Số lần đọc/download: 8022 / 161
Cập nhật: 2018-09-06 10:12:51 +0700
Hồi Thứ Hai Mươi - Hòa Thân Chiếm Được Cung Tần
L
ại nói về việc Phúc Sinh cùng đi với Chu Y Víên, ngay sáng sớm ngày hôm sau họ đã gói ghém hành lý xong để lên đường. Chu Y Viên bảo Phúc Sinh đưa Uyển Nhi đi trước, và hẹn sẽ gặp lại nhan ở Phúc Nhuận Lâu nơi cửa thành huyện Uyển Bình.
Phúc Sinh lại bảo Uyển Nhi cải dạng nam trang, đưa hòm xiểng đi trước. Chu Y Viên đi khắp chùa chào sư cụ, rồi đi sau.
Đến trưa, Chu Y Viên đã tìm thấy Phúc Sinh ở Phúc Nhuận Lâu, hai người liền ăn trưa, uống trà ngay hai Phúc Nhuận Lâu. Ăn xong, họ liền lên ngựa, ra roi, chỉ chừng xế chiều là về đến tướng phủ nơi kinh thành.
Ngay tối hôm đó, Chu Y Viên đã đem những tin từ phúc Sinh dò la được, nói lại rất tỷ mỹ, chi tiết với Hòa Thân.
Nghe xong, Hòa Thân nói:
- Thế này, thành ra, ta đã trừ được mối hại trong cung.
Nói xong liền cười.
Ngay lập tức, Hòa Thân sai Trương Thiên Hoành ngày mai đi mời Lưu Công tới phủ để bàn việc. Sắp xếp mọi công việc xong xuôi mới nói với Chu Y Viên:
- Cái thằng Phúc Sinh này thế mà được việc.
Chu Y Viên nói:
- Vâng, khá lắm, nhanh nhẹn lắm!
Hòa Thân sai người gọi Phúc Sinh tới. Phúc Sinh vừa vào cửa đã vấn an ngay Hòa Thân.
Hòa Thân nói:
- Phúc Sinh, vừa qua anh làm việc khá lắm. Thưởng cho anh hai nghìn lạng bạc, đem gửi về nhà đi.
Phúc Sinh nghe xong, liền quỳ xuống tạ ơn, song lại nói:
- Xin tạ ơn tể tướng đã ban thưởng cho, nhưng kẻ tiểu nhân này xin phép không nhận bạc.
Hòa Thân ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao?
Kẻ tiểu nhân này chỉ muốn được, luôn luôn có mặt bên cạnh tế tướng, để làm được nhiều việc hơn, tỏ được tấm lòng khuyển mã.
Hòa Thân nghe xong lời nói đó, chợt nhận ra ngay một điều, nên vội vã nâng Phúc Sinh dậy, rồi ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú, lanh lợi của Phúc Sinh, nói ngay:
- Được đấy, được đấy!
Hòa Thân quay đầu lại nói với Chu Y Viên:
- Lệnh cho hắn đã làm trưởng ban cảnh vệ trong phủ, địa vị ngang với Trương Thiên Hoành.
Chu Y Viên vén râu gật đầu.
Phúc Sinh lại lập tức quỳ xuống:
- Cảm tạ đại nhân đã gia ơn, gây dựng.
Nói xong, lui ra.
Ngày hôm sau, Lưu Toàn đã tới Hòa Phủ bàn công việc.
Hòa Thân dẫn Lưu Toàn vào trong phòng mật, trà đồng bưng trà lên. Hòa Thân phẩy tay đuổi chúng lui ra. Rồi đem chuyện cung nữ Xuân San tới chùa Linh Giới xin thẻ, và đã thông dâm với sư Tú Viễn nói lại với Lưu Toàn.
Lưu Toàn nghe xong, liền phẩy cái phất trần một cái nói với Hòa Thân:
- Thế là được!
Hòa Thân hỏi:
- Tại sao lại là được?
Lưu Toàn bèn nói với Hòa Thân mọi kế sách của mình với Hòa Thân, Hòa Thân nghe qua thấy việc chiếm đoạt Tuyết Hương và Chu Liên của mình có thể thực hiện được. Mặt mũi như sáng ra, và gật đầu lia lịa. Tiếp đó, hai người còn bàn bạc mọi việc với nhau rất lâu nữa.
Ngày Rằm tháng Tám, trong cung lại sai Xuân San đưa Tuyết Hương và Chu Liên cùng đi đến chùa Linh Giới để thắp hương, cầu phúc cho Hoàng Thái Hậu. Bọn Thái Giám rầm rộ nghênh ngang, khênh những tặng vật mà cung đình thưởng cho chùa Linh Giới, bao gồm toàn những lụa là, gấm vóc, kim ngân ngọc khí. Trong số đó có bốn tên Thái Giám to béo, khênh một chiếc hòm rất lớn, rất nặng nề, và cả đoàn người đi về phía chùa Linh Giới.
Đến tận chùa mới báo cho sư cụ biết, làm cho chúng ông bối rối quẩn quanh tụ thành từng đám. Trong khi đó những chiếc xe ngựa của cung cấm, lại cứ đi loanh quanh, luẩn quẩn bên ngoài chùa rất lâu, mà vẫn không thấy vào chùa. Sư cụ trong chùa chờ đợi mãi, đã thấy sốt ruột, nhưng lại không tiện hỏi nhiều, nên đưa tất cả sư mô lên tất cả trên chùa thượng, ở lớp chùa thứ ba.
Đợi đến khi tất cả sư mô lớn bé không còn bóng người nào, Thái Giám mới theo thứ tự đưa các cung nữ vào đại diện các chùa. Họ đưa cung nữ Xuân San vào quỳ trong hai điện xong, Thái Giám mới khóa cửa bằng chiếc khóa nhất to rồi quát tháo nhau đi ra chỗ khác. Thực ra họ đã sớm bố trí hai tên Thái Giám nhanh nhẹn, lẩn vào trong chân tường đại điện chùa trung, rồi nghé mắt nhòm, rình sẵn, với nhiệm vụ là: Chỉ cần cung nữ Xuân San có bất cứ hành động không đúng phép tắc nào, là bắt ngay lập tức. Hai tên Thái Giám nhanh nhẹn đó, chính là hai kẻ tâm phúc của Lưu Toàn.
Hai Thái Giám đó, nghé mắt nhòm vào bên trong, chỉ thấy cung nữ Xuân San quỳ ngay ngắn ở giữa đai điện, người không thể động đậy. Chờ trục suất nửa canh giờ, hai tên Thái Giám càng thấy luống cuống, sốt ruột, nghĩ bụng: Chẳng thấy có động tĩnh gì sao?
Chẳng cần nói đến bọn Thái Giám mà ngay đến cả cung nữ Xuân San trong lòng cũng như lửa đất. Nghĩ bụng: Quỳ ở đây, lâu đến như thế rồi, mà sao vẫn chẳng thấy Tú Viễn động tĩnh gì, hay đã bị dồn lên đại điện, nên không trốn ra được? Hay bệnh tật chi đây, phải nằm liệt trên giường chăng? Hay trong gia đình có chuyện bất thường gì, phải về nhà thăm hỏi?
