I've never known any trouble that an hour's reading didn't assuage.

Charles de Secondat, Baron de la Brède et de Montesquieu, Pensées Diverses

 
 
 
 
 
Tác giả: Dư Hoa
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Vũ Công Hoan
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 44
Cập nhật: 2023-03-26 23:06:02 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19
ứa Ngọc Lan lấy Hứa Tam Quan đã mười năm, trong mười năm đó, ngày nào Hứa Ngọc Lan cũng tính toán để sống, chị để hai cái hũ nhỏ dưới gầm giường, đó là hũ đựng gạo. Trong nhà bếp còn có một hũ gạo to hơn. Ngày nào khi thổi cơm, Hứa Ngọc Lan cũng mở nắp hũ gạo trong nhà bếp đong lượng gạo đủ nấu cho cả nhà đổ vào nồi, sau đó nắm một nắm bỏ vào hũ gạo nhỏ tiết kiệm dưới gầm giường, chị nói với Hứa Tam Quan:
Mỗi người ăn thêm một miếng, cũng không ai cảm thấy nhiều, ăn ít đi một miếng cũng không cảm thấy thiếu.
Ngày nào chị cũng bắt chồng bớt ăn hai miếng, sau khi có Nhất Lạc, Nhị Lạc và Tam Lạc, chị cũng bắt chúng mỗi ngày bớt ăn hai miếng, còn mình, mỗi ngày bớt ăn không chỉ dừng lại ở hai miếng. Gạo tiết kiệm được chị bỏ vào hũ nhỏ để ở gầm giường. Lúc đầu chỉ có một hũ nhỏ, sau khi đựng đầy, chị lại kiếm một cái hũ nhỏ khác, chưa đầy sáu tháng lại bỏ đầy, chị định kiếm thêm một hũ nhỏ nữa, nhưng Hứa Tam Quan không đồng ý, anh bảo:
Nhà mình đâu có mở cửa hàng bán gạo, cất giữ nhiều gạo như thế để làm gì? Sang mùa hè, nếu ăn không hết, gạo sẽ bị mọt.
Hứa Ngọc Lan cảm thấy chồng nới có lý, liền thoả mãn, chỉ để hai hũ gạo nhỏ dưới gầm giường, không tìm cách khác nữa.
Gạo để lâu sẽ có mọt, mọt ăn ngủ lâu dài trong gạo sẽ cắn nát từng hạt gạo thành bột, cứt mọt cũng giống như bột gạo lẫn vào trong rất khó nhìn ra, chỉ ngả sang màu hơi vàng vàng. Cho nên sau khi bỏ đầy hai hũ gạo nhỏ dưới gầm giường, Hứa Ngọc Lan đổ chúng vào hũ gạo to trong bếp.
Sau đó, ngồi trên giường, chị tính xem trong hai hũ nhỏ có bao nhiêu cân gạo, được bao nhiêu tiền, chị gấp tử tế số tiền đã tính bỏ vào đáy hòm. Số tiền này chị để giành không động đến, chị bảo với chồng:
Số tiền này em tích cóp từng ly từng tý từ miệng bố con anh,bố con anh không hề biết.
Chị lại nói:
Số tiền này bình thường không động đến, chỉ trong những giờ phút nguy cấp mới được lấy ra.
Hứa Tam Quan xem thường cách làm này của vợ, anh bảo:
Em cứ vẽ chuyện, chẳng khác nào tụt quần đánh rắm
Hứa Ngọc Lan bảo:
Anh đừng nói thế, con người ta sống một đời thế nào chả có lúc ốm đau hoạn nạn? Ai chẳng có lúc thế này thế kia? Gặp phải những chuyện xúi quẩy rủi ro, có chuẩn bị sẵn vẫn hơn, người thông minh làm việc gì cũng biết gài số lùi cho mình….
Hơn nữa, em cũng đã tiết kiệm tiền cho nhà mình….
