Số lần đọc/download: 2228 / 44
Cập nhật: 2016-04-12 16:57:16 +0700
Chương 21: Chia Ra
V
ề đến nhà, ngồi chưa thở xong thì bỗng cả làng nháo nhào lên. Ba thằng vội hộc tốc chạy theo đám đông ngoài cổng. Mọi người hướng về nhà cậu B, đến vì lý do chính thì chẳng được mấy ai mà đến vì hiếu kì thì vô số kể. Vào trong sân nhà cậu B, thấy một nhóm người đang quây vòng tròn lại, thằng D mới mở lối cho bọn tôi chen người vào xem sự thể. Bên trong vòng tròn người là cậu B, em họ xa của mẹ thằng D. Nhưng cậu B cứ ngồi lờ đờ như người mất hồn, tay ôm lấy một thân cây chuối đã phạt đứt ngọn, rễ, vừa ôm cậu vừa gặm lấy gặm để vào cây chuối, nhựa, nước dãi chảy ra dính tèm lem vào áo, có vài người vào định giật thân cây chuối ra để đưa cậu đi viện thì bị cậu cắn xé cào cấu không cho lại gần, suốt mấy tiếng rồi cậu cứ ngối đó ôm nó như báu vật.
Được dăm phút thì mọi người nhận ra ba thằng bọn tôi đã có mặt, tất cả đưa mắt nhìn thằng Việt, chờ đợi một điều gì đó. Thằng Việt vốc một nắm hạt kê, vãi ra trước mặt cậu B, kì lạ làm sao, cậu B tự dưng buông cây chuối, đi theo nhặt từng hạt kê một. Cậu B vừa cách xa tầm tay khỏi thân cây chuối là thằng Việt móc liền hai dây lục trắng, quấn trói lấy người cậu, đoạn nó ngậm cây bút lông ngang miệng, bắt quyết rồi cầm bút thảo mấy chữ Nôm lên hai dây lụa. Viết xong thì cậu B ớ lên một câu, ngã lăn ra đất ngủ khì khì, thằng Việt bảo hai người ra khiêng cậu vào nhà, đắp chăn cho kĩ, nửa tiếng sau hẵng tháo dây. Bống thấy một người đang khiêng thân cây chuối định vứt đi thì thằng Việt ngăn lại, bảo đặt cây chuối xuống. Đợi cho cây chuối yên vị, thằng Việt mới lần lần quanh thân chuối, sờ đến mặt sau thì nó gật gật đầu ra chiều đúng lắm, xong xoay mặt đó lên. Nó quay ra ngoài gọi to:
- Ai mà bản thân, người nhà có người sắp sinh, mới có thai thì đứng quay mặt về hướng Đông Nam, tuyệt không có được quay lại ngó nghiêng. Còn người nào yếu tim, sợ máu thì đi về.
Đợi cho mấy người đó quay mặt đúng hướng hết, thằng Việt mới lấy một con dao găm, nhẹ nhàng khứa một đường trên thân chuối, xong nó lấy mũi dao bóc một mảng lớn ra. Thì ra thân cây chuối rỗng ruột đến gần 2/3, bên trong phần rỗng hình như con thấp thoáng cái gì đó. Lúc thằng Việt bóc mảng vỏ nữa ra thì không ít người sợ xanh mặt, tái mắt, chân không đứng vững nữa,…bên trong là…một cái thai nhi bé tý bằng bắp tay. Tôi suýt nữa thì ngã ngửa ra, thằng D vội đỡ lưng tôi, thì thào:
- Ngày xưa hình như cậu B cũng có suýt một đứa con, nghèo quá nên phải dẫn mợ đi nạo lúc vài tháng. Từ đó đến giờ cậu B không sinh đẻ gì nữa, thay ba đời vợ vẫn thế. Hay là….?
Chợt tôi thấy lành lạnh sau lưng, quay người lại thì gặp một ôn già lạ mà có nét rất quen, nhưng không tài nào nhớ ra được. Chợt người đó nở một nụ cười nửa miệng, ra chiều hài lòng lắm, xong đi luôn. Tôi cũng không bận tâm lắm chuyện này, nhưng thấy ghét là chỗ thấy cảnh đau lòng, ghê sợ như thế mà còn cười được.
Thằng Việt chỉ dẫn mấy người ở đó cách mai táng, đặt mộ cho đứa bé thật tỉ mẩn xong rồi mới về. Trên đường về, nó bấm độn đi bấm độn lại cả chục lần, lần nào xong cũng lắc đầu chán nản, chợt nó lên tiếng hỏi hai thằng:
- Hình như phép xem vận của tao mất linh rồi!
Thằng D hỏi:
- Mày xem chuyện quá khứ nhà cậu B hả?
Việt gật đầu, tôi nói:
- Có khi là mày đang hoảng hốt, tâm thần bất ổn nên tạm thời bị vậy thôi, thử tính việc khác xem nào.
Thằng Việt gật đầu, xong nó tính chuyện xảy ra hồi tôi còn bé, tính xong nó quay sang hỏi tôi:
- Năm 6 tuổi mày bị thủy đậu, sau đó lại lười không chịu bôi thuốc nên mãi một tháng 2 ngày sau mới đỡ đúng không?
Nghe vậy tôi kinh ngạc vô cùng, gật đầu lia lịa, quả nó nói không sai một chữ nào. Thằng Việt thấy thế thì băn khoăn, nói:
- Tại sao lại có chuyện thế này nhỉ! Trước giờ chặn được thuật xem việc của tao chỉ có một người thôi. À mà cũng không thể được, nếu thế thì quá vô lý.
Tôi hỏi:
- Cái gì cơ? Ý mày là cái lão quái vật năm lớp 11 định bắt tao làm hình nhân á?
Nó ừ hử, xong lại tính toán tiếp, vừa tính vừa nói:
- Vấn đề là lão chết từ đời nào rồi. Vậy nên trên thế gian còn tồn tại người chặn phép xem việc của tao là điều quá vô lý.
Chợt tôi nhớ lại nụ cười nửa miệng vừa nãy, kinh hãi kể lại cho hai thằng nghe. Thằng Việt nghe xong nói, trầm tư suy nghĩ rồi nói:
- Chuyện quá vô lý! Lão đó đã sắp hết mệnh, số trời không cãi được dễ đâu. Có thể đấy là một người nào đó sư huynh sư đệ hay học trò của lão, nhưng bỗng dưng đến đây thì chắc chẳng phải tốt lành gì.
Ba thằng đang suy nghĩ thì bỗng đâu một lá bùa đen cháy bùng ngay trước mặt tôi, khói bay mù mịt, rồi một bóng người chặn ngang đường. Chính là ông già tôi mới gặp, ông già tháo cái mũ nan ra, thản nhiên ngồi bệt xuống giữa đường, lấy tay xỏ lại chỗ vành mũ. Tôi cúi xuống hỏi:
- Cụ ơi! Sao cụ lại ngồi giữa đường thế này! Xe cộ giờ nó đi ẩu lắm, cụ để con đưa cụ lên trên ghế đá vỉa hè ngồi cho an toàn.
Nói đoạn tôi xốc ông cụ lên, đưa vào ngồi trên ghế đá, hỏi han nhà cửa, con cháu đâu mà để cụ đi thế này thì ông già chỉ cười cười mà không đáp. Tôi chào ông già rồi đi, lúc vừa quay lưng đi thì ông già nói vu vơ:
- Cũng chẳng đến nỗi phải yểu mệnh!
Nghe ông già nói khó hiểu, tôi mới quay phắt người lại, ông già đã chống gậy đi lọc cọc được một quãng rồi. Thôi! Nếu ông ý đã không muốn nói thêm thì có hỏi cũng vô ích. Tôi cùng hai thằng bạn đi về mà lòng vẫn ngổn ngang trăm mối. Ba thằng vừa đi vừa nói chuyện, nhưng bỗng thằng D đứng khựng lại, run run nói:
- Có thằng nào nhận ra là mình đi lạc vào tận ruộng ngô cũ không?
Nghe nó nói tôi mới sức nhớ ra, thằng Việt thì vẫn điềm nhiên, nó bảo hai thằng:
- Mình lạc được hơn mười phút rồi! Tao biết nhưng cố đi vào đây xem thế nào. Người bày trò này chẳng phải giỏi giang gì, còn không bằng con bé Ngọc Anh.
Bỗng nhiên có tiếng nói vọng từ trên cao xuống, cả ba quaat ngoắt lại, hướng về phía đó. Trên cành cây là một người nam đang ngồi vắt vẻo, mặt khinh khỉnh nhìn chúng tôi. Định thần lại, nhìn rõ vết sẹo đuôi mày, điệu cười tự kiêu, tôi kinh ngạc nhận ra kẻ ngồi trên cây là thằng Kiến, đệ tử của lão thầy năm xưa muốn lấy mạng tôi. Tôi hỏi:
- Anh đến đây làm gì?
Thằng Kiến cười hô hố, gằn giọng:
- Bất lịch sự quá! Gặp lại người quen mà chẳng có tý hiếu khách gì cả. Tao đến đây chơi đấy, có việc gì không?
Việt nói vọng lên cây:
- Anh đến chơi thì cứ việc. Chúng tôi còn bận không tiếp chuyện được nhiều. Hơn nữa nói chuyện với anh cũng chẳng có tác dụng gì lắm.
Thằng Kiến nhìn hằm hằm vào ba thằng bọn tôi, nghiến răng kèn kẹt, chợt nó thấy thằng D đang đập đập cái cung sắt lên vai thì dịu lại, cười mà mắt long sòng sọc, nói nhát gừng:
- Chào! Bọn bay nhớ đó!
Xong nó huýt sáo một tiếng, bỗng đâu trong đám ngô hoang có thấp thoáng mấy bóng cờ và một cái kiệu con, thằng Kiến trèo lên kiệu, ngất ngưởng đi khuất dần vào núi. Chỉ mới một ngày mà xảy ra bao chuyện, từ con lươn, cái oan thai nhà cậu B đến ông già bí ẩn và thằng Kiến. Mệt mỏi ra rời vì cả ngày truy đuổi, chạy loăng quăng khắp chốn cùng nơi, ba thằng bọn tôi lững thững trở về nhà. Bữa cơm tối hôm đó, ba thằng lầm lầm lì lì, thằng nào cũng căng óc ra suy nghĩ về những sự kiện xảy ra trong ngày hôm nay, cố kết nối chúng bằng một sợi dây hợp lý nhất. Vợ tôi thấy tôi đột nhiên khác mọi ngày thì lo lắm, lúc lên phòng ngủ, nàng tỉ tê hỏi tôi sao lại vậy. Tôi thở dài sườn sượt, kể lại mọi chuyện, thổ lộ cái khó nghĩ của tôi. Nàng nghe xong, im im không nói gì hồi lâu, bỗng dưng cất tiếng:
- Anh đừng sợ! Em ở ngay sau lưng mình này.
Nói xong thì lại dụi đầu vào ngực tôi, ôm cứng tôi mà ngủ. Tôi mỉm cười, hạnh phúc sao khi giữa những phút giây hiểm nguy lại có được sự bình yên tĩnh lặng thế này, từ từ nhắm mắt chìm vào giấc bông.