Xuân San cứ quỳ thẳng đơ như thế trong suốt một canh giờ, mà vẫn chẳng thấy bóng dáng Tú Viễn đâu.
Cuộc hành lễ đã xong, và đã thấy khênh ống thẻ tới. Bọn Thái Giám đưa Tuyết Hương và Chu Liên tới đây rồi cùng nhau lễ bái, thắp hương và xin thẻ, làm đủ mọi thủ tục, rồi rước thẻ về cung.
Lưu Toàn được biết, cung nữ Xuân San không hề một hành động gian tà nào, thì hắn phát hoảng lên, và ngay lập tức từ trong cung, ra lệnh tìm Trương Thiên Hoành tới.
Trương Thiên Hoành từ trong cung trở về, nói lại tỹ mỹ mọi chuyện với Hòa Thân, Hòa Thân nghe mà buồn xỉu hẳn đi, bởi vẫn cứ tưởng rằng hôm nay sẽ bắt được Xuân San làm chuyện gian dâm, rồi nhân đó Lưu Toàn hè tìm cách đuổi hai cung nữ Tuyết Hương và Chu Liên ra khỏi cung cấm, để đem về Hòa phủ sử dụng, nhưng không ngờ, đã để xảy ra một sai sót, mất cả chì lẫn chài, nên vội vã cho Trương Thiên Hoành lui ra và cho gọi Phúc Sinh tới.
Hòa Thân nghĩ ngợi mông lung và cứ đi đi lại lại trong nhà. Phúc Sinh được Trương Thiên Hoành gọi tới, liền vào ngay trong phòng bái kiến Hòa Thân.
Hòa Thân chậm rãi đem mọi sự thực nói lại với Phúc Sinh. Phúc Sinh nghe xong cũng không khỏi giật mình run rẩy, nghĩ bụng; Nếu không phải là Tú Viễn nói láo lếu, thì còn là gì nữa. Nghĩ mãi mà chẳng ra được một đầu mối hợp lý nào, nên cũng chỉ đành đứng thộn sang một bên. Hòa Thân thấy hắn không có ý kiến gì, nên cho hắn lui ra. Hòa Thân trở lại phòng ngủ nghỉ ngơi, suốt đêm không nói thêm một câu nào.
Lại nói tới việc Phúc Sinh trở lại phòng mình, bèn đi tắm rửa rồi đi ngủ. Nhân Phúc Sinh thấy mình vừa Hòa Thân đề bạt thăng chúc, nên vô cùng phấn khởi, quyết một lòng hầu hạ Hòa Thân, và chắc chắn rằng từ nay về sau sẽ kiếm chác được nhiều. Vậy mà sau khi được gọi vào phòng Hòa Thân, lại được nghe nhũng tin tức như thế, bực bội vạch tám đốt xương sống ra rồi lấy nửa hộp Tuyết Thủy gội vào. Ở trong phòng, Phúc Sinh hận cay hận đắng thằng sư Tú Viễn lại dám đánh lừa mình. Hắn nắm chặt hai bàn tay, răng cũng nghiến chặt, chỉ muốn xé nát Tú Viễn ra thành từng mảnh, bởi nó đã làm hắn thất tín với Hòa Thân.
Sáng sớm ngày hôm sau trở dậy, ăn mấy miếng điểm tâm qua loa, rồi ra roi, phi ngựa tới chùa Linh Giới.
Lại nói về Tú Viễn, tại sao hôm đó không xuất hiện để làm chuyện tà dâm với cung nữ Xuân San? Nguyên do là Tú Viễn vốn đã dầm chân xuống bùn đen từ lâu rồi, nên tính bài chuồn cho yên thân.
Tại sao Tú Viễn lại chuồn vào lúc này? Nguyên là vì hắn thấy Phúc Sinh ra đi mà không có lời từ biệt với hắn, trong khi những người trong chùa, đều xôn xao bàn tán rằng: Hai thầy trò nhà này rất lạ, đến chùa mà chẳng thấy đốt hương, lễ bái, và cũng chẳng xin thẻ, đoán quẻ gì cả, lại bừa bãi vung ra ngần ấy lạng bạc, chờ gặp được người cần gặp là biến luôn. Sau này nhũng việc như thế giá như có được nhiều hơn, thì càng tốt.
Còn Tú Viễn cũng cảm thấy cái trò mà Phúc Sinh bầy ra là rất đáng nghi ngờ. Trước hết hắn nghĩ: Một người như Phúc Sinh, mày xanh mắt sáng, thân cao năm thước, vai rộng năm đình, xem ra chẳng có dáng vẻ gì là một kẻ hầu hạ cả. Rồi lại nghĩ: Thằng Phúc Sinh đó lại cùng với mình xem tranh Xuân Cung, rồi lại dẫn về một cô gái thuộc làng son phấn cùng nhau vui thú, hưởng lạc vô cùng gần gũi, thân mật như vậy là sao? Nghĩ tới đó, trong lòng vô cùng run sợ, và ngồi đứng chẳng yên.
Hôm đó, Tú Viễn đã nhũng người đến lễ bái cúng tiền công đức, thấy xung quanh chẳng có ai, nên đã đút vào túi riêng, không giao cho chùa nữa. Buổi chiều hắn thay áo quần, đi xuống phố lớn ở huyện Uyển Bình. Ban đầu hắn chỉ có ý định đi loăng quăng cho vơi nỗi sầu, nỗi lo mà thôi.
Khi đã tới phố lớn của huyện thành, mắt lại chợt nhìn thấy Phúc Nhuận Lâu, liền rẽ chân bước vào, những người chạy bàn cũng chẳng ai ngăn cản hắn. Tú Viễn bèn bước thẳng xuống sân sau. Thấy trong vườn, hoa đua sắc, khoe tươi, tiếng oanh tiếng yến dập dìu. Bọn gái làng son phấn đang đùa nghịch trong vườn. Tú Viễn đứng lại và không sao dời chân đi được nữa, nghĩ bụng: Thì ra chính gái nơi buôn hoa bán phấn này, mới thật là nơi có cảnh sắc tuyệt vời. Tú Viễn cứ đứng chôn chân ở đó, rồi bất chợt có một cô gái lầu xanh thoáng qua trước mắt Tú Viễn, thấy có vẻ quen quen, bạn có biết đó là ai không? Đó chính là Uyển Nhi, do Phúc Sinh dẫn về chùa để hành lạc, truy hoan cùng Tú Viễn.
Tú Viễn liền chạy tới trước mặt cô ta và nói:
- Thưa tiểu thư, chẳng hay tiểu thư có nhận ra kẻ tiểu sinh này không?
Uyển Nhi tưởng một vị công tử nào đó hỏi mình, bèn đáp lễ và nói:
- Thưa công tử, công tử lại có thời giờ nhàn rỗi tới chơi ở đây ư?
Thực ra trong đêm hôm đó, cô cũng chẳng nhìn kỹ một Tú Viễn xem đó là ai, hàng ngày tiếp không biết bao nhiêu là khách, hôm nay người này lôi vài hôm, ngày mai lại người kia kéo đến nhà nào đó hát xướng. Người là đến người đi thay nhau, đông đúc, vắng vẻ, còn ruột gan nào mà đi ghi nhớ nét mặt những con người ấy.