Hứa Ngọc Lan thường xuyên nói:
Sẽ có năm mất mùa đói kém, đời người thế nào chẳng gặp một vài lần, có muốn trốn cũng không trốn nổi.
Khi Tam Lạc lên tám, Nhị Lạc lên mười, Nhất Lạc mười một tuổi, cả thành phố đều bị ngập trong nước, nơi sâu nhất hơn một mét, nơi nông nhất cũng ngập đến đùi gối, trong một năm sáu tháng, gia đình Hứa Tam Quan có bảy ngày thành ao, nước chảy ra chảy vào trong nhà anh, buổi tối lúc đi ngủ, vẫn còn nghe thấy tiếng sóng.
Sau nạn lụt, là năm đói. Lúc đầu hai vợ chồng Hứa Tam Quan vẫn chưa cảm thấy nạn đói ở trước mặt, họ chỉ nghe đồn lúa ở nhà quê phần lớn đều bị nát rũ ở ngoài đồng, nghĩ đến thôn ông nội và chú Tư, Hứa Tam Quan thầm nghĩ may mà ông nội và chú Tư đều đã chết, không thì không biết ông và chú sẽ sống như thế nào? Ba chú khác của anh vẫn còn sống, nhưng ba người chú này trước kia đối xử với anh không tốt, cho nên anh cũng không nghĩ đến họ.
Người ăn xin đổ về thành phố càng ngày càng đông, lúc này Hứa Tam Quan và Hứa Ngọc Lan mới thật sự cảm thấy năm đói đã lù lù kéo đến. Sáng sớm hàng ngày mở cửa ra, đã nhìn thấy những người ăn xin nằm đầy trong ngõ, mà khuôn mặt họ mỗi ngày mỗi khác, càng ngày càng gầy tóp đi.
Cửa hàng lương thực trong thành phố khi đóng khi mở, sau mỗi lần đóng lại mở cửa, giá gạo tăng vòn vọt gấp mấy lần. Không bao lâu, số tiền trước kia mua được năm cân gạo, chỉ mua nổi một cân khoai lang. Nhà máy tơ đóng cửa, vì không có kén tằm, Hứa Ngọc Lan cũng khỏi cần đi rán bánh quẩy, bởi vì không có bột mì, không có dầu ăn. Trường học cũng nghỉ dạy, rất nhiều cửa hiệu trong thành phố đều đóng cửa, trước kia có khoảng hai mươi khách sạn, bây giờ chỉ còn khách sạn Thắng Lợi mở cửa.
Hứa Tam Quan nói với Hứa Ngọc Lan:
- Năm đói đến thật không đúng lúc, nếu đến sớm hơn mấy năm, chúng mình còn khá hơn, nếu đến chậm vài năm, chúng mình cũng qua được. Oái oăm thay,
năm đói lại đến giữa lúc này, giữa lúc vốn liếng nhà mình hết nhẵn.
- Em thử nghĩ, đầu tiên nhà mình bị thu sạch nồi bát, gạo muối tương mỡ và những thứ khác, bếp trong nhà cũng bị bọn chúng đập, vốn cứ tưởng mấy nhà ăn tập thể nuôi chúng mình ăn cả đời, nào ngờ chỉ ăn được một năm, năm sau lại phải ăn của mình, phải bỏ tiền xây lại bếp, phải bỏ tiền sắm lại nồi bát gáo chậu, cũng phải bỏ tiền mua lại mỡ muối tương dấm. Khoản tiền ít ỏi em giành dụm từng xu từng hào mấy năm qua bỗng chốc tiêu hết nhẵn.
- Tiền bỏ ra tiêu cũng không sợ, chỉ cần sống yên ổn vài năm, vốn liếng tự nhiên sẽ lại tích góp dần. Nhưng hai năm nay đâu có được yên hàn? Đầu tiên là chuyện của Nhất Lạc, Nhất Lạc không phải là con trai anh, anh bị giáng một đòn vào đầu đau điếng, chuyện ấy khỏi nói làm gì, thằng Nhất Lạc còn gây tai hoạ cho nhà mình, khiến anh phải đền cho ông Phương thợ rèn ba mười lăm đồng bán máu. Hai năm nay anh sống khốn khổ khốn nạn, không suôn sẻ chút nào, ngay sau đó lại gặp phải năm mất mùa đói kém.