Chừng 4-5 h sáng gì đó, bỗng đâu có tiếng rầm rầm, tiếng đổ uỳnh uỳnh rung cả đất. Tôi mở bừng mắt, hướng tai nghe và quan sát xung quanh, xác định hướng phát ra tiếng động kì lạ là ở bãi tha ma làng. Nhưng cái khiến tôi sợ hơn nữa là đột nhiên không thấy vợ mình bên cạnh, tôi choàng dậy nhìn quanh phòng, phát hiện ra vợ tôi đang đứng úp mặt vào góc tường. Nghi có chuyện chẳng lành, tôi kinh hoàng lao ra định ôm vợ tôi kéo lại. Rồi khi bàn tay chỉ còn cách bờ vai nàng gang tấc, thốt nhiên đầu gối tôi đau dữ dội, sau đó là một đòn đánh thẳng vào sau tai, tôi từ từ đổ xuống, mắt cố nhìn về phía vợ một cách tuyệt vọng rồi từ từ lịm đi.
Tôi nằm mê man không rõ là bao lâu, chợt nghe thấy một giọng êm êm lo lắng gọi mình:
- Mình ơi! Anh sao thế này! Tỉnh lại đi mình ơi!
Tôi gắng gượng mở mắt ra, lờ mờ thấy xung quanh mình là vợ tôi, vợ chồng Ngọc Anh, ông cháu thằng Việt, tất cả chăm chú dõi theo từng cử chỉ của tôi. Tôi chống tay ngồi dậy, sờ tay thử ra sau tai thì lạ thay, không hề thấy đau đớn, nhức buốt gì cả, chẳng giống bị đánh mạnh vào đó tý nào. Tôi hỏi thằng D:
- Tao ngất đi bao lâu rồi vậy mày?
Thằng D đưa tay lên xem đồng hồ rồi trả lời:
- Chắc cũng khoảng gần năm tiếng rồi, bây giờ là chín giờ sáng!
Chợt nhớ ra cảnh trước lúc ngất, tôi thảng thốt hỏi vợ tôi:
- Sáng sớm nay em làm gì mà tự dưng lại đứng úp mặt vào góc tường thế? Anh sợ quá nên chạy vào, chưa kịp gọi thì bị ngất.
Cả năm người nhìn tôi trân trân, lúc sau, vợ tôi e dè nói:
- Sáng nay em có đứng úp mặt gì đâu. Lúc 4h em ra khỏi phòng để xem lại chăn nệm cho hai đứa bé con, nghe thấy tiếng động lạ ngoài nghĩa trang, tiếp theo là tiếng anh kêu nên em chạy vội về thì đã thấy anh nằm ngất đó.
Quái lạ, vậy cái thứ đứng góc nhà đó là ai? Nghĩ lắm lại thêm mệt óc.Tôi chợt nhớ âm thanh hồi sáng, quay sang hỏi thằng Việt:
- Thế sáng nay ngoài bãi tha ma có cái gì mà uỳnh uỳnh thế?
Thằng Việt bảo:
- Chiều mày khỏe hẳn thì tao dẫn mày ra xem, giờ ngồi yên tao xem lại mạch với đầu mày có bị gì không.
Rồi nó kéo tay tôi, mắt lim dim nghe mạch, xong lại xem sau tai tôi có vết bầm hay tụ máu không, lại cầm đèn rọi qua rọi lại bắt tôi nhìn theo ánh đèn, rồi bắt tôi cười, nhăn mặt, nói, hát, kể chuyện cũ. Xong tất cả, nó thở phào nhẹ nhõm, nói:
- Không sao cả. Bị đánh vào huyệt sau tai nên ngất đi, nhưng kì lạ là sao bị đánh đến mức ngất mà tỉnh dậy không đau buốt hay tụ máu.
*********************************
Đến chiều, tôi theo thằng Việt ra bãi tha ma xem. Tôi kinh hãi nhìn trân trân vào bãi, đớ người gần phút. Quang cảnh tại đây giờ khủng khiếp vô cùng, không biết kẻ nào đã quật liền hai chục ngôi mộ vô chủ ngoài rìa lên, quan tài bị bật nắp, hài cốt bên trong cũng mất, khắp bãi tha ma là người lo dọn dẹp chỗ mộ bị quật, và nhiều hơn là người đến sửa sang lại mộ nhà mình thành một pháo đài vững chắc, có nhà còn chăng cả dây thép gai với lưới B40 quanh mộ các cụ. Phía xa xa, một toán người đang dựng lán ngủ đêm, chắc định cắt cử mấy người tối nay ngủ lại đây canh bãi tha ma với hai ông quản trang. Trong miếu Thổ thần là một đoàn sư vãi đang ngồi tụng kinh siêu độ cho vong linh những người xấu số chết không yên, giữa áng chiều, tiếng tụng kinh ê a văng vẳng lại khiến cảnh vật thêm não nề, u ám. Tôi ngồi lên xe thằng Việt chở về, tôi hỏi:
- Mày nghĩ sao về việc này. Sao bỗng dưng lại lôi hài cốt người ta lên làm gì? Thất đức thế thì con cháu há mồm cả.
Thằng Việt vừa chạy xe vừa kể:
- Hồi tao học trên Tây Tạng, có nghe một ông bạn của thầy tao kể là có tồn tại một thuật là dẫn ma sống, cũng từa tựa như phép dẫn thi của Mao Sơn Tông. Muốn luyện thuật này phải quật mồ lôi hài cốt người ta lên, mà hài cốt vô chủ thì càng tối vì sẽ không có tổ tiên hay thần hộ mệnh canh giữ. Đem bộ hài cốt đó về, róc hết thịt da ra rồi lấy xương cốt ngâm vào hũ sành đựng thuốc bùa, đợi một đêm phơi trăng non rồi đem xương đó ra, ráp lại thành bộ hoàn chỉnh. Bện chỉ vàng kim tuyến nối làm gân, đắp đất sét nhào tro bùa làm da thịt, có cơ thể hoàn chỉnh rồi thì nung người đất đó trong lửa đốt bằng xác thú, rưới máu tươi lên người đất nung để làm nguội. Xong xuôi tất cả thì cái người đất nung đó sẽ thành nô lệ phục dịch cho mình, tuy thân xác đất nhưng lạ cử động linh hoạt khác thường, lại biết ẩn biết hiện như ma. Có kẻ đem người đất nung gài vào nhà nào mình ghét, ngày đêm phá rối trả thù mà nhà đó không ai thấy gì. Nhưng thuật này cực tổn âm đức, vì người đã chết mà bị lôi lên mặt đất, xác đã chôn yên mà bị quấy rối, do đó sẽ sinh ra oán khí tích tụ lại, báo thù kẻ ác đó.
Tôi nghĩ: "Chắc kẻ giấu mặt có dính dáng đến vụ này rồi! Có lẽ nó muốn huy động thêm quân để kiếm chuyện với mình, vậy càng phải đề phòng cẩn mật." Đang đi thì tôi lại thấy ông già bí ẩn kia chống gậy đi trên vìa hè, ngược chiều với chúng tôi, ông ta nhìn tôi, lại nở nụ cười bí hiểm kia, tôi cũng gật đầu chào lại. Lúc hai thằng đi được một quãng, tôi nghe thấy tiếng nói ông cụ rào rào hòa trong gió:
- Muốn sống thì tốt nhất nên biết giả mù giả điếc.
Tôi ngoái đầu lại nhìn, thấy ông ta đang chống gậy lọc cọc cách xa bọn tôi gần trăm mét, vậy sao lại nói vọng tới đây được? Thấy kì dị, tôi vội hỏi thằng Việt:
- Mày có nghe thấy gì không?
Nó kêu:
- Nghe cái gì cơ? Đang chạy xe gió rít ào ào, nghe cái gì nữa? Mày nói mà tao còn nghe khó nữa là người khác. Về tao xem lại đầu cho. Rõ khổ, thành lơ ngơ thì bỏ mẹ mày!
Nghe nó nói tôi lại càng thấy kì, cớ làm sao nghe tiếng nói đó lại rõ ràng đến thế được? Lúc đang định đi qua đường đê, thằng Việt nghĩ thế nào lại lừng khừng phút chốc mới đi tiếp. Vừa đi nó lại vừa nghiêng đầu nhìn xuống sông, hễ có đợt sóng nổi lên là hai thằng lại rùng mình.
Về đến nhà cũng đã gần 7h tối, cả nhà ăn cơm xong rồi ngồi bàn nước xem TV, nói chuyện phiếm. Cũng lâu rồi mới có giây phút thoải mái bình yên đến thế này. Lúc chuẩn bị đi ngủ, lên đến cầu thang thì tự nhiên thằng Việt nhìn về phía tôi quát lớn:
- Ngồi thụp người xuống!
Tôi giật mình thụp vội xuống, lăn người mấy vòng vào trong trán vùng nguy hiểm, bỗng lọ hoa sau cạnh chỗ tôi vỡ tan. Trong lúc đó, ông Bách đã lao ra, tay phẩy ra một nắm tro nhang, lầm rầm khấn. Tức thì một cái bóng người lờ mờ hiện lên. Thằng Việt vịn lan can đu xuống, tung cho ông nội nó cầm một đầu dây nhỡ đen xì, gạt mạnh ngang lưng cái bóng đó. Chỉ nghe cháy xèo một tiếng như miếng thịt mỡ gặp lửa, cái bóng kia oằn người lại, lùi ra sau. Ông Bách vớ cây kiếm gỗ lim treo trên tường, bắt quyết, hét to một tiếng rồi phóng kiếm đâm thẳng vào ngực bóng người kia. Cái bóng quàng tay quạt mạnh khiến hai ông cháu phải lùi ra ngoài. Trúng phải mũi kiếm, cái bóng hiện nguyên hình là một người đen xì xì, mặt mũi không rõ ràng. Người đó đưa tay lên ngực, bẻ cây kiêm cái rắc, vứt càn kiếm thằng xuống nền nhà. Ông Bách và thằng Việt tái mặt nhìn nhau. Chợt Ngọc Anh đứng trên cầu thang ném cái túi đồ nghề của thằng Việt xuống, tay con bé cũng cắp hai cây kiếm gỗ vào trợ chiến. Ông Bách lùi về sau rút sáo ra thổi yểm hộ, hai anh em thằng Việt mỗi người cầm một dây bùa chăng quanh phòng, đồng loạt xông tới. Hai anh em nó bắt quyết, đọc ấn liên tục đánh mà người kia không hề hấn gì, cuối cuồng thằng Việt cắm được một cây trâm gỗ vào vai người kia, nó và Ngọc Anh vội lùi ra, vừa ổn định tư thế là đồng thanh hô to, tay trỏ vào người đen xì. Ngay tức khắc, mấy dây bùa xoắn lại, lao vào trói chặt người kia. Thằng Việt ngậm rượu phun thằng vào, bùa cháy bùng bùng như đuốc. Người kia gầm gào loạn lên rồi chạy ra ngoài. Ngọc Anh cầm hai cây kiếm gỗ, lao vọt lên trước bắt chéo cây kiếm cản lại, mượn lực kéo ngã. Xong con bé rút ra một cái ly như tịnh bình, thấm nước vào tay rồi nhẹ nhàng thổi. Một luồng hơi lạnh phả ra, từ từ dập hết lửa. Người đen xì kia vội sụp xuống lạy con bé, ú ớ nói gì đó xong cúi người đi giật lùi ra ngoài. Lúc vào trong, ông Bách kêu:
- Sao cháu lại cứu nó? Nó là yêu tà, mà phàm là yêu tà thì người học phép như mình phải diệt trừ.
