Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: tongkimlinh
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2471 / 19
Cập nhật: 2015-10-28 17:53:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21 -
hấy nơi cánh tay phải của Nương có một vết bầm xanh, ông sáu Long ngạc nhiên đặt bát cơm xuống mâm hỏi:
- Tại sao cánh tay con bầm vậy, Nương?
Nương đáp gọn:
- Con té.
Ông sáu Long gạn:
- Con té đâu mà bầm vậy?
Không muốn tỏ bày sự thật với ông sáu Long trong bữa ăn, Nương gượng cười làm vẻ thản nhiên:
- Ăn cơm xong rồi; con kể chuyện... cho nội nghe.
Ông sáu Long xoáy mắt nhìn nàng:
- Chuyện gì?
- Dài dòng lắm!
- Thì vừa ăn, vừa nói cho nội nghe đi.
- Lát nữa con nói.
Ông sáu Long ra dáng sốt ruột:
- Chuyện lành hay dữ đó, con?
Nương ấp úng:
- Dạ... không lành... không dữ...
Ông sáu Long cau mày:
- Con nói cái gì lạ vậy, Nương?
Nương gắp nguyên cái đầu cá lóc trong tô canh bỏ sang chén cho ông sáu và đáp:
- Thì nội cứ ăn cho rồi bữa đi, lát nữa con nói.... có đầu có đuôi cho nội nghe mà.
Ông sáu Long vẫn còn gạn:
- Bộ ở nhà con gây lộn với ai, rồi người ta đánh con bầm tay phải hôn?
Nàng khẽ lắc đầu:
- Hỏng có.
Thấy Nương không chịu nói, ông sáu Long đành thôi. Và ông lo nuốt mau cho hết bát cơm, để nghe Nương kể chuyện gì không may xảy ra.
Nghe đến đâu, ông sáu Long càng tỏ ra tức giận, không ngớt nghiến răng, đập bàn. Sau đó, ông liền mặc áo, hầm hầm bước ra cửa.
Không biết ông định đi đâu, Nương lo âu hỏi vói theo:
- Nội đi đâu vậy, nội?
Ông sáu Long ngoảnh lại đáp nhỏ:
- Tao đi kiếm thằng hai Định nói chuyện một chút. Ở nhà coi chừng nhà đó nghe.
Câu nói của sáu Long chứa đựng nặng nề thù hận, căm tức, khiến cho Nương thêm băn khoăn, Nàng chạy theo phân bua với ông sáu Long:
- Thôi nội, bỏ qua đi nội. Trong lúc nóng giận,nội làm um xùm lên đây rồi con sợ... mang tiếng...không tốt. Nội ráng dằn để êm luôn cho rồi.
Ông sáu Long gạt ngang:
-Không, nội biết mà. Nội phải dằn mặt thằng hai Điịnh mới được. Con vô đi.
Dứt lời, ông sáu Long hấp tấp đi luôn. Biết không thể nào cản ngăn được. Nương đành quay vào nhà nghe ngóng tình hình.
Nàng bưng mâm chén đem rửa mà lòng thấy bồn chồn lạ thường. Mới rửa đến cái chén thứ hai thì nàng nghe trước nhà có tiếng trẻ con gọi vang:
- Ông sáu ơi! Ông sáu!
- Cô hai ơi! Cô hai à! Có khách.
Nghe nói có khách, Nương vội vàng đứng dậy quệt tay nước vào ống quần, đoạn chạy lên nhà trên.
- Đứa nào kêu?
- Có ông này kiếm ông sáu, cô hai ơi.
Nương ló mặt ra cửa chợt thấy ba bốn đứa trẻ hàng xóm đang đứng ngoài thềm vây quanh một ông khách lạ.
Ông khách có bộ dáng dày dạn phong trần, tràn trề khổ ải, tóc dài phủ gáy, cằm môi tua tủa râu như gốc tre già chơm chởm rễ, bùn đất quến chân thay giày dép.