- Được cái vẫn còn hai hũ gạo ở gầm giường….
Hứa Ngọc Lan nói:
Hiện giờ không được động đền hũ gạo ở gầm giường, hũ gạo ở trong bếp vẫn còn gạo. Từ hôm nay trở đi nhà mình không được ăn bữa trưa, em đã tính rồi, còn phải đói sáu tháng nữa, phải đợi đến sau mùa xuân sang năm lúa màu trên đồng ruộng tươi tốt lên, mới hết đói. Gạo trong nhà chỉ đủ nhà ta ăn một tháng,, nếu ngày nào cũng ăn cháo, cũng chỉ có thể đủ ăn bốn tháng mấy ngày, còn những hơn một tháng đói kém sống bằng gì? Dù sao cũng không thể nhịn ăn nhịn uống hơn một tháng, phải dỡ hơn một tháng này ra cài vào bốn tháng kia, nhân lúc chưa đến mùa đông, chúng ta phải ra ngoài thành phố hái một ít rau dại,hũ gạo trong bếp chẳng được mấy ngày nữa sẽ hết, vừa vặn trại ra, cho rau dại vào rắc muối lên mà ướp, rau dại ướp muối sẽ không nát, ít nhất cũng được bốn năm tháng không ủng. Trong nhà vẫn còn một ít tiền, em cất ở dưới nệm, anh không biết số tiền này, em tiết kiệm khi mua sắm thức ăn mấy năm qua, có tất cả mười chín đồng sáu hào bẩy xu, bỏ ra mười ba đồng mua ngô bắp, mua được năm mươi cân, bóc ra xay thành bột, cũng được mười lăm cân, bột ngô trộn cháo đun lên mà ăn, cháo sẽ rất nhuyễn, uống vào bụng cũng có cảm giác no….
Hứa Tam Quan nói với ba thằng con:
Cả nhà ta đã húp cháo ngô một tháng nay, nét mặt các con đã mất hồng hào, người các con cũng mỗi ngày một hao gầy, các con mỗi ngày một ủ rũ, bây giờ các con chỉ biết kêu đói đói đói, không nói chuyện gì nữa, được cái còn giữ được mạng sống. Bây giờ mọi người trong thành phố ai cũng sống vất vưởng, các con sang hàng xóm mà xem, lại đến nhà bạn học các con mà xem,. ngày nào cũng có cháo ngô mà húp là đã khá lắm rồi. Còn phải sống tiếp những ngày đói khổ. Rau dại trong hũ gạo các con bảo đã ngán đến tận cổ, ngán mấy cũng phải ăn, các con muốn ăn một bữa cơm không, ăn một bữa cơm không trộn bột ngô, bố mẹ đã bàn rồi, sau này sẽ cho các con ăn, bây giờ thì không được, bây giờ vẫn phải ăn rau dại trong hũ gạo,húp cháo ngô, bố mẹ nói, cháo ngô cũng càng ngày càng loãng, thật đấy, bởi vì đâu đã hết những ngày đói kém, những ngày đói kém vẫn còn rất dài, bố mẹ cũng không còn biết làm cách nào, gác tất cả mọi chuyện khác, chỉ cốt sao giữ cho các con khỏi chết đói cái đã, tục ngừ có câu“ giữ được núi xanh sợ gì không có củi đun”, chỉ cần không chết, sống được qua những ngày tháng đói khổ, tiếp theo sẽ là những năm tháng no ấm dài lâu. Bây giờ các con còn phải húp cháo ngô, cháo ngô mỗi ngày một loãng, các con bảo đái một cái, bụng