Ngọc Anh lí nhí đáp:
- Cháu xin lỗi. Nhưng cháu thấy người đó tội lắm, chỉ bị sai bảo đến đây thôi mà phải chết thì không đáng.
Ông Bách lắc đầu than:
- Thiên bẩm cháu nào có kém gì anh đâu. Nhưng phải cái nhu nhược, không thể nhẫn tâm nên không tài nào thành công được như nó. Âu cũng là do tính khí nữ nhi dễ mủi lòng, chẳng trách ai được.
Thằng D an ủi:
- Không sao đâu mà. Coi như mình làm phúc để đức cho con cháu.
Rục rịch mãi thì mọi người cũng đi ngủ. Riêng tôi thì vẫn không tài nào yên giấc được, nằm một lúc tôi lại dậy, khẽ gỡ tay vợ ra, lẳng lặng lách cửa xuống vườn hóng gió cho thư thái đầu óc. Lúc đang đứng ngắm cá trong ao, tự nhiên tôi thấy rùng mình vì một đợt gió lạnh. Linh tính mách bảo tôi có chuyện không ổn rồi, tôi vội lùi xa ao cá, đưa mắt nhìn bốn phía, từ từ lùi vào trong nhà. Chợt sau lưng tôi có tiếng chân đáp nhẹ, tôi giật mình quay người lại, thì ra là cô gái ăn mặc kín mít kia đến. Tôi nhủ thầm: "Khôn ba năm dại một giờ rồi. Mình một thân một mình ngoài đây, vũ khí thì không có, đánh tay không thì không ra gì, lại gặp oan gia ở đây đúng là hết sống. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may, ít ra mình chắc chắn là cô gái này không phải vợ mình,mùi hương từ cô này không phải hương lan trên tóc vợ mình, lại càng không phải hương nhân tạo. Thôi coi như niềm an ủi cuối vậy!" Chợt cô gái kia trừng mắt nhìn tôi, lao thẳng ra chộp lấy yết hầu tôi. Tôi chống trả lại nhưng đúng như dự đoán, tôi dễ dàng bị tóm gọn như gà non gặp cáo, mà mình còn chưa kịp kêu gì. Cô gái kia quặt tay tôi ra sau, một tay ấn huyệt không cho tôi kêu được. Sau đó, cô gái áo đen túm áo tôi kéo xốc tôi lên, đưa một lọ thuốc lên sát mũi tôi. Ngửi mùi thuốc thơm thơm, tôi từ từ mềm oặt ra, để cô ta xách vào đặt lên ghế ngoài hiên, cuối cùng cô ta vứt lại một mảnh giấy xong bỏ đi mất. Rõ ràng mắt tôi vẫn nhìn được, tai vẫn nghe được mà người như tượng gỗ, không tài nào nói hay cử động được.
Chừng mười phút sau thì tôi dần dần cử động lại được, cuống cuống nhặt mảnh giấy lên mở ra xem, bất ngờ khi chữ trong đó chẳng phải đe dọa gì, chỉ có một câu: Giả mù giả điếc, tránh xa thị phi
Rốt cục thì cô gái đó về phe ai, lời nhắn đó mang ý tốt hay ý xấu, mà lời nhắn lại có ý khá giống với lời nói ông già bí ẩn kia. Suy nghĩ lại những chi tiết nhỏ nhặt nhất mà đã vô ý bỏ qua, trong đầu tôi lờ mờ hình thành một sợi dây liên kết tất cả lại với nhau.
Đêm đó, tôi cố gắng suy nghĩ, chắp nối nhưng điều nhỏ nhặt nhất để tất cả hình thành một xâu chuỗi hợp lý. Tôi không thể đoán hẳn nó ra, chỉ lờ mờ đoán được mọi chuyện đều có chung một điểm, ngoài chúng tôi ra thì còn có vô số người khác đã bí mật đến đất này, đồng minh có, thù có, nhưng tất cả đều đến vì một thứ báu vật nào đó, và người nắm bí mật về báu vật đó rất có thể là thằng Việt, và mỗi người chúng tôi lại nắm giữ một mảnh ghép quan trọng, rồi sớm hay muộn cũng sẽ có một vụ tranh chấp xảy ra.
Nhưng bản tính tôi suy nghĩ thì nhiều mà bám theo suy nghĩ đó thì kém cỏi, càng nghĩ càng rối như canh hẹ, tôi quyết định là không nghĩ nữa, mặc cho nó ra sao thì ra, quân đến tướng đỡ, nước đến đắp bờ. Đứng chán chê dưới hiên, tôi lại chui tọt lên phòng ngủ. Nằm thiu thiu một lúc bỗng người tôi lâng lâng, mê mê tỉnh tỉnh, có cảm giác như ai đó mở cửa phòng bước vào. Tôi vội mở mắt ra nhìn, co duỗi tay chân xem sao, may quá không phải là bóng đè. Quay sang trái thấy vợ tôi vẫn nằm ngủ bên cạnh, tôi yên tâm hẳn, đặt người xuống ngủ tiếp. Bỗng nhiên sống lưng lạnh toát, tôi lại căng mắt ra nhìn xung quanh, hỏi: "Ai đó?". Không có tiếng trả lời. Chợt trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra có một bóng người đang từ từ tiến lại gần giường, hoảng quá tôi vội lay vai gọi vợ dậy, nhưng nàng vẫn ngủ im không biết gì, tôi thầm nghĩ: " Hỏng rồi! Hôm nay là cái ngày gì mà mình gặp lắm chuyện thế nhỉ?". Rồi bóng người đó từ từ tiến lại gần tôi, lúc này nhìn rõ là một người đàn ông mặc giáp phục, mũ trụ đầy đủ, tay vác kích lăm lăm sấn vào. Người này không to cao cho lắm, còn thấp hơn thằng D, nhưng mặt mũi oai vệ, hai mắt tinh anh, gờ mày nhô cao, sống mũi thẳng, quai hàm bạnh, rất ra dáng nhà tướng. Ông tướng đó lại gần, bỗng cầm cán kích gõ vào trán tôi đau điếng, tôi kêu to lên nhưng hình như chẳng ai hay biết cả. Ông ta dí sát mặt vào mặt tôi, nói mà phả ra hơi lạnh ngắt:
- Giả mù giả điếc chứ có phải mù điếc thật đâu. Can gì mà cứ cố chấp thế?
Rồi ông tướng đó bước ra khỏi phòng, kéo cửa cái sầm. Nghe tiếng: "Sầm!", tôi giật cả mình, hét toáng lên, bỗng nhiên thấy quanh mình là sáng, vợ mình thì choàng dậy lay vai hỏi có chuyện gì. À thì ra là mơ, nhưng sao thật đến vậy? Tôi dậy đánh răng rửa mặt, ra ngoài vườn hóng mát, lòng vẫn lấp lửng giữa mê và thực. Hôm đó lúc ăn cơm, mọi người có hỏi tôi sao tự nhiên hét lên thế, tôi mới đem chuyện tối qua ra trả lời, nhưng giấu nhẹm chuyện bị cô gái áo đen khống chế và chuyện về ông già có nụ cười bí hiểm. Ông Bách trấn an tôi:
- Chắc tại tối qua trước khi đi ngủ có xem phim cổ trang, lại thêm tinh thần mỏi mệt nên sinh ra vậy. Chuyện mộng mị vốn hư hư thực thực, để tâm nhiều lại mau già đi.
Tôi vâng dạ rồi thôi, nhưng lòng vẫn băn khoăn suy nghĩ về câu nói lặp đi lặp lại. Tối hôm đó, cả đám đang ngồi chơi cá ngựa thì bỗng đâu có giọng hát văng vẳng vọng vào, tắt tiếng TV đi, lắng tai nghe thì bài vè nghe cứ u u a a, chẳng rõ đâu vào với đâu, mọi người lại ngồi chơi tiếp. Ai cũng bảo là nghe rào rào như loa hỏng, chẳng ra đâu vào đâu, chắc hội trẻ con, thanh niên nhà hàng xóm nghịch hỏng giàn Karaoke rồi. Duy chỉ có tôi là vẫn nghe rõ mồn một bài hát đó, trong đó có câu:
- "….Ai theo ông đồ Chiểu, mù mà nhin sự đời, ai học cụ Tam Nguyên, chỉ mong sao giả điếc. Mù mù điếc điếc, ai biết ai hay…!"
Lại là mù và điếc, rốt cục thì người nào muốn tôi theo ý vậy, xem ra không có ác ý gì với tôi, năm lần bảy lượt nhắc nhở tôi biết thân biết phận mà tránh đi. Băn khoăn mãi vẫn không nghĩ ra gì, thốt nhiên ngoài đường làng có tiếng hò reo phấn khởi, người dân lũ lượt đổ ra đường đông như hội. Tôi và thằng D chạy ra xem, kêu mọi người ở lại ngồi chơi, lát là hai thằng về, đi lắm cũng vô ích. Tôi với nó hòa vào đoàn người, thấy trong đám có người mang dao rựa, có người mang rổ rá, xô chậu, có vẻ như là đi chia chác cái gì đó. Chợt uỵch một tiếng, ai đó chạy ngược chiều đâm sầm vào ngực thằng D, ngã lăn ra, thằng D vội kéo người đó dậy, là chú H hội thợ săn, chú H hổn hà hổn hể nói:
- May quá, đang len vào chỗ chúng mày để thông báo tin mừng.
Tôi hỏi:
- Mừng cái gì mới được chứ?
Chú H cười khà khà, vỗ ngực:
- Bọn tao lập mưu dụ con lươn kia thò một phần người lên bờ ăn mồi, rồi mấy ông từ trên nóc đứng chực sẵn bắn súng phóng lao xuống, gim chặt nó xuống đất. Nó giãy mà càng giãy thì càng rách thân rộng ra, đuối qua nằm ngáp, lúc đó hai ông Q và D mới chạy thuyền, bung lưới sắt ra kéo phần thân dưới nước của nó lên bờ. Chao ôi nó to và dài dã man! Bây giờ đang bu lại xem rồi chụp ảnh kìa, tý nữa còn cắt thịt nó chia ra nữa. Chúng mày đến nhanh đi kẻo hết.
