Kẻ nào chưa một lần thất bại trong quá trình trưởng thành, tức kẻ đó không có gan thực hiện những điều mới mẻ.

Woody Allen

 
 
 
 
 
Tác giả: Du Tử Lê
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1922 / 40
Cập nhật: 2016-06-03 16:16:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20
hàng hát Trương Chi. Tiếng hát trầm thấp, chạy suốt dọc hành lang hẹp. Ánh sáng bị cô lập bởi sương mù dưới thấp. Những tấm kính phẳng, những tấm vải màu tím xẫm, rủ xuống, từng ô, từng ô. Tiếng chìa khóa tra vào ổ. Âm thanh nghe ấm. Khung cảnh quen thuộc và thân mật từ bồn hoa chạy theo vai hành lang, cho tới những bậc cấp dẫn xuống. Tôi không dám tin, mình đã trở lại. Thiên đường của những ngày mưa. Cõi riêng của những đêm rét. Hãn đẩy hé cửa phòng. Chàng dừng mắt nhìn ở tôi sau nụ cười gởi tới căn phòng cũ. Tôi bước tới ngang cửa phòng, nép người vào chàng. Rưng rưng, muốn khóc. Chàng hỏi trên tóc tôi còn ướt bụi mưa “bằng lòng không, ngỗng nhỏ?”. Tôi đáp “Em chịu đựng một năm để chỉ xin được sống một phút”. Hãn nói “đời người không đủ một trăm năm, nhưng anh có hàng muôn triệu phút cho em”.
Lần đầu tiên mùa hè đến với tôi như một miếng bánh thánh. Tôi bắt Hãn hứa với tôi trong những ngày đang thi là phải cho tôi đi Đà Lạt. Ngay sau khi tôi đi thi xong: “giữa khoảng thời gian chờ kết quả”. Chàng ngạc nhiên. Tôi gật đầu quyết liệt “Vâng. Trước khi có kết quả”. Vã Hãn đã phải gật đầu. Chỉ có cách đó mới đem được chàng ra khỏi đời sống thường nhật với những ràng buộc chằng chịt của trăm thứ rễ bám. Chỉ có cách đó tôi mới hy vọng được trở lại một lần thêm nơi chốn của mơ ước. Sự khao khát ở tôi còn có thể giải thích bằng những biến chuyển dồn dập xảy đến cho tôi trước ngày thi: sự phát giác của anh Hữu về đời sống riêng của Hãn. Cộng với lời cảnh cáo quyết liệt của anh Long. Dù đã biết phong phanh chuyện của Hãn nhưng với những bằng cớ xác thực và những cảnh tượng nhục nhã được vẽ ra bởi trí tưởng tượng phong phú của mọi người, mẹ tôi cũng đâm ra hốt hoảng. Tôi không có ý nói rằng những lo sợ của anh Long là vô lý. Tôi không phủ nhận tin anh Hữu đem về cho mẹ tôi là không xác thực. Nhưng mọi người đã đi quá xa quyền hạn của họ. Sự bất thình lình, họ đồng loạt tỏ ra có trách nhiệm sinh tử đối với tôi, làm tôi khó chiụ và muốn nổi đóa. Tinh thần trách nhiệm của họ ở đâu trong suốt bao nhiêu năm niên thiếu của đời tôi đen đúa? Tinh thần trách nhiệm của họ ở đâu, khiến Ích phải bỏ nhà ra đi? Còn mẹ đó. Còn cha đó. Một người chỉ quen nội trợ và một người đã về hưu, đã đang trên đường lú lẫn? Tôi muốn bảo anh Hữu, anh Long, hãy dành hết cái tinh thần trách nhiệm đột ngột đó cho bố. Hãy dành hết sự biểu lộ thương yêu ồn ào kia cho mẹ. Bởi vì bố và mẹ, chắc cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Còn tôi ư? Ôi. Tôi thì kể chi. Có xá gì. Khi mà bấy nay, tôi đã tự sống lấy một mình, như thú. Chịu riêng lấy một mình như cây. Những xúc động dành cho tình gia đình đã khô quắt. Bởi những năm mới lớn tôi chỉ thèm nhận được một chăm sóc nhỏ, một ngó ngàng dù cho có lệ của những người đó mà cũng đã không được. Tôi nhớ một lần tôi đã khó ấm ức trong bếp khi một bà bạn của gia đình tới thăm, thấy tôi, bà nói “con nhỏ này hồi rày ốm quá. Đen nữa. Bệnh hả?” Tôi khóc không phải vì bị chê mà vì tủi thân. Nhưng bây giờ thì đã muộn, quá muộn rồi.