Thoạt thấy ông khách? Nương đâm ra lo sợ, vì nàng nghe mấy đứa nhỏ nói ông ta tìm ông sáu Long, Nàng nghi ông khách là người có liên quan ít, nhiều đến vụ
hai Định
Ông khách tiến đến một bước, đoạn xoáy tia mắt nhìn Nương từ đầu đến chân, làm nàng mất hẳn bình tỉnh đến tái mặt. Giọng nàng lắm bắp:
- Bác... thưa bác kiếm nội tôi?
Ông khách khẽ gật và hăm hở bước ngay vào cửa khiến Nương nao núng thụt lùi, ông vừa hỏi nhanh:
-Bác sáu đâu em?
Chưa mời mà thấy ông khách đã xông xáo vô nhà, Nương lấy làm khó chịu, muốn đuổi ông ta ra, nhưng nàng không dám chống cự.
Nàng lạnh lùng đáp:
- Nội tôi không có nhà.
Ông khách nhỏen miệng cười làm cho từng cọng râu dựng lên trông quái dị:
- Đi đâu?
Nương hất hàm:
- Đi đằng xóm.
Ông khách bước lại trước đầu bàn, vừa đảo mắt quanh nhà, vừa phăn hỏi:
- Chừng nào về?
Nương dằn nén bực dọc:
- Hỏng biết nữa.
- Bác sáu không có nói chừng nào về hay sao em?
Nương lắc đầu đáp cộc lốc:
- Không.
- Em chạy đi kêu dùm bác sáu về đi.
Nàng cau mày:
- Tôi không biết nội tôi đi xóm nào mà kêu. Tôi phải coi nhà. Bác cần việc gì thì chiều trở lại.
Bỗng ông khách tiến tới gần Nương, trên môi vẫn giữ cái cười lạ lùng khó hiểu và dịu giọng:
- Em tên Nương phải hôn?
Lòng Nương phập phòng lo sợ vì không biết người đàn ông lạ kia đến đây với ý định gì mà hỏi đúng tên nàng. Nàng vừa thoái bước ra phía cửa có ý đề phòng mọi bất trắc, vừa lắc đầu lia lịa:
- Không, hỏng phải.
Ông khách thảng thốt:
- Ủa! Nói vậy... em đây không phải tên Nương sao? Nhà này có phải là nhà cuả bác sáu Long hay không! Bác sáu gốc ở Phú Thành đó?
Nương ấp úng:
- Dạ... dạ phải. Bộ bác có quen với nội tôi hay sao?
Ông khách nhẹ gật:
- Bác ở cùng một xứ mà.
Nương ra vẻ ngạc nhiên;
- Bác ở ấp nào mà tôi không biết?
Ông khách đáp nhanh:
- Cũng ấp Phú Thành.
Nghe ông khách nói chuyện đến đây, Nương mới thấy yên lòng. Nàng vào kéo ghế mời khách:
- Bác ngồi chơi đợi nội tôi về.
Người khách lạ vẫn chưa chịu ngồi. Ông đưa mắt nhìn thẳng xuống nhà bếp như muốn tìm ai, rồi thình lình ông quay phắt lại, hỏi Nương:
- Em tên gì?
Nương thầm định buụng, mình đã lỡ nói láo với ông khách rồi thì cứ nói láo luôn cho qua chuyện.
Nàng ngập ngừng đáp:
- Tôi tên... Hậu.
Nàng nhớ cái tên Hậu trước nhứt, nàng tạm mượn cái tên Hậu làm tên mình trong lúc đối diện với một người khách có nhiều cử chỉ quá lạ lùng.
Ông khách thảng thốt:
- Em tên là Hậu thật à?
Nương khẽ gật:
- Dạ phải
Môi ông khách ấp úng:
- Nói vậy, còn... còn đứa con gái...
Nghe ông khách nín lặng luôn tại đó, Nương ngạc nhiên:
- Bác muốn hỏi chi?
