Worrying does not empty tomorrow of its troubles. It empties today of its strength.

Corrie Ten Boom

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7872 / 10
Cập nhật: 2015-11-21 22:38:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
hải công nhận tính cách của Doanh thể hiện rất rỏ qua các tác phẩm.
Trường An vừa nghiêng đầu ngắm những tấm ảnh bãy đầy bàn vừa nói như ông cụ.
-Bố cục lúc nào cũng có nét đột phá độc đáo. Trong cái hoàn toàn tĩnh thế nào cũng phải có một nét đọng, dầu nhỏ thôi nhưng lại là trung tâm.
Doanh mĩm cười không nói, Trường An tiếp tục:
-Như bức "Trú mưa" nãy thật tuyệt! Hàng xe xích lô nằm dài như ngủ trên vĩa hè, chỉ có những vết mưa là thực, mưa rơi xéo tạo cảm giác mạnh và sống động. Rồi bức "Hoàng hôn trên cửa sông" nữa, những mảnh sóng lấp lánh ánh chiều tà và khoảng lưới tung trời tạo vẽ hư hư thật thật kỳ ảo vô cùng. Khó tin một người ít tuổi như Doanh lại chụp đươc những bức ảnh có hồn như vậy!
Nghe anh An phân tích Doanh tưởng như là.. ai chứ không còn là.. mình nửa. Doanh chụp hình cho vui thôi chứ đâu nghĩ ảnh của mình "chứa đựng" những điều như anh mới nói.
Mắt An long lanh anh trìu mến:
-Tại Doanh khiêm tốn nên thấy vậy, Doanh có tài đó! Trong đợt triển lãm tới, tôi xin phép mượn hai bức này để giới thiệu và chọn vài tấm khác để dự giải các tỉnh phía Nam. Tôi hy vọng ở Doanh nhiều lắm!
Hơi nheo con mắt đẹp, gịong Doanh giểu cợt:
-Căn cứ vào đâu mà anh lại đặt hy vọng vào Doanh?
Rất tỉnh, Trường An nói chắc:
-Căn cứ vào kinh nghiệm của một người cầm máy đi trước Doanh...
Ngập gừng một chút anh ta tán vào:
-Và căn cứ vào sự hiểu biết của trái tim.
Doanh nói trớ đi ngay:
-Anh An nói nghe lạ thật. Trái tim thường chỉ biết cảm nhận thôi.
-Ừ! Thì là cảm nhận. Nhưng Doanh có.. chịu cái cảm nhận của trái tim tôi không?
Anh chàng gà trống nuôi con vì bị vợ bỏ này xem ra mồm mép không vừa gì, anh ta theo tán cô rất kỹ, nhưng tâm hồn Doanh hình như đa chai cứng, ngoài những phút nhớ Khánh và khổ vì anh quay quắt, Doanh hướng hết mọi suy nghĩ của mình cho công việc, lúc này Doanh đã có một cơ sở nhỏ chuyên nhận vẽ áo và trang trí nội thất, cái nghề cô học lỏm được ở bạn của ba mình. Một kiến trúc sư có biệt tài về lãnh vực trang trí nội thất mà dạo cô còn đang học phổ thông trung học, ông Đặng đã cho con gái đến "thọ giáo" về trang trí đồ họa rồi vẽ trên kính, một nghề rất mới với Việt Nam. Bây giờ tâm trí cô dành trọn cho sự say mê nghề. Dì Năm nói đúng, người ta đã tìm đến nhà Văn hóa nơi cô dạy họa cho thiếu nhi để nhớ về áo dài theo yêu cầu của họ, tên tuổi cô đột nhiên được các nhà máy và các cô người mẩu vốn ít ỏi ở thành phố này biết đến nhờ người khách đầu tiên quảng cáo.
Doanh hưởng công việc của mình sang một ngã rẽ mới, cô chú tâm nghiên cứu các kiểu quần áo để tạo các mẩu trang trí cho phù hợp, chừng như ở lĩnh vực này cô có thiên khiếu, dù từ nhỏ đến giờ cô ít chú ý đến quần áo, ăn diện.
Chính Trường An là người gợi ý cho cô nên theo học một lớp cắt may để nắm vững hơn về nghề, nếu cô muốn thành một nhà tạo mốt nỗi tiếng.