Tôi trả lời mẹ rằng những chuyện mà mọi người hốt hoảng tưởng như sắp tận thế là những chuyện mà tôi đã biết, ngay từ ngày đầu tiên khi quen Hãn. Tuy nhiên, sự thẳng thốt của mẹ tôi ngày một gia tăng. Và bà đã kiểm soát mọi hành động của tôi. Anh Long đưa giải pháp nếu cần không cho tôi đi học nữa. Con gái học như vậy cũng được rồi. Anh Hữu tích cực hơn đề nghị để anh ấy tìm Hãn nói phải quấy. Không nghe sẽ đánh cho một trận hoặc làm đơn thưa đơn vị trưởng của Hãn. Tôi lo lắng đến thêm mất ngủ. Sợ mẹ tôi đồng ý để mọi người chọn giải pháp sau. Gặp Hãn, tôi báo ngay cho chàng biết. Hãn cười nhạt nhẽo: “Em đã trên hai mươi mốt tuổi. Anh cũng đủ bình tĩnh để phản ứng trong trường hợp đó. Đừng quá quan tâm”. Sự thản nhiên của Hãn đã giúp tôi an lòng được phần nào nhưng rời chàng, tôi vẫn phập phồng như cũ. Giữa tình trạng căng thẳng đó, anh Long mang về một người bạn, một người anh đàn ông trước đây đã theo đuổi chị Quyến. Anh Lượng con bác Cả. Anh ta đang là thẩm phán tại toà Đà Nẵng. Anh đàn ông này không phải là một hiệp sĩ mù đầu tiên tìm đến kể từ ngày tôi rời phố núi trở về. Cũng như anh Tịnh, cháu anh Quyến, bạn anh Long nhất quyết đóng vai quân tử tàu. Nhất định rằng dù gì chăng nữa cũng cưới tôi cho bằng được. Chắc họ cho rằng tôi đang là kẻ sắp chết đuối và họ là chiếc phao an toàn cho tôi đấy. Hãn gọi quí vị này là hiệp-sĩ-mù-nghe-gió-đánh-kiếm. Bác Cả liên tiếp đến thăm bố mẹ tôi. Và tình thân của hai người bạn già một dạo phai nhạt vì chuyện chị Quyến đi lấy chồng, nay lại được hâm nóng như không có chuyện sứt mẻ nào đã xảy ra trong quá khứ. Chuyện cưới hỏi được đề cập đến tự nhiên trước mặt tôi, như thể tôi đang hoan hỉ chờ đón việc ấy.
Từ ngày yêu Hãn, tôi học được khá nhiều kinh nghiệm. Ngoài kinh nghiệm giữ được mình thản nhiên trước mọi mỉa mai nhục nhã, tôi còn có kinh nghiệm về cách dạy cho mấy anh hiệp-sĩ-mù những điều sơ đẳng về nghệ thuật cầu hôn. Tình yêu còn giúp tôi khôn ngoan ra vì biết đo lường hoàn cảnh, biết cân nhắc thận trọng trong mọi hành động của mình.
- Em đi tắm không? Dù là đi trại với trường cũng nên tắm lắm. Hãn nheo mắt. Chúng tôi nhìn nhau cười.
Hãn thay quần áo. Tôi dọn dẹp vật dụng vào tủ. Mẹ tôi yên trí là tôi đi trại cùng với trường. Tôi biết nếu không có vụ anh Lượng Hiệp sĩ mà phăng phăng tính chuyện mà không cần hỏi ý kiến riêng của tôi, trong khi tôi cũng tảng như không có phản ứng gì hết, chưa chắc mẹ tôi đã cho tôi đi. Tôi chỉ xin bà cho tôi được dự trại hè với trường, sau ngày thi. Với lý do cho khỏe lại. Để chắc chắn hơn, tôi nói “Mẹ nên cho con đi. Có thể đây là trại hè cuối cùng mà con còn có thể đi được với trường. Mai mốt có chồng rồi, làm sao đi được nữa”. Tôi nhắc đến sự có chồng như một ngụ ý cho thấy giữa tôi và Hãn đã không còn liên lạc. Tôi đã dứt được liên hệ với Hãn, sau những ngày quyết liệt và một loạt biện phát đe dọa của gia đình. Có thể là cha mẹ tôi đã phần nào động lòng trắc ẩn khi nghe tôi nói vậy. Tuy thế bà cụ vẫn đòi phải có giấy của trường làm bằng. Gì chứ, giấy xin phép cho đi trại tôi có thể kiếm một lúc cả xấp. Khi kể lại cho Hãn nghe chàng bảo phải cám ơn trường của em. Và em không nên đậu. Nên rớt hoài có lẽ lại tốt hơn.
Tôi sửa soạn quần áo tắm cho Hãn. Hãn vén tấm rèm che, nhìn ra ngoài trời. Chàng vươn vai thở từng hơi dài.