cũng hết cháo ngô. Đứa nào nói câu này nhỉ? Nhất Lạc nói đấy, bố biết thằng nỡm Nhất Lạc nói câu này. Các con suốt ngày kêu đói, đói, đói, bọn nhóc các con húp cháo ngô mỗi ngày cũng không ít hơn bố, nhưng suốt ngày các con kêu đói đói đói, vì sao vậy? Bởi vì ngày nào các con cũng đi chơi, các con húp cháo xong là lỉnh đi, bố gọi lại cũng không được, thằng nhóc Tam Lạc hôm nay vẫn ra ngoài hò hét, lúc này còn có ai hò hết đâu? Lúc này người nào cũng nói năng nhỏ nhẹ, bụng người nào cũng đang réo ùng ục, bụng vốn đã đói, lại hét, lại chạy, cháo húp vào, mẹ kiếp, liệu còn không? Có mà tiêu hoá sạch từ bao giỡ bao giờ. Từ hôm nay trở đi, Nhị Lạc, Tam Lạc, cả con nữa Nhất Lạc ạ, sau khi húp cháo lên giường nằm cho bố, không được động, động một cái là đói, các con đứa nào cũng phải nằm im thin thít, bố và mẹ các con cũng phảỉ lên giường nằm…. Bố không nói được nữa, bố đang đói khủn người ra đây này, cháo bố vừa húp xong đã đi đâu hết sạch…
Từ hôm nay trở đi cả nhà Hứa Tam Quan mỗi ngày chỉ húp hai lần cháo ngô, sáng sớm một lần, buổi tối một lần,thời gian còn lại đều lên giường nằm, không nói chuyện, cũng không động đậy, hễ nói chuyện,hễ động đậy, bụng sẽ réo ùng ục, sẽ đói, không nói không động, cứ nằm im trên giường, sẽ ngủ thiếp đi. Thế là cả nhà Hứa Tam Quan ngủ từ sáng đến tối, lại ngủ từ tối đến sáng, khi đã ngủ là cứ ngủ cho đến tận ngày mồng bảy tháng chạp năm này.
Tối nay, khi nấu cháo ngô, Hứa Ngọc Lan nấu nhiều hơn thường ngày một bát, mà cháo ngô cũng đặc hơn thường ngày rất nhiều, chị gọi chồng và ba đứa con dạy, cười hì hì nói với cả nhà:
Hôm nay ăn ngon hơn.
Hứa Tam Quan, Nhất Lạc,Nhị Lạc, Tam Lạc ngồi trước mâm,vươn dài cổ nhìn xem Hứa Ngọc Lan bưng thứ gì ra, kết quả chị bưng ra vẫn là món cháo ngô ngày nào cũng húp. Đầu tiên Nhất Lạc thất vọng nói:
Vẫn là cháo ngô.
Nhị Lạc, Tam Lạc cũng thất vọng nói:
Vẫn cháo ngô.
Hứa Tam Quan nói với các con:
Các con nhìn kỹ xem, cháo ngô hôm nay đặc hơn rất nhiều cháo ngô hôm qua, hôm kia, và trước nữa.
Hứa Ngọc Lan bảo:
Các con cứ húp một miếng sẽ biết.
Ba đứa con trai mỗi đứa húp một miếng, đều chớp chớp mắt, bỗng chốc không biết có mùi vị gì, Hứa Tam Quan cũng húp một miếng, Hứa Ngọc Lan hỏi chồng con:
Có biết cho gì vào cháo không?
Ba đứa con trai đều lắc đầu, sau đó bưng bát húp xì xụp, Hứa Tam Quan nói với chúng:
Các con đúng là càng ngày càng đần, ngay đến vị ngọt cũng không biết.
Lúc này Nhất Lạc đã biết cho gì vào trong cháo, cậu đột nhiên kêu lên:
- Đường, trong cháo có đường.