Nghe nói vậy thì hai thằng kinh ngạc vô cùng, không còn tin vào tai mình nữa. Chạy hộc tốc đến chỗ bắt con lươn, may nhờ có thằng D to khỏe chen trước mở đường mà tôi đi dễ dàng. Lúc đến nơi, thấy xấp xấp chỗ nước gần bờ có một con vật đen nhẫy, dài ngoằng đang nằm, bên trên bị phủ một tấm lưới sắt nặng, khắp người găm mấy mũi lap ngạch, trên đầu có sáu bảy vết chém. Xung quanh nó, người ta đứng chụp ảnh, tạo dáng đủ kiểu, "lều báo" nghe tin cũng đến mổ xẻ, phỏng vẫn mấy ông thợ săn. Chắc ngày mai kiểu gì chẳng có tin sốc. Len lõi mãi hai thằng mới vào sát được, chăm chú nhìn kĩ con lươn. Đúng là nó to thật, cái mồm ngoác như thế này với cặp mắt ti hí không tròng thì không chệch đi đâu được, nhưng sao trông nó cứ khang khác thế nào! Thằng D bỗng quay sang tôi thì thào:
- Hình như không phải nó mày ạ!
Tôi hỏi:
- Giống ý tao. Nhưng sao mày nhận ra?
Nó trả lời:
- Hôm nọ lúc tao cầm côn của mày vụt vào đầu nó ý, tao nhớ rõ chỗ tao vụt xuống có hoa trăng trăng kiểu camo, mà mắt nó có vết sẹo nữa, cái mồm cũng to hơn thế này, chẳng phải lúc đó nó đớp ngang mà suýt gọn người thằng Việt còn gì. Mà thằng Việt thì cao đến mang tai tao,đớp nó thế thì chắc mồm phải to đáng kể.
Nghe nó nói tôi thấy rất có lí, còn đang chăm chú nhìn tiếp thì tự nhiên con lươn mở trừng mắt ra, quẫy mạnh. Đám đông hét toáng lên rồi nháo nhào chạy dạt ra, mầy ông thợ săn thì lăn xả vào chém, đâm cho kì chết hẳn. Bỗng con lươn há mồm ngáp, kêu è è mấy tiếng rồi rú lên, cuối cùng là gục hẳn xuống, người giật giật. Thấy con lươn chết hẳn, cả đám gào ầm lên, reo hò điên cuồng, mấy ông thợ săn thì đứng ra tận chỗ nước nông, nửa người trên nửa người dưới nước, tay giương cao súng, dao, cười toe toét cho lều báo chụp ảnh. Bỗng nhiên ngoài sông sóng cồn kinh khủng, vỗ oàm oạp vào bờ, rồi một cái đuôi vung lên quất mạnh xuống, nước bắn tung tóe cả. Ngay sau đó là tiếng kêu thất thanh của một thợ săn bị kéo chìm ngỉm xuống, không kịp sủi cả tăm. Dân làng sợ hãi kéo nhau chạy cả, lều báo vứt cả máy ảnh chạy bán sống bán chết, mấy ông thợ săn lội nước cố lên bờ thật nhanh, lúc sắp vào bờ thì một ông nữa lại bị kéo tụt lại không kêu được tiếng nào. Thằng D và tôi chạy như điên về nhà, chân lướt không chạm đất, còn không thèm ngoài cổ nhìn đằng sau. Trên đường đi, có người ngã ra thì bị đám sau dẫm lên, kêu giời kêu đất, có mấy người thì bị thằng D chạy hăng quá ủi đổ, lăn lông lốc ra vệ đường.
Lúc hai thằng chạy vào đến sân nhà thì đập vào mắt là một cảnh tượng tan hoang. Thằng Việt và ông Bách đang ngồi chống kiếm gỗ thở phì phò bên mép ao, vợ tôi với Ngọc Anh thì khóc sướt mướt, ôm chặt hai đứa nhỏ, hai đứa bé sợ quá không khóc ra thành tiếng được. Khắp sân là cành cây gãy, chậu hoa đổ vỡ, gạch ngói, mảnh sành vỡ rãi đầy ra đó.
Trông cảnh tượng tan hoang vậy, tôi với thằng D rối rít hỏi:
- Làm sao? Ở nhà vừa có chuyện gì mà nên nông nỗi này!
Thằng Việt thở hổn hển, đáp:
- Lúc bọn mày đi, có một đám ma sống nó kéo vào, gặp ai là đánh người đó. Tao với ông nội cố chết đánh bật chúng nó trở ra, nãy tự dưng có tiếng sáo hiệu lệnh, bọn kia rút hết về. Vừa đi chừng 2-3 phút thì hai bọn mày về.
Thằng D chạy ra chỗ Ngọc Anh và vợ tôi, hỏi han chuyện khi nãy, lại vỗ về hai đứa nhỏ cho chúng nó bớt sợ. Tôi nghi hoặc, đăm chiêu suy nghĩ: "Nếu chúng nó đã đến đông vậy, cớ làm sao lại dụ mình đi, hi sinh cả con lươn làm mồi. Mà khi mình với thằng D về lại rút ngay lập tức?" Nghĩ một lúc, tôi hỏi thằng Việt:
- Một trong hai bọn tao, có thằng nào mà bản thân có điểm đặc biệt làm bọn kia sợ không?
Nó đáp:
- Không. Ngoài mày mang mệnh Chu Long, còn thằng D thì mạng người thường, không có khắc mệnh hay dòng máu phù thủy gì. Chúng nó chẳng có lý do gì phải sợ cả!
Càng ngày chuyện càng rối rắm, hết cái này đến cái kia xếp chồng lên nhau nhơ một mớ bài hỗn độn hàng trăm quân. Chạy ra chỗ vợ tôi, vừa nhìn thấy tôi, My đã khóc òa lên, ôm chồm lấy tôi. Tôi phải ngọt nhạt dỗ dành mãi, cô vợ ngốc mới nín khóc, trước giờ chưa bao giờ tôi thấy nàng sợ hãi đến vậy, đáng lẽ tôi không nên để vợ con theo mình về quê chuyến này. Dọn dẹp các thứ xong xuôi, ổn định tinh thần đám nhỏ lại, tôi chờ cho đàn bà, con trẻ trong nhà đi ngủ hết mới xuống hiên ngồi cùng ông cháu thằng Việt, thằng D. Thằng D cáu bẳn, quát:
- Mẹ nhà nó! Mới đi có tý mà đã vào cắn trộm!
Ông Bách thì trầm ngâm, nói:
- Hôm nay chúng nó định dốc toàn lực ra, diệt mình bằng mọi giá. Nhưng vì lý do nào đó mà hai đứa này về kịp thời, có lẽ bọn kia chỉ ngại điều đó nên rút về vội. Giờ này chắc bên nó hoang mang lắm, kế hoạch đột ngột bị phá vỡ, lại sợ mình thừa lúc này mà đột kích nữa.
Thằng Việt tiếp lời:
- Vấn đề hiện tại là tìm ra điểm bí mật ở một trong hai thằng D và H, biết điểm mạnh đó rồi thì mình sẽ tận dụng mà quét một mẻ lưới thâu sạch bọn âm binh, âm tướng kia!
Ông Bách chợt xua tay, nói:
- Có chuyện gì đó không ổn ở đây. Phàm là thứ ma sống thì gần như không có điểm yếu, còn loại như tên đầu sỏ kia thì ắt không bao giờ sơ suất đến mức để mưu bị phá hỏng giữa chừng vậy.
Thằng D bỗng vỗ đùi đánh đét, kêu to:
- Trừ phi một trong hai đứa cháu là người quen biết của thằng đầu sỏ, nên nó không muốn bị uổng mạng trong đợt càn vừa nãy. Đáng lý chỉ có một thằng thoát nhưng lại có thêm thằng nữa đi theo!
Thằng Việt và ông Bách gật gù tán thưởng. Ông Bách hỏi thằng D:
- Trước giờ cháu có ai mang ơn mình, hoặc tỉ dụ như ai đó thương mến mình nặng lòng không?
Thằng D vội giơ tay thề thốt:
- Ông ngoại nói oan cho cháu quá! Trước giờ cháu chỉ yêu có mỗi mình vợ cháu, con gái khác lại gần là cháu chạy, có để ý gì đâu. Mà cháu thì chỉ có gây thù chuốc oán chứ làm ơn cho ai đâu!
Xong nó nói:
- Để mà nương tay đến mức thế thì chỉ có thể là tình cũ còn chưa phai thôi.
Nó vừa dứt câu, cả ba người quay sang nhìn tôi chằm chằm. Tôi ngớ ra, hỏi:
- Cụ với hai đứa làm gì mà nhìn cháu ghê thế?
Thằng Việt nhấp ngụm trà, nhìn tôi cười ẩn ý:
- Nói về tình thì chỉ có mày là phong lưu nhất thôi. Tính ra trước giờ con gái nó đổ mày, rồi chờ mày nhiều thế còn gì. Có nhẽ nào…!
Thằng D thì quả quyết:
- Chắc chắn là con lợn H rồi! Mày lắc não nhớ lại xem trước có bao nhiêu cô nặng lòng với mày!
Tôi bồi hồi nhớ lại từng mảnh kí ức vụn vỡ, tính ra chỉ có hai người thôi. Một là Linh, còn một là một người mà cả đời tôi nuối tiếc, nhưng khả năng về người đó là không thể nào. Tôi băn khoăn:
- Chẳng lẽ lại là Linh à?
Thằng Việt xua tay, kêu:
- Cái đó không thể xảy ra! Trình độ của Linh còn thua tao, luyện làm sao được ma sống mà luyện, lại còn bao lần đọ phép nữa, toàn ăn ngang ngửa hoặc thậm chí ăn đứt tao luôn.
Ông Bách gật gù, tiếp:
- Đúng rồi! Cô Linh đó ông có gặp qua vài lần lúc ông mới đến đây, tuy có cốt cách dòng dõi nhà phù thủy, nhưng tay ấn còn thua xa thằng Việt.
Bàn bạc mãi, chè nước suốt đêm tới tận tờ mờ sáng hôm sau. Mọi người mới vào chợp mắt đôi chút, dạo này lắm chuyện đau đầu, ngủ cũng không yên nổi. Buổi trưa mới ngủ dậy, ăn nháo nhào xong tôi với thằng Việt đi qua nhà mấy ông thợ săn thiệt mạng đêm qua. Hôm nay khăn tang trắng cả ngõ Dưới, đường ra Cây chay có bốn chiếc quan tài nối nhau đi ra, hai người chết ngay tại sông, một người chết khi lên bờ được vài bước thì bị kéo tụt xuống dưới, ông còn lại về đến nhà tự nhiên lên cơn động kinh, ngã vật ra đất, vợ con đưa cấp cứu không kịp. Mới mất hôm qua mà hôm nay đã phải ra đồng, người ta sợ để lâu quỷ nó về ám vong trùng, cả hội thợ săn giờ còn có chú H với ông L.
