Những người vĩ đại không những phải biết chớp lấy cơ hội mà còn phải biết tạo ra cơ hội.

C.C. Colton

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Coi Tri
Số chương: 50
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1196 / 24
Cập nhật: 2017-05-25 16:42:54 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Xích Thằng, Nguyệt Lão
ích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng.
"Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
Nguyên đời nhà Đường (618-907) có chàng nho sĩ tên Vi Cố, học giỏi, thi phú tài danh. Một hôm du học đến Đông Đô, giữa đêm trời quang mây tạnh, trăng sao vằng vặc, gió hiu nhẹ thổi, chàng thơ thẩn dạo chơi, chàng bỗng ngạc nhiên vì nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi dưới ánh sáng trăng, mắt nhìn vào quyển sổ to, tay se tơ đỏ. Trông người tiên phong đạo cốt. Vi Cố lấy làm lạ đến gần, hỏi:
- Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách chi và tơ đỏ này, cụ se làm gì?
Cụ già đáp:
- Ta là Nguyệt Lão, xem sổ định hôn của dân gian. Còn chỉ ta đương se là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại.
Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu cụ già cho biết duyên của mình. Cụ già mỉm cười nói:
- Số duyên của nhà ngươi là con bé 3 tuổi của mụ ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô.
Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng. Cụ già biết ý, bảo:
- Đó là duyên trời định. Già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về.
Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả thực trông thấy một mụ ăn mày dơ dáy, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Cố bực tức, mướn một gã lưu manh đâm chết được đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh vâng lời, cầm dao xông đến, chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy.
Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết, sợ người bắt nên cuống cuồng chạy trốn.
Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi. Thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ.
Đến khi nhập phòng, Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thật kể rõ thân thế mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết.
Nghe vợ thuật, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm:
- Thật là duyên trời định, tránh đâu cũng không khỏi.
Tuy than thở nhưng Vi Cố cũng lấy làm hả dạ, vì dù sao... vợ cũng đẹp và là con yêu của nhà quan to.
Trong vở kịch thần thoại "Lên cung trăng" của Ngô Tổ Quang có chép.
Hậu Nghệ, người nước Hữu Cùng, sau khi bắn 9 mặt trời, được tôn làm hoàng đế, một đêm cùng 2 người đồ đệ là Ngô Cương và Phùng Mông đi đường. Cả ba gặp một ông lão ngồi dưới ánh sáng trăng, tay cắp một quyển sổ to. Trên sổ buộc tơ đỏ chằng chịt. Hậu Nghệ lấy làm lạ, hỏi:
- Thưa cụ! Cuốn sách sao lại có buộc dây đỏ thế kia?
Cụ già nói:
- Quý nhân đã hỏi, già này phải nói thực: già này chuyên coi việc hôn nhân thiên hạ. Đây là quyển sổ cưới gả của người thế gian.
- Thế thì may quá. Ba thày trò chúng tôi đều độc thân, nhờ cụ xét coi việc hôn nhân chúng tôi thể nào?
Ngô Cương đến trước nghiêng mình xưng tên họ và nhờ cụ già xem. Cụ già giở sổ xem một lúc nhưng không nói. Hậu Nghệ hỏi:
- Thưa cụ thế nào?
Ngô Cương nóng nảy, giục:
- Có không cụ?
Cụ già đáp:
- Số tráng sĩ trọn đời không vợ.
Ngô Cương mỉm cười:
- Không vợ cũng được.
Đến phiên Phùng Mông. Cụ già bảo:
- Vì tráng sĩ chưa quyết, còn tấn thối lưỡng nan nên việc hôn nhân vì thế mà chưa nhứt định.
Hậu Nghệ cất tiếng cười ha hả:
- Té ra hai đứa học trò đều không vợ cả, dám phiền cụ xét coi số phận của Nghệ này ra sao?
Cụ già cúi đầu giở sổ, một lúc kêu lên:
- Có đây rồi. Cách đây rất xa, ở trong một cái hang hiu quạnh tại phương Bắc. Cô con gái nhà nghèo, mình không áo che thân, cơm không đủ ngày hai bữa.
Hậu Nghệ tỏ vẻ bất bình:
- Tôi có một người vợ như thế sao?
Cụ già cười bảo:
- Nàng là chim phượng hoàng, là đóa hoa khôi, kiếp trước đã định rồi, đời này sẽ tác hợp. Nàng hiện giờ còn nhỏ quá.
Nghệ nóng nảy hỏi:
- Thì mấy tuổi.
- Mới có 6 tuổi thôi.
Phùng Mông, Ngô Cương nín không nổi, bật cười, nhưng thấy Hậu Nghệ có vẻ giận nên không dám cười nữa. Hậu Nghệ nói với cụ già:
- Tôi không tin.
- Già đã nói là không bao giờ sai. Sổ nhân duyên đã chép, đâu có phải nói chơi được.
Hậu Nghệ lẩm bẩm:
- Nhưng mới có 6 tuổi.
Cụ già điềm đạm nói:
- Sau 10 năm nữa há chẳng 16 tuổi ư? Sau 20 năm nữa há chẳng phải 26 tuổi ư? Lại 60 năm nữa há chẳng phải 66 tuổi ư? Quý nhân chẳng biết con gái lớn lên, thay đổi đến mười tám lần sao?
Hậu Nghệ bực tức, lớn tiếng:
- Rõ ràng là cụ muốn trêu tôi!
Cụ già đĩnh đạc bảo:
- Ngàn dặm nhơn duyên một sợi tơ, trêu đùa sao được.
Hậu Nghệ giận dữ, quát:
- Đồ quỷ.
Nhưng cụ già đã biến mất.
Mười năm sau, Hậu Nghệ sai Ngô Cương đến phương Bắc, tìm được Hằng Nga, bắt về phong làm hoàng hậu, đúng như lời cụ già dưới trăng đã nói trước.
Cụ già đó là Nguyệt Lão.
Do những điển tích này mà có những chữ "Tơ hồng", "Chỉ hồng" để chỉ việc nhân duyên vợ chồng. Những chữ "Ông tơ", "Nguyệt Lão", "Trăng già" cũng do điển này mà ra. Hiện giờ trong lễ cưới, có lễ Tơ Hồng, tức lễ ông cụ già vô danh ngồi dưới trăng đó.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" có câu:
Dù khi lá thắm chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
Trong "Cung oán ngâm khúc" cũng có câu:
Tay Nguyệt Lão khờ sao có một,
Bỗng tơ tình vướng gót cung phi.
Và:
Tay Nguyệt Lão chẳng se thì chớ,
Se thế này có dở dang không?
Điển Hay Tích Lạ - Quyển 2 Điển Hay Tích Lạ - Quyển 2 - Nguyễn Tử Quang Điển Hay Tích Lạ - Quyển 2