Sau khi nghe Nhất Lạc bảo thế, Nhị Lạc và Tam Lạc cũng gật đầu rối rít, nhưng mồm hai cậu không dời khỏi bát, vừa húp vừa cười khúc khích. Hứa Tam Quan cũng cười ha ha, xì xụp húp cháo như các con.
Hứa Ngọc Lan nói với Hứa Tam Quan:
Hôm nay em cho đường giữ lại ăn tết vào cháo, cháo ngô hôm nay nấu sệt hơn đặc hơn, lại nấu cho anh thêm một bát, anh biết tại sao không? Hôm nay là sinh nhật của anh.
Hứa Tam Quan nghe đến đây, cũng vừa húp xong bát cháo, anh vỗ trán kêu lên:
Ô! Hôm nay là ngày đầu tiên mẹ mình sinh ra mình.
Sau đó anh bảo vợ:
Cho nên em đã cho đường vào trong cháo, cháo hôm nay cũng đặc hơn trước rất nhiều, em lại còn nấu thêm cho anh một bát, xem ra hôm nay anh được hẳn một suất giành riêng cho sinh nhật.
Khi đưa bát của mình, HứaTam Quan phát hiện mình đã muộn, ba cái bát của Nhất Lạc,Nhị Lạc và Tam Lạc đã tơi tới vượt qua trước mặt anh, dúi đến trước ngực Hứa Ngọc Lan, anh liền vung tay bảo:
Cho các con húp.
Hứa Ngọc Lan nói:
Không thể cho chúng nó, bát này em nấu riêng cho anh.
Hứa Tam Quan nói:
Ai húp cũng thế, đều biến thành cứt, cứ để các con ỉa thêm ít cứt. Cho chúng nó húp.
Sau đó, Hứa Tam Quan nhìn ba đứa con trai lại bưng bát xì xụp húp cháo ngô cho đường, anh nói với ba đứa:
Húp xong, mỗi đứa cúi đầu lạy bố một cái, coi như lễ mừng thọ bố.
Nói xong có vẻ buồn buồn, anh bảo:-
Bao giờ mới hết những ngày khốn khổ này? Bọn nhóc khổ tới mức quên thế nào là ngọt, ăn đường mà không nhớ ra đó là đường.
Ba đứa con trai húp hết cháo, đều lè lưỡi liếm bát, y như một bàn tay, cái lưỡi vỗ bát kêu bồm bộp. Liếm sạch bát, Nhất Lạc đặt bát xuống hỏi bố:
Bố ơi, bây giờ có phải cúi đầu lạy bố không?
Các con đã húp hết cháo chưa?- Hứa Tam Quan lần lượt nhìn ba đứa con –
Húp hết cháo rồi, các con nên cúi đầu lạy bố.
Nhất Lạc hỏi:
Chúng con từng đứa cúi đầu lạy bố, hay cả ba cùng cúi đầu lạy bố một thể?
Hứa Tam Quan nói:
Từng người một, từ lớn đến nhỏ, Nhất Lạc, con lạy trước.
Nhất Lạc bước đến trước mặt bố, quỳ xuống đất, sau đó hỏi Hứa Tam Quan:
Phải cúi lạy mấy cái thưa bố?
Hứa Tam Quan đáp:
Ba lạy.
Nhất Lạc cúi lạy ba cái, sau đó Nhị Lạc và Tam Lạc cũng cúi lạy Hứa Tam Quan ba lạy. Trông thấy chúng không đụng trán xuống đất, Hứa Tam Quan nói:
Con trai người ta cúi lạy bố, đứa nào cũng gõ trán xuống đất kêu ịch một tiếng, ba thằng chúng mày không đứa nào trán chạm đất….
Hứa Tam Quan nói xong, Nhất Lạc lên tiếng:
Vừa giờ không tính, chúng con làm lại.
