Chỉ có một thành công mà thôi, đó là sống cuộc sống của mình theo cách của chính mình.

Christopher Morley

 
 
 
 
 
Tác giả: Ma Văn Kháng
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 273 / 21
Cập nhật: 2020-06-05 12:47:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Câu Chuyện Thứ Năm - Lão Siển
ão Siển họ Bần, tổ tiên từ Quảng Đông sang đất Việt đã vài trăm năm. Người họ Bần ở ngõ nhỏ này chỉ có dăm bảy hộ, và không ai là không hai vợ. Hai vợ là công khai ăn ở và con cái mang khai sinh họ bố. Chứ còn nhân tình nhân ngãi chung chạ dăm bữa nửa tháng thì phải kể tới con số hàng chục. Dòng giống này chẳng hiểu được tạo ra từ chất liệu đặc biệt gì mà đường tình dục của họ phát mạnh, trội nổi khác thường quá. Đàn ông ở dòng họ này là vậy. Họ khác mọi người lắm, khác từ cách cư xử đến lời nói hàng ngày. Họ nói: Đàn ông quý ở cỗ tam sự hùng mạnh. Ngôn ngữ thường ngày của họ đại để như sau: “Đ. mẹ, mày tính hai con đĩ nó hành cả ngày lẫn đêm, không kể bồ bịch thì làm gì mà tao chẳng ra bã"! Ca dao, khúc hát bình dân của họ là: "Bà rằng bà chẳng sợ ai. Sợ thằng uống rượu đ. dai đau 1.". Họ hát: Ước gì lấy được thợ cưa. Cưa đi cưa lại dái đưa lòng thòng. Mẹ ơi con lấy thợ bào. Trượt lên trượt xuống nhát nào cũng êm...
Trong dòng họ Bần ở ngõ nhỏ này, về mặt quan hệ lằng nhằng với đàn bà lão Siển là bậc cao thủ. Ngoại bảy mươi tuổi rồi mà cơn háo dục chưa hề suy giảm, trái lại lại như càng lúc càng hung tợn hơn mới lạ. Đối với bà cả Thìn vợ lão thì việc ấy nó quá đáng hoặc bất cập thế nào cũng chẳng nên nói làm gì. Có bị người ta chửi suốt ngày úp mặt vào bẹn vợ thì cũng thây kệ. Đằng này lão lại giở thói dám cuồng với cô Ngàng cháu gái gọi lão là ông trẻ mới khốn nạn chứ. Mày là người là gà hay là chó, hả! Bà cả Thìn chửi. Chửi thế chứ chửi nữa lão cũng không tha cô cháu.
Bà cả Thìn đẻ đứa con thứ mười hai khi tuổi đã năm mươi tám, lực kiệt cạn, người gầy xác ve, thở không ra hơi, đi phải lê từng bước, đành phải gọi đứa cháu gái lên giúp cơm nước giặt giũ. Đứa cháu tên Ngàng, mười sáu tuổi, mặt đầy, mông đặc như hai quả bí, ngực ù ụ ninh nịch như hai nắm cơm, người ngây đơ đơ. Lên ở với ông bà được sáu tháng, bỗng một đêm nằm với bà cả Thìn, Ngàng vạch áo mình, hỏi. Nhìn rỏ hai núm vú thâm sì như hai quả cà của cô cháu, bà cả Thìn chồm dậy, giật đùng đùng:
- Lão Siển nó làm gì mày rồi?
- Cháu cũng không hiểu.
- Giời ơi! Con ngựa xé, con voi dày!
- Cháu không biết thật. Mọi khi cháu tắm. ông cứ vào tắm chung với cháu, kì cọ hộ cháu, cháu chả thấy bận gì. Một hôm cháu kêu đau bụng. Ông bảo cháu vào buồng ông chữa cho. Cháu vào, ông bảo cháu cởi hết quần áo ra, nằm lên giường, rồi ông nằm úp lên trên. Cháu kêu tức bụng, Ông bảo để yên rồi sẽ quen. Cháu không chịu. Ông cứ lục sục, ngọ nguậy. Cháu đẩy ra. Ông bảo. Để yên sẽ khỏi đau bụng. Rồi cháu ngủ lúc nào không biết!
- Mày ngây ăn người! Con khốn nạn! Đồ thối thây! Đồ lộn giống!
Bao nhiêu ngày sau bà cả Thìn cứ nhè cô Ngàng chửi. Cô Ngàng khóc lóc mãi, khóc lóc cho đến lúc sinh bà mới thôi, mới coi như chuyện đã rồi, nợ nần đã trả xong, ngang nhiên chị chị em em với bà cả.