Tối hôm sau, đang ngồi uống nước tự dựng ngoài cửa có tiếng vỗ rầm rầm, rồi có tiếng gào ú ớ bên ngoài. Tôi vội chạy ra gọi vợ tôi với Ngọc Anh, dắt hai đứa bé vào nấp phía sau. Ông Bách và thằng Việt cầm chắc kiếm đào, trừng mắt nhìn ra cửa. Thằng D nhẹ nhàng tiến lại gần, mở cửa cái xong nhảy vọt vào trong, đứng thủ ngay bên cạnh tôi. Bên ngoài, một cái bóng đổ nhào vào. Là một con ma sống đang quằn quại, ú ớ định nói gì. Nó bẻ ngón tay, lấy vụn đất vẽ lên tường hình một người mặc áo thụng, trong tay áo có chữ na ná như chữ Phong. Xong nằm vật ra đất, im lìm không kêu được nữa. Ngọc Anh ở sau lưng chồng ló đầu ra nhìn, bất chợt con ma sống ngoái người về phía con bé, tay chắp lại lễ tạ, rồi buông thõng tay, gật gật đầu, cố sức lấy tay trỏ lên bức tranh nó vừa vẽ. Thằng Việt tiến lại gần, xem qua, buồn bã nói:
- Nó tự phá giải bùa! Sắp tan thành đất vụn rồi. Con này là con hốm trước đến lẻ nhà mình, con Ngọc Anh tha cho nó về, chắc hôm nay nó liều chết đến đây báo tin để trả ơn!
Ngọc Anh chạy lại chỗ thằng Việt, níu áo anh, mắt đỏ hoe:
- Anh ơi! Anh làm cách nào cứu nó đi anh!
Ông Bách lắc đầu, bảo:
- Tự phá bùa thì ắt phải vụn thành cát bụi rồi. Giờ chỉ có làm ân huệ cho nó mau vỡ tan ra, không càng kéo dài càng đau đớn, oán hồn nặng quá không cất lên được, khó mà siêu thoát.
Thằng Việt rút trong ngực áo ra một lá bùa đen, giơ trước mắt con ma sống, hỏi bằng thứ tiềng gì ề à như đọc kinh, lại nghe như gầm gào trong họng. Con ma sống gật gật đầu ra chiều đồng ý, song lại trỏ tay liên tục vào tường như cố nhắc lại tin mình đưa là tin quan trọng. Thằng Việt áp là bùa lên ngực con ma sống, đọc lầm rầm, xong bắt quyết trỏ lên trán rồi điểm mạnh xuống lá bùa. Lá bùa bốc cháy đùng đùng, con ma nhanh chóng tan nát thành vụn. Lạ là vụn tan ra thì mịn như bột, ông Bách phất tay áo vào đám tro, đám tro nhẹ nhàng bay lên, lơ lửng trôi dần ra cửa rồi tàn vào trong gió.
Mọi người bồi hồi, không ai nói một câu nào. Ngẫm ra con ma đó lúc sống cũng chỉ là nông dân chân chất, cả đời cui cút ở làng, chết cũng ở làng, vậy mà chết rồi còn bị quật mồ hành hạ thành nô bộc. Ấy vậy mà còn có nghĩa biết báo ơn người khác, hơn khối kẻ đang sống mà không bằng cái thây chết rồi. Nhìn lên bức tranh trên tường, tôi cố sức suy nghĩ xem bức tranh có ý nghĩa gì. Tin báo này đã phải đổi bằng mạng của một "người", nhất định phải giải mã cho bằng được, không thể để nó chết vô ích.
Ngồi ngẫm nghĩ chốc lát, ông Bách chợt thốt lên:
- Nuôi ong tay áo! Ý này ám chỉ có kẻ nội gián phá từ trong phá ra!
Tôi nói:
- Nhưng chữ Phong này là gió cơ mà cụ!
Ông Bách xua tay, cắt nghĩa:
- Phong này phải hiểu là con ong, chứ nếu gió trong tay áo thì vô lý quá. Ngẫm lại thấy trước giờ trong nhà mỗi khi có chuyện là đến dồn dập, người trong nhà có chuyện gì là chúng nó biết hết, trừ phi là nội gián ngay sát sườn ra, chứ cho dù tài mấy cũng không vượt nổi trận của thằng Việt mà vào đến tận đây được.
Càng ngẫm càng bàng hoàng, nhưng lại càng thấy có lý. Đúng là thằng Việt lên Thần đẳng, vượt được trận đồ của nó gần như là không tưởng, nhưng nếu trong nhà có nội gián mở trận cho bọn ma quỷ vào thì chúng nó cứ việc ra vào như chỗ không người thôi. Nhưng ai mới là nội gián được? Tôi không, nhà thằng Việt không? Thằng D dù ngoại tộc nhưng nó không lý gì đi hại vợ mình cả? Vậy chẳng lẽ là…. em!
Cố gạt suy nghĩ vớ vẩn đó ra khỏi đầu, tôi thử tim một đối tượng khác khả nghi. Vẫn vô ích, mọi điều bất lợi đều hướng về vợ tôi. Nhưng lẽ nào cái nghĩa trăm năm không bằng một tham vọng ích kỉ? Đầu óc tôi xoay mòng mòng, không còn muốn làm gì nữa. Ba ngày sau, tôi làm gì cũng như người mất hồn, ai hỏi gì tôi cũng đờ đẫn mất mấy giây rồi mới giật mình đáp lại. Đang ngồi suy nghĩ trong phòng thì chợt có tiếng leng keng, lại là âm thanh quen thuộc đó. Tôi bừng tỉnh, mở mắt nhìn nàng, mỉm cười, vợ tôi đem vào một ly trà nóng. Nàng lo lắng hỏi tôi:
- Mấy bữa nay anh làm sao mà trông thất thần thế? Anh mệt mỏi, hay là ốm gì?
Tôi lắc đầu đáp không sao cả, ôm vòng em vào lòng. Chẳng biết còn ôm nhau được mấy nữa. Nhưng trước mắt cứ tận hưởng những cái êm đềm ngắn ngủi đi, còn sóng gió thì hãy gạt sang một bên.
Ở dưới sông, bộ đội, dân quân quây kín lại, cho sona dò khắp sông, lại cử cả người mang bình lặn, lặn xuống dưới chỗ sông chảy ngầm nữa, nhưng ai ngoi lên cũng lắc đầu, bảo dưới sông vẫn im lìm, đến một gợn bùn, vệt nước đục cũng không có. Mấy ông bộ đội đóng ở đó được tầm 3 hôm thì được lệnh cấp trên rút về, cái làng nhỏ bé náo động được mấy hôm giờ lại trở về im lìm như cũ. Buổi đêm, công an vẫn đi tuần dọc đường thôn ngõ xóm, nhưng tuyệt nhiên không có gì lạ cả. Mấy đoàn đen đen gì hay chạy dọc buổi đêm, những tiếng ồ ào trong núi vọng ra cũng tắt ngấm. Hôm làm 3 ngày cho mấy người thiệt mạng đêm đó, cả làng lại trắng màu tang tóc, vàng hương đốt bay đầy trời, bộ đội cũng không cầm lòng nổi khi thấy người nhà họ gào khóc, lăn lộn vì mất chồng, mất cha. Ngày hôm đó, thằng Việt và ông Bách phải chia ra, đến từng nhà làm lễ mà vẫn không đủ, đến Ngọc Anh cũng phải đi.
Buổi tối, cả nhà ngồi ngoài hè, hai đứa trẻ thì chạy lăng xăng đuổi nhau quanh sân. Thằng Việt pha trà, rót mỗi người một chén, vừa nhâm nhi vừa nói:
- Dạo này lắm chuyện xảy ra quá hả mày!
Tội gật đầu:
- Ừ! Nhưng không thế thì lại không là cái làng mình!
Ông Bách thì điềm tĩnh:
- Giờ ông mới hiểu tại sao anh cả lại nhất quyết gắn bó với nơi này. Đạo đức của nghề không cho phép ông Trấn nhắm mắt làm ngơ, từ lâu lắm rồi, nơi này đã có biến. Mọi thứ ở thời ông K năm nào, và bây giờ, đều từ cái biến đó mà ra cả.
Nói đoạn, ông lấy mảnh đá Khôn ra, ngắm nghía hồi lâu, bảo:
- Giá như anh Trấn còn sống thì mảnh Càn mảnh Không khớp được với nhau, đâu đến nông nỗi như ngày hôm nay! Hầy!
Ngồi trà nước hồi lâu, chợt có người đẩy cổng đi vào, là thằng A Kiến. Nó lấc cấc nhìn tôi với thằng Việt, xong lại liếc xéo ra hai đứa bé. Thằng D bước ra sừng sững, đứng chắn ngang, bảo Ngọc Anh bế hai đứa bé về. Nó hất hàm hỏi thằng Kiến:
- Đến có việc gì?
Thằng Kiến ngước lên nhìn, thấy thằng cốt đột cao to như hộ pháp mà run, nhưng vẫn nói cứng:
- Tránh ra!
Thằng D túm ngược nó lại, xách cổ lẳng ra ngoài cổng như quăng con mèo, gằn giọng:
- Cút!
Thằng Kiến lồm cồm bò dậy, từ phía sau nó, một cụ già đi ra. Mỉm cười hiền từ nhìn thằng D:
- Đừng nóng tính thế! Để nó nói xem nó định làm gì đã!
Trông thấy có ông cụ già, thằng D cũng lễ phép chào, hỏi:
- Cho hỏi khí không phải! Cụ là ai ạ?
Ông cụ thong dong chắp tay sau lưng đi vào, đáp:
- Ông già này chỉ là người qua đường, nãy thấy thằng này nó rình như ăn trộm nên túm vào, bắt nó mở cổng tự vào chịu tội thôi.
Vừa nhìn thấy ông cụ già, ông Bách và thằng Việt, Ngọc Anh đều đứng phắt dậy. Ông Bách hỏi:
- Ông…ông là?
Sau đó là hai người đối thoại bằng tiếng Trung, có lẽ tại ông già kia nói chưa sõi tiếng Việt. Ngọc Anh quay sang bảo tôi:
- Anh H! Người này là anh em con chú con bác với ông nội em đấy. Nhưng ông ý luyện loại phép tách riêng với bùa chú Trương gia nên có tuổi thọ hơn người, trông vậy thôi chứ năm nay ông ý 98 tuổi rồi đấy.
- Ông ấy đến đây làm gì?
- Chắc ông ý đến như viện binh! Nhưng mà tính tình khác người lắm, được cái cao tay ấn, trình độ của ông này ở phái khác là ngang với trình độ anh Việt đấy.
Nghe đến đây, tôi lại rùng mình, thì ra là ngang cấp nên thằng Việt không cảm nhận ra được, bữa nọ ông ta dùng phép gì mà thằng Việt nhìn vào thành người khác, còn tôi nhìn vào thì lại đúng mặt ông ý, thảo nào nó không hay biết có ông này xuất hiện ở làng. Nhìn phong thái ông lão trông đúng là có đạo cốt tiên phong thật, nhưng trông rất bình dị chứ không cách biệt hẳn như thằng Việt. Ông già nhìn tôi chăm chú, rồi quay sang thằng Việt:
- Ông mừng vì con có người bạn không vì an nguy bản thân mà bỏ mặc anh em. Nhiều lần đe dọa, cảnh cáo nhưng cậu này vẫn kiến quyết ở lại chống đỡ cùng còn. Mới đầu ta nhìn còn lo vì anh này có tướng ranh ma, gian xảo. Hóa ra trong gian lại có nghĩa.
Thằng Việt quay sang, lắc vai tôi cảm động, nói:
- Vậy mà mày cứ ỉm đi!
- Tao sợ nói ra lại rối thêm!