Nói rồi, Nhất Lạc quỳ xuống, gõ trán xuống đất ba lần, Nhị Lạc và Tam Lạc cũng đụng trán xuống đất như Nhất Lạc. Nghe thấy đứa nào đứa nấy gõ trán xuống đất kêu thành tiếng, Hứa Tam Quan phá lên cười ha ha, anh bảo:
Nghe thấy rồi, mắt bố trông thấy các con cúi đầu, tai bố cũng nghe thấy các con gõ trán xuống đất, được rồi, bố nhận lễ mừng thọ của các con…
Nhị Lạc nói:
Bố ơi, chúng con cùng cúi đầu lạy bố một lần.
Hứa Tam Quan xua tay lia lịa:
Thôi, được rồi, được rồi, khỏi phải….
Ba thằng con xếp thành một hàng ngang, quỳ xuống, cùng đập đầu xuống đất, kêu ình ịch, cười khúc kha khúc khích, Hứa Tam Quan cuống lên,bước đến dắt từng đứa đứng dạy, nói:
Đừng lạy nữa, chỗ này là trán các con, chứ có phải mông đít đâu, không được đập lung tung, chúng mày đập mình thành thằng ngố, thì người xúi quẩy vẫn là bố.
Sau đó HứâTam Quan lại ngồi xuống ghế, sai ba đứa con đứng thành hàng ngang trước mặt, anh nói với chúng:
Phải nhà người khác, con trai chúc thọ bố, lễ vật xếp thành một trái núi nhỏ, không kể cái khác, riêng đào thọ đã là một trăm quả, còn những thứ ăn, mặc, dùng, cái gì cũng có. Xem lại những thứ các con chúc thọ bố, chẳng có cái gì sứt, chỉ có mấy cái đập đầu xuỗng đất.
Hứa Tam Quan trông ba đứa con, đứa nọ nhìn đứa kia, anh nói tiếp:
Các con cũng đừng nhìn đi nhìn lại nữa, ba đứa chúng mày, đứa nào cũng nghèo chỉ còn da bọc xương, các con đã biếu bố cái gì? Các con lạy bố mấy cái cúi đầu rõ kêu, là bố đã biết đủ.
Tối hôm ấy, cả nhà ngồi trên giường, Hứa Tam Quan nói với các con:
Bố biết trong lòng các con đang muốn nhất là cái gì, đó là ăn, các con muốn ăn cơm, muốn ăn thức ăn xào mỡ, muốn ăn thịt ăn cá. Hôm nay sinh nhật bố, các con đều được hưởng phúc theo, ngay đến đường cũng được ăn, nhưng bố biết trong lòng các con còn muốn ăn. Còn muốn ăn gì nào? Xét về phần ngày sinh của mình, hôm nay bố sẽ vất vả một chút, bố dùng mồm xào cho mỗi con một món ăn, các con sẽ nghe sẽ ăn bằng tai, các con đừng dùng mồm, dùng mồm, ngay đến cái rắm cũng không có mà ăn, các con hãy dỏng tai lên mà nghe, bố xào thức ăn lên ngay bây giờ. Muốn ăn món gì, các con tự gọi, từng đứa thay nhau gọi. Nào, Tam Lạc bắt đầu gọi trước đi. Tam Lạc, con muốn ăn gì?
Tam Lạc khẽ nói:
Con không muốn húp cháo nữa, con muốn ăn cơm.
Cơm thì không thiếu – Hứa Tam Quan đáp - Cơm gạo không hạn chế muốn ăn bao nhiêu thì ăn, bố hỏi là hỏi con muốn thức ăn gì?
Tam Lạc trả lời:
Con muốn ăn thịt.
Tam Lạc muốn ăn thịt – Hứa Tam Quan nói – Bố sẽ cho con ăn món thịt kho tàu. Thịt, có nạc có mỡ, nếu là thịt kho tàu,tốt hơn hết là nửa nạc nửa mỡ, hơn nữa còn có cả da, đầu tiên thái thành từng miếng, có miếng thô bằng ngón tay, có miếng to bằng nửa bàn tay, bố thái cho Tam Lạc ba miếng…
Tam Lạc nói:
Bố ơi, bố thái cho con bốn miếng thịt.