Lão Siển khỏe lắm. Bảy mươi lăm tuổi lão còn đẩy băng băng cái xe ba gác chất đầy hàng họ, đồ đạc. Từ lúc còn là trai trẻ đến giờ, lão chỉ chuyên một nghề cửu vạn, chuyển vận ấy thôi. Bữa thường lão ăn một lúc bảy bát cơm. Hồi hai mươi tuổi, có bận nhận thách đố, lão vác một phuy xăng hai trăm lít, rồi ngồi nghỉ ăn hết mâm xôi và cái thủ lợn. Nguyên là anh lực điền, do chiến tranh ở vùng giáp ranh không còn công ăn việc làm phải dông ra thành phố ở, thoạt đầu lão Siển chỉ là anh chàng nhà quê có sức vóc hơn người, nhưng ngộc nghệch, ngu ngơ lắm. Lão cao lớn vai u, cổ đầy, ngực dẹt nhưng mặt thì ngắn chùn chùn, dị hình dị tướng, từ hai con mắt ti hí như hai vết nứt tới cái mũi tròn có khía như quả cà chua đỏ hỏn, trông rất nghịch mắt.
Các nhà kinh điển nghiên cứu con người đều nhất trí cho rằng: Con người là một sản vật tự nhiên đồng thời lại là một sinh vật xã hội, nhưng hai mặt này xuyên thấm vào nhau, tạo nên một thể thống nhất. Nếu vậy thì lão Siển hai mặt này không hài hòa. không xuyên thấm vào nhau và nảy nở xộc xệch khác thường.
Chính là một bà buôn vải, có cửa hàng lớn nhất ở chợ Đồng Xuân thời Pháp tạm chiêm đã chứng kiến việc lão Siển vác phuy xăng và ăn hết mâm xôi, cái thủ lợn và bà quyết định thu nhận Siển đang cầu bơ cầu bất thành một thằng ở. Bà buôn tuổi ba lăm phây phây béo đỏ, ngực bự, hông lớn tham tiền lấy phải chú Chiệc, cũng người Quảng Đông như Siển, giàu có nhà cửa ba dãy bảy tòa, nhưng nghiện oặt xà lai, năm mươi tuổi đã xỉu như dải khoai héo.
Việc của Siển là giúp bà chủ dọn hàng buổi sớm và thu hàng về lúc chiều. Ngoài hai thời điểm đó thì quanh quẩn ở chợ để sai bảo. Một trưa, đang ở chợ thì có người từ nhà ra truyền đạt lệnh của bà chủ: "Bà chủ vừa mới nuôi chim khiếu, vậy từ trưa nay trở đi, cứ mười hai giờ rưỡi là Siển phải về nhà cho chim uống nước".
Trưa ấy, ở của hàng ngoài chợ đã có chú Chiệc ngồi trông. Siển trở về nhà. Nhà chủ của khép hờ. Đẩy cửa vào, chỉ thấy tối om, ắng lặng tịnh không thấy một tiếng chim nhảy chuyền hoặc kêu hót. Đang lấy làm lạ thì nghe thấy một tiếng tách, công tắc bật và căn buồng trong sáng lóa cùng lệnh ban: Đóng cửa, vào đây!
Buồng trong, trên cái đệm trắng muốt phủ kín mặt giường đôi, là thân hình bà chủ không mảnh vải che, trắng ngộn. Thấy vậy, Siển vội nép vào bờ tường, run lật bật:
- Chết thôi, sao di thể cha mẹ để lại cho mà bà lại phơi bày ra thế?
Nói vừa hết câu lại thấy bà chủ vẫn thế nằm chềnh ềnh, lại điềm nhiên khoanh tay vòng lên đầu làm gối, nhướng cao bộ ngực đồ sộ cười khành khạch, càng cười lớn hơn khi Siển hỏi: Chim đâu để cho nó uống nước?
- Chim đây chứ đâu!
Lần này thì bà chủ chồm dậy. Siển vội khom người che chắn, nhưng không kịp. Cục báu của Siển đã bị bà nhao tới thình lình tóm chặt. Trời đất! Siển tái mét mặt mày, cục báu nhẽo nhẽo sun lại như kẻ thất đảm kinh hồn. “Việc gì mà sợ thót dái lên cổ thế?" Bà chủ cười và kéo mạnh tay. Lạ thay, có hơi tay đàn bà, vật báu của Siển đang xìu xịu lạnh ngắt bỗng ấm nóng dần rồi vổng phồng lên, trương căng lên như có phép thần thông biến hóa, phút chốc như nổi cơn tức giận và trở nên dữ tợn quá mức. Dữ tợn quá mức thật, vì nó chẳng biết nể sợ, nó cứ phưng phưng co đi kéo lại, ăm ắp, oàm oạp phát tiếng. Còn bà chủ thì cười rung từng đợt kêu rằng: Nơi đây non bồng tiên cảnh, cây cối sinh sôi, chim muông chả đến vui vầy mê mẩn với nhau là gì, ới anh Siển con dê đực, con lợn lòi, con ngựa hoang của em ơi.