Lúc ấy Doanh chỉ cười cười, về nhà suy nghĩ lại cô thấy gợi ý của Trường An xem ra lại hay, cô đi học, và màu áo đầm thiếu nhi đầu tiên cô dành cho Lan Khuê đả được câu lạc bộ nhà văn hóa thiếu nhi quận chú ý.
Liền sau đó đội văn nghệ thiếu nhi ở câu lạc bộ này đặt cô vẽ mẩu trang phục cho thiếu nhi biểu diễn. Cô trở thành người tạo mốt quần áo cho một vài cơ sở may mặc và tiệm may nổi tiếng ở thành phố, rồi có điểm làm ăn riêng của mình. Dì Năm phụ cô trông coi tiệm vẽ này.
Suốt thời gian mày mò, tìm tòi vươn lên để ổn định nghề nghiệp, mà cô đã khẳng định sẽ theo đến hết đời. Trường An luôn gần gũi, có mặt để động viên, chia sẽ ngọt bùi, cay đắng cũng có. Nhưng bao giơ Doanh cũng xem An như là "người bạn từ trên trời rơi xuống" như có lần cô đã gọi đùa anh khi "bộ ba" An - Doanh - Khuê đi ăn bò bảy món.
Đã nhiều lần An nói xa nói gần với ý kiến "bộ ba" thành một gia đình, Doanh đã tang lo dầu con bé Khuê ranh mang cứ gật đầu tán thưởng ba nó.
Hôm ấy Trường An lại muốn giúp Doanh thành công thêm một bước nữa trong lãnh vực nhiếp ảnh. Cô không phải là người có nhiều tham vọng nhưng tự lòng cô, Doanh vẫn muốn có thêm nghề của ba mình. Nghiệp dư thôi! cô biết ông sẽ rất sung sướng khi biết con gái cứng đầu của ông cũng gây được chú ý trong giới nhiếp ảnh.
Tránh câu hỏi đầy tình ý của Trường An vừa hỏi, Doanh chuyển đề tài:
-Anh An này, chừng nào cuộc thi ảnh nghệ thuật các tỉnh phía Nam tổ chức?
-Khoãng một tháng nữa.
-Giám khảo gom những ai.. anh biết không?
Trường An hơi ngac. nhiên nhưng anh vẩn trả lời:
-Thì vẩn những bắc "kỳ lão" như ông Tài, bà Nữ, ông Đăng, ông Thu...
Doanh buột miệng:
-Có cả ông Đăngnữa à?
- Doanh biết ông Hoàng Đăng?
Cô ngập ngừng:
-Không! Mà anh An nè, những bức ảnh anh đem triển lãm hay dự thi gì đó anh đừng để tên thật của Doanh.
-Chớ để tên gì?
Cắn nhẹ môi, cô nói:
-Ghi tên Diễm Khánh như tên tiệm vẽ của Doanh vậy đó!
- Được thôi! Bây giờ tôi và Doanh đi ăn cơm chiều nhé... Đã hứa với con.. rồi!
Nghiêng đầu rất tỉnh, Doanh nói:
-Anh hứa với con anh, chớ Doanh có hứa đâu mà đi, Doanh phải về với má.. Năm!
Trường An thở dài:
-Lan Khuê rất quý Doanh, nó ao ước được Doanh về ở cùng, lẽ nào Doanh cứ cố tình không hiểu ý cha con tôi.
-Anh rất tốt với Doanh, nhưng bao giờ Doanh cũng xem anh như một người bạn.
Mĩm cười buồn bã, An nhìn cô:
- Doanh vẫn nghĩ về một người nào đó trong quá khứ.
Giọng Doanh chợt lạnh ngắt:
-Không hẵn như vậy! Điều Doanh nghĩ tới hiện giờ là công việc, chớ không là bóng hình nào cả.
Tư lư nhìn ra sân, nơi đám trẻ đang đùa trong giờ giải lao, An nói:
-Tôi vẩn còn biết quá ít về con người và gia đình em, mà lại đòi hỏi hoi thăm với em. Nhưng tại sao Doanh luôn toát ra sức lôi cuốn lạ kỳ, tôi không cưỡng lại được tình cảm của mình, tôi sẽ chờ em, tôi sẽ kiên trì để chờ em Doanh à!