Bố thái cho Tam lạc bốn miếng thịt…
Tam Lạc lại nói:
Bố ơi, bố thái cho con năm miếng thịt.
Hứa Tam Quan bảo:
Nhiều nhất con chỉ được ăn bốn miếng, con bé thế này ăn năm miếng sẽ vỡ bụng. Đầu tiên, bố cho bốn miếng thịt vào nồi luộc một lúc, luộc chín là được, không được chín quá, luộc chín xong, đem hong khô, hong khô xong, cho vào chảo mỡ rán, lại cho xì dầu, cho một ít húng lìu, cho một ít rượu nếp cái, cho thêm nước, hầm dưới ngọn lửa lom rom, hầm hai tiếng đồng hồ, khi hầm đã gần khô nước là thành thịt kho tàu…
Hứa Tam Quan đã nghe thấy tiếng nuốt nước bọt.
Mở vung ra, mùi thơm ngào ngạt xộc vào mũi, lấy đũa gắp một miếng, bỏ vào mồm nhai…
Hứa Tam Quan nghe thấy tiếng nuốt nước bọt càng ngày càng rõ:
Một mình Tam Lạc nuốt nước bọt phải không? Bố nghe tiếng to thế, Nhất Lạc và Nhị Lạc cũng đang nuốt nước bọt phải không? Hứa Ngọc Lan, em cũng nuốt nước bọt hả. Tất cả nghe nhé, đây là món giành riêng cho Tam Lạc, chỉ cho phép một mình Tam Lạc nuốt nước bọt, nếu ai nuốt nước bọt, có nghĩa là người ấy đã tranh ăn món thịt kho tàu cuả Tam Lạc. Món ăn của hai con ở đằng sau, để Tam Lạc ăn cho chắc bụng cái đã, sau đó sẽ lần lượt làm thức ăn cho từng người.Tam Lạc, con dỏng tai lên mà nghe….Gắp một miếng bỏ vào mồm nhai, mùi vị sẽ là, thịt mỡ ngậy mà không ngấy, thịt nạc sần sật ứa ra đầy mồm. Tại sao bố lại hầm thịt bằng ngọn lửa cháy lom rom? Là để cho mùi vị được hầm hết vào thức ăn. Tam Lạc, bốn miếng thịt kho tàu này của con… Con cứ đằng tả mà thưởng thức. Tiếp theo là Nhị Lạc, Nhị Lạc muốn ăn gì?
Nhị Lạc đáp:
Con cũng muốn ăn thịt kho tàu, con phải ăn năm miếng.
Được, bây giờ bố thái cho Nhị Lạc năm miếng., nửa nạc nửa mỡ, cho vào trong nước luộc, luộc chín đem hong khô, lại bỏ vào…
Nhị Lạc mách:
Bố ơi, Nhất Lạc và Tam Lạc đang nuốt nước bọt.
Nhất Lạc – Hứa Tam Quan nhắc - Đã đến lân con nuốt nước bọt đâu nào.
Sau đó anh nói tiếp:
Nhị Lạc là năm miếng thịt, cho vào chảo mỡ rán, rồi tra xì dầu, tra húng lìu…
Nhị Lạc nói:
Bố ơi, Tam Lạc vẫn đang nuốt nước bọt.
Hứa Tam Quan bảo:
Tam Lạc nuốt nước bọt, là đang ăn thịt của nó, không phải ăn của con, thịt của con đã kho xong đâu….
Sau khi làm xong món ăn cho Nhị Lạc, Hứa Tam Quan hỏi Nhất Lạc:
Nhất Lạc muốn ăn gì?
Nhất Lạc đáp:
Thịt kho tàu.
Hứa tam Quan có vẻ không vui, anh nói:
Ba thằng con đều ăn thịt kho tàu, tại sao không nói sớm? Nếu nói sớm bố cùng làm một thể…. Bố thái cho Nhất Lạc năm miếng thịt….