Hoạt cảnh vu sơn cho chim uống nước diễn đi diễn lại nhiều lần, càng lúc càng sôi sục hoang tàng bệnh hoạn đã thức dậy những ham muốn bấy lâu thiu thỉu của Siển.
Tuy nhiên hành vi dâm đãng của cặp nam nữ này đã bị bất quả tang. Chú Chiệc thuê bọn côn đồ nện cho Siển một trận bò lê bò càng rồi thương tình là người đồng hương dẫn lão đến đồn binh Pháp cho Siển đăng lính. Còn bà buôn, sau khi mặc quần áo sửa sang đầu tóc, ngồi vắt vẻo ở chiếc ghế cổ, soi sói nhìn chú Chiệc, thẳng thắn nói rằng: Lỗi là ở ông chứ không phải thằng Siển. Rồi sau đó vài năm gả cô Thìn con nuôi cho Siển để có cớ tiếp tục cuộc dan díu. Lúc này, sau hai năm ở đoàn Patidang chuyên đi càn quét, bắt bớ, giết chóc hãm hiếp, Siển đã trở nên một hung thần của đàn bà con gái.
Bà chủ của hàng vải tếch đi Sài Gòn năm 1954 khi hòa bình lập lại. Siển cùng vợ dọn về ngõ này, ngõ có nhiều người họ Bần cùng quê, ở trong một ngôi nhà nhỏ của bà chủ cũ.
o O o
Cô Ngàng đẻ như máy năm một. Tám năm, tám đứa, chia đều gái trai, tất cả đều như cây cỏ trong rừng, không cần nâng niu, săn sóc, tự lớn lên, hơn nữa lạ thay, học hành đều tấn tới, đến tuổi đi làm đều có công có việc, nay ở nhà chỉ còn hai đứa con gái đứa mười sáu, đứa mười bảy!
Cô Ngàng bỏ được tính ngây, biết chạy chợ, buôn bán cũng nuôi được mình và lũ con cái qua ngày. Lũ con chỉ quấn quýt với mẹ, nhiều lúc ngác ngơ không hiểu sao lại có một ông bố là lão Siển. Lão Siển quái đản. Lão Siển, cái sản vật tự nhiên thuần túy vẫn chỉ một mục tiêu theo đuổi sự sung sướng cho xác thịt bản thân, lắm lúc như con thú động dục gây náo loạn cả ngõ xóm. Lão tằng tịu suốt lượt với các bà góa ở trong ngõ. Lão ngủ cả với mấy mụ ăn mày, dính dấp cả với một bà điên hay cởi truồng đứng múa hát huyên thiên ở cửa ngõ.
Lão là cái quái trạng tình dục phi tự nhiên. Buồn thay, tám mươi tuổi lão vẫn y trạng một cái hố lửa ngùn ngụt cháy nóng đêm ngày. Nhục nhã, ê chề hơn. lão còn trở thành cái trò cười bêu riếu của trẻ con, người lớn trong ngõ xóm. Thấy lão là họ cao rao: Ông Siển ơi, bà lão Nhợ đau bụng muốn nhờ ông chữa đấy! Ông Siển ơi, hôm nay ông cho chim uống nước chưa? Cực chẳng đã, bà cả Thìn và lũ con cái, những kẻ ra đời ngẫu nhiên, những người có nhân cách, trong cơn đau lòng triền miên, phải bàn cách đối phó. Họ mua thuốc tiết chế dục năng lừa cho lão uống. Không ăn thua! Họ trộn thuốc ngủ vào thức ăn cho lão ăn. Vô tác dụng! Cuối cùng, họ chỉ còn cách kêu trời, nhờ trời thôi. Nhờ trời là nhờ vào quy luật thải hồi của tự nhiên. Nghĩa rằng là: Con người có lúc mạnh khỏe, có lúc ốm đau. Hình tròn sức khỏe thế nào cũng có lúc méo mó, con người đừng cậy sức, vì thế nào mà chẳng có lúc suy sụp vì bệnh tật. Vậy thì hãy yên chí mà chờ vậy. Đau buồn làm sao, người chẳng chế ngự được người.
Cuối cùng thì cái mọi người kiên nhẫn đợi chờ cũng đã đến! Lão Siển hàng xóm của tôi chết tối hôm qua. Tứ giá tận dã. Khổng Tử đã từng nói: Chết là hết vậy. Và nói thêm: Với người hiền, chết là nghỉ ngơi. Với kẻ ác chỉ cái chết mới bắt nó thôi làm điều ác. Cái chết của lão Siển, thảm kịch của bản năng tối tăm ham muốn vô độ, sự tự trừng phạt đích đáng được bà cả Thìn nhắc tới, trong tiếng hờ buồn thê thiết: “Ông Siển ơi, thật là thân làm tội đời để đến nông nỗi này đấy. Ông ơi".
Bóng Đêm Bóng Đêm - Ma Văn Kháng Bóng Đêm