Cúi xuống nhìn đôi tay mình, Doanh im lặng, cô rất sợ đàn ông.. lì. Ngày xưa cô đã gục ngã trước cái vừa lỳ, vừa liều vừa táo tợn dữ dội của Khánh, bây giờ Trường An cũng thuộc loại lỳ, nhưng từ tốn, nhẹ nhàng anh cận kề mãi bên Doanh kiểu giọt nước xoay mòn đá, trái tim Doanh không là gổ đá, cô đã xiêu lòng trước Viễn, lao vào vòng tay của Khánh rồi tìm sự an ủi, ham vui bên Vĩnh Tùng, để trước An cô vẩn nôn nao xúc cảm chớ đâu phải lạnh như băng như tuyết giá. Nhất là bây giờ, cô đã ra đời cùng biết bao bon chen giả trá, nhiều đêm trằn trọc với nhọc nhằn của công việc, với cô đơn của cô gái trẻ. Doanh đã nghĩ và ao ước có một người đàn ông để cùng gánh vác phụ với mình. Lạ lùng và đơn đau làm sao khi hình ảnh người đàn ông đó vẩn luôn là Khánh, bao giờ cũng là Khánh và lẽ nào mãi mãi cũng là K?
Lâu quá rồi cô không biết tin tức gì về Khánh, cũng như cô không trở lại tổ sóc. Vì cô biết cái tổ sóc nâu xinh xắn ấy không còn nữa. Anh đã trả phòng và mất biệt. Cô nhớ Khánh cuồng điên và thèm đươc nhìn thấy anh, dẩu là lúc anh đang bên người khác. Mình mất nhau vì tình khi mới đùa hay vì anh lừa dối mà em lại điêu ngoa hở Khánh. Để bây giơ em từ chối gặp người đàn ông này chỉ vì rỏ là là trong trái tim mà anh bảo có nhiều ngăn vẩn còn nguyên vẹn bóng hình anh. Chỉ mổi mình anh.
Doanh tránh đôi mắt cũng có tia nhìn dữ dội của An, không phải vì cô sợ lòng cô bị xao động mà cô ngại chạm phải một nỗi buồn rất thật ẩn trong mắt anh. Trường An giúp đở, chỉ dẩn biết bao nhiêu điều cô đã nhận, sao chân tình của anh cô lại chối từ? Suy ra Khánh chỉ gieo cho cô nổi dau rồi đi mất, chớ có như An đâu, thế nhưng Doanh vẩn không thể yêu anh được, nếu sau này cô có nhận lời An cũng chỉ vì cô cần một nơi nương tựa chớ trái tim cô mãi mãi chỉ có một người.
Trường An trở lại việc làm rất mau:
-Xí nghiệp tằm tơ sắp tổ chức thi thời trang tơ tằm Viet Nam, Doanh đã biết chưa?
Gật đầu, nhẹ nhỏm vì thoát khỏi câu chuyện tình yêu rối rắm, Doanh đáp ngay:
- Doanh biêt rồi, chị Hoài Nam có đề nghị thiết kế mẩu áo Kimono, em nhận lời, nhưng chưa rãnh để tập trung đầu tư vào đó. Hàng nhận của khách đọng lại nhiều quá, em phải có thêm người phụ nữa mới được.
- Doanh cần bao nhiêu nữa?
-Ngoài em, Hoàng Ngân, Minh Tú là những người rất rành nghề ra chắc phải thêm hai người.
Giọng An chắc chắn:
-Tôi sẽ kiếm cho Doanh, dân mỹ thuật hẵn hòi, trẻ, nhiệt tình và rất bạo, rất nhạy trong vấn đề tiếp cận thị trường.
Sáng đôi mắt tròn Doanh hỏi tới:
-Anh quen ở đâu hay vậy?
Nhún vai An tỉnh queo nói:
-VÌ Doanh thì ở đâu tôi cũng quen, cũng tìm cho ra người để phụ Doanh hết.
