The mere brute pleasure of reading - the sort of pleasure a cow must have in grazing.

Lord Chesterfield

 
 
 
 
 
Tác giả: Jules Verne
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 389 / 41
Cập nhật: 2019-11-10 14:20:04 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21 - J.T. Maston Được Nhắc Lại
ảm xúc lên tột độ trên tàu Susquehanna. Sĩ quan và thuỷ thủ quên mất sự nguy hiểm khủng khiếp họ vừa thoát khỏi mà họ có thể bị tan xác và chìm sâu dưới đáy đại dương. Họ chỉ nghĩ đến thảm hoạ đã kết thúc chuyến du hành này. Một công trình vô tiền khoáng hậu đã trả giá bằng mạng sống của những nhà phiêu lưu táo bạo đã dám mạo hiểm như thế.
- Chính “họ” đã trở về – anh thiếu uý trẻ đã nói với tất cả mọi người đều hiểu.
Không ai nghi ngờ “sao băng” này không phải là đầu đạn của Câu lạc bộ Đại Pháo, về phần những nhà du hành thì người ta không đồng nhất ý kiến về số phận của họ.
- Họ đã chết! – Một người nói.
- Họ sống – người khác đáp lại – nước sâu nên đã giảm được lực rơi.
- Nhưng họ thiếu không khí – người này lại nói – họ phải chết ngay thôi.
- Chết cháy! – Người kia vặn lại! – Đầu đạn của họ chỉ là một khối nóng chảy khi bay ngang qua khí quyển.
- Mặc kệ! – Mọi người đồng thanh đáp – Sống hay chết, phải kéo họ ra khỏi đó đã.
Thuyền trưởng Blomsberry đã họp mặt các sĩ quan lại, với sự đồng tình của họ, ông bắt tay vào sự thảo luận bàn bạc để giải quyết vấn đề. Phải có một quyết định ngay. Điều cần gấp nhất là vớt đầu đạn lên. Công việc khó khăn đó, nhưng không phải không làm được. Nhưng tàu lại thiếu những máy móc cần thiết vừa mạnh lại vừa chính xác. Người ta quyết định đưa tàu về cảng gần nhất và cho Câu lạc bộ Đại Pháo biết tin quả đạn rơi xuống.
Toàn thể mọi người đều nhất trí quyết định này. Việc chọn hải cảng được bàn cãi. Bờ biển lân cận không có một vùng biển sát bờ nào nằm trên vĩ tuyến 27°. Ở phía trên kia, phía trên bán đảo Monterrey có một thành phố quan trọng cùng tên. Nhưng thành phố đó lại nằm sắt ranh giới một vùng sa mạc thật sự. Ở đó không có một hệ thống điện báo nào liên lạc với bên trong, chỉ có hệ thống điện mới có thể loan đi đủ nhanh tin tức quan trọng này.
Ở phía trên cách đó vài độ có vịnh San Francisco. Ở thủ đô xứ vàng này, những liên lạc với trung tâm Liên bang sẽ dễ dàng hơn. Với sức hoạt động của máy hơi nước, tàu Susquehanna có thể đến được cảng San Francisco không đầy hai ngày. Như vậy phải khởi hành ngay không được chậm trễ.
Lửa đã được đốt lên. Người ta có thể chuẩn bị nhổ neo ra khơi ngay. Hai ngàn sải dây đó vẫn còn ở dưới đáy biển. Thuyền trưởng Blomsberry không muốn mất thời giờ quý báu để kéo nó lên nên quyết định cắt ngang dây.
- Chúng ta sẽ móc đầu dây vào một phao tiêu – ông ta nói – và chiếc phao tiêu này sẽ chỉ đúng nơi đầu đạn rơi xuống.
- Vả lại – trung uý Bronsfield đáp – chúng ta đã biết được chính xác địa điểm là 27°7 vĩ Bắc và 41°37 kinh Tây.
- Đúng thế, ông Bronsfield ạ – Thuyền trưởng đáp – vậy xin ông cho cắt dây.
Một chiếc phao tiêu lớn được dẫn bằng hai thanh gỗ dài và được ném xuống mặt đại dương. Đầu sợi dây dò được cột chặt bên trên, nó chao qua chao lại theo làn sóng nhưng không thể trôi giạt đi chỗ nào khác được. Lúc đó viên kỹ sư cho thuyền trưởng hay đã có áp suất và người ta có thể khởi hành được rồi. Thuyền trưởng cảm ơn sự đưa tin tuyệt hảo này. Rồi ông ra lệnh trực chỉ hướng Bắc đông bắc. Con tàu chuyển mình xả hết tốc lực, hướng về vịnh San Francisco. Lúc đó là ba giờ sáng.