Ông lại nhìn nàng bằng đôi mắt khám xét và hạ giọng nghiêm trọng đáp:
- Tôi muốn hỏi... một đứa con gái tên Nương, tôi muốn tìm nó, mà người ta đã cho tôi biết nó theo bác sáu từ mấy chục năm nay.
Nương lắc đầu, làm bộ ngẩn ngơ:
- Tôi không biết...
Nàng nói đến đây, bổng có tiếng ông sáu Long oang oang trước cửa, cắt ngang câu chuyện của nàng với ông khách lạ tại đây:
- Tức quá! Tao mà kiếm được nó, tao chẻ đầu nó ra cũng chưa vừa nư giận
của tao.
Nương nói nhỏ với ông khách:
- Nội tôi về đó, bác muốn hỏi gì thì cứ hỏi nội tôi.
Ông khách dăm dăm nhìn ông sáu Long, Ông mới bước vô đến ngưỡng cửa chợt thấy người khách lạ với bộ mặt quái đản, ông phải khựng lại, trố mắt:
- Chú...chú là ai?
Người đàn ông cười hệch mồm:
- Bác không nhìn ra tôi hay sao? bác sáu?
Ông sáu Long lễ phép:
- Xin lỗi, tôi không còn nhớ gặp chú em ở dâu. Già cả rồi hay quên đầu quên đuôi lại con mắt sờ sệt. Xin chú em nhắc lạ, tôi mới nhớ được.
Ông khách tiến đến gần ông sáu Long, trên môi vẫn giữ nụ cười vui vẻ:
- Đâu bác nhìn kỹ lại coi.
Ông sáu Long xoáy mắt nhìn khách lạ một lúc, bỗng ông chộp nắm chặt hai cánh tay của khách, vừa thảng thốt gọi to lên trong mừng vui:
- Trời ơi! Thằng Cung đây mà! Vậy mà tao nhìn không ra.
Phải, người khác lạ đó chính là hai Cung, người đàn ông đã giết vợ cách đây hai mươi năm về trước.
Ông sáu Long kéo hai Cung vào trong, vừa rối rít gọi Nương:
- Nương ơi! Nương à! Cha con về đây nè.
Nương há hốc mồm, giương mắt ngơ ngác nhìn cha, đoạn lắp bắp hỏi ông sáu Long
- Nội... nội nói... bác... này là ba... của con?
Ông sáu Long gật lia:
- Ừ, ba của con đó. Con nên lại mừng ba... của con đi?
Sau câu nói của ông sáu Long, Cha con nàng ôm chầm lấy nhau, nỗi mừng tủi lẫn lộn trào lên đong đầy khóe mắt của ba người trong cuộc tái ngộ mà tưởng chừng như gặp gở nhau trong giấc chiêm bao.
Nương xúc động đến mếu máo:
- Ba! Ba của con... mà con không biết...
Hai Cung chẳng nói năng được lời nào, anh ôm con ngẹn ngào:
- Con...
Ông sáu Long dồn dập hỏi:
- Mày được thả hồi nào? Mày về đây hồi nào? Mà sao mày biết tao với con Nương ở trên này mà lên đây kiếm?
Hai Cung buông con ra và quay sang ông sáu Long:
- Tôi được thả về hôm ngày mười sáu. Tôi về thẳng dưới Phú Thành, lối xóm người ta chỉ bác ở trên này, tôi mới biết mà tìm đó chớ.
Ông sáu Long hỏi nhanh:
- Nói vậy mày đã về dưới Phú rồi hả?
Hai Cung gật đầu:
- Dạ. Tôi có đi thăm hết bà con lối xóm. Thấy tôi về, ai cũng mừng rỡ hết bác à. Tôi có gặp ba Thạnh, tư Thới con của ông cả Hoài nữa. Ba Thạnh có cho tôi biết là bác ở giữ vườn cho ông cả Hoài hết mười mấy năm và mới lên trại gà này năm ngoái.
