Trong mỗi khó khăn, thất bại, và cả những nỗi khổ tâm đều chứa đựng mầm mống của thành quả tốt đẹp hoặc hơn thế nữa.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16
HỮNG BÀI HỌC
Mấy tháng qua, một số bè bạn ở Paris và một số tỉnh ở Pháp cũng như một số nhà báo Anh, ý,... hỏi tôi rằng: Sống dưới chế độ cộng sản, ông đã rút ra được những bài học gì sâu sắc nhất? Quả vậy tôi đã gắn bó với chế độ chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo hơn 46 năm, tôi là đảng viên cộng sản từ tháng 3. 1946, đến nay vừa tròn 45 năm. Tôi ở trong quân đội do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo từ tháng 9. 1945 đến tháng 10. 1982, tức là hơn 37 năm. Nhìn lại cả một quãng đời vừa trải qua, quả thật có nhiều điều sâu sắc và thấm thía.
Từ khi trưởng thành, tôi luôn đặt cho mình một thái độ ngay thật và thẳng thắn, không cúi đầu nịnh bợ ai, cũng không muốn ai tán tụng tâng bốc mình. Điều này làdo sự giáo dục, dạy dỗ của cha tôi từ khi tôi còn nhỏ. Tôi không thể nào quên, cha tôi luôn nằm thẳng. Ngủ ban đêm hay ngủ trưa, đều một mực như thế. Hai tay chắp vào nhau đặt trên bụng. Suốt cả một đời người, ông luôn ngủ với một tư thế không thay đổi. Đi từ nhà trên xuống nhà dưới, đi bách bộ Ở hành lang, hay ở trong sân nhà, cha tôi bao giờ cũng đi đến góc, rồi rẽ phải hay rẽ trái, không bao giờ đi tắt. Tất cả đều thành nếp sống và nếp nghĩ. Cũng có thể có người cho là lẩm cẩm. Nhưng cái ngay thẳng của người "quân tử" là như thế, phải như thế. Không thể nhượng bộ cho chính mìmh. Tự đòi hỏi một cách khe khắt. Một cụ già hơn 90 tuổi gặp tôi ở huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh, tháng 7. 1990, kể lại cho chúng tôi rằng, hồi 1927, thầy tôi đến nhậm chức tri phủ Xuân Trường, cái bảng đầu tiên yết ở cổng phủ là "Ai có việc hay đưa đơn, không được mang theo một lễ vật gì qua cổng này". Cả cuộc đời xử án, làm 12 năm thượng thư (là bộ trưởng) bộ tư pháp, xét duyệt cả chục ngàn vụ án lớn nhỏ, ông không hề nhận một đồng xu nhỏ hay bất cứ thứ quà cáp gì kiểu đút lót của bất cứ ai. Sự thanh liêm và thanh bạch thật là tuyệt đối.
Trên tinh thần ấy, tôi không thể quay ngoắt lại chửi bới đảng cộng sản, nói xấu đủ điều, phóng đại những sai lầm và tự phủ định chính mình về tất cả mọi mặt. Cho dù vừa qua, cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản đã chụp mũ tôi là phản bội, là bị đế quốc mua chuộc, lôi kéo và đã khai trừ tôi ra khỏi đảng, truất chức tôi... Tôi không tự ái, bực bội hay phiền muộn gì về chuyện này cả. Họ luôn là như thế, luôn hành động kiểu như thế dưới cái nhãn hiệu bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, tôi chẳng mảy may lấy làm lạ. Điều hệ trọng là chính họ cũng chẳng tin mấy ở những điều ấy, và đông đảo đảng viên và nhất là nhân dân thì cũng chẳng tin gì ở những điều xằng bậy, thiếu công bằng, thiếu công minh như thế.