Cô làm thinh tiển chân anh rồi vổ tay gọi bọn trẻ vào phòng vè, có lẽ cuối tháng này Doanh phải nghĩ dạy vì cõ không có thời gian, quả là công việc nhiều đến mức cô chẵng có thời gian để làm đẹp cho mình, đôi lúc tay chân dính màu vấy lên mặt cô cũng không haỵ Thơ dài Doanh buồn bả, cô cha+~ng muốn làm đẹp với ai ngoài Khánh.
- OOo-
Thật bất ngờ khi khách tìm Doanh lại là Viễn. Có lẽ anh cũng không nghĩ tới việc sẽ gặp cô ở đây nên đứng ngẩn ra nhìn:
-Ủa! Doanh Doanh, em làm việc ở... xưỡng vẽ quần áo này à?
Gật đầu nhẹ nhàng và chậm rãi, như cố dằn những xúc cãm từ đâu chợt dâng lên đột ngột, Doanh đáp cụt ngủn:
-Vâng!
-Anh cứ tưỡng em ở Nha Trang chứ! Ủa! Mà chính Luân và bà Lam Tuyền cũng nói là Doanh về nhà bên nội.. vậy em vào đây hồi nào?
-Em vào cũng lâu lâu rồi. Họa sĩ có tài như anh lại tìm tới "học" vẽ này làm em lo quá!
Cười rất tươi và rất duyên với cái lúm đồng tiền từng làm say lòng Doanh, Viễn nói:
-Anh mà tài cần gì học Doanh. À! Chủ cơ sở là ai vậy?
Anh muốn gặp ông bà chủ để quan hệ làm ăn.
Điềm nhiên Doanh vờ ngốc nghếch:
-Cơ sở này chẳng có mua bán đồ cổ đâu mà anh có thể làm ăn được.
Ngượng ngùng Viễn vờ gắt lên:
-khờ quá! Anh chuyển qua làm thứ khác rồi, từ lúc rời nhà của bà ngoại Doanh...
-Vậy Ngọc Uyển anh để cho ai?
-Cô ta chuộng loại đồ ngoại hơn, thứ nội hóa như anh thì nhằm gì. Nhưng trời cao vẩn có mắt, vì đồ ngoại vẩn có thứ dõm như thường. Hề! Hề! Lý Hồng Phương tiên sinh quất ngựa truy phong làm cô ta gần như ốm liệt giường.
Doanh ngạc nhiên:
-Rồi cái công ty đó thì sao?
-Có sao đâu, nó vẩn tồn tại nhưng đại diện thì là người khác. Ông này không ưa đồ cổ nên anh cũng hết làm ăn.
Tủm tĩm cười, Doanh hỏi:
-Anh gặp chủ tiệm có.. chi không?
-Thì cũng hợp tác làm ăn thôi, phiền Doanh mời ông chủ ra cho anh gặp tý!
-Tiệm này không có ông chủ bà chủ mà chỉ có cô chủ thôi, Doanh không xưng nói chuy+.ện với anh sao?
Khựng lại một chút nhưng Viễn rất nhạy, anh ta khõa lấp ngay khi nghe Doanh hỏi vậy:
-Thật vinh hạnh cho anh nếu Doanh là người có quyền cao nhất trong.. xưởng vẽ này. Mà xem ra lao vào làm ăn sớm hay hơn là học thêm nữa. Anh thấy rồi, thời buổi bây giờ tốt nghiệp đại học thất nghiệp dài dài, bây giờ phải có tài mới sống nổi, dù có tài hay lận đận, như anh đây...
Vẩn tươi cười, Doanh gật đầu ngắt lời Viễn:
- Đúng rồi! Phải có tài như anh mới hy vọng khuynh đảo thế giới, chớ Doanh chẳng phải là kẻ có tài nên chỉ xin kiếm sống qua ngày.
Viễn đẩy tia nhìn đầy tình ý về phía cô:
- Đùa hòai! Danh giá vọng tộc, gia đinh thừa tiền như Doanh mà "chỉ xin kiếm sống qua ngày". Phải công nhận bà Lam Tuyền nói đúng! Bên nội của Doanh rất nhạy bén trong lãnh vực làm ăn, ba Doanh đầu tư cho con gái xưởng vẽ, thiết kế quần áo và cả trang trí nội thất mới nhìn xem như lộn xộn, "tả pí lù", nhưng thật ra rất thực thời ở cái thành phố đang đua nhau làm đẹp này. Người ta đồn.. rồi quảng cáo tiêm Diễm Khánh dữ lắm, nhất là giới ca sĩ, biểu diển thời trang. Anh chàng làm sao ngờ chủ tiệm lại là Doanh. Doanh dúng là tài không đợi tuổi, em đã nổi tiếng rồi đó Doanh.