Ông sáu Long gật đầu:
- Phải rồi. Trại gà này cũng có phần hùn của cả Hoài trong đó, nên ổng mới biểu tao lên đây làm.
Nương kéo ghế đặt bên h hai Cung:
- Ba ngồi đi ba.
Hai Cung ngồi xuống ghế và tiếp tục câu nguyện:
- Cũng nhờ ba Thạnh chỉ đường cho tôi đi lên đây. Đáng lẽ tôi lên chiều hôm qua, nhưng vì tới thăm một nhà thì bị bà con cầm ở chơi một chút, thành ra bây giờ mới tới đây. Nhớ bác với con Nương, tôi nóng ruột quá, vì không biết trong mấy chục năm... lưu lạc, bác với nó ra sao, nhưng bà con lối xóm niềm nở quá, mình ghé thăm rồi bỏ đi liền coi sao được.
Ông sáu Long bắc ghế ngồi đối diện với hai Cung và hỏi:
- Rồi hồi hôm này mày ngũ ở đâu?
- Tôi ngũ tại cái nhà mà cả Hoài cho bác ở giữ vườn đó.
- Bây giờ ai ở cái nhà đó?
- Ba Thạnh, mà ba Thạnh cũng chạy tới chạy lui, chớ cũng không có ở luôn. Hồi hôm thằng chả vật hết một con vịt xiêm để đải tôi nhậu với ba bốn anh em nữa.
Nương xách bình trà mới châm, đem lên rót ra hai tách:
- Ba uống nước đây ba.
Hai Cung nắm tay con gái rồi giữ chặt luôn, như không muốn rời xa con nữa:
- Con để đó cho ba.
Rồi anh ngắm khắp mặt mày, tay chân con gái, vừa trầm giọng hàm buồn xa xôi:
- Càng lớn, con Nương càng giống mẹ nó như khuôn, hả bác sáu?
Ông sáu Long nhẹ gật:
- Ừ! Nó giống như tạc hà!
Hai Cung chớp mắt mấy cái, đoạn quay mặt ra sân:
- Tôi cũng có ghé lại xóm nhà cũ..., qua thăm mộ má con Nương. không biết ai đem trồng bốn cây đinh lăng ở bốn gốc vậy, bác sáu ha?
Ông sáu Long đáp nhanh:
- Tao chớ ai. Tao trồng nay đã ba bốn năm gì rồi? Tao cũng có trồng bên mộ vợ chồng thằngbLuông mấy bụi nữa. Mày biết chỗ mộ vợ chồng thằng Luông hôn?
Hai Cung nhẹ gật và đôi mắt bỗng dưng rơm rướm ướt:
- Biết, tôi có ghé... Nghe lối xóm kể cho tôi nghe chuyện... hồi đó, làm tôi nhớ vợ chồng anh Tư... nhớ đến đâu, tôi thấy đứt ruột, đứt gan tới đó. Thiệt là anh em ruột cũng không bằng anh tư, chị tư đối với tôi. Biết nói gì khi đặt chân về quê quán xứ sở, nhìn cảnh cũ rồi nhìn mồ hoang mà nghe cổ họng mình như bị ai bóp ngẹt lại? Có nói được tiếng nào để tạ ơn vợ chồng anh tư đâu, tôi chỉ biết sụp trước đầu mộ lạy mấy lại rồi ra đi tìm con.
Ông sáu Long chép miệng:
- Tao cũng không ngờ tao lại phải sống trong cảnh tre già khóc măng! Hai vợ chồng nó dắt nhau đi một lượt làm tao muốn phát điên vậy mày. Tao lại sợ dại tao chết theo vợ chồng thằng Luông rồi con Nương phải bơ vơ đó chớ.
Hớp xong một ngụm trà, hai Cung hỏi:
- Tôi thấy mộ vợ tôi với mộ của vợ chồng anh Tư hình như là bác mới đấp, phải hôn bác?