Bài học tôi tự rút ra sâu sắc nhất trong cuộc đời hoạt động gần 50 năm là: hãy luôn tự là mình! Xin chớ bao giờ thôi là mình. Xin chớ bao giờ đánh rơi mất bản thân mình! Cần luôn luôn tỉnh táo để suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Chớ bao giờ bắt chước mù quáng bất cứ ai. Điều này cũng thật là khó. Lười một chút, e ngại một chút, nể nang một chút là đánh mất mình như chơi! Cái kiểu đua đòi chạy theo mốt thời thượng, a dua theo số đông là như thế.
Tôi còn nhớ, cách đây hơn 40 năm, từ những năm 1945 đến năm 1950, những năm đầu thật hào hùng và phấn khởi. Đảng cộng sản tự rút vào bí mật. Tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, khi xây dựng chiến khu Việt Bắc và vùng giải phóng khu 4, khu 5, ý thức chiến đấu bảo vệ nền độc lập của tổ quốc thật là sâu đậm. Tình cảm anh em gắn bó chặt chẽ: Cán bộ và chiến sĩ, bộ đội và đồng bào. Đúng là truyền thống chống ngoại xâm là một gia tài quý báu của dân tộc ta, bất kể giầu nghèo, dân tộc, tôn giáo... Sau chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nối liền được với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa được thành lập tháng 10. 1949. Viện trợ quân sự và dân dụng từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam ngày càng nhiêu, tạo thêm điều kiện cho kháng chiến Việt Nam lớn mạnh. Thế nhưng tình hình lại phức tạp hơn, có nhiều mặt căng thẳng hơn. Từng đoàn cố vấn Trung Quốc sang, có mặt ở mọi ngành, mọi cấp. Lúc đó (1952), tôi làm giám đốc của trường quân chính sư đoàn 304, cũng có 2 cố vấn Trung quốc đến làm việc. Họ nói cái gì cũng lạ, cũng mới, cũng hay cả! Có thể nói từ đại tướng đến lính trơn đều cắp sách đi học các ông cố vấn Tàu. Đảng cộng sản là gì, đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, thường xuyên, trực tiếp và tuyệt đối là như thế nào... đấu tranh giai cấp là khách quan, quyết liệt và tất yếu như thế nào. Thế nào là dân chủ tập trung, là lãnh đạo tập thể... Thế nào là chiến thuật Lâm Bưu, là tổ chức theo kiểu tam chế, là phương châm chiến thuật tứ khoái nhất mạn (4 nhanh, một chậm), là chiến thuật công kiên.. Rồi phương châm: chính trị là thống soái, chế độ chính ủy có quyền tối hậu quyết định... Công tác chi bộ và công tác đảng ủy và nhất là nội dung tư tưởng Mao Trạch Đông. Rồi nông dân là lực lượng cách mạng hùng hậu nhất ra sao. Và phương châm tổ chức lấy công nông làm cốt cán là như thế nào...
Ngọn gió phương Bắc ào ạt thổi xuống căn cứ địa Việt Bắc, rồi các vùng giải phóng trong cả nước. Sách dịch Tàu, phim ảnh Tàu, bài hát tàu "Kết đoàn", nhảy ương ca tàu, phong trào học chữ và học nói tiếng tàu lan ra rất rộng. Và từng đoàn cán bộ nối tiếp nhau sang tàu, lên Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Nam Ninh, Quảng Châu để học. Bắc Dại (trường đại học Bắc kinh) mở rộng cửa đón hàng trăm cán bộ Việt Nam ta. Trung Quốc là hậu phương rộng lớn, bao la và hào hiệp cho cuộc kháng chiến Việt Nam, lợi thật là lớn và chúng ta phải trả giá cũng thật quá đắt! Vừa thoát khỏi đêm dài nô lệ của thực dân Pháp, chúng ta lóa mắt trước một nền văn minh mới của "cách mạng" Trung Quốc được ta suy tôn là đàn anh, mở đường, mẫu mực.