Hai trăm hai mươi dặm đường phải vượt qua, đó là một việc không khó nhọc gì đối với một con tàu chạy nhanh như tàu Susquehanna. Nó đã vượt qua khoảng đường này trong ba mươi sáu giờ, và ngày 14 tháng 12 lúc một giờ hai mươi bảy phút chiều, tàu đã có mặt ở vịnh San Francisco.
Khi nhìn thấy con tàu của hải quân lao hết tốc lực, cột buồm mũi hạ thấp, cột buồm đứng ở phía trước được dựng đứng, dân chúng thắc mắc không hiểu việc gì xảy ra. Người ta tụ tập ngay trên bến tàu đón tàu cặp bến.
Sau khi thả neo, thuyền trưởng Blomsberry và trung uý Bronsfield leo xuống một ca nô làm mái chèo đi nhanh vào đất liền.
Họ nhảy lên bến tàu.
- Máy điện báo! – Họ nói mà không hề đáp một lời nào để trả lời hàng ngàn câu hỏi đặt ra cho họ.
Vị sĩ quan hải cảng đích thân đưa họ đến phòng điện báo giữa một biển người hiếu kỳ.
Blomsberry và Bronsfield bước vào phòng, trong khi đám đông chen chúc trước cửa.
Vài phút sau, một bức điện khẩn được đánh đi bốn nơi: 1) Bộ Hải quân ở Washington, 2) Ông phó chủ tịch Câu lạc bộ Đại Pháo ở Baltimore, 3) Ông J.T. Maston ở Long’s Peak, Núi Đá 4) Phó giám đốc Đài quan sát Cambridge, Massachusetts.
Bức điện báo như sau:
“ĐẦU ĐẠN CỦA KHẨU COLUMBIAD ĐÃ RƠI XUỐNG THÁI BÌNH DƯƠNG Ở TOẠ ĐỘ HAI MƯƠI ĐỘ BẢY PHÚT VĨ BẮC VÀ BỐN MƯƠI MỐT ĐỘ BA MƯƠI PHÚT KINH TÂY, NGÀY MƯỜI HAI THÁNG MƯỜI HAI VÀO LÚC MỘT GIỜ MƯỜI BẢY PHÚT SÁNG. YÊU CẦU CHO CHỈ THỊ BLOMSBERRY, THUYỀN TRƯỞNG TÀU SUSQUEHANNA”
Năm phút sau tất cả thành phố San Francisco đều biết tin này.
Trước sáu giờ chiều, các tiểu bang của Liên bang hay được biến cố trọng đại này. Sau nửa đêm, bằng điện báo, khắp Châu Âu biết được kết quả của công trình trọng đại này của người Mỹ.
Người ta khỏi cần phải miêu tả phản ứng của toàn thế giới trước cái kết cục đột ngột này.
Vừa nhận được điện báo, vị bộ trưởng Bộ Hải quân điện đến tàu Susquehanna ra lệnh nằm chờ ở vịnh San Francisco, không được tắt lửa. Tàu phải túc trực ngày đêm sẵn sàng ra khơi.
Đài quan sát Cambridge mở phiên họp bất thường, với thái độ thanh thản của những nhà bác học, toàn thể đài quan sát bình tĩnh thảo luận khía cạnh khoa học của vấn đề.
Ở Câu lạc bộ Đại Pháo đã nổ ra cuộc tranh luận sôi nổi. Tất cả các pháo thủ tụ tập lại. Vị phó chủ tịch, ông Wilcome đã bóc điện trước đây do ông J.T. Maston và Belfast đánh đi báo cho biết đầu đạn vừa mới được nhìn thấy trong ống kính khổng lồ ở Long’s Peak. Ngoài ra bức điện cũng cho biết quả đạn bị sức hút của Mặt Trăng giữ lại nên đã trở thành một vệ tinh phụ trong Thái Dương Hệ.
Bây giờ người ta lại biết được sự thật về chuyện này.