Ông sáu Long gật đầu:
- Ừ, tao móc đất cho con Nương đấp lại hồi năm ngoái. Không đấp để lâu năm mồ mã siêu lạc hết, không nên;
Chợt nhớ đến kẻ gây sóng gió ngày cũ, anh Cung hỏi nhanh:
- Còn thằng cha chủ ấp Hiệu bây giờ ra sao bác ha? Tôi về dưới mà không dám hỏi ai hết.
Ông sáu Longthả mắt mông lung ra sân:
- Hồi đó, nó trốn luôn, rồi gia đình nó cũng dời đi xứ nào đâu, không ai biết. Mà tao thấy rồi, gia đình nó cũng lụn bại lần lần mày à. Quả báo nhãn tiền mà, thế nào con cái nó cũng gánh hết tai họa dài dài sau này nữa. Bận đó, lâu quá thành ra tao không nhớ ai đã nói với tao, là có người gặp thằng cha chủ ấp Hiệu trốn ở miệt biên giới, mà không biết tại sao nó đui hết một con mắt. Hổng biết lời đồn đãi của người ta có đúng như vậy hay không.
Hai Cung rít giọng:
- Tôi mà gặp lại thằng đó là tôi uống mật nó à bác.
Giọng ông sáu Long nghiêm trang, chậm rãi:
- Thôi, tao khuyên mày, chuyện cũ đã qua rồi, thì mày cứ quên luôn đi, gợi nhắc làm gì thêm đau lòng. Tao thì gần đất xa trời, không biết chết nay, mai gì dây. Bây giờ, mày về được rồi, thì mày lo bảo bọc con Nương đó, Mày đừng nghĩ gì đến chuyện thù hằn ngày xửa, ngày xưa, thêm khổ tâm cho mày.Kẻ làm ác phải gặp ác. Để trời phật trừng phạt nó.
Ông sáu Long liền hướng sang chuyện khác:
- Mày ăn cơm chưa? Để con Nương đi nấu cho mày ăn bậy một chén rồi chiều sẽ hay nghen.
Hai Cung lắc đầu:
- Không, tôi không đói, mừng quá ăn cũng không được.
Đến đây Nương mới có cơ hội xen vào:
- Chắc ba còn mệt. Để con nấu cháo cho ba ăn, nghe ba?
Anh Cung khoát tay:
- Con đừng nấu nướng gì cho mất công. Ba không ăn đâu, để chiều rồi ăn luôn. Trước khi đi lên đây, ba Thạnh cũng có dọn cơm bắt ba ăn rồi.
Nương phân bua với ông sáu Long:
- Nè nội, hồi ba con mới bước vô, con tưởng ông nào lạ, con sợ...
Hai Cung bẹo cằm con gái và cười:
- Thấy tôi bước vô nhà, nó nhìn tôi trân trân vậy hà bác. Thấy nó giống mẹ nó quá tôi biết chắc nó là con Nương, tôi hỏi nó tên gì, nó lại nói nó tên Hậu, làm tôi muốn ngơ ngáo. Tưởng tôi đi kiếm lầm nhà ông sáu Long nào đó chớ.
Ông sáu Long bật cười:
- Nó nói nó tên Hậu hả?
Hai Cung nhẹ gật:
- Dạ.
Đến đây, trông vẻ mặt Nương thẹn thùa, nàng liền rút cái bình nước xách đi thẳng ra sau bếp.
Ông sáu Long ra dáng nghĩ ngôi và nhẹ gật liền mấy cái:
- Thấy người lạ tới đây, nó tỏ ra sợ sệt là phải.
Hai Cung hòi nhanh:
- Sao vậy, bác?
Ông sáu Long ấp úng:
- Ừ... thì... tại tánh nó nhút nhát vậy mà.
Lặng im một lúc, Hai Cung chợt nhớ lại câu nói giận dữ của ông sáu Long lúc mới về tới nhà, anh gạn hỏi:
- Hồi nãy, bác giận ai mà tôi nghe bác đòi chẻ đầu, chẻ óc ai đó, bác sáu?
Sắc phẫn nộ chợt hiện lên trên gương mặt già nua,Ông sáu Long rít giọng:
- Khốn nạn quá mày à! Trên đời này sao có cái bọn mặt người lòng thú, ngưu đầu mã diện nhiều quá!
Hai Cung xoáy nhìn ông sáu Long và sốt ruột hỏi:
- Vụ gì vậy bác?
Ông sáu Long còn đắn đo không biết nên nói hay nên dấu vụ hai Định đến đây cưỡng hiếp Nương, toan giở trò dâm ô.
Thấy ông sáu Long chưa chịu hở môi, hai Cung nóng ruột hỏi dồn:
- Vụ gì xảy ra vậy, bác? Ai bức hiếp gì bác đó, phải hôn?
Ông sáu Long xét thấy khó giữ nhẹm chuyện đó được, ông dùng giọng nghiêrm trọng
kể lại hết đầu đuôi mọi việc xảy ra cho hai Cung nghe.
Nghe đến đâu hai Cung lộ vẻ hầm hầm giận dữ. Chốc chốc, anh lại mắng:
- Quân khốn nạn!
Thỉnh thoảng anh lại chửơi:
- Quân súc sanh thiệt mà.
Nương xách bình trà đem ra châm thêm hai tách. Nhân dịp, ông sáu Long chỉ cánh tay có vết thương bầm tím của nàng và nói với hai Cung:
- Đây nè! Mày coi đây nè! Thằng hai Định nó đánh con nhỏ tới bầm tím như vầy nè!
Hai Cung nắm cánh tay con gái:
- Đâu, con đưa ba coi.
Nương vén cao tay áo ngắn lên:
- Đây, ba.
- Có bầm chổ nào nữa hay hôn con?
Nương lắc đầu:
- Hỏng có ba à! Nội chỗ này không hà.
Giọnh hai Cung hàm nổi xót xa:
- Con nghe trong mình có sao hôn?
Nương lắc đầu:
- Dạ, không.
Hai Cung tắc lưỡi:
- Nó hơi sưng lên đây nè. Đau hôn, con?
- Bóp bóp mới nghe đau, xách cái gì nặng mới nghe đau.
Hai Cung buông tay con ra và thình lình nắm chặt tay đấm cái rầm xuống bàn, nghiến răng:
- Nó muốn gieo khổ não cho con tôi nữa đây mà! Được rồi bác cứ để mặc tôi, để tôi ra tay trừng trị cái tên súc sanh đó. Nó ở đâu?
Hai Cung vụt đứng dậy và tiếp:
- Nó ở đâu? Bác chỉ nhà nó cho tôi. Tôi chém cho nó bay đầu rồi tôi đi ra Côn đảo nữa!
Nương vội vàng níu cánh tay cha:
- Ba! Thôi, ba bỏ qua đi ba.
Ông sáu Long bước lại ấn vai hai Cung ngồi xuống và đổi giọng chậm rãi, ôn tồn:
- Thôi, Cung! Tao khuyên mày hãy bớt nớng giận. Chính tao đây cũng phải sôi máu lên nữa, đâu có thể làm ngơ để nó yên thân được. Nhưng mà, bây giờ mày có căm hờn đến đâu đi nữa, mày nên ráng dằn nén, đừng liều mạng. Tao cũng thừa biết, mày vì vợ con, mà mày muốn cuồn trí lận, chớ chẳng phải vừa. Mày còn lại nữa đời người đây là mày phải dành hết cho con Nương.
Hai Cung hậm hực:
- Tay này đã vấy máu rồi, tim óc này là đá sỏi của Côn đảo, nó không còn biết sợ tù tội là gì nữa khi mà oán thù của vợ con còn đeo nặng trên đầu như non, như núi!
Ông sáu Long còn đặt một bàn tay trên vai hai Cung, khuyên tiếp:
- Mày hãy nhìn lại mặt con mày kìa.
Nương liền tiếp theo câu nói của ông sáu Long:
- Con ao ước muốn sống vui vẻ bên cạnh ba hơn là để ba đi trả thù cho con, rồi ba với con phải chia ly thêm lần nữa. Ba nên nghe lời nội dẹp bỏ hết oán thù.
Ông sáu Long nói nhanh:
- Đó, mày nghe con Nương nó nói chưa?
Tia mắt bừng bừng của hai Cung tự nhiên dịu dần sau câu nói của Nương.
Thấy hai Cung có vẻ nguôi giận, ông sáu Long tiếp:
- Phải biết mày như vậy thì hồi nãy tao đâu có thèm nói chuyện này cho mày nghe. Tao cũng tính cho nó một bài học đặng cho nó thụt mặt luôn, bỏ cái làng này luôn, chớ đâu có làm thinh được.
Hai Cung chận hỏi:
- Thằng hai Định mặt mày nó ra làm sao? Nhà nó ở trong trại này hay ờ ngoài làng.
Ông sáu Long đáp:
- Nó ở luôn trong này. Hồi nãy tao quần kiếm nó nát đất mà không gặp nó. Nghe mấy thầy trên văn phòng nói nó bỏ buổi làm sáng, trốn đi đâu không biết. Chắc là nó không dám về đây nữa đâu. Nhục nhã, xấu hổ quá mà còn dám chường cái mặt ngó ai nữa.
Hai Cung phăn hỏi:
- Còn thầy giáo Hậu mà bác nói ổng đã đến cứu con Nương thoát nạn đó là người ở đâu?
Ông sáu Long trở về ngồi chổ cũ và đáp:
- Con trai năm Điển làm quản lý trại gà này nè. Thầy dạy học ở trên Gò Đen á.
- Bộ nhà cửa thầy giáo Hậu ở gần đây nên thầy mới hay thằng Định tới đây làm ẩu?
Ông sáu Long hất hàm:
- Đây nè! Mày để ý, ngoài cổng trại đi vô, ngó bên trái thấy dãy nhà cửa sơn xanh, hai căn ngoài đầu là nhà của Năm Điển, ông già thầy giáo Hậu.
Ông sáu Long dừng lời hớp miếng nước, đoạn nghiêm nghị nói tiếp:
-Tao nói thiệt cho mày biết, năm Điển đang sửa soạn đi hỏi con Nương cho thầy giáo Hậu...
Nghe ông sáu Long nói đến đây, Nương thẹn thùa đỏ mặt. Nàng bỏ đi xuống nhà bếp. Tuy vậy mà nàng vẩn lắng tai nghe ông sáu Long tiếp:
- Tao không biết mày sắp trở về, nên tao đã tự ý hứa gã con Nương. Tao chắc mày không nở trách tao.
Hai Cung nhanh miệng chận lời ông:
- Không, không đâu bác. Tôi đã coi bác như cha đẻ của tôi. Con Nương nó kêu bác bằng ông nội, là bác có quyền đứng ra định đoạt việc gả bán, dầu có tôi không có tôi ở nhà cũng vậy. Xin bác đừng nghĩ gì hết. Và để đền đáp lại chút công ơn bác dưỡng dục con Nương ròng rã hơn hai mươi năm trời, bây giờ tôi xin phép được kêu bác bằng ba và phụng dưỡng bác cho đến ngày bác trăm tuổi.
Nói đến đây, hai Cung liền bước qua quỳ xuống ngay trưrớc mặt ông sáu Long:
- Ba! Con xin ba nhận lạy này...
Ông sáu Long lật đật nắm tay hai Cung đỡ dậy. Rồi vì quá cảm xúc, ông run run giọng mà chỉ thốt độc có một tiếng gọi tình thương thắm thiết:
- Con...!
- Ba cho con lạy ba.
- Thôi, đứng dậy, đi con. Một lời nói của con cũng đủ vui dạ ba lắm rồi.
Long Đong Long Đong - Nghiêm Lệ Quân Long Đong