Nhất Lạc nói:
Con muốn sáu miếng cơ.
Bố thái cho Nhất Lạc sáu miếng thịt, nửa nạc nửa mỡ….
Nhất Lạc nói:
Con không cần nạc, con ăn toàn thịt mỡ.
Hứa Tam Quan bảo:
Nửa nạc nửa mỡ mới ngon.
Nhất Lạc nói:
Con muốn ăn thịt mỡ, con muốn ăn không có chút nạc nào trong thịt.
Lúc này Nhị Lạc và Tam Lạc đều nói:
- Con cũng muốn ăn thịt mỡ.
Sau khi làm cho Nhất Lạc món thịt kho tàu toàn mỡ, Hứa Tam Quan đã làm cho Hứa Ngọc Lan món cá trích hầm. Anh cho vào trong bụng cá mấy lát dăm bông, mấy lát gừng tươi, mấy cánh nấm hương, trát một lớp muối trên thân cá, rưới một ít rượu nếp cái, rắc một ít hành hoa, sau đó hầm một tiếng đồng hồ, khi múc từ nồi ra, toả mùi thơm ngan ngát ….
Cá trích hầm mà Hứa Tam Quan hăng hái sôi nổi chế biến, đã khiến trong nhà nổi lên những tiếng nuốt nước miếng, Hứa Tam Quan nẹt các con:
Món cá này bố hầm cho mẹ các con, không phải hầm cho các con, sao các con lại nuốt nước bọt? Các con đã ăn nhiều thịt rồi, nên đi ngủ thôi.
Cuối cùng, Hứa Tam Quan làm cho mình món gan lợn xào dòn, anh nói:
Đầu tiên gan lợn được thái thành từng lát, rất nhỏ, rồi cho vào một cái bát, tra muối, rắc bột sống, bột sống làm cho gan lợn tươi mềm, lại rót vào nửa chén rượu nếp cái, rượu nếp cái làm cho gan lợn có mùi thơm rượu, lại cho thêm vào một ít hành thái sẵn, chờ khi mỡ trong chảo bốc khói, đổ gan lợn vào, đảo một lần, đảo hai lần, đảo ba lần…
…đảo bốn lần…. đảo năm lần….đảo sáu lần.
Tiếp theo lời bố, Nhất Lạc, Nhị Lạc và Tam Lạc, mỗi đứa đảo theo một lần, Hứa Tam Quan lập tức ngăn chúng lại:
Không, chỉ được đảo ba lần, đảo bốn lần chín quá, đảo năm lần sẽ cứng, sáu lần không cắn nổi, sau ba lần đảo, phải mau mau đổ gan lợn ra. Lúc này chưa vội ăn, hãy rót cho mình hai lạng rượu nếp cái, uống một hớp trước đã, khi rượu nếp cái từ cổ họng trôi xuống nóng hôi hổi, giống y như cầm khăn tay nóng rửa mặt, rượu nếp cái rửa sạch ruột trước đã, sau đó cầm đôi đũa, gắp một miếng gan lợn cho vào mồm … Lúc này sướng chẳng khác nào thần tiên….
Trong nhà lúc này lại vang lên những tiếng nuốt nước miếng ừng ực, Hứa Tam Quan bảo:
Gan lợn xào dòn là món ăn của bố, Nhất Lạc, Nhị Lạc, Tam Lạc, cả em nữa Hứa Ngọc Lan, ai ai cũng đang nuốt nước bọt, kẻ nào cũng tranh ăn của ta.
Hứa Tam Quan vừa vui vẻ cười ha ha, vừa nói:
Nào, hôm nay sinh nhật bố, mời cả nhà thưởng thức món gan lợn xào dòn.
Chuyện Hứa Tam Quan Bán Máu Chuyện Hứa Tam Quan Bán Máu - Dư Hoa Chuyện Hứa Tam Quan Bán Máu