Thở dài một cái, anh ta than thở:
-Tay ngang lam khi làm nên sự nghiệp ngon lành, chớ mang tiếng tốt nghiệp mỹ thuật như anh không chừng suốt đời chỉ vẽ pa-nô, áp-phích, vá bảng hiệu, của tiệm.
Doanh nhẹ nhàng kéo Viễn trở lại vấn đề:
-Hôm nay anh đến đây với mục đích gì?
Mặt Viễn tươi rói lên:
-Mục đích.. đôi bên cùng có lợi. Anh cần vài tay.. lành nghề vẽ cà vạt. Món này đòi hỏi nghệ thuật cao, bọn Tây thích lắm.
-Nghĩa là sao, anh nói rỏ hơn được không?
Giọng Viễn nghiêm túc:
-Anh đạ nhận mua giúp người ta độ chừng một trăm chiếc cà vạt bằng lụa có vẽ hoa văn hoặc trích đoạn các kiệt tác của các danh hoa cổ kim. Và vạt lụa tơ tăm đủ màu anh có rồi, chỉ còn vẽ nữa thôi.
Doanh lắc đầu:
-Món này không phải sở trường của bọn em. Sao anh không đem lại cơ sở của hai chị em bà họa sĩ Minh Trang, Minh Phượng. Hai bà ấy là bật siêu về lĩnh vực vẽ trên cà vạt đó.
im lặng dường như để tính toán điều gì đó, Viễn nhìn đôi mắt ranh mãnh của Doanh rồi xuống giọng:
- Dĩ nhiên anh biết rành hai chị em bà Minh Trang nhưng chổ các bà ấy rớ không tới, giá cao quá!
Vừa thật, vừa đùa Doanh hỏi:
-Vậy anh cho rằng công vẽ ở cơ sở của Doanh thấp hơn à?
- Đâu có! Anh chỉ nghĩ có những chổ khác cơ sỡ Minh Trang giá cả lại vừa với ý mình hơn. Doanh nè! Anh nói nhanh cho đở mất thời gian của em nhé! Em nhận vẽ hộ anh một trăm chiếc cà vạt này nhé!
-Anh đã xem những mặt hàng của cơ sở em đâu mà đã vội vàng...
- Đâu cần phải xem mặt hàng hở Doanh, anh đã biết tiếng của cơ sở Diễm Khánh, đặc biệt là cách vẽ theo kiểu thủy mạc, thuần túy Á đông. Phải công nhận, em tài quá!
-Mình em thì có làm được gì, may mắn là có sở này có nhiều người vẽ rất giỏi. Nhưng tóm lại anh định giá cả thế nào?
-Công vẽ một cà vạt bằng công vẽ một áo dài loại hàng chợ Được chư!
Doanh cười:
-Cà vạt này bán bằng đô la, anh trả công rẽ như vậy, ai mà làm. Chổ em, hàng của khách tồn nhiều lắm, đâu dám nhận loại hàng mới chưa vẽ lần nào.
- Doanh nói vậy tội anh lắm! Anh có bán buôn gì đâu! Làm trung gian kiếm tí huê hồng ấy mà! Tiền công đắt quá làm sao anh sống.
Nhìn thái độ xun xoe của Viễn, Doanh bổng bực mình. Cô nhớ trước đây chính anh bảo cô là "người không thực te+'', mơ mộng viễn vông, không đáp ứng nhu cầu bức thiết của cuộc sống, không làm ra tiền cũng chẳng hề sáng tạo". Để bây giờ anh ta lại khen lấy khen để cộ. Doanh buột miệng:
-Anh Viễn à! Em là con bé chẳng hề biết sáng tạo, mà em biết vẽ vào cà vạt thì đòi hỏi nhiều sáng tạo hơn vẽ áo dài bỏ cho các sạp ngoài chợ nhiều lắm. Bởi vậy cái sáng tạo đặt vào sản phẩm đặc biệt dành cho đan` ông này, phụ nử chúng em phải vận dụng chất xám nhiều, làm sao tiền công rẽ cho đươc. Rồi màu dùng nữa, phải loại một của Nhật Bản mới bảo đãm mềm mại. Em nghĩ anh đem về vẽ lấy là hay hơn, dẩu sao anh là đàn ông, anh cũng rành cà vat hơn em...