Chúng tôi tiếp thu một cách ào ạt, ngấu ngiến, không chút suy xét và càng không có một chút phê phán nào cả! Bài hát ca ngợi Mao Trạch Đông "Đông phương hồng", được coi là bài hát chính thức, cùng với "Tiến quân ca", bài suy tôn Hồ Chủ Tịch và bài Quốc Tế Ca. Và thế là ở Đại hội lần thứ hai của đảng cộng sản Việt Nam trên căn cứ địa Việt Bắc, trong cuốn Điều lệ đảng, ở ngay phần đầu được ghi rõ: cơ sở lý luận và tư tưởng của đảng là chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Không một ai nghi ngờ, và tất nhiên không một ai phản đối cả. Nó tự nhiên như ánh sáng, như hơi thở cần cho cuộc sống con người vậy! Cần nói thật rằng những tư duy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, của các vị Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp..., lúc ấy đều coi tư tưởng Mao là mẫu mực, là chân lý. Thế mới biết khi đánh rơi mất bản thân mình, bản thân dân tộc mình, quyền tư duy tỉnh táo của mình, mọi người đều có thể phạm sai lầm cực lớn vậy! Gần như trên một trang giấy trắng, chúng ta đã đổ lên một lọ mực tầu đen và ngộ nhận đó là ánh sáng! Tôi còn nhớ sau đó ít lâu, một nhà báo Pháp hỏi Hồ Chủ Tịch: Sao cụ không viết các tác phẩm lý luận, thì được trả lời ngay rằng: "Tôi có gì để viết nữa, tất cả lý luận cần thiết Mao Chủ Tịch đã nghĩ đến và viết ra rồi!" Luồng suy nghĩ bao trùm lúc ấy là như thế.
Và tất cả những người kháng chiến Việt Nam đều coi những tác phẩm: Bạch Mao nữ (trong chuyện và trong phim), Thượng cam lĩnh, Ngu công dời núi, anh hùng Lôi Phong... là những
tác phẩm tuyệt đỉnh của loài người. Câu nói bất hủ của Mao: "Ba anh thợ da là một Gia cát Lượng", được coi là một chân lý, nêu cao tác dụng tập thể đối lập với cá nhân, phủ định sạch trơn khả năng và vai trò cá nhân đối với lịch sử và nhận thức của loài người. Con người riêng rẽ là bèo bọt, là yếu hèn, là tội lỗi, đó là hạt cát rời rạc, vô giá trị, giống nhau, để cho tập thể dậm chân lên trên. Tập thể là tất cả!
Có những chuyến nhìn lại vừa buồn cười, vừa xấu hổ vì quá ấu trĩ. Từ đầu năm 1952, tất cả các đơn vị, tiểu đội đều lập tổ tam tam, tổ 3 người, còn gọi là tổ tâm giao. Cứ chiều đến sau khi ăn cơm là tổ tâm giao sinh hoạt tư tưởng. Phải kiểm điểm công việc trong ngày, tự khai ra những tư tưởng không lành mạnh: ngại khó, ngại khổ, sợ chết, ghen tỵ, tư tưởng hưởng lạc, cầu an, địa vi..., nó có tác dụng giữ vững tinh thần, giữ vững kỷ luật, nhưng mặt khác nó đè nặng lên nhân phẩm và nhân cách, làm cho con người luôn mặc cảm tội lổi, phải ăn năn, hối cải.
