con “cá lóc” khá to, nào chuyện anh rể đi mò nghiêu.. bị cô em vợ la, anh rể bảo tưởng là con vo... Ọp.
Rồi Nhì Hết hỏi:
- Dượng muốn nghiêu, vọp, rô mề hay cào cũng?
Họ cười ngã nghiệng với nhau. Đặng cứ làm thinh chịu trận.
Nhì Hết nói tiếp:
- Dượng đừng nhát. Cái thứ em vợ tới nuôi chị đẻ mười vụ không phải một. Chừng chị ra tháng thì em cũng tanh cơm tanh cá ói mữa tùm lum.
Quả thật Nhì Hết nói trúng tim đen Đặng. Từ khi Đặng bị dì nó chọc ghẹo, Đặng đâm ra có ý xiêu xẹo. Nhiều lúc đi ruộng về, tạt vô bếp, đì nó ngồi lom khom thổi lửa khoe bộ mông núng trái quít thấy mà muốn nổi sùng. Giằng lòng không đậu, có lần Đặng len lén đi tới “hù” một tiếng làm dì nó giật mình quay lại, giơ hai gò má đỏ lơ đỏ lưỡng ra, thấy muốn hun hết sức mà chỉ dám vuốt nhẹ thôi. Dì nó gạt ra bảo:
- Mét chị Tám cho coi!
Đặng nói trớ:
- Người ta phủi tro, ủa chùi vết lọ giùm chọ.
Rồi Đặng cứ tiếp tục cái trò đó, vài ngày một lần, có ngày hai na lần nhưng dì nó có mét ai đâu.
Đã chịu đèn như thế rồi sao bữa nay trở chứng?
Vác cuốc lên vai, sắp ra đồng. Nhì Hết còn nói thêm:
- Nè nhớ câu này nghe dương nó!
Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo, kẻo đụng giường mẹ hay
Đặng giật mình đánh thót. Thằng cha này đi guốc trong bụng mình vậy cà! Quả thật hồi khuya này gánh trứng vịt về nhà, Đặng vô thăm con Ô Mặt Lọ, đi ngang chiếc giường phía ngoài, Đặng tưởng như mọi ngày bà mẹ ngủ ở đó canh chừng con gái và cháu ngoại. Nhưng bỗng một cái chân xoạc ra và bàn chân cong lên móc vào đùi Đặng. Té ra đêm nay bà mẹ không sang. Đặng run quá, gỡ bàn chân kia ra rồi đi thẳng. Do đó trưa nay Đặng mới bạo dạn hơn. Chẳng dè bị lạc quẻ.
Đến chiều, Đặng đáng lẽ về sớm để thăm “chị Tám” nhưng nhớ vụ Chín “phản đối” hồi trưa nên cứ nấn ná đợi tới chạng vạng mới về. Đặng hồi hộp, không dám bước vô Bà má và cô em đang ăn cơm sau bếp, thấy bóng Đặng vòng ra sau, bà mẹ bảo:
- Đặng về đó hả con, vô ăn cơm cho nóng.
Đặng “dạ” một tiếng nhám cào leo lét, Đặng vừa ăn cơm vừa liếc nhìn hai gương mặt đẻ đoán già đoán non. Chín vẫn xới cơm cho ông “anh rể” một cách tự nhiên. Đặng lua được vài chén thì Chín nói:
- Mai con không có đem cơm xuống chòi nữa đâu má.
- Mày không đem thì tao bảo con Mười đem.
- Con sợ xuống chòi quá hà!
- Yêu tinh gì ở dưới mà sợ?
- Không có yêu tinh nhưng có anh Tá..ám! Ảnh còn hơn yêu tinh nữa!
- Tưởng ai chớ nó. Bộ nó lạ lắm hả?
Đặng suýt buông đũa chi xuống lỗ nè. Thế thì chuyện đã đổ bể rồi. Chắc nàng cố giấu để tránh bệnh sản hậu cho chị, nên chỉ khui ra với mẹ. Nhưng như vậy cũng muối mặt cho ông anh rể lắm. Chín nói tiếp:
- Hồi trưa này con đem cơm xuống chòi..
- Thì đem xuống chòi chớ đem đi đâu, ối dẹp đi nà!
- Ảnh núp sau đống rơm ảnh "hừ" con. Con hết hồn hết vía!
- Tưởng chuyện gì! Cái con này, nhỏ em dữ hôn?
- Con tưởng ma nhát.
Đặng thở phào. Chín nguýt ông anh rể trề môi:
- Em biết rồi! Từ rày anh có là.. àm kiểu đó em không sợ nữa đâu.
- Anh làm kiểu khá.. ác! Em có sợ không?
Và Đặng cố tạo ra kiểu khác cho dì nó không sợ.
Số ra trước đây Đặng ngủ ở nhà bỏ chòi vịt cho hai đứa con Năm Mẹo trông chừng. Nhưng bây giờ Đặng tranh chức chủ chòi. Đặng chỉ về lúc hừng sáng. Lâu nay bà mẹ phải đi kèm, bà luôn luôn có mặt ở nhà Đặng làm kỳ đà, vì bà cũng thừa biết cái tai nạn của các cô em vợ nuôi chị đẻ. Không có thằng anh rể nào tha em vợ khi có cơ hội tốt xảy ra.
Nhưng nay Đặng ở miết dưới chòi thì bà hơi thả lỏng sự kiểm tra. Hơn nữa tuổi già, thức đêm thức hôm liên tục cũng mệt nên thỉnh thoảng bà tự cúp vài phiên gác.
Và đó là cơ hội cho ông anh rể “hù” dì nó.
Ban ngày dì nó đem cơm xuống chòi thì hai bên chỉ đá bóng. Ông anh rể vớt vát sơ sơ và hẹn hò choa ăn khớp vào lúc đêm khuya canh vắng. Cho nên bữa nào bà má sang thì Đặng về “thăm chị Tám”., còn đêm nào có mặt bà má lẫn dì nó thì dì nó ra mật hiệu. Do đó Đặng không bị hố. Bà mẹ chắc bụng thằng rể đàng hoàng nên dần dà bà phó thác việc nuôi nấng con chị cho con em.
Từ đó thằng rể dàng hoàng chờ nửa đêm thì mò về nhà, đàng hoàng mở cửa mà cánh cửa mở thì cứ việc đàng hoàng vô vì chốt cửa bên trong không có gài, còn nếu đẩy mà cánh cửa cứng thì phải rút lui đàng hoàng vì có kỳ đà. Nhờ vậy nên hai bên cứ đàng hoàng gặp nhau.
Nhưng ăn quen chồn đèn mắc bẫy.
Bữa đó hai bên đấu võ với nhau quá mức ghi vôi, nên cô em rú lên, thằng anh rể không bụm miệng kịp, cô chị bên trong phải lên tiếng. Thì cô em mau miệng đáp:
- Em nằm chiêm bao thấy lọt xuống sông:
Cô chị nghe vậy thì nhớ hồi trước có lần mấy chị em đi xem hát tiều về cũng nghe má “té xuống sông” mới mớ lớn như vậy, cô chị nghĩ rằng con nhỏ cũng té sông như bà già nên từ đó đêm nào có nghe cô em mớ thì cô chị cứ im lặng để cho em té xuống sông đã đời rồi lại bò lên, chẳng chết chóc gì.
Cuộc gặp gỡ giữa anh rể và em vợ kéo dài không biết bao nhiêu lần. Thằng anh rể thấy rằng mỗi lần gặp, mỗi lần cô em “té xuống xông” như vậy thì mãi rồi chị Tám dầu đần độn thế mấy cũng hiểu ra. Bởi vậy ngoài tiếng la ú ớ đôi khi lại còn tiếng vạt giường khua, chân giường nghiến và nhiều tiếng ly kỳ khác nữa. Cho nên anh rể và em vợ quèo nhau ra sau vườn. Ở đây cô em tha hồ té xuống sông mà không bị ai réo gọi.
Nhưng quả là trời bất dung gian. Một hôm chú rể lại mò về trong lúc nửa đêm trời mưa rỉ rả. Thiệt là thời cơ tốt. Chú đẩy cửa. Cánh cửa nhẹ re mở cửa ra chàng ta bèn lột áo tơi và nón vứt ngoài hè lách mình vô và khép cửa đóng chốt an toàn, yên tâm hoàn toàn. Chàng hăng hái bước lại giường bình tỉnh quơ tay gặp nhằm khối thịt ấm hổi. Đang lạnh nhưng máu cũng sôi lên, chàng nhào vô ôm và quờ lia lịa.
Chẳng ngờ đụng nhằm cái xương bánh chè gồ chề và bộ râu nhám đâm vào mặt như rể tre già. Rồi một giọng gầm gừ nổi lên:
- Đứa nào vậy?
Chàng rể nhảy phóc xuống đất và đáp:
- Dạ con!
- Con đi đâu giờ này?
- Dạ con về thăm con Ô Mặt Lọ. –Chàng rể nhanh trí đáp.
- Hừ, ban đêm làm sao thấy được lọ với không lọ?
Chàng rể nhanh chân lủi ra, mở cửa phòng ra ngoài trời mưa gió, quên cả chiếc nón lá và đùm áo tơi. Trưa hôm sau, cô em .. vợ lại đem cơm xuống chòi cho tình nhân. Một cuộc đối thoại vui vẻ xảy ra:
- Mắc dịch sao vậy?
- Má cảm, nên em phải ở nhà hái lá xông rồi kế trời mưa em không qua được.
- Sao không cho hay?
- Ba bảo ở nhà với má, tối nay ba đi tuần không có về nhà được. Ai dè ổng lỏn vô nhà anh.
- Báo hại.. thiếu chút nữa..
- Thiếu chút nữa gì?
- Thiếu chút nữa ba thộp đầu.. chớ gì?
- Thộp đầu ai?
- Ba rình bắt tụi trộm cướp.
- Hồi hôm em không ngủ được. Sợ anh về không gặp người ta.
- Tôi đâu có về! –Đặng chối phắc.
- Bộ sợ chị Tám của anh rồi hả?
- Trời mưa, tôi không về được.
- Thôi từ rày đừng về. Để em chịu khó.. đem cơm thôi.
- Sao vậy?
- Ba nói chị Tám cứng cát rồi. Em phải ở nhà để người ta tới coi.
- Coi ban ngày chớ bộ ban đêm à?
- Em không biết. Ba nói thì phải nghe, cãi ổng đập chết. Không hiều sao sáng nay ba không đi nhà làng. Mặt có vẻ giận. Hai ông bà nói chuyện gì với nhau trong buồng lâu lắm.
- Em qua không được thì bảo con Mười thay, hí hi!
- Lãng! Đồ quỉ!
Bịch! hịch!
- Chớ bỏ chị Tám anh một mình hà?
Chín chỉ tay vô trán ông anh rể, bỉu môi:
- Tôi biết cái mặt anh mà!
Ông anh rể bắt lấy cánh tay nắm luôn và lôi cái thân hình kia vào người, bụng bảo dạ phen này không cho thoát. Chín vẫn bình tỉnh:
- Tại ba má em tráo trở chớ nếu không em đâu có cực thân như vậy. Em không yên tâm và chị Tám cũng đâu có vui gì. Chị Tám biết anh đâu có thương chỉ. Còn em thì lều bều như giề lục bình, nước lớn trôi lên, nước ròng tấp xuống. Ở với anh thì không được còn đi lấy chồng em không thể nào.. –Chín nghẹn ngào.
Đặng thấy nước mắt người ngọc sắp ứ ra thì động lòng trắc ẩn. Lâu nay Đặng không định trả thù cha mẹ vợ mà cũng không có ý tòm tèm cô em vợ. Đặng cứ như con ngựa, mắt bị bịt, trên lưng có roi, miệng ngậm hàm thiếc, cứ thẳng đường mà chạy, dù đường xấu đường tốt cũng không rẽ ngang.
Nhưng ngờ đâu sự tráo trở của ông Hương làm cho Chín đau khổ. Rồi hoàn cảnh đưa đến như vậy. Trái bồ hòn từ đắng tới hồi ngọt chăng?
Với một người đàn ông trẻ có khả năng làm cho vợ mang bầu, thì sự chiếm đoạt cái của quý của nàng tiên hơ hớ không thực lòng chống chế có khó khăn gì. Hơn nữa nàng có đủ lý lẽ và tình cảm để bảo anh rể gọi chị mình là “chị”. Đống rơm thơm ngào ngạt giữa nắng trưa tỏa khắp đồng vàng.
Ba ông thần thừ lại lục tục kéo đến nghỉ mát. Tư Tại khơi mào:
- Chà bữa nay gió mát như quạt hầu.
Sáu Khuynh vừa quơ quơ chiếc nón lá vừa ngó quanh chòi.
- Vịt đẻ sai không dượng Chín? Ủa .. dượng Tám?
- Cũng thường thôi! –Đặng đáp cụt ngủn.
Tư Tại cười hì hì:
- Nếu dương Chín, ủa dượng Mười, ủa dư .. Ợng Tá..ám dừng chuồng cho kín thì nó càng đẻ sai hơn. Hé hé.. chuồng này hơi hở nên nó nhát.
Đặng phát cáu giả tạo:
- Nói xầy hoài mấy ông nội ơi. Có ăn chè không, sẵn hột vịt kia.
- Hè hè. Đó dượng nó trên đời này dây lang, dây choại.. dây nào luộc chấm mắn ngon nhứt?
- Dây ngon nhứt không phải là dây lang dây choại mà là “dây lưng”.
- Còn chè gì ngon nhứt, chè đậu, chè thưng, hay chè trôi nước?
- không phải chè nào hết mà chè..
Cả ba cùng cười ngã nghiêng:
- Đố dượng Chín biết chè gì?
Tư Tại bước lại rỉ tai Đặng:
- Chè bè!
- Không phải! –Sáu khuynh gạt. – Chè he, thêm cái dấu..
- Dấu gì? Sắc, huyền, hỏi.. ngã..ã?