Nhưng Tú Viễn đã nhận ra cô Uyển Nhi đó, nên mời là cô vào phòng uống trà. Trả tiền cho người chạy bàn, gọi hai ấm trà mật táo kim ty, hai người vừa uống trà vừa nói chuyện.
Tú Viễn hỏi:
- Thưa tiểu thư, hôm đó, cái cậu công tử Phúc ấy, trả cho tiểu thư bao nhiêu bạc?
Câu hỏi đó của Tú Viễn làm cho Uyển Nhi ngẩn người, hỏi lại:
- Công tử Phúc nào nhỉ?
Tú Viễn thấy Uyển Nhi quên, lại càng hồ nghi hơn, nên hạ thấp giọng nói:
- Tức là cái người đưa cô đến chùa ấy.
Lúc này Uyển Nhi mới chợt nhớ ra, và biết rằng người này chính là nhà sư ở trong ngôi chùa đó, và bất chợt đỏ mặt lên, nói:
- Cũng gọi là có ít nhiều, nhưng công tử hỏi cái đó để làm gì?
Tú Viễn cũng lúng túng không biết trả lời ra sao, đáp:
- Thì tôi cũng là hỏi lung tung như thế, tiện miệng hỏi thế thôi.
Uyển Nhi nghĩ ngợi một lát rồi đáp:
- Có đến cả thuyền chở vàng bạc, cũng chẳng lấp đầy vào cái làng yên hoa này được. Xem chừng thì công tử Phúc cũng phải bỏ vào việc này tới hai trăm lạng bạc đấy.
Tú Viễn nghe xong, sững người. Hai trăm lạng bạc mà mới chỉ là chi cho việc ăn uống, rượu chè, còn việc mua người chắc cũng thẳng kém thế là bao.
Tú Viễn hỏi gấp:
- Tại sao cái cậu công tử Phúc lại vung tay quá trán như vậy?
Uyển Nhi nói:
- Anh đi mà hỏi cậu ta, chứ hỏi tôi làm gì?
Tú Viễn nói:
- Tôi hoàn toàn không quen biết gì cậu ta cả!
Uyển Nhi nói:
- Công tử chơi bời, cậu ta với anh lại không quen biết vậy thì vì lý do gì mà lại vung tay quá mạnh như thế?
Tú Viễn trầm ngâm một lát, thấy rằng cuộc nói chuyện này cũng chưa tìm được điều gì. Nên nói:
- Cô và cậu ta đã nói những chuyện gì?
Uyển Nhi đáp:
- Cũng chỉ là uống rượu, chơi bời mua vui, chẳng lẽ lại bàn đến chuyện quân quốc đại sự sao?
Tú Viễn bèn cầu khẩn, van xin:
- Xin cô hãy cứ nhớ kỹ lại xem, nhũng lời cậu ta đã nói với cô như thế nào nói lại cho tôi nghe!
Uyển Nhi chán ngán, nghĩ: nên nói mấy câu vớ vẫn cho xong chuyện đi. Bèn nói:
- Cậu ta nói, cô em rất ngoan, biết chiều chuộng đàn ông!
Tú Viễn nghe những lời đó thấy vẫn chẳng ra đâu vào đâu, nên rút từ trong túi ra một giác bạc, đặt rất ngay ngắn trên bàn, đứng dậy, cung cung kính kính vái một cái, nói:
- Xin tiểu thư nghĩ kỹ lại xem, cái mạng này của tiểu tăng, chính là nằm trong tay tiểu thư đó.
Uyển Nhi nghe nói vậy, thấy rằng việc này cần phải nghiêm chỉnh hơn một chút, liền cầm lấy giác bạc, nghĩ ngợi một lát, lựa chọn đôi điều quan trọng nhất còn lại trong ký ức mình, nói với Tú Viễn. Trong đó có một câu:
- Cậu ta nói rằng: "Lần này chắc chắn quan lớn sẽ khen thưởng cho ta, việc ở chùa, nếu không phải ta, thì ai có thể dò thám ra được”.
Tú Viễn nghe xong câu nói đó, chợt như bảy vía còn ba, vội vã chào Uyển Nhi rồi chân cao chân thấp đi như bay về chùa. Ngay tối hôm đó, Tú Viễn vơ cào vơ cấu mấy bộ quần áo đáng tiền, gói thành một gói, rồi chờ giờ dần, ra khỏi cửa nhà ngủ, vượt tường ra khỏi chùa, rồi biến đi ngay trong bóng đêm đen tối.
Lại nói việc Phúc Sinh phóng ngựa tới nơi, đi quanh quẩn khắp chùa một vòng, mà chẳng thấy Tú Viễn đâu, bèn hỏi một người quét chùa:
- Xin cho hỏi, nhà sư Tú Viễn hiện đang ở đâu?
Người quét chùa lơ đãng đáp:
- Trốn rồi!
Nghe đáp vậy, Phúc Sinh bất chợt giật nảy mình, hỏi tiếp:
- Tại sao lại phải trốn, trốn đi khi nào?
Người quét chùa nhận ra rằng Phúc Sinh là người đã cùng tới chùa này, nên nói:
- Các ông rời chùa được ít hôm, rồi một đêm, thức dậy chẳng còn thấy bóng dáng đâu nữa. Tại sao lại thế, chẳng ai hiểu nổi!
Phúc Sinh nghe xong, thấy mình đã hoàn toàn thất bại, nên đứng chôn thân ở đó thẳng nói năng chi. Nay lại nói tới một tên vô tiêm sĩ khác ở trong chùa, mới xuống tóc đi tu, thắp hương niệm Phật và thành sư, lấy tên nhà Phật là Bái Nguyệt.
Từ trong phòng mình, Bái Nguyệt nhìn thấy người khách mấy hôm trước đã tới đây, bây giờ lại đến chùa, chợt thấy vui mừng trong dạ. Nghĩ bụng: Hắn là kẻ có lắm tiền nhiều bạc, tốt nhất là mình đi làm quen, nịnh nọt hắn một tý, lấy xu tiêu.
Bái Nguyệt chạy vội từ trong phòng ra. Lúc đó đúng là lúc Phúc Sinh đang đứng chôn chân ở sân chùa, như người mất hồn, không còn biết phải xoay trở ra sao nữa, vì nghĩ rằng, mình vừa mới xuất đầu lộ diện, đã vướng ngay vào cái chuyện mất mặt này, tín nhiệm của mình với tướng phủ sẽ suy sút đi không biết bao nhiêu.
Khi đó Bái Nguyệt đi tới, nói với Phúc Sinh:
- Quý khách có gì dậy bao, tôi xin sẵn lòng hầu hạ.
Phúc Sinh ngoảnh lại nhìn, thấy một nhà sư trẻ thân hình chỉ cao chừng bốn thước (một thước = O,333m. ND.) mặt mày xấu xí, mắt la mày lét đang đi tới, nên nói:
- Chẳng có việc gì đâu.