Mĩm cười rất ngọt, Viễn mềm mỏng:
-Tội anh mà D! Xưa nay anh quen vẽ tranh, tác phẩm của anh vừa có chiều sau lại vừa có cả chiều rộng. Anh đâu quen trang trí mấy thứ bé xíu thế này! Với lại mình anh làm sao làm nổi.
Giọng Doanh sắc như dao:
-Vậy thì vầy nhé! Vẽ một cà vạt bằng công vẽ một áo dài đặc biệt, và một trăm chiếc cà vạt này chỉ vẽ trong 10 mẩu thôi! Nếu đồng ý, một tuần nữa anh tới chọn mẩu, rồi làm hợp đồng, bọn Doanh sẽ vẽ giúp!
Viễn rầu rầu nhăn nhó:
-Bớt anh chút đỉnh đi D! Nếu làm ăn được, anh sẽ đem đến tiếp cho em, mối dài hạn...
Doanh đứng dậy lạnh lùng:
-Không bớt một hào! Anh nên nhơ cơ sơ này không phải của riêng em, nên em không vì tình cảm riêng tư đươc. Đúng giá thì làm, còn anh muốn đem lại bà Minh Trang thì tùy, ở đây bọn em làm không hết việc, đâu phải kỳ kèo với ai.
Thấy Doanh khăng khăng quyết liệt Viễn vội vàng nói:
-Thôi được! Một tuần nữa anh sẽ đến chọn mẩu, Doanh cố gắng giúp anh nhé!
Nhìn Viễn bước ra khỏi cửa, Doanh khe khẽ lắc đầu, cô chợt thấy mình giống anh khi thẳng thừng tính toán không ngượng ngập. Y như ra chợ trả giá thuận mua, vừa bán, lẽ nào chút mơ mộng viển vong ngày nào Viễn chê cô đã rơi rụng mất theo suốt độ dài của lo toan vất vả Lẽ nào bây giờ cô đã khác ngày xưa, thửo chỉ biết khóc vì ghen tương, vì phật ý dù một chuyện rất nhỏ! Lẽ nào cô đã thành một người chỉ biết đến làm ăn, tính toán.
Tiếng dì Năm nhỏ nhẹ vang lên làm cô giật mình:
-Với thằng quỷ đó con nói như vậy thì phải. Đồ đểu, đồ hám lợi! Sao nó lại lần mò tới đây cơ chứ!
Doanh cười cười:
-Anh ta đem hàng mới tới cho cơ sở là điều tốt, có gì đâu mà Năm thắc mắc, rồi rủa xã...
Trầm ngâm một đỗi, Doanh nói tiếp:
-Lần đầu tiên mình gặp lại người quen trong làm ăn há dì Năm?
Ngẩng lên nhìn cô, dì Năm lạt lẽo:
-Người muốn gặp, ao ước được gặp thì không thấy tới, còn người chẳng bao giờ nhớ thì tư dưng lù lù dẩn xác đến, đúng là tréo ngóe.
Dì lại buông tiếp một câu mà từ bao lâu nay tim dì cứ nặng trĩu vì phải mang nó:
-Con vẩn nghĩ tới thằng Khánh hả Doanh Doanh?
im lặng cô không trả lời mà trở lại vấn đề làm ăn:
-Con đợi một tuần nữa xem Viễn có trở lại không mới bắt đầu vẽ mẩu. Chẳng ai tin lời nói suông, cặm cụi làm việc mà chã biết sẽ đi tới đâu.
Dì Năm vẩn không tha, dì dọ dẩm:
- Doanh này! Dì thấy thằng An cũng tốt...
Cô xua tay nói ngay:
-Con không thích làm dì ghẻ, dì đừng gợi ý. Mà Năm ơi!.. con sống như vầy với Năm sướng chán!