Rồi tôi hỏi ông cụ:
- Thế cái cô gái áo đen kia là do cụ cử đến ạ?
Ông lắc đầu, đáp:
- Chỉ là người giả mạo thôi! Người thật ông cử đến trước giờ mất tích không thấy đâu nữa. Giờ tra hỏi tên kia xem nó có khai ai đứng sau không, may ra tìm được.
Thằng D sấn vào, chộp lấy hầu A Kiến, quát:
- Nói! Đứa nào sai mày đến!
Nó ngắc ngứ:
- Chết tao cũng không nói!
- Thế người kia đâu?
- Chết rồi!
- Sống phải thấy người, chết phải thấy xác! Nói!
- Mất xác rồi!
Thằng D điên tiết, thụi cho nó một đấm vào bụng, thằng Kiến ngã vật ra, ôm bụng kêu la dữ dội. Thằng D định đánh thêm thì Ngọc Anh ngăn lại, bảo có hai đứa nhỏ ở đây, đừng tiêm nhiêm thói xấu cho chúng nó. Rồi Ngọc Anh dắt hai đứa vào nhà, tránh không chó chúng nó thấy cảnh bạo lực
Lúc này, thằng Việt mới ra tay, nó thả con rắn khoanh Tiểu Tích của nó ra, cho trườn lên người thằng Kiến, cười hỏi:
- Con này độc lắm đây! Mày liều liệu mà nói, chứ nó cắn rồi thì khó cứu, mà có cứu được tao cũng mặc!
Thằng kia sợ xanh mắt mèo, không dám cử động mạnh, sợ con rắn bị làm động, đợp cho phát thì rồi đời. Con Tiểu Tích trườn quanh, phun phì phì đe dọa. Cuối cùng thằng Kiến hét lên:
- Tao nói! Tao nói! Bỏ nó ra rồi tao nói!
Thằng Việt bảo:
- Lại còn muốn ra điều kiện à? Thế mày có nói không, hay đợi tao ra lệnh!
Nói đoạn, thằng Việt huýt gió, con rắn phồng mang, nhe nanh ra. Thằng Kiến gào lên, kêu:
- Có người bảo tao làm, còn nhiều người theo nó nữa, ai cũng được hứa chia phần trong kho của.
- Kho của nào? Ai sai mày!
- Kho của nhà họ Trương với kho vàng của người Tàu giấu trong núi. Nhưng tao không biết ai sai tao, chỉ gặp người đưa tin thôi.
- Thế người đưa tin là ai?
- Mỗi lần một người khác, tao không biết ai cả! Mày bỏ con rắn ra đi, tao thề tao cuốn gói luôn khỏi đất này, không dây dưa ở lại nữa.
Thằng Việt huýt sáo thu con rắn vào ống bương, quát:
- Biến ngay cho khuất mắt tao!
Biết sơ qua về kẻ bí ẩn kia, thằng Việt và hai ông cụ chụm đầu vào bàn bạc. Xong nó quay sang bảo tôi:
- Mày buồn ngủ chưa?
Tôi ngỡ ngàng:
- Ngủ thế quái nào được!
Nó gật đầu, cười:
- Lên ngủ trước đi, tối nay thao quân, chiều mai đánh trận đầu!
Rồi nó đùn hết tôi với thằng D, vợ con tôi lên nhà, đóng kín cửa lại, không ngó nghiêng gì ra ngoài. Trên sân lúc đó chỉ còn có thuần những người biết phép phù thủy. Tôi nghe nó nói thao quân thì lấy làm lạ, chắc là nó ám chỉ âm binh rồi, nhưng có chiêu mộ bao giờ đâu mà thao với luyện. Ở trong nhà, tôi đi loanh quanh tìm xem còn cái gì ăn đêm không, nhưng chẳng thấy chị giúp việc đâu, chẳng biết đêm hôm còn về nhà mẹ làm gì nữa. Đành làm tạm cốc cà phê rồi lên phòng đánh cờ với thằng Dũng. Bàn cờ bày ra được một lúc, đang suy nghĩ nước đi thì bên ngoài bỗng nổi lên tiếng lắc chuông, rồi tiếng gõ mõ lốc cốc. Xen lẫn trong đó là tiếng đồng thanh hô hoán của ba người, rồi lửa ở đâu cháy sáng rực ngoài sân, xong lại tắt ngúm. Lúc nữa thì gió nổi ào ào như bão, tiếng trống thình thình vọng ra từ trong núi, tiếng chạy rầm rập lại vang lên, lại có giọng ầm ào, ì ì như sấm đục. Cảm tưởng như đất rung chuyển sau mỗi lần thằng Việt hô to ấn chú. Đến tờ mờ sáng thì tiếng huyên náo gần dứt, sau đó có tiếng hô vang khí thế, tiếng đi đều đều hùng tráng xa dần, xen lẫn trong đó có cả tiếng công an, dân phòng đi tuần đêm về gọi nhau í ới, dường như không hay biết có chuyện gì đang xảy ra.
Nào ngờ sáng hôm sau lại có biến từ trước, mọi chuyện vượt quả dự tính của tôi. Con ong kia đã bắt đầu hành động phủ đầu, mọi đường đi nước bước đều bị nó biết cả.
Sau đêm thao quân, sáng dậy xuống sân tôi cứ nghĩ là sẽ có một đống ngổn ngang cơ. Nhưng không, sân vẫn sạch tinh tươm, hàng xóm xung quanh nhà cũng không hay biết gì chuyện tối qua có động tĩnh, đến ngay CA dân phòng cũng chẳng biết gì. Lúc tôi ra khỏi nhà dạo quanh thì bắt đầu chột dạ, lấy xe máy ra đi vài vòng quanh làng tôi mới nhận ra dân mua đất đã đi đâu sạch không còn một bóng người, làng lúc này chỉ tuyền là dân gốc. Tôi giật mình lôi điện thoại ra xem thử thì vạch sóng ở mức 0, lật đật về nhà bật thử quạt thì quạt im re, điện thoại và điện sinh hoạt đều không có. Tầm 1-2 tiếng sau trong làng bắt đầu nhận ra điều kì lạ này, người ta nhốn nháo cả lên. Họ chạy cả ra cổng làng để xem điện đóm làm sao thì kinh hoàng nhận ra cổng làng đã đổ sụp, con đường nối vào làng vẫn còn nhưng không hiểu sao xe đi từ trong làng ra đến cổng là tắt ngúm, làng thì ở chỗ xa Tam điệp, chẳng ai điên đi bộ ra tận đó vào thời điểm này, nhất là khi trong làng vừa xảy ra lắm chuyện như thế.
Đến buổi trưa thì trong làng không còn nhốn nháo nữa, có lẽ vì không có điện, mọi công cụ giải trí hiện đại đều không dùng được nên mọi người tụ tập ra đường trò chuyện nhiều hơn. Giờ này thì mọi người đều biết chuyện xảy đến với làng không hề là những tai họa ngẫu nhiên như người ta cố tự nhủ mình vậy. Đặc biệt là lớp người già, những người mà thời tấm bé đã từng chứng kiến tai họa từ cõi khác đổ xuống làng mình. Ở nhà, bữa trưa không có quạt nhưng lạ ở chỗ nhà không oi bức, nóng nực tý nào, trái hẳn với cái không khí ở vùng sát núi đá này. Ăn cơm xong, dạo mấy nhà hàng xóm xem thử cũng y hệt vậy, nhiều người ngủ trưa ngon lành, nhà nào cũng mát như điều hòa. Tôi nhìn thử lên trời thì thấy trời âm u như sắp dông tới nơi, đang giữa trưa mà tuyệt nhiên không có ánh mặt trời nào. Quanh đi quẩn lại rồi về nhà, thấy đàn ông trong nhà đang lấy nan tre, giấy hồ ra làm lồng đèn. Lồng đèn lục giác bằng giấy vàng, các mặt viết chữ, ở dưới treo một miếng gỗ vẽ hình cá chép. Tôi ngạc nhiên ngó ngó thì ông Tĩnh ( ông già họ hàng) bảo:
- Cái này ông học của người Nhật, ngày xưa nhà nào giàu lắm mới có mà treo, ban đầu thì móc vàng ngọc, tua rua nhiều màu, dùng để treo trước quan tài người chết như cờ phướn vậy, về sau có vẽ chữ với cá chép vào thì coi như vật báo hiệu rằng chỗ này đã có chủ, được sự bảo hộ của Tứ linh và Phong Lôi, ma cỏ ngoài đường không được xâm phạm vào.
Làm xong tầm 20 cái đèn thì cũng đã 5h chiều, ông Tĩnh vội hối đem tre cắm các ngõ vào làng, mỗi cây tre treo 1 cái đèn lồng. Đêm đó, ông bảo thằng Việt với tôi đi dặn dò các nhà trong làng tối nay cứ ở yên trong nhà, có chuyện gì cũng chớ có bước ra ngoài nửa bước, còn ở nhà mình thì đàn bà bị hối đi ngủ sớm, 2 ông cụ và thằng Việt thì trải rất nhiều giấy ra vẽ bùa, tôi với thằng D. cũng bị hối đi ngủ nhưng nóng ruột chẳng ngủ được nên 2 thằng cứ đi ra đi vào rồi lại ra bàn nước ngoài vườn ngồi. Chán chán không có việc gì làm nên tôi vịn bậu cửa sổ rồi ngồi lên, ở trên này trông thẳng là ra đầm Eo, cái đầm đó suốt từ ngày bé tôi về nó vẫn thế, bất kể ngày hay đêm đều hiếm người qua lại. Bỗng nhiên tôi thấy có bóng 2 hay 3 người chạy trên cánh đồng, cố nheo mắt nhìn rõ thì hình như họ đang khiêng cái gì đó, đêm sáng trăng nhìn rõ ràng. Tôi túm thằng D bảo:
- Sao dặn rồi mà đêm hôm còn ai ra đồng Eo chạy như điên thế kia?
Nó ngơ ngơ nhìn tôi:
- Ai chạy? Mày bị ngáo ngơ à?
Tôi gạt nó đi, nheo nheo mắt cố xem “bọn kia” nó khiêng cái gì. Ôi mẹ ơi! Chúng nó khiêng cái chum hay vại gì to lắm, mà chạy băng băng trên đồng lấy như không chạm đất, cái mồm, hình như chúng nó xoay cổ ra sau lưng mà chạy. Tôi tái mặt vỗ vỗ vai thằng D:
- Đi vào nhà đê mày! Tao bắt đầu xoắn rồi đấy.
- Vào đéo gì! Các siêu nhân đang vẽ vời, vào lại làm phiền ra.
Lúc này tôi mới tụt xuống, ngó qua cửa sổ vào nhà trong, bên ánh đèn nến leo lét, 3 người đang cặm cụi vẽ từng lá bùa. Thôi kệ, dù gì bọn kia cũng ở ngoài đồng, tài thánh cũng chẳng vào nổi đây, ta cứ chơi phần ta rồi tính sau. Tầm 2h sáng, đang pha ấm chè mới thì có tiếng chạy huỳnh huỵch ở đầu làng, vang rõ mồn một, lát sau lại là phía đông, tây, nam làng, chỗ nào cũng có tiếng chân chạy huỳnh huỵch lát xong thôi. Tầm nửa tiếng sau thì tiếng chân im, ở chỗ cổng làng bắt đầu vọng vào tiếng ngoèo ngoèo như mèo hoang kêu. Tôi với thằng D xanh mặt nhìn nhau, thằng D hối hả bảo:
- Vào! Vào! Tao là thấy đéo ổn.