Bái Nguyệt vẫn không đi, nói tiếp bằng giọng nịnh bợ:
- Quan khách mới chỉ đến chùa có mấy ngày, mà cả chùa ai ai cũng phải khen ngợi khen quý khách quả là một đấng nhân tài. Sư huynh tôi là Tú Viễn đã bỏ chùa trốn đi rồi, có việc gì xin quý khách cứ dặn dò, sai bảo tôi!
Phúc Sinh đang phiền não đến thối ruột thối gan, đi mất nửa ngày đường, bụng cũng đang đói cồn cào, lại thấy tay sư trẻ cứ quấn riết lấy mình, nên tiện miệng nói:
- Nếu vậy thì được, anh hãy đi làm cho tôi một bữa ăn mang tới đây, tôi ăn? buổi chiều còn phải đi nữa.
Nghe nói vậy, Bái Nguyệt vội vã biến di ngay. Chỉ một lát sau, một bữa cơm thịnh soạn đã được bày ra trong trai đường. Khi ấy Phúc Sinh đúng là đang đói cào đói cấu, nên ăn ngấu ăn nghiến ngay lập tức. Chỉ một lát sau, thịt rượu đã nhẵn nhụi, sạch sẽ. Lắc lắc vò rượu, rượu đã cạn hết, liền nói với Bái Nguyệt:
- Thái thêm nửa cân thịt nữa (một cân = O,5kg. ND), và đong thêm một vò rượu nữa.
Chỉ một lát sau, Bái Nguyệt đã mang lên đầy đủ.
Phúc Sinh thấy hắn cũng có vẻ nhanh nhẹn, liền moi ra một giác bạc, đưa cho Bái Nguyệt. Bái Nguyệt nhận bạc với trăm ngàn lần cảm ơn, rồi đứng hầu bên cạnh.
Phúc Sinh thấy mình đã cơm no, rượu say, bèn lấy cốc rượu uống dở của mình, rót thêm cho đầy, đưa cho Bái Nguyệt uống.
Anh chàng Bái Nguyệt thấy Phúc Sinh thưởng rượu cho mình, liền ghé mông ngồi xuống góc một chiếc ghế, hầu rượu Phúc Sinh.
Phúc Sinh thấy Bái Nguyệt đã uống cạn, lại rót thêm một cốc nữa. Nghĩ bụng: Rượu thịt còn thừa này tốt nhất là cho tên sư trẻ này ăn uống. Rồi đẩy đưa thịt về phía cái Nguyệt. Bái Nguyệt cười hi hí, đón nhận, và ăn liền.
Chỉ một lát sau, năm ba chén rượu đã trôi tuột hết vào bụng, Bái Nguyệt ăn uống đến đỏ bùng cả mặt...
Phúc Sinh hỏi:
- Sư huynh Tú Viễn của anh đó, làm sao mà bỏ trốn?
Bái Nguyệt liền đáp:
- Tất cả mọi người trong chùa đều như nằm trong kén, chỉ có mình tôi biết chuyện mà thôi.
Phúc Sinh lại hỏi:
- Làm sao biết được?
Bái Nguyệt cũng rất láu cá, hỏi lại:
- Quý khách hỏi để làm gì?
Phúc Sinh như bị trát tro vào mặt, liền chuyển sang chuyện khác:
- Theo tôi thì anh cũng là một người lanh lợi, láu lỉnh đấy và chẳng phải tay vừa đâu, đúng không?
Bái Nguyệt lắc lắc đầu:
- Quý khách cứ đùa.
Phúc Sinh nói:
- Đâu có đùa Tôi có cái này, muốn cho anh em. Anh hãy ra đóng của phòng lại đi.
Bái Nguyệt chạy ra ngoài cửa, nhìn ngược nhìn xuôi, thấy chẳng có ai sai, liền đóng cửa, quay lại nói:
- Đâu, quý khách có cái gì nào?
Phúc Sinh thấy Bái Nguyệt đã cắn câu, bèn nói:
- Nhưng anh phải cho tôi biết, chỗ nào là chỗ Tú Viễn vẫn thường đưa gái đến hành lạc. Anh nói tôi sẽ cho xem liền.
Nói xong, liền rút tập tranh Xuân Cung ra, vung đi vung lại trước mặt hắn.
Bái Nguyệt mới mười sáu, mươi bảy tuổi làm sao mà tránh nổi sự dụ dỗ độc hại đó, nên nói:
- Cho tôi xem đã!
Phúc Sinh quẳng tập sách tranh cho hắn. Lập tức, Bái Nguyệt nín thở, lật đi, lật lại tập tranh, ngó bên nọ, rồi lại ngó bên kia, nhìn ngắm đến nửa canh giờ (một tiếng đồng hồ. ND.), cho đến khi thật thỏa mãn mới thôi.
Đến lúc đó mới ngẩng đầu lên nói:
- Quý khách thưởng cho tôi cuốn sách này đi.
Phúc Sinh đáp:
- Được thôi, nhưng anh phải nói cho tôi biết, Tú Viễn hành lạc ở đâu?
Bái Nguyệt lại nhìn ngược nhìn xuôi, thấy chẳng có ai khác mới nói:
- Có một cái hầm.
Phúc Sinh nheo mắt, lườm anh ta một cái, nghĩ: rồi nói:
- Vài hôm nữa, tôi lại đi qua đây lúc ấy anh có thể đưa tôi vào đó được không?
Chỉ cần quý khách đừng đem chuyện này nói với ai, thì thế nào cũng xong.
Phúc Sinh nghe xong, liền rút từ trong túi ra một nén bạc, nói:
- Bái Nguyệt, anh cứ cầm lấy. Đợi tôi quay trở lại, tôi sẽ đem theo một con kỹ nữ, hai đứa mình sẽ vào trong hầm, vui chơi. Anh thấy thế nào? Bái Nguyệt nhìn thấy bạc, lại nghe Phúc Sinh nói chư vậy, mừng đến nỗi phải sụp xuống tay:
- Quý khách, Bái Nguyệt xin chờ ngài trở lại.
Phúc Sinh thấy thời gian mình ở lại trong chùa cũng đã quá lâu rồi, bèn bảo Bái Nguyệt đi tính toán tiền cơm rượu, rồi sau khi hẹn hò lại với Bái Nguyệt, liền lên ngựa, ra roi trở về.
Khi trở về tới Tướng phủ, Phúc Sinh nói điêu rằng đã tìm thấy Tú Viễn, mọi việc đã sắp xếp đâu vào đấy rồi, đồng thời cũng nói cho Hòa Thân biết rằng, tất cả mọi chuyện đều chưa bị lọt ra ngoài một tý ty nào: Hòa Thân nghe mọi chuyện còn có cơ cứu vãn, liền sai ngay Trương Thiên Hoành ngày mai vào cung nói lại tất cả cho Lưu Toàn biết. Trương Thiên Hoành từ trong cung về lại đem tất cả những câu trả lời của Lưu Toàn bẩm lại với Hòa Thân, và nói lời dặn của Lưu Toàn:
- Lưu Công nghe xong dặn rằng: "Cứ về đi, chờ đến ngày Đông Chí!”