Bức điện khẩn của Blomsberry trái ngược hẳn với bức điện của J.T. Maston, nên trong Câu lạc bộ Đại Pháo chia thành hai phe. Một bên, phe những người tin đầu đạn rơi xuống thật và các nhà du hành đã trở về. Bên kia, là phe của những người tin vào những quan sát được ở Long’s Peak, những người này kết luận là ông thuyền trưởng của tàu Susquehanna đã lầm. Đối với họ đầu đạn nói trên chỉ là một sao băng, một sao băng không hơn không kém, một quả cầu bay rớt ở đàng trước mũi tàu. Người ta không biết gì nhiều để đối đáp lại lý lẽ của họ, vì vận tốc của chuyển động này lúc đó rất khó quan sát. Thuyền trưởng của tàu Susquehanna và các sĩ quan của tàu có thể đã lầm mà không hề có ác ý. Nhưng có một chứng cứ hỗ trợ lập luận của họ, đó là: nếu đầu đạn đã rơi xuống địa cầu, thì nó chỉ có thể rơi xuống ở toạ độ này mà thôi tức ở hai mươi bảy độ vĩ Bắc – nếu tính đến thời gian và sự quay của Trái Đất – và giữa bốn mươi mốt và bốn mươi hai độ kinh Tây.
Dầu vậy, toàn thể mọi người ở Câu lực bộ Đại Pháo nhất trí quyết định, ông Blomsberry anh, ông Bilsby và thiếu tá Elphiston đi ngay đến San Francisco tìm cách kéo đầu đạn lên khỏi đại dương.
Những con người nhiệt tình này khởi hành ngay không để mất một khoảng thời gian nào, chuyến xe lửa đi xuyên suốt miền Trung nước Mỹ đã chở họ đến Saint Louis, nơi đó có sẵn mấy chiếc xe ngựa đưa thư, chờ đón họ.
Cũng chính lúc đó bộ trưởng hải quân, ông phó chủ tịch Câu lạc bộ Đại Pháo và ông phó giám đốc đài quan sát nhận bức điện báo khẩn đánh đi từ San Francisco, ông J.T. Maston xúc động cực độ, dù khẩu đại pháo nổi tiếng của ông có nổ tan tành cũng không làm cho ông xúc động đến như vậy. Nỗi xúc động làm ông suýt mất mạng.
Người ta còn nhớ ông thư ký của Câu lạc bộ Đại Pháo đã đi ngay sau khi đầu đạn được phóng đi – đi hầu như nhanh bằng đầu đạn – để đến Long’s Peak trên Núi Đá. Nhà bác học J. Belfast, giám đốc Đài quan sát Cambridge cùng đi với ông. Đến nơi hai người bạn đã ở luôn trên cái đầu của kính thiên văn khổng lồ và không rời nơi đó nữa.
Người ta biết rằng thiết bị khổng lồ này do những người Anh thiết lập theo hệ thống những gương phản chiếu gọi là “front view”[32]. Với cách bố trí này vật thể bị phản chiếu một lần vì thế sẽ trông rất rõ. Vì lý do đó, khi quan sát ông J.T. Maston và ông Belfast đứng ở gần phần trên của kính chứ không phải phần dưới. Họ đi lên đó bằng một chiếc thang quay, một dụng cụ rất nhẹ nhàng, ở bên dưới họ là một ống kim loại to như cái giếng, ở đấy có một tấm gương kim loại, ống này sâu hai trăm tám mươi bộ.
[32] Front view: nhìn tiền diện (ND).
Chính cái chỗ đứng chật hẹp ở bên trên kính thiên văn đó là nơi hai nhà bác học sống, họ nguyền rủa ánh sáng ban ngày không cho họ nhìn thấy Mặt Trăng và những đám mây cố chấp che lấp nó suốt đêm.
Sau những ngày chờ đợi, đêm 5 tháng 12 họ vui mừng hết sức khi nhìn thấy con tàu chở các bạn của họ vào không gian! Tiếp sau niềm vui đó là một nỗi thất vọng ê chề, đó là lúc – vì không quan sát được liên tục – họ đã đánh bức điện đầu tiên đi khắp thế giới, trong bức điện đó họ đã sai lầm quả quyết đầu đạn trở thành một vệ tinh quay quanh Mặt Trăng với một quỹ đạo không đổi.