- Ờ thì vào! Mà ở đây còn nghe rõ thế chắc mấy nhà đầu làng đái ra máu mất.
Vừa dứt lời thì thằng Việt ló đầu ra bảo:
- Ở đâu cũng nghe y hệt thế thôi. Vào nhanh không tao đóng cửa cho ở ngoài giờ.
- Từ từ chờ bố!
- Nào đừng có nóng! Đang vào, đang vào!
Ở trong nhà, bùa bày thành xấp, hai ông cụ thì đang ngồi nghỉ uống nước. Ông Tĩnh cất giọng khề khà:
- Đêm nay có mấy cái đèn lồng là nó không dám vào đâu! Nhưng cách đó không lâu dài được, rồi cũng phải tính cách khác.
Tôi bèn đem kể chuyện nhìn thấy vừa nãy cho mọi người, ông Bách gật gù:
- Có khi nhờ chuyện này lại tìm ra lý do mấy lần rung chuông hội quân đều chỉ gọi được phần tư với một nửa về là nhiều.
Giờ tôi mới vỡ lẽ lý do sao thấy bảo hội quân mà không đem luôn đi lại còn dùng dằng mãi. Trò chuyện thêm lúc nữa rồi tất cả cũng về phòng, bên ngoài, tiếng ngoèo ngoèo vẫn vang lên đều đều, thỉnh thoảng len vào tiếng chó cắn nhấm nhẳng và tiếng gào khóc.
Vào phòng, thấy vợ con tôi đã ngủ, tôi bèn rón rẽ chui vào nằm cạnh thật khẽ, sợ làm 2 người thức giấc. Nhưng vợ tôi vẫn tỉnh, em khe khẽ giật áo tôi bảo:
- Tiếng gì đấy? Em sợ.
Tôi ôm em vào lòng vỗ về:
- Meo meo ngoan. Có anh đây rồi, không việc gì phải sợ.
Ôm cả 2 vào lòng, tôi nhắm mắt lim dim thêm chút nữa rồi ngủ.
Sáng sớm hôm sau, ra kiểm tra quanh làng thấy đèn lồng ở hướng Tây cái ngoài bị giật xuống còn cái trong vẫn y nguyên. Ra đến cổng làng kiểm tra thì thằng Việt nhìn quanh quất như tìm cái gì đó xong nó bảo tôi gọi mấy ông bặm trợn ở làng ra, thêm 2 thằng Toàn, Nhiệm đang làm CA nữa, đem theo cả cuốc xẻng. Thằng Toàn một tay vác xẻng một tay sờ vào bao súng, lập bập hỏi:
- Ê Việt! Mày bảo tối qua cái tiếng gầm gào đầu làng nó là tiếng gì vậy? Đ m đêm qua bố buồn ỉa mà đéo dám ra ngoài, chẳng lẽ đi ỉa lại lăm lăm súng.
Tôi ngoái ra nói:
- Bảo bao lần rồi! Cái công trình phụ thì đéo xây khép kín mà xây tít ngoài vườn, kêu dịch vào trong đi thì đéo dịch, lười cơ, giờ mang bô vào ỉa.
Vừa đi theo thằng Việt, bọn tôi đi sau vừa trò chuyện inh ỏi như để át đi cái cảm giác rờn rợn đang xâm chiếm lấy mình. Đi được một lúc mấy thằng mới nhận ra đang ở đồng Eo, ở giữa đồng gió thổi lồng lộc, mấy cây bạch đàn HTX trồng từ đời nào cứ đung đưa xào xạc. Đi được độ trăm mét nữa thì thằng Việt chỉ xuống đất xong bảo:
- Ở đây! Đào lên cho tao xem nó thế nào.
Mấy thằng nhìn nhau ái ngại, cuối cùng một ông gạt ra, cầm cuốc bổ cái phập xuống, kêu lớn:\
- Nó bảo đào thì cứ đào! Lỡ gì cũng lỡ mẹ nó rồi, để tao xem xem có cái gì mà làng náo loạn như tận thế đến nơi. Tao đéo tin là có ma mãnh gì ở đây, có khi cả làng trúng khí ảo giác của máy bay địch cũng không hay.
Cả đám đứng đó cười hô hố xong xắn tay vào đào, cứ đào được lúc là thằng Việt lại kêu dừng, đốt 1 lá bùa rồi tay bắt quyết, đọc rì rầm xong thả xuống. Đào đến tầm 3m thì nó kêu đào nhẹ lại, xúc thêm vài xẻng nữa nghe đánh keng, một thằng kêu:
- Đá hả?
- Không phải đá! Đào rộng ra nữa xem nào.
Đào rộng ra thêm tý nữa thì ở dưới lộ ra một cái miệng chum được niêm phong toàn chữ Hán. Hai ba ông ồ lên:
- Hũ vàng hũ bạc gì đây. Nhưng đéo cần biết, cứ moi lên đã.
Tôi nghĩ lại chuyện tối qua, xong quay sang thằng Việt. Nó nhìn tôi rồi bảo:
- Về nhà lấy sợi thằng đỏ ra đây hộ tao! Gọi cả ông Tĩnh nữa.
Nói đoạn, nó bảo mọi người ngừng đào, còn tôi thì chạy về lấy dây. Gần trưa thì ra đến nơi, ông Tĩnh rút trong túi áo ra một nắm thẻ vuông vuông bằng gỗ, trên có khắc chữ như bộ cờ tướng. Xong xuôi hết tất cả mới ròng dây xuống kéo cái chum lên. Thằng Việt bảo:
- Nghe rõ bao giờ bảo mờ thì xé niêm phong xong mở ra luôn!
Tất cả nín thở chờ đợi, vừa nghe tiếng mở phát là ông Tĩnh cầm kiếm gỗ xé niêm phong, 2 thằng Toàn, Nhiệm cùng nhau giật phăng cái nắp chum ra. Thằng Việt vừa chạy lùi ra sau vừa gọi:
- Tất cả lùi ra xa, đợi một lúc sau hẵng vào.
Một lúc sau, cả đám kéo ồ vào, thằng Việt giật tờ bùa dán trước và sau chum đi, để lộ một đường vạch thằng tắp dọc theo thân chum. Nó cầm tràng hạt quật vào đó 3 cái, lập tức cái chum nứt làm đôi. Tất thảy người đứng đó đều đứng sừng sững, mắt mở trân trân nhìn vào trong chum. Bên trong chum là xác một ông già râu bạc, đội mũ cánh chuồn mặc áo trào như kiểu ngày xưa. Cả đám kinh hoàng nhìn vào cái xác, nhìn trang phục thì chắc ông này sống vào khoảng thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, nhưng quái lạ ở chỗ sau hàng trăm năm như thế, đáng lý ra cái xác phải mủn ra từ lâu rồi, đằng này vẫn tươi nguyên, ngoại trừ lớp da thịt hơi tóp lại và màu da đã ngả nâu thì nhìn không khác gì một ông già gầy còm vừa mới chết. Mấy thằng đứng đó dáo dác nhìn nhau, có đứa quay sang trách thằng Việt:
- Đ m mày dẫn bọn tao đi đào mộ người ta hả? Chôn lại ngay thôi không rách việc giờ.
Thằng Việt khoát tay:
- Từ từ, nhìn kĩ lại xem có phải xác người không đi.
Tôi cũng vội vàng xoa dịu chúng nó, tôi tin không phải vô cớ mà thằng Việt đi bày trò quái gở này. Sau khoảng nửa tiếng vẫn chẳng có động tĩnh gì, hai ba đứa bắt đầu kêu than, định đi mua quan tài chôn lại cho người ta. Thằng Việt vẫn điềm nhiên như không, ngồi xổm xuống đất nhìn chăm chăm vào cái xác. Bỗng nhiên nó khịt khịt mũi rồi lăn nhào ra xa, kêu lớn:
- Tất cả lùi ra xa, nhúng vải ướt bịt mũi lại.
Ngay lúc đó, ông Tĩnh quăng lần lượt mấy tấm thẻ gỗ xung quanh cái xác, miệng đọc lẩm nhẩm. Mấy thằng bọn tôi chạy tán loạn cả, mãi lúc sau nghe tiếng thằng Việt gọi mới quay trở lại. Lúc này, hơn hai chục con mắt đều toát lên vẻ kinh hãi, mấy ông đàn ông bu theo đi xem lúc nãy giờ chạy về sạch, chỉ còn có đúng 6 người lúc đầu ở lại. Cái xác ông già kia, không hiểu sao đã như bay hơi hết cả cơ thịt, chỉ còn lớp da thâm xì, mỏng như giấy ướt đang dính chặt vào bộ xương, đôi môi cái xác giờ khô quắt, cuộn xoăn mép lại làm lộ ra hàm răng đen xỉn. Nhìn thấy cả lũ đứng như trời trồng, ông Tĩnh giải thích:
- Chỉ có lớp da là của người thôi, còn xương cốt bên trong là hỗn hợp các loài động vật gắn lại với nhau. Cái này là thuật của người Vân Nam, dùng xương cốt của một số loài động vật gắn lại với nhau thành bộ khung na ná khung xương người, rồi lột nguyên lớp da lẫn thịt của người ra, khoác lên bộ khung, trong bụng nhồi thảo dược, thẻ đồng, phù chú xong may lại, khoác cho áo Phán quan. Thuật này truyền qua An Nam thì lại được phát triển thêm bằng cách phối kết các loại ngải, bùa Nam tông. Người xưa tin rằng cho cái xác cầm thẻ bài ngọc khắc tên tuổi ai thì người đó sẽ tránh được họa sát thân. Tránh được không thì chẳng thấy, chỉ thấy không biết bao nhiều dân đen, nô tỳ vô tội bị lột da lúc đang sống để làm hình nhân thế mạng cho vua quan, quý tộc. Vua chúa bên Trung Quốc ngày xưa cũng làm trò này, mà mỗi lần chôn phải tầm 49 người một khu, chôn 6 khu như vậy, ý muốn ngay cả việc chết đi, luân hồi lục đạo cũng không phải chịu, bất tử muôn đời để hưởng phước.
Tôi nghe vậy mà rởn cả gai ốc, nhưng vẫn băn khoăn không hiểu chuyện này thì có liên quan gì với chuyện làng đang mắc phải. Thằng Việt thấy mặt tôi đăm chiêu vậy thì bảo:
- Cái cần không phải là cái xác này, đợi thêm tý nữa.