- Tắm đi anh.
Hãn quay lại. Chàng tiếp tục giữ tôi trong vòng tay. Áp má trên ngực trần, tôi nghe rõ nhịp đập của trái tim, hơi ấm và mùi vị riêng của Hãn.
Chàng bảo.
- Sao anh lo ngại chuyện mình quá.
Biết Hãn muốn nói về chuyện Lương nhưng tôi vẫn hỏi lại.
- Chuyện gì anh?
- Thì lại chuyện anh hiệp-sĩ-mù nào đó.
Tôi xòe năm ngón tay trên ngực chàng.
- Anh nghĩ ngợi làm gì. Em đã quen rồi với những chuyện đó. Đây đâu phải là lần đầu (tôi nhẩm tính). Nhân vật này là nhân vật thứ ba trong vòng ba năm chúng mình yêu nhau.
Hãn im lặng. Có tiếng giầy phụ nữ đi ngoài hành lang. Bước chân hơi ngập ngừng trước cửa phòng chúng tôi, chút xíu rồi đi thẳng. Chắc cô thu ngân đem trả thẻ kiểm tra.
- Anh còn nhớ vụ anh Trịnh, cháu anh Quyến không? Hiệp-sĩ-mù đến như anh đó mà em còn làm cho anh ta thối chí được, huống hồ chi hiệp-sĩ-mù này.
Chàng thở ra.
- Anh sợ trường hợp này sẽ khác. Ngoài tình thân giữa hai gia đình ba mẹ lại nhất định diễn vở kịch tình chị duyên em, ấy mới là rắc rối. Hơn nữa em đừng quên vụ Trịnh xảy ra vào thời gian mà chuyện hai đứa chưa bị lộ…
Tôi vẫn vững tin nơi mình. Tôi nghĩ nếu có một anh đàn ông đóng vai Django khùng thứ hai, thì cũng chỉ có thể khùng đến như Trịnh mà thôi. Không thể khùng hơn được.
Là cháu anh Quyến, Trịnh biết tôi từ ngày đầu khi chân ướt chân ráo đến cao nguyên. Anh ta bám tôi ráo riết, như một con ma đói. Sự hùng hổ của anh ta chỉ khiến tôi buồn cười, tội nghiệp. Vì ở cùng thị trấn nên Trịnh là người đầu tiên biết chuyện tôi và Hãn. Tôi tưởng sự ầm ĩ đó khiến Trịnh tự ái mà tha cho. Nào ngờ, anh ta vẫn xăm xăm tiến tới. Tôi về Saigon đi học lại chưa được một tháng thì anh ta về theo, và tìm đến nhà, ngỏ ý với mẹ tôi muốn nhờ người đánh tiếng xin hỏi cưới. Phần còn tin tưởng nơi cô con gái diệu của mình, phần muốn để cho tôi học thêm một hai năm nữa mẹ tôi bảo chuyện ấy nên nói với tôi trước. Và không thể ngờ rằng ngay buổi tối đó, khi vừa chia tay Hãn trở về, Trịnh đã đợi sẵn tôi ở phòng khách. Gọi Trịnh là hiệp-sĩ-mù chứ anh ta cũng biết tán gái, dù tán một cách nhà quê. Anh ta hỏi “Cô Phiến đi học mới về?”. Vừa thấy anh ta, tôi đã khó chịu và linh cảm có một điều gì không ổn sắp xẩy đến. Tôi nói thẳng: “Không anh, học gì giờ này. Chín giờ tối rồi. Tôi đi chơi.” Trịnh vẫn giữ nụ cười thân ái bảo: “Ồ, ở Saigon mà. Đâu có như Pleiku. Mười một giờ đêm ẫn còn tấp nập người đi lại…” Chắc tưởng tôi lúng túng sự về trễ của mình nên anh ta cố ý bào chữa giúp. Biết là mình gặp phải một thứ hiệp sĩ mù hạng nặng rồi đây, tôi cũng cười nhạt “Saigon thì Saigon chứ anh, con gái về tối quá đâu được. Tôi đi chơi với anh Hãn và anh Hãn đưa tôi về tới ngõ đấy chứ”. Trịnh nhíu mày. Tôi chờ đợi một phản ứng đàn ông nơi Thịnh. Thí dụ xô ghế. Đứng lên. Ra về. Nhưng không. Trịnh trở lại bình thường ngay. Dựa vào câu trả lời của tôi. Trịnh bảo Trịnh có biết Hãn. Và anh ta nói một hơi về chàng. Không thể thất vọng hơn. Tôi gồng mình chịu trận cho đến khi mẹ tôi ra và tôi lấy cớ lên gác thay quần áo. Những ngày kế tiếp, Trịnh vẫn dến chơi dù không lần nào tôi tiếp. Không kiên nhẫn nổi, tôi phải nói với mẹ tôi bảo Trịnh đừng tới nữa, nếu không tôi sẽ gặp Trịnh và nói thẳng với Trịnh điều đó. Chẳng hiểu mẹ tôi nói với Trịnh như thế nào, chỉ biết sau đấy, không còn thấy Trịnh lai vãng.
- Thôi Hãn đi tắm đi. Tôi gỡ tay Hãn. Trán chàng xếp lại nhiều nếp nhăn.
- Em còn quên cái chức thẩm phán của Lượng cũng là một lý do quan trọng đóng góp vào quyết định của ba mẹ đấy.
Tôi cười tươi và rất thật lòng:
- Bây giờ, có ông trời cũng vậy thôi. Hãn quên là em, em chứ không phải là người khác. Có thể em không có quyền quyết định, nhưng em có quyền chọn lựa. Cùng quá, em sẽ chọn lựa theo cách của em.
Hãn lắc đầu trước khi vào phòng tắm:
- Anh biết. Dẫu sao thì cách đó… nó thảm quá.
Hãn đóng cửa phòng. Tiếng nước từ douche bắt đầu chảy. Tôi nói vọng vào.
- Chẳng hơn là em sống để lấy người ta sao?
Hãn không trả lời. Tiếng nước phun xối xả. Tôi gieo người xuống giường với nguyên quần áo, bụi đường và mồ hôi nhớp nháp. Tôi thiếp đi cho tới lúc Hãn phải đánh thức.
Người ê ẩm, đau nhức. Một ngày đi đường cộng với những đêm thức thắng để học thi, tôi cảm thấy như thân thể mình được tạo thành bởi giấy bột, và lớp hồ dán đang muốn nhả ra, tan tành từng mảnh. Tôi dấu mặt và che miệng ngáp.
Hãn nói:
- Em tắm một lát đi. Mệt quá phải không?
Cửa màn buông và cửa kính khép kín, như những tiếng động ở dưới thấp vẫn vẳng lên. Tôi biết Đà Lạt đã tối. Một vài tiếng còi xe vọng đến, mơ hồ, như tiếng kêu yếu ớt từ một đỉnh đồi nào xa tít.
Trong lúc chợp mắt. Tôi mơ thấy chuyến đi của chúng tôi bị phát giác. Gia đình tôi thuê xe đuổi theo. Tôi nhớ rất rõ, lúc xe của chúng tôi sắp sửa vào thành phố, in là tới cây số 297 thì xe sau bắt kịp. Đoạn đường đó một bên là vách núi, một bên là thung lũng. Ngồi bên cạnh bác tài, nhìn vào kính chiếu hậu, tôi thấy rõ khuôn mặt giận dữ đến điên dại của mẹ. Anh Long ngồi phía ngoài. Tài xế là Lượng. Băng sau có anh Hữu, em tôi và nhất là có cả Trịnh. Tôi thấy rõ, chốc chốc, anh Long lại hối Lượng tăng ga thêm. Trên tay anh Long lăm lăm một khẩu súng lục. Thỉnh thoảng anh giơ lên, như muốn nhắm bắn. Tôi xiết chặt tay Hãn. Hãn ngồi ngoài cùng. Chàng ngả đầu vào vai tôi, ngủ gà gật. Không hiểu vì quá sợ ríu lưỡi không nói được hay vì lý do gì mà không thể báo động cho Hãn biết. Suốt từ lúc biết mình bị đuổi theo, tôi chỉ có thể dán mắt vào tấm kính nhỏ trong xe mà thôi. Rồi bất thình lình một tiếng nổ. Tôi thấy rõ. Rất rõ. Bác tài kêu một tiếng ngắn, khô. Xe lao chao. Hành khách rú lên cùng lúc. Tôi chỉ kịp mở cánh cửa cho Hãn văng ra xe khi xe lao xuống vực.
Tỉnh dậy, tôi mừng thấy đó chỉ là giấc mơ. Đầu tôi chĩu nặng. Định kể cho Hãn nghe, nhưng tôi giữ lại được. Chỉ làm Hãn lo âu thêm mà thôi. Tôi nghĩ thế, và bảo Hãn:
- Em đói.
Hãn đã mặc quần áo chỉnh tề. Chàng đang hút thuốc.
- Ừ. Tắm đi rồi đi ăn. Anh cũng đói quá. Nếu không đói chắc anh còn để em “ụ” nữa.
Với Nhau, Một Ngày Nào Với Nhau, Một Ngày Nào - Du Tử Lê Với Nhau, Một Ngày Nào