Từ lúc đó trở đi, họ không còn nhìn thấy quả đạn nữa, nó biến mất mà không thể giải thích được, chính đó là lúc nó bay sang mặt khuất của Mặt Trăng. Nhưng đến lúc đáng lý ra nó phải xuất hiện lại ở mặt nhìn thấy đúng như ông J.T. Maston nóng nảy và người bạn không mấy kiên nhẫn của ông đã tiên đoán thì họ lại không thấy nó! Kể từ lúc đó họ bàn cãi tranh luận không ngừng, Belfast thì quả quyết rằng không thấy đầu đạn đâu trong khi J.T. Maston bảo nó “rành rành trước mắt”.
- Đó chính là quả đạn! – J.T. Maston lặp lại.
- Không! – Belfast – Đó là một vụ tuyết lở từ trên một ngọn núi nguyệt cầu!
- Để xem! Ngài mai người ta lại thấy nó.
- Không! Người ta không nhìn thấy nó nữa. Nó mất hút trong không gian rồi!
- Thấy chứ!
- Không!
Những tiếng la lối vang lên tới tấp như mưa rào, tính dễ cáu gắt của ông thư ký Câu lạc bộ Đại Pháo biến thành một mối nguy hiểm thường xuyên cho ông Belfast đáng kính.
Cuộc sống chung của hai người trở thành không thể chịu được nữa, nhưng một biến cố bất ngờ cắt ngang những cuộc tranh luận triền miên này.
Trong đêm 14 rạng 15 tháng 12 hai người bạn không thể hoà giải được với nhau này đang bận quan sát Mặt Trăng, J.T. Maston chửi rủa như thường lệ, nhà bác học Belfast phát cáu. Vị thư ký của Câu lạc bộ Đại Pháo quả quyết đến lần thứ một ngàn rằng ông vừa mới nhìn thấy đầu đạn, ông còn nói thêm rằng gương mặt của Michel Ardan hiện ra ở khung cửa sổ. Ông còn hỗ trợ cái luận cứ của ông bằng một loạt những cử chỉ khoa chân múa tay khiến cái móc của ông trông rất đáng ngại.
Người giúp việc của Belfast xuất hiện trên chỗ các ông đang đứng – lúc bấy giờ là mười giờ tối – anh ta đưa cho ông một bức điện báo khẩn. Đó là bức điện của thuyền trưởng tàu Susquehanna.
Belfast xé chiếc phong bì, đọc và kêu lên.
- Gì thế? – J.T. Maston hỏi.
- Quả đạn!
- Thế nào?
- Nó đã rơi xuống Trái Đất!
Một tiếng la lớn, lần này là một tiếng hét đáp lại lời ông.
Ông quay lại phía ông J.T. Maston. Con người bất hạnh do bất cẩn chồm lên trên cái ống kính kim loại kia, đã biến mất trong ống kính thiên văn khổng lồ. Một cái té nhào từ trên cao hai trăm tám mươi bộ. Belfast cuống cuồng chạy lại miệng ống kính.
Ông ta thở dài. J.T. Maston vẫn còn sống, cái móc bằng kim loại của ông mắc vào một thanh chống của ống kính thiên văn, ông đang kêu thét khủng khiếp.
Belfast kêu cứu. Những người phụ tá chạy lại. Người ta đặt những cái pa lăng, và khó khăn lắm người ta mới kéo được ông thư ký bất cẩn của Câu lạc bộ Đại Pháo lên.
Ông lại xuất hiện, không hề hấn gì bên trên miệng ống kính.
- Chà – ông nói – nếu tôi làm vỡ mặt ống kính thì sao?
- Ông phải đền thôi! – Belfast trả lời một cách nghiêm khắc.
- Quả đạn đáng nguyền rủa kia đã rơi xuống à? – J.T. Maston hỏi.
- Rơi xuống Thái Bình Dương!
- Chúng ta đi thôi.
Một khắc sau hai nhà bác học đi xuống dốc Núi Đá và hai ngày sau, họ đến San Francisco cùng lúc với những người bạn của họ trong Câu lạc bộ Đại Pháo sau khi đã làm cho năm con ngựa mệt lử dọc đường.
Elphiston, Blomsberry anh, Bilsby vừa thấy họ đến đã lao đến hỏi.
- Phải làm gì bây giờ? – Họ kêu lên.
- Vớt quả đạn lên càng sớm càng tốt – J.T. Maston đáp.
Bay Quanh Mặt Trăng Bay Quanh Mặt Trăng - Jules Verne Bay Quanh Mặt Trăng