Hòa Thân nghe xong, mừng rỡ râm ram.
*
Lại nói về Bái Nguyệt, hắn vốn là một tên tham tiền, háo sắc. Nhưng hắn có điều khác với Tú Viễn là ở chỗ:
- Tú Viễn hám sắc, gặp đàn bà con gái là vồ ngay lấy. Bái Nguyệt cũng háo sắc, nhưng không có cũng thôi. Bởi vì Tú Viễn có một thân hình cường tráng, lại đẹp trai, còn Bái Nguyệt lại xấu xí, với thân hình ngũ đoản.
Kể từ lúc Phúc Sinh ra về, Bái Nguyệt lại đã nhận bạc của Phúc Sinh, nên coi Phúc Sinh như một cái mỏ đào bạc của mình. Hàng ngày, ngày ngày trông, đêm đêm ngóng. Từ sơ thu đến giữa thu, lá rụng, sao dời... mà vẫn chẳng thấy bóng dáng Phúc Sinh đâu.
Mãi đến hôm trước ngày Đông Chí một ngày, ở chùa ngay từ sáng sớm đã thúc tất cả sư mô trở dậy, làm lễ Thủy Lục đại pháp, cho mãi đến sáng sớm ngày hôm sau, mới xong xuôi mọi việc. Hôm đó, sư sãi trong chùa đều phải tập trung vào một nơi, cấm đi lại lung tung. Cho đến tận trưa, lễ xong, mọi người đã ra về hết, sư sãi cũng đã rất mệt nhọc, nên ai về phòng người nấy nghỉ ngơi.
Dù sao Bái Nguyệt cũng là một thanh niên trai tráng, nên cũng chẳng mệt mỏi gì. Chợt nghĩ thấy trong chùa còn có một bề tượng Tiểu Tiên, đúc bằng vàng, mà sư cụ còn bỏ quên trong đại điện, chỉ có một mình Bái Nguyệt trông thấy. Hắn bất chợt nghĩ: nhân lúc mọi người còn đang yên nghỉ, mình lên lấy trộm, giấu đi. Nghĩ tới đó, đèn lẻn lên đại điện, nhưng cửa chính đã khóa chặt, nhưng Bái Nguyệt lại biết rằng, cửa sau chỉ cài có cái then, nên đã tìm cách cậy ra được, lẻn vào trong đại điện.
Hắn lấy trộm bức tượng vàng, nhét vào trong ngực áo, rồi rời khỏi đại điện. Song Bái Nguyệt lại nghĩ: ừ thì ăn trộm được rồi đấy, nhung biết đem giấu ở đâu bây giờ? Nếu không, mọi người biết được, sẽ thành hỏng bét hết. Nghĩ tới đó, rồi hắn lại nghĩ tiếp: Tốt nhất là mở cổng chùa ra, đem tượng nhét vào trong một đống đá vụn nào đó, bởi lẽ chẳng có ai đi bới tung nhũng đống đá vụn ấy ra làm gì.
Nghĩ như vậy, nên hắn liền mở cửa chùa, chạy ra ngoài, tìm chỗ giấu pho tượng, trong khi đang tìm kiếm chỗ giấu pho tượng, hắn đột nhiên nhìn thấy trên đường cái quan, có một con tuấn mã đang phi như bay về phía chùa. Bái Nguyệt nhìn kỹ lại, bất giác sững sờ cả người. Trên lưng con tuấn mã đó là ai vậy? Chính đó là Phúc Sinh, ngươi hầu thân cận, trung thành của Hòa Thân vậy!
Bái Nguyệt thấy Phúc Sinh đã trở lại, mừng quá, liền đem pho tượng vút tùm xuống vương quốc của ếch nhái, rồi vỗ tay reo lên!
Phúc Sinh thấy Bái Nguyệt đang chờ mình ở cổng chùa, chợt thấy vô cùng mừng rỡ, bởi như vậy là tốt nhất, vì sẽ không ai có ai biết việc mình trở lại đây. Nghĩ vậy rồi kéo ngay lấy Bái Nguyệt và bảo:
- Tôi sẽ ở lại đây vài ngày... nhưng...
Phúc Sinh đưa mắt nhìn xung quanh, thấy không có ai mới nói tiếp:
- Anh ở đây làm gì vậy?
Bái Nguyệt không dám nói chuyện ăn trộm tượng vàng, nên nói:
- Chẳng có việc gì cả, chỉ có mỗi việc là ngày ngày đêm đêm mong ngóng quý quan. Việc quý quan đã hứa với tôi, quý quan quên rồi phải không?
Phúc Sinh nghĩ: Cái thằng sư hiếu sắc này, mày đúng là một thằng ngày hôm qua tham tài, ngày hôm nay hám sắc, nay mai tao sẽ cho mày về chầu dưới cửa tuyền. Nên nói:
- Bái Nguyệt, lại gần đây.
Nói xong, Phúc Sinh ghé xuống bảo nhỏ vào tai Bái Nguyệt
- Tôi có đem theo một con kỹ nữ, hai đứa mình cùng chui vào hầm, cùng chơi vui.
Bái Nguyệt vui như mở cờ, nói lia lịa:
- Được rồi, hay đấy! Nhưng... con bé đâu?
Phúc Sinh đáp:
- Mình cứ vào hầm trước, rồi nó sẽ đến sau, khi nó đến tôi sẽ đón nó xuống, nếu không, dù sao, anh cũng là một nhà sư, đi với đàn bà con gái, không tiện.
Cổ ngôn nói rằng: Cá thấy mồi mà không thấy lưỡi. Người thấy lợi mà không thấy hại. Bái Nguyệt đầy lòng hám dục, ngay lập tức lôi Phúc Sinh, dắt ngựa đi ngay về phía cửa ngách. Đến nơi, liền rút chìa khóa, mở cửa ngay lập túc.
Phúc Sinh hỏi:
- Làm sao anh có được chìa khóa?
Bái Nguyệt đáp:
- Ăn cắp.
Hai người chui vào hầm, quay lại cài cửa cẩn thận, rồi hai người mò mẫm đi sâu vào tận bên trong. Hai người thắp đèn, rồi ngồi nói chuyện.
Hai người ngồi nói chuyện suông đến một canh giờ, Bái Nguyệt thấy sốt ruột quá bèn hỏi:
- Sao chưa đi đón nó vào đây?
Phúc Sinh đáp:
- Yên tâm đi...
Lúc này Phúc Sinh đã nghe thấy bên trên mặt đất có tiếng chân bước, đầu tiên nhẹ nhàng, rồi rầm rập, sau khi lắng nghe, Phúc Sinh nghĩ: Sắp tới giờ rồi đây, cần chờ một lúc nữa.
Vốn là: Hòa Thân và Lưu Toàn đã hẹn trước với nhau rằng, đến ngày Đông Chí sẽ cho Xuân San tới chùa Linh Giới.
Lại nói, kể từ khi Hoàng Thái Hậu băng hà, thì cả bọn Lưu Toàn đều quay về quy thuộc và hầu hạ Hoàng Hậu. Hoàng Hậu của vua Càn Long là người dễ tính, cả nể, phàm những người trong cung cầu xin điều gì, chẳng bao giờ bà không cho. Lần này, Lưu Toàn lại đem biếu bà một đôi uyên ương bằng ngọc phỉ thúy, một đôi cốc bằng mã não.
Hoàng Hậu thấy những thứ đó, đều rất vui lòng. Nhân lúc Hoàng Hậu đang vui vẻ như thế, Lưu Toàn bèn nói với Hoàng Hậu:
- Xin cho cung Xuân San đi lễ ở chùa Linh Giới một lần. Mỗi lần trong cung đến lễ chùa, nhà chùa cũng có thêm được tý tiền hương nến.
Hoàng Hậu nghe vậy, làm sao lại chẳng bàng lòng, nên chọn ngay ngày Đông Chí là ngày lên chùa làm lễ cầu phúc.
Lưu Toàn vội vã chạy ngay sang nhà Hòa Phủ, lựa định ngay thời gian: Giờ nào đến chùa, giờ nào, giờ nào ở lại chùa, và cử người nào đi bắt lũ tà dâm... Kế hoạch bàn xong, Lưu Toàn ở lại uống trà trưa rồi mới về đại nội.
Khi Lưu Toàn vừa đi, Hòa Thân cho gọi ngay Phúc Sinh đến, giao nhiệm vụ cho hắn là lần này nhất định phải bắt bằng đủ việc tà dâm của Xuân San. Hai người bàn bạc mọi chuyện xong xuôi, rồi chờ tới ngày Đông Chí, Phúc Sinh ra roi, phóng ngựa tới chùa Linh Giới.
Nay lại nói về việc sau khi Phúc Sinh đã lừa được Bái Nguyệt cùng xuống hầm chờ đến một canh giờ mới thấy có người của mình tới, vội vã nói dối Bái Nguyệt rằng:
- Đến rồi đó!
Bái Nguyệt nghi ngờ hỏi:
- Tại sao lại từ trên này mà xuống?
Phúc Sinh đáp:
- Thế anh tưởng tôi không biết một tý gì về mọi thứ ở đây sao? Tú Viễn đã nói cho tôi biết hết cả mọi chuyện rồi.
Bái Nguyệt thấy rằng ngay cả việc từ đường hầm có lối thông lên đại điện, mà Phúc Sinh cũng biết, thì lập tức tin ngay. Rồi nhân thế hỏi tiếp:
- Có phải rằng quý khách với sư huynh Tú Viễn đã cùng chơi gái ở trong hầm này không?
Phúc Sinh đáp:
- Ôi chao, đâu chỉ có một lần, thực là tuyệt vời hết chỗ nói!
Bái Nguyệt nghe vậy, lòng dục lại càng bốc cao hơn: rồi cuống cuồng hẳn lên.
Phúc Sinh nói:
- Hãy cố chờ một lát, rồi con bé sẽ xuống. Anh phải cố nín thở, chờ cho tôi chơi xong, rồi mới đến lượt anh, nghe rõ chưa nào, nếu làm sai, tôi sẽ lột da anh ra đấy.
Bái Nguyệt vốn trẻ người non dạ, cũng chẳng dám nói gì khác, chỉ biết gật đầu xin vâng.
Phúc Sinh lại lắng nghe, thấy trong đại điện không còn tiếng chân người đi lại nữa, liền "kịch”: một cái mở chốt, tháo hòn gạch xuống, rồi vạch tấm rèm che án thờ, và chỉ thấy có một cung nữ xinh đẹp quỳ một mình ở giữa đại điện, và xung quanh thẳng có bóng dáng người nào. Liền gọi:
- Xuân San, Xuân San, anh nhớ em đến chết mất, xuống đây mau.
Xuân San không nghe thấy tiếng gọi thì không sao, nhưng khi đã nghe tiếng gọi, trong lòng bối rối hẳn lên khẽ nói:
- Tú Viễn?
Phúc Sinh vội đáp:
- Anh đang chờ em đây.
Xuân San bắt đầu bò tới, chui xuống dưới lòng án thờ, Phúc Sinh khi thấy Xuân San đã bò tới, không dám cho cô nhìn thấy mặt mình. Chỉ "ối, ối" mấy tiếng rồi ngồi thấp xuống dưới hầm.
Xuân San nghe vậy, liền hốt hoảng hỏi:
- Sao vậy?
Phúc Sinh nói thật khẽ:
- Trượt chân!
Xuân San nghe nói vậy, cuống cuồng tụt ngay xuống hầm, quờ quạng hỏi:
- Tú Viễn, anh ở đâu đấy?
Phúc Sinh đáp:
- Cứ thẳng mà đi.
Xuân San mò mẫm đi thẳng về phía trước. Và rồi trong một lần vấp chân, đã thấy ngã thẳng vào ngực một người. Phúc Sinh ôm chầm ngay lấy Xuân San. Cả hai người bước ngay vào cuộc dâm dục đang bừng bừng như lửa cháy.
vì vậy có thơ rằng:
Trong hầm, sầm sập trận mây mưa,
Còn vẳng bên tai, tiếng hẹn thề.
Cửa Phật ngả nghiêng mùi sắc dục,
Nức nở tình hoài, Bái Nguyệt nghe.
Hai người nhập cuộc mây mưa rất lâu, Phúc Sinh mới chịu dừng lại, nói với Xuân San:
- Anh đi tiểu.
Rồi đi ra, nói với Bái Nguyệt:
- Đến lượt anh rồi đấy.
Bái Nguyệt đang cuống cuồng chờ đợi, nên chưa nghe hết câu, đã vội vàng mò mẫm đi vào...
Xuân San cứ tưởng là Tú Viễn lại trở lại. Và ngay ập tức Bái Nguyệt xông vào cuộc truy hoan.
Còn Phúc Sinh liền đi tới chỗ hổng của hòn gạch trong đại điện chùa trung, và đã nghe ngay thấy tiếng người hỗn loạn bên trên, biết ngay rằng đã đến giờ hành động, quả nhiên, đã có người tìm đến dưới gầm án thờ, và nói:
- Bên dưới này có cái hầm.
Nghe thấy vậy, Phúc Sinh vội vã quay trở lại chỗ Bái nguyệt và Xuân San đang vui cuộc mây mưa. Ở đó Xuân San nghe thấy có tiếng chân người đi tới, liền bảo:
- Tú Viễn, chạy nhanh đi, có người đến.
Nhưng ngay lúc đó, đã có một bàn chân, dẫm mạnh lên lưng Bái Nguyệt, Bái Nguyệt kêu to lên một tiếng nhưng không động cựa gì được nữa, và thân hình của Bái Nguyệt cũng đè chặt lên người Xuân San khiến cô cũng không động cựa gì được cả.
Xuân San vẫn cuống quýt kêu lên:
- Chạy nhanh đi.
Nhưng cả hai người đã bị Phúc Sinh dẫm lên người, nằm cứng đơ tại đó. Khi nhìn thấy bọn Thái Giám cầm đuốc đi tới, Phúc Sinh mới nhấc chân mình lên, dùng phép khinh công, chạy như bay ra cửa ngách, xuống núi, ra roi ngựa, phóng như bay về Tướng Phủ.
Tên Thái Giám đầu sỏ sai những tên khác cạnh đó, trói gô cổ, giật cánh khuỷu Xuân San, và Bái Nguyệt lại.
Bái Nguyệt còn kêu:
- Không phải tôi... mà là Tú Viễn... không...
Bọn Thái Giám đâu có nghe lọt tai nhũng lời như thế, chúng nhét ngay một nắm giẻ rách vào miệng Bái Nguyệt. Ngay lập tức, chúng khênh Xuân San và Bái Nguyệt ra khỏi hầm.
Xuân San chỉ còn có khóc vì biết rằng bản thân mình thế là chấm hết.
Tên Thái Giám đầu sỏ, cho khênh chiếc hòm lớn lại, cho quẳng cả hai người vào đấy, rồi bảo bọn Thái Giám đó khênh về.
Khi đó, thấy buổi lễ đã xong, mới cho gọi Tuyết Hương và Chu Liên lên thắp hương, rút thẻ, rồi rước thẻ về cung phục mệnh.
Còn nhà sư Bái Nguyệt bị đóng vào hòm mang đi, cả chùa, không một ai biết gì hết, bởi lẽ họ đã bịt thật kín đáo mọi tin tức về việc bắt bọn gian dâm này. Ngay sau đó cả đoàn người ngựa lại thong dong về đại nội.
Rõ rằng rằng ba tên Thái Giám đi theo đoàn lễ kia, là đi để bắt bọn gian dâm. Việc đó lần trước Lưu Toàn cũng đã bố trí đâu vào đấy cả rồi, nhưng không ngờ công việc lại hỏng cả, song lần này đã bắt được quả tang. Ba tên Thái Giám vừa về tới đại nội, liền đem việc mật bắt gian dâm, báo cho Lưu Toàn biết, Lưu Toàn vội hỏi:
- Những ai biết việc này?
Ba tên Thái Giám nói một cách đầy hãnh diện:
- Chỉ có ba người chúng tôi!
Lưu Toàn lại hỏi:
- Chắc chắn ngàn vạn lần chứ?
Cả ba tên cùng đáp:
- Chắc chắn ngàn vạn lần ạ!
Lưu Toàn thưởng ngay cho ba tên Thái Giám đó, dặn thêm chúng rằng đừng có cho thêm một ai biết chuyện, nhưng trong lòng Lưu Toàn lại hoàn toàn nghĩ khác.
Lưu Toàn biết rằng, một người cung nữ, có tình ý đi lăng nhăng với người khác, thì đó là việc lớn nhất trong cung cấm và không thể nào che giấu được, vì thế ngay hôm đó, Lưu Toàn đã báo cho Hoàng Hậu biết. Hoàng Hậu nghe xong, sững người, hỏi những ai biết việc đó. Lưu Toàn nói ba tên Thái Giám.
Hoàng Hậu bảo:
- Gọi ba tên đó tới đây.
Chỉ một lát sau, ba tên Thái Giám đã có mặt, Hoàng Hậu cho tất cả cung nữ ra khỏi phòng, rồi hỏi:
- Thế nào, sự việc ra sao, các anh nói cho rõ ràng.
Ba tên Thái Giám liền mỗi người nói một câu, nói rằng, sau khi đã đưa Xuân San vào trong đại điện đọc kinh thì một tên Thái Giám chợt nghe thấy trong đại điện có những tiếng động, mới ghé mắt qua khe cửa nhìn vào, thì chẳng còn thấy Xuân San đâu nữa. Sau đó bèn mở cửa đại điện, tìm thấy dưới gầm án thờ có một cái hầm, liền xuống hầm xem thì bắt đi Xuân San cùng một nhà sư tên là Bái Nguyệt đang nằm cùng một chỗ...
Cả ba tên nói lại rõ ràng minh bạc, từ đầu tới cuối.
Hoàng Hậu nghe xong. Hai hàm nghiến chặt đến vở cả những chiếc răng trắng, nói:
- Con Xuân San này đã phụ lại lòng tín nhiệm của ta với nó, thật là quá to gan, lớn mật...
Nhưng Hoàng Hậu lại chẳng có chủ ý gì. Hay là hỏi Hoàng Thượng?
Lưu Toàn đáp: Sau khi thoái triều, Hoàng Thượng đã đi chơi vườn Viên Minh rồi. Hoàng Hậu lại càng chẳng biết tính sao, nên tạm cho ba tên Thái Giám lui ra, và cấm không được đem chuyện này nói với ai, nếu không thì sẽ rụng đầu!
Ba tên Thái Giám lui ra. Lưu Toàn nói với Hoàng Hậu:
- Tốt nhất là ngay trong đêm nay cho truyền gọi Hòa Thân vào cung.
Hoàng Hậu nghe xong, vội nói:
- Đúng! Truyền gọi Hòa Thân vào cung!
Hòa Thân vẫn đợi ở nhà, vừa nghe nói nội cung truyền liền vào cung ngay trong đêm. Tại sao Hoàng Hậu lại cho gọi Hòa Thân? Bởi vì Hòa Thân còn kiêm chức Nội Vụ phủ Đại Thần, tức là đại quản gia của Hoàng Thượng, nên làm sao mà không truyền gọi Hòa Thân được.
Hoàng Hậu, Hòa Thân cùng Lưu Toàn cùng ngồi vào bàn bạc, Hoàng Hậu sợ Hoàng Thượng quở trách, bởi bà dễ dãi cho cung nữ xuất cung. Hòa Thân vơ ngay lấy việc vào người, bảo rằng để ngày mai mình sẽ tâu với Hoàng Thượng. Ba người bàn bạc việc này một lúc lâu nữa, rồi mới ra về.
Hôm sau, sau buổi chầu sáng, trong lúc vua Càn Long an định cho bãi chầu. Thái Giám bèn nói với vua Càn ông:
- Hòa đại nhân có việc mật cần bẩm tấu.
Vua Càn Long đợi cho các đại thần lui hết, rồi hỏi:
- Hòa ái khanh, việc gì vậy?
Hòa Thân đáp:
- Bẩm tấu đúc vạn tuế, có việc mật, không hay trong cung.
Càn Long nghe thấy việc trong nhà, liền nói:
- Đợi ở thư phòng phía nam.
Sau nửa canh giờ, vua Càn Long đi vào nam thư lòng, thấy Hòa Thân cùng Lưu Toàn đang quỳ mọp trên mặt đất, bèn ngồi xuống cạnh bàn sách, hỏi;
- Có việc gì vậy?
Hòa Thân và Lưu Toàn bèn đem chuyện cung nữ Xuân San có chuyện gian tình với một nhà sư ở chùa Linh Giới nói lại một lượt.
Vua Càn Long không nghe thì thôi, nhưng nghe rồi thì ba máu, sáu cơn, giận dữ, bừng bùng quát:
- San phẳng cái chùa dâm ô đó đi cho trẫm, còn Xuân San và Bái Nguyệt lập tức đánh chết bằng gậy.
Trong khi Hoàng Thượng đang trong cơn đại nộ, Lưu Toàn bèn nhẹ nhàng, khe khẽ cẩn thận nhắc tới tên của ba tên Thái Giám đi bắt kẻ gian tà, rồi nói:
- Tuy rằng chúng đi bắt bọn gian tà, nhưng chúng lại nhìn thấy cung nữ khỏa thân, và để nguyên như thế bắt bỏ vào hòm...
Càn Long cướp lời:
- Chém!
Lưu Toàn an tâm, và nghĩ rằng thế là đã diệt được nhân chứng.
Càn Long trợn mắt hỏi Hòa Thân:
- Hòa Thân! Người đã biết tội chưa?
Hòa Thân tập:
- Nô tài đáng chết.
Càn Long nói:
- Nhà người mang danh là Nội Vụ phủ đại thần, nay để xảy ra chuyện như thế, nhà ngươi còn nói gì nữa đây?
Hòa Thân nghĩ bụng: Tôi làm Nội vụ phủ đại thần, nhưng đâu có được quản cung nữ! Nhưng biết trả lời ra sao đây? Nên chỉ biết nói:
- Nô tài có tội.
Càn Long nghe xong quát lớn:
- Viết chỉ đi: Cách chức Nội vụ phủ đại thần của Hòa thân, đình chỉ bổng lộc nửa năm.
Nói xong như thế, Càn Long mới bớt được ít nhiều cơn giận dữ.
Lưu Toàn thấy thời cơ đã đến, liền nói:
- Tuyết Hương và Chu Liên là hai cung nữ đi cùng, nhưng họ hoàn toàn trong sạch vô tội, song từ nay về sau không còn thấy Xuân San nữa, sợ họ lắm lời, đưa chuyện.
Càn Long cũng chẳng thèm nghĩ ngợi gì thêm, nói:
- Đuổi ra khỏi cung cấm!
Lưu Toàn, trong lòng vui như mở cờ, nghĩ bụng: Câu nói này của vua Càn Long, đúng là đáng giá hai triệu lạng bạc đây.
Vua Càn Long thấy đã hết việc, bèn vỗ xuống bàn sách, rồi quay người đi ra.
Lưu Toàn và Hòa Thân nhìn nhau, và cùng mỉm cười gian giảo.
Lưu Toàn sau khi lĩnh chỉ, liền sai đội hành hình của Thái Giám, lần lượt đưa ba tên Thái Giám, đã đi bắt xe gian dâm, ra sau chuồng ngựa chém hết. Sau đó, lại xem người tới kho cỏ của chuồng ngựa, bới cỏ, lôi Xuân san vẫn bị trói gô cổ, giật cánh khuỷu từ trong đó ra. Thương thay, cung nữ Xuân San vẫn nguyên thân thể trần truồng, Lưu Toàn bèn vứt cho một chiếc chăn ngựa rách, rồi hèo gậy quật xuống như mưa, Xuân San đã bị nhét giẻ vào miệng nên đã chết bất đắc kỳ tử, không kêu đi một tiếng nào. Sau đó, lại lôi Bái Nguyệt ra, thân thể Bái Nguyệt cũng vẫn trần truồng như cũ, lúc đầu y vẫn tưởng là sẽ hỏi cung nhưng sau thấy xung quanh vấy đầy máu, liền hiểu ra tất cả, nhưng khi hiểu biết ra được, đã là quá muộn rồi. Miệng bị nhét chặt, và chỉ trong chốc lát Bái Nguyệt đã bị đánh chết tươi.
Lại nói về Tuyết Hương và Chu Liên, kể từ khi ở chùa về, trong lòng đâm buồn chán, hỏi nhau:
- Sao chẳng thấy chị Xuân San đâu?
Nhưng cũng không dám hỏi. Cả đêm im ắng, sáng hôm sau trở dậy, đã thấy ngay hình như trong cung có điều gì ngờ ngợ, khác lạ, cứ như sắp có đại họa giáng xuống đầu vậy.
Ăn cơm trưa xong, liền đi ngủ trưa ngay. Ngủ dậy, trời cũng đã xế chiều rồi. Hai người bèn ngồi trong phòng đánh cờ song lục. Đột nhiên, bên ngoài cửa chợt có tiếng chân bước tới, mở cửa sổ ra nhìn, thấy Lưu Toàn và cả một đoàn Thái Giám, đang đứng ở giữa sân, nhìn thấy hai người, họ hô to:
- Tuyết Hương, Chu Liên lĩnh chỉ!
Hai người hoảng hốt vội chạy ngay ra cửa, quỳ ngay xuống trước sân.
Lưu Toàn bèn vòng tay nói:
- Đuổi ra khỏi cung cấm!
Ngay lúc đó, Tuyết Hương và Chu Liên cũng không biết được mình đã có những sai sót gì, liền ôm lấy nhau nà khóc.
Lưu toàn giận dữ, độc địa nói:
- Còn khóc nữa, tính mệnh khó bảo toàn đấy.
Thực tình hai người chỉ cảm thấy hôm nay mọi cái thế là hỏng hết rồi, nên không dám khóc nữa. Ngay lập tức, mọi thứ quần áo, trang sức đều bị lột bỏ hết lại. Thái Giám đưa vào hai bộ quần áo đàn bà thường dân, đổi lấy mọi thứ. Hai người nước mắt giàn giụa. Bước lên một chiếc kiệu nhỏ, rồi bọn Thái Giám khênh ra khỏi cửa phần Vũ, liền vén rèm, đuổi xuống.
Hai cô con gái đứng giữa đường phố, trong lòng chát chua, cay đắng không biết nhường nào, nhưng lại sợ bọn trong cung sinh thêm chuyện đa đoan, nên vội vã đi một đoạn đường theo hướng Tây, rồi mới thở phào nhẹ nhõm được. Họ nghĩ, bây giờ biết đi về đâu đây? Về nhà thì nhà xa xôi tận Giang Nam, làm sao mà có thể lần mò về tới nơi cho được. Nghĩ quẩn nghĩ quanh, ngay đến tiền bửa ăn tối còn không có, thế là hai cô bắt đầu khóc ròng.
Giữa lúc đó có một chiếc kiệu đi tới. Ngươi lĩnh đội ló là ai vậy? Chính là Phúc Sinh, hắn sớm đã đến đợi chờ Tuyết Hương và Chu Liên ở đây rồi. Chỉ đợi đến lúc họ khóc lóc ở đây hắn mới sai đưa kiệu tới. Phúc Sinh đi tới nói:
- Lên kiệu ngay!
Hai cô gái hốt hoảng, đâu dám bước lên.
Phúc Sinh lại nói:
- Đây là kế sách!
Hai cô con gái như rơi vào trong đám mây mù, và Phúc Sinh đã tống luôn hai cô vào kiệu, vung tay một cái, chiếc kiệu chạy như bay về Hòa Phủ.
Ngay trong đêm hôm đó, Hòa Thân đã hưởng thụ luôn cả hai cô cung nữ, một cách vô cùng khoái trá.
Chính là:
Lòng dạ Hòa Thân thực bất lương.
Đểu cáng, gian tà, lộn kỷ cương.
Quyết chẳng buông tha nàng cung nữ,
Thế gian nguyền rũa lại khinh nhờn.