Dì Năm mắng yêu:
-Lẽo mép! Đừng có lấy vãi thưa che mắt thánh, dì thừa biết con như thế nào.. Này dì vừa gặp thằng Khánh cách đây ba hôm.
Tái cả mặt cô lắp bắp:
- Dì nói với con chuyện đó chi vậy?
Nhìn hai bàn tay Doanh bối rối đan vào nhau, Dì Năm biết tâm trí và trái tim cô đang "lộn xộn", rồi nét mặt Doanh nữa: "con bé muốn hỏi tới lắm rồi nhưng chưa dám... "
Đứng dạy vờ như sắp đi vào nhà trong, dì Năm lơ lững nói kiểu bâng quơ:
-Thì tại con nói vụ gặp lại người quen củ, nên dì sực nhớ ra dì cũng đã gặp người quen củ của con. Chỉ vậy thôi, chớ gì đâu quan trọng... Ăn cơm chớ Doanh, sắp tối rồi!
- Dì Năm!
-Cái gì?
-... Dì gặp.. Ờ, dì Năm đói lắm ha?
- Đói gần chết, nãy giờ chờ con nói chuyện với thằng Viễn, không lẽ tao ăn trước.
Thở dài rất nhẹ Doanh bậm môi:
-Con cũng đói rồi!.. Dì Năm.. vậy dì.. thôi ăn cơm.
Nhìn Doanh ngồi nhói nhói, dì Năm nghiêm giọng:
-hôm kia dì đi giao hàng cho tiệm may Thanh Vi, mới xuống xích lô thì nghe có tiếng gọi vừa lớn vừa gấp rút, quay lại dì thấy Khánh...
Doanh tưỡng như trái tim mình bị ai siết lại, ngồi trên ghế mà cô như bềnh bồng theo lời kể của dì Năm.
-Mới đầu dì chưa nhận rỏ đó là ai, nó xưng tên, dì mới nhớ, Khánh ăn mặc sang trọng lắm, có điều bộ râu để phát khiếp. Nói ba điều, bốn chuyện nó hỏi dì biết nơi con ở không?
Chậm rãi bưng chén canh lên húp vài hơi, dì Năm nói tiếp:
- Dì trả lời không, vì dì nghĩ làm lâu rồi mới biết chuyện con bỏ Nha Trang mà đi... Nó đứng như trời tròng, thấy cũng tội.. nó hỏi nơi dì ở để có dịp ghé thăm, Dì đành nói dối là ở Mỹ Tho lâu lắm mới lên Sai Gon để ghé thăm câu Luân...
-Anh ấy tin như vậy à!
-Chớ sao bây giờ? Dì thấy nó lủi thủi leo lên cái xe du lich màu cỏ úa rồi phóng đi ào như giận dỗi.
Buông đủa nhìn mâm cơm Doanh hỏi đại:
-Sao dì không cho anh biết chỏ con ở?
-Có cần ko khi con đã quên khuấy nó rồi?
Nghẹn ở ngực Doanh đứng dậy. Ừ! Cứ coi như cô đã quên khuấy anh rồi. Từ lâu lắm!
Bước như chạy trốn về góc riêng của mình trên căn gác nhỏ, Doanh thả người xuống chiếc giường cá nhân bằng sắt củ kỹ, rồi phóng tầm nhìn lên tấm ảnh chụp Hòn Chồng được rọi tọ treo trên vách.
"Anh là tảng đá không muốn bị chết chìm trong biển tình yêu. Mà em củng không phải là con sóng mềm mại đêm ngày khóc lóc van xin tảng đá đến với mình như trong câu chuyện anh kể. Em không đủ sức... c lổ, bào mòn để có trọn anh trong vòng tay sóng, hay em chạy trốn chính nổi đau mà em chịu không nổi trong ghen tuông?"
Doanh trở mình nằm lăn qua một bên, cô biết đêm nay sẽ khó ngủ vì nhiều thứ. không ai đủ can đãm đếm từ một đến vài ngàn vì sao trên trời cao để có giấc ngủ, nhưng Doanh sẽ gọi khẽ trăm ngàn lần tên Khánh để có giấc mơ ngon, dù muộn màng.
Những Ngăn Tim Hồng Những Ngăn Tim Hồng - Trần Thị Bảo Châu Những Ngăn Tim Hồng