Đến chừng một tiếng sau thì dưới đất chỗ vừa đào cái chum lên có tiếng động, thằng Việt ngay tức khắc rút trong túi ra một tấm lưới rồi quăng xuống hố, chạy ra túm lưới kéo lên. Cả đám xúm xít nhìn vào, chỉ thấy trong lưới có con gì trông từa tựa như con chó con, nhưng đuôi thẳng tuột mà dài nữa, lông trắng muốt như lông thỏ. Thằng Việt thò tay vào túm con thú kia ra, buộc cổ lại rồi đưa cho ông Tĩnh giữ. Ông Tĩnh chưa kịp cầm thì nó quẫy mình phát xong phóng vèo đi, nhưng bốn phương tám hướng đều có người chặn, nó dáo dác chạy quanh, chạy tới chỗ tôi thì cụp tai lủi dần lại, tôi đưa tay xuống túm lên cũng chỉ thấy nó co rúm lại chứ không dám chạy. Thằng Việt thở phào nhẹ nhõm rồi quay đi, đốt một lá bùa rồi ném vào cái xác, tay lần tràng hạt đọc chú, cái xác cháy bùng lên, theo gió bay dần đi, xong nó bảo mấy thằng bỏ mảnh chum vào chỗ cũ rồi lấp đất lại. Trong lúc chờ, nó ra ngó ngó con thú đang sợ hãi cuộn tròn trong lòng tôi, nó cười hề hề xong bảo tôi:
- Biết con gì đây không?
- Chồn à? Hay chó thành tinh?
- Hồ ly tinh chính hiệu đấy.
Tôi há hốc mồm, nó bồi thêm:
- Chứ mày nghĩ hồ ly tinh là phải có chín đuôi, hóa thành gái đi hại người à? Cáo thường sống đến 10 năm là già cốc đế. Nhưng con này phải cỡ trăm tuổi, thế mà vẫn nhanh nhẹn thế này. Đấy là nhờ nó hàng ngày thì bắt chuột, ếch nhái trong đồng Eo vốn đã nhiễm âm khí nặng, đêm đến lại đào hốc mò vào nằm cạnh cái chum, hưởng dương khí giả do cái xác trong chum toát ra. Mấy ngày nay làng mình có động, âm khí bủa vây bốn phía, trong nhà của người sống cũng lởn vởn âm khí con này sống lâu nên am tường lẽ đời, vội vàng tìm đến nơi có dương khí mạnh để trú ẩn. Vậy nên hôm nay tao mới rình bắt được.
- Bắt làm clgt?
- Ngu thế! Nó sống phải trăm tuổi rồi, động vật mà thế thì không phải tầm thường đâu, nhìn xem tai nó cụp như tai chó con, mõm cũng ngắn hơn mõm cáo, đuôi, lông đều trắng toát, mượt như nhung. Ngay từ cái dáng hình nó cũng đã khác cáo thường rồi. Đem về kiểu gì chẳng được việc.
Nói đoạn nó hích nhẹ tôi:
- Đào hoa gớm nhỉ! Đến cả hồ ly tinh cũng đổ.
- Kệ cm! Bố đéo thích cáo, nhà bố có mèo rồi.
Lát sau thì bọn kia cũng lấp đất xong, cả đám lục tục kéo về, chẳng ai bảo ai, mấy ông đi cùng đều biết chuyện hôm nay không thể hé răng cho ai được.
Về đến nhà, Ngọc Anh với vợ tôi đang cho bọn trẻ con ăn, con cáo được đặt xuống đất thì lạ lẫm nhìn xung quanh xong chui biến ra chỗ gậm ghế ông Bách đang ngồi, quẩn vào chân ông. Thằng Việt cười cười bảo tôi:
- Thấy tao nói có sai không? Cực khôn nhé. Chọn chỗ an toàn nhất để trú ẩn. Lúc nãy nó rúc vào cạnh mày vì dương khí trong mày tỏa ra mạnh hơn hẳn người khác.
- Nghĩa là éo phải bố đào hoa chứ gì?
- Có mỡ đấy mà húp!
Trêu đùa lộn tùng bậy một hồi rồi cũng đi ăn cơm. Ông Bách thỉnh thoảng lại vứt cho con cáo miếng thịt cá gì đó, nó lại càng quấn nữa. Từ sau bữa cơm, đi đâu nó cũng kè kè đi bên cạnh ông. Mấy đứa trẻ con không biết gì, cứ lon ton chạy theo kêu cún con mà nó chẳng thèm để ý.
Đêm nay khá im ắng. Đến tầm 3h sáng, ở góc phía Tây làng lại có tiếng gầm gào, lần này thì chỉ có đúng góc phía Tây có động, lại to hơn hẳn đêm qua. Mấy người trong nhà tức tốc vùng dậy, thằng Việt đeo túi đồ nghề, tôi thì ôm con cáo chạy theo, hai ông cụ và thằng Dũng thì để ở nhà giữ. Vừa chạy theo, tôi vừa nghĩ thầm “ Cứ đêm nào cũng thế này thì ma cỏ chưa bóp cổ đã chết vì thiếu ngủ rồi! Mai phải lắp cửa cách âm trong phòng ngủ của đàn bà với trẻ con thôi. Mà cứ lao lực thế này, hai ông cụ làm sao chịu nổi! ”. Thằng Việt như đọc được suy nghĩ của tôi nó bảo:
- Đừng nghĩ nhiều mệt óc! Đã bước chân vào nghề thì phải dốc sức đến chết, đấy là lẽ thường. Chuyện lần này không chỉ vì làng mình và còn vì nhiều cái khác nữa.
Tôi ngớ ra thì nó bảo:
- Mày nghĩ mà xem, suốt hàng trăm năm nay, người sống với người chết vốn không thể ở chung với nhau. Nhưng vẫn có những oán linh muốn làm hại người sống, vì thế nên mới sinh ra thầy phù thủy, Âm Dương Sư, thầy mo, pháp sư trừ tà,.... Những người như bọn tao là người gác khoảng ranh giới giữa đêm với ngày.
Ngừng một lúc nó nói tiếp:
- Nhưng giờ là thế kỉ 21, là lúc mà công nghệ hiện đại đã chiếm ưu thế, con người cũng đông hơn, ánh sáng tràn ngập khắp mọi lúc mọi nơi, theo đó thì nghề phù thủy cũng phải dần lùi bước để nhường chỗ cho sự phát triển của khoa học. Ma quỷ vốn cũng chỉ là những gì con người chưa hiểu rõ, sớm muộn gì cũng sẽ bị khoa học tiên tiến tìm ra bí mật và kiểm soát, không cho gây hại tới đời sống con người. Nhưng đó là chuyện về sau, còn hiện tại là lúc khoa học chưa phát triển tới mức có thể bảo vệ còn người khỏi những thứ sức mạnh vô hình đó, nghề phù thủy thì lại càng ngày càng mai một đi, giờ là lúc ranh giới giữa thế giới người sống với thế giới người chết mỏng manh nhất. Mày hãy tưởng tượng mà xem, nếu lũ kia chiếm được một cái làng làm đại bản doanh, rồi dần dần chiếm những làng khác nữa, hay là cả một tỉnh, sẽ lâu đấy, thậm chí là vài chục năm nữa, lúc mà con người không phòng bị nữa, bóng tối tưởng như đã bị đẩy lùi bởi ánh đèn điện kia sẽ bất ngờ phản công, đưa con người trở lại thời kì mông muội sợ thần sợ quỷ.
Nghe nó nói mà tôi toát cả mồ hôi hột, dù gì cũng đâu thể tới mức thế cơ chứ.
Mải nói chuyện, cả lũ đã chạy tới nhà ông V lúc nào, nhà này là nhà nằm sát rìa phía Tây nhất. Trong nhà thắp nến sáng trưng, có cả tiếng trẻ con khóc ngặt nghẽo. Chúng tôi gõ cửa bồm bộp, gọi lớn:
- Bác V ơi! Ra mở cửa cho chúng cháu bác V ới!
Trong nhà có tiếng vọng ra:
- Cháu nào? Là đứa nào?
- Cháu H với Việt đây! Nhanh lên không chết cả nút giờ.
Có tiếng dép lẹp kẹp, một thằng choai choai mặt tái như gà cắt tiết chạy ra mở cổng, lắp bắp:
- Dạ hai chú sang ạ!
Vào nhà, thấy cả nhà ngồi túm tụm trước ban thờ, ông V vẫn lăm lăm cái gậy gỗ. Thằng Việt bảo:
- Bác cứ yên tâm! Giờ cả nhà thổi tắt hết nến đí, đóng chặt cửa lại, bọn cháu ở ngoài khắc có cách. Trong nhà nghe thấy gì cũng mặc kệ, không cần quan tâm, cứ đóng chặt cửa là được.
Mới đầu ông V còn nhất quyết không chịu vì “sợ tắt đèn đi thì ma đến”, lại sợ bọn tôi ở ngoài có làm sao thì không biết ăn nói thế nào với người nhà hai đứa. Mãi rồi ông cũng chịu, còn dặn đi dặn lại là có gì cần thì kêu to lên để ra cứu.
Sắp xếp xong xuôi, ở ngoài tôi và thằng Việt đứng nhìn bốn bề đen kịt, tiếng gầm gào ở vẫn nghe vọng lại từ cái bên ngoài tường rào ở góc vườn. Thằng Việt bảo tôi:
- Thả con hồ ly tinh ra đi.
Giờ nhìn xuống mới để ý con cáo đang quắc mắt nhìn chằm chằm về phía phát ra tiếng kêu, lúc này nhìn toát ra thần thái mãnh liệt chứ không run rẫy như lúc ở nhà nữa. Tôi thả nó xuống đất, nó đi lượn vờn vờn quanh sân mấy vòng, thỉnh thoảng chõ mõm ra chỗ bờ rào kêu mấy tiếng "hắc hắc". Dưới ánh trăng, màu lông trắng muốt của nó óng lên, dần dần ngả sang màu xanh như lửa ma trơi. Nhìn bóng dáng nó uyển chuyển, lượn qua lượn lai mà cảm tưởng như ánh lửa xanh đang bốc ra từ người nó. Thốt nhiên, con cáo phóng vút đi, lao thằng ra vườn, nháy mắt đã nhảy qua bờ tường chạy ra ngoài. Tôi giật mình đưa tay ra định tóm thì đã muộn, thằng Việt giữ tay tôi lại bảo:
- Không phải lo! Giống này thành tinh rồi thì bọn vớ vẩn đến dọa kia không làm gì nổi nó đâu. Giờ kệ nó, nó tự biết phải làm gì.
- Thế giờ mình làm gì?
- Đợi nó về, mày có uống cà phê không, tao mang theo một phích pha sẵn từ nhà này.
- Hay nhể! Thì đợi thôi.
Cứ như vậy, hai thằng thức thâu đêm. Bên ngoài kia không còn tiếng gầm gào nữa, chỉ còn tiếng chạy, không huỳnh huỵnh dọa nạt như tối qua mà như đang nháo nhác chạy, xen lẫn là tiếng khóc nỉ non và tiếng gì như van vỉ. Tờ mờ sáng hôm sau, tôi đang ngủ gà ngủ gật thì thằng Việt túm áo lay dậy:
- Kìa! Nó về rồi kìa!
Tôi mắt nhắm mắt mở nhìn theo hướng tay nó chỉ, thấy con cáo đang thong dong đi về, mồm ngậm vật gì đó.
HẾT PHẦN 1.