Có thể nói thời kỳ lan tràn tư tưởng Mao Trạch Đông, sùng bái tư tưởng Mao sau năm 1951 là sự mở đầu của những mụ mẫm về nhận thức, và có những tác hại cho đến tận ngày nay. Chúng ta quên mát những gíá trị cố hữu của dân tộc, đánh rơi niềm tự hào tự tin dân tộc, chấm dứt thời kỳ phơi phới hồn nhiên đoàn kết quý trọng nhau trong cộng đồng dân tộc đi kháng chiến chống Pháp, để choàng vào cổ một cái tròng nhận thức và tư tưởng mang bản chất đặc nông dân. Một sự thụt lùi được ngộ nhận là khai phá và tiến lên! Thế là cải cách ruộng đất đến sau khi nghe hàng trăm vị cố vấn Tàu giới thiệu về quá trình" thủ ti cải cơ" (thổ địa cải cách) và những kinh nghiệm còn nóng hổi của Trung Quốc. Tôi còn nhớ nội dung của 8 bài học chỉnh huấn cải cách ruộng đất cho cán bộ trung cao cấp. Không một cán bộ nào được thoát khỏi cuộc chỉnh huấn này. Đây là một cửa ải, "vượt qua thì mọi con người sẽ lớn lên, trưởng thành, thành người cách mạng chân chính. " 8 buổi lên lớp, hàng chục buổi thảo luận tổ, tranh luận, giúp đỡ nhau để phê phán tội lỗi. Những cuộc tố khổ của nông dân, những cuộc kể lể, triển lãm về tội ác của địa chủ và đế quốc. Những buổi xem phim, xem kịch về địa chủ và nông dân. Mọi sự suy luận dạo ấy đều dẫn đến cực đoan: đã là địa chủ, dù chỉ có 2 mẫu ruộng thì đều là xấu, là tham, là ác, là tay sai đế quốc cả. Đã là cố nông thì đều là tốt, có tinh thần cách mạng, có kỷ luật, có tài năng cả. Sự suy luận bất chấp sự thật nhan nhản. Địa chủ đi kháng chiến, thì chỉ là "giả vờ kháng chiến" để phá hoại cách mạng. Tìm không ra trong một xã ít nhất là hai tên địa chủ ác bá thì là phát động chưa lên, phát mà chưa động, phải làm lại! Đã là học sinh tiểu tư sản thì bản chất luôn là bếp bênh, không vững chắc, chúa là địa vị hưởng lạc, cầu an, bảo mạng, phải gần gũi bần cố nông để học tập và tiến bộ.
Tôi có những anh bạn là chính ủy trung đoàn, tiểu đoàn trưởng, hồi ấy cao hứng theo thời thượng, xúc động tự thâm tâm, thán phục qua bắt rễ xâu chuỗi các anh chị bần cố nông "trong sạch và tuyệt vời", để rồi tìm kiếm trong đó một cô vợ "lý tưởng". Về sau sửa sai cải cách ruộng đất rồi, các chàng bị kẹt cứng, không thể nào sửa được nữa, và thế là ngậm bồ hòn làm ngọt suốt cà đời vì không sao hợp nổi về quan niệm, lối sống, về trí tuệ và tâm hồn với người bạn đời đã kén.
Mỗi một thời có một nhân vật là thời thượng. ê vào những năm 1954, 1955 ấy, giữa khi giông bảo cải cách ruộng đất đang mở rộng, nhân vật thời thượng là các ông đoàn ủy và các ông đội. Đội trưởng cải cách ruộng đất ở một xã thì là nhất thiên hạ rồi. Các vị đoàn ủy chỉ đạo cả một vùng, một huyện. Quyền sinh, quyền sát là trong tay các vị một cách tuyệt đối! Công cụ của các vị là điều lệ cải cách ruộng đất, là các đội cải cách, là tòa án nhân dân, xử án bằng giơ tay, không có luật sư, chẳng có luật pháp. Đội xử án là một tiểu đội súng trường được tuyển lựa trong du kích thuộc thành phần cô nông, mà phải là cố nông không có họ hàng, dây mơ, rể má gì với phú nông và địa chủ... Các vị đoàn ủy luôn giữ bộ mặt trang nghiêm, luôn khoác đại cán xanh mùa hạ, đại cán dạ mùa đông, đi giầy da lộp cộp, tay cắp cặp da đen bóng và đi xe com măng ca Bắc kinh của bác Mao. Tôi từng gặp một vị Ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) hồi ấy chữ quốc ngữ viết chưa thạo, chỉ có chữ ký nguệch ngoặc to tướng, từng ký duyệt y án xử tử hàng chục nhân mạng: kẻ thù của giai cấp và kẻ thù của nhân dân...
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết