Số lần đọc/download: 1597 / 17
Cập nhật: 2015-12-22 21:39:09 +0700
Chương 20 -
K
hi chúng tôi rời nhà hàng, Milo nói:
- Tôi sẽ tìm hiểu về Dawn Herbert. Thế còn anh, sau đây anh làm gì?
- Về nhà.
- Khỉ thật, khi ra ngoài anh có thể tò mò tọc mạch vào chuyện của người khác còn tôi thì không. Anh có vỏ bọc thật hoàn hảo.
- Đó chính là những gì Stephanie đã nói. Cô ta đã gợi ý cho tôi lục lọi tủ thuốc của họ.
- Tại sao không? Anh có thể vào đó sục sạo mà không cần giấy phép.
Trên đường về nhà tôi dừng lại ngang chỗ nhà Ashmore, trong lòng vẫn tò mò về nhân vật Huenengarth và muốn biết bà goá phụ bây giờ thế nào. Một vòng hoa đen đặt trước cửa. Tôi nhấn chuông nhưng không có ai trả lời.
Tôi quay xe lại, bật nhạc thư giãn trên suốt quãng đường về nhà cố quên đi những chuyện bệnh tật chết chóc.
Tôi bật máy nhắn tin, Robin nhắn lại nàng sẽ vềl úc khoảng sáu giờ. Tờ báo buổi sáng trên bàn ăn được gấp lại cẩn thận. Robin vẫn thường làm như vậy hàng ngày.
Nhớ lại những lời nhận xét cáu kỉnh của Dan Kornblatt trong quán ăn, tôi giở báo thử tìm xem tại sao ông ta lại có vẻ thất vọng như vậy. Không có gì ở trang đầu nhưng có một bài ở trang thứ hai trong mục kinh doanh.
Tôi không mấy khi xem mục này nhưng thậm chí có xem thì cũng không nhận ra bài đó. Chỉ là một mục nhỏ ở góc dưới ngay cạnh mục về tỷ giá.
Đầu đề của bài báo ghi: Chăm sóc sức khoẻ ở khu vực tư nhân: Những số phận lạc quan. Ý của bài báo muốn đề cập những lợi ích mà bệnh viện tư nhân mang lại. Dẫn chứng trên một số bệnh viện, tổ chức y tế và chuyên gia tài chính mà một trong số họ là George Plumb, cựu giám đốc điều hành của Hãng tư vấn sức khoẻ MGS với cái tên Pittsburgh và hiện là giám đốc điều hành của Bệnh viện Nhi đồng miền Tây Los Angeles.
Pittsburgh... hệ thống máy tính BIO-DAT dữ liệu sinh học - trang bị cho thư viện cũng từ Pittsburgh.
Liệu đây có phải là một người kiêm nhiệm nhiều việc?
Tôi tiếp tục đọc.
Người được phỏng vấn ở trên chủ yếu phàn nàn về việc chính phủ nên hạn chế thu phí và đề cập những khó khăn của các cơ sở y tế tư nhân, giá cả các công nghệ mới tăng vọt, nhu cầu lương của bác sĩ và y tá...
Một nhà quản lý y tế ở khu vực phía Đông phàn nàn:
- Một bệnh nhân mắc AIDS có thể tiêu tốn của chúng ta hàng triệu đôla và chúng ta thì vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Không ai biết mình mắc bệnh này khi làm các hợp đồng với bệnh viện. Chính phủ đã thay đổi luật lệ giữa cuộc chơi.
Còn nhiều ví dụ khác về HIV được các nhà điều hành y tế trích dẫn ra cứ như nó là hiện thân của cái chết không được đền đáp.
Đóng góp đặc biệt của Plumb là ở chỗ ông ta đã đề cập đến những khó khăn khi điều hành các bệnh viện nội bộ thành phố. Do những khó khăn về "nhân khẩu và các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở y tế. Ngoài ra, sự xuống cấp nhanh chóng của các nhà máy sản xuất dụng cụ y tế, ngân sách ngày càng hạn hẹp và đôi khi khách hàng lại không muốn ký hợp đồng điều trị..."
Đề cập các giải pháp, Plumb cho rằng làn sóng tương lai nên đi theo hướng phi tập trung hoá - thay thế các cơ sở y tế lớn bằng các cơ sở nhỏ dễ quản lý và các đơn vị y tế bố trí chiến lược ở những khu vực ngoại ô có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, cần có sự phân tích kỹ lưỡng về kinh tế trước khi hoạch định là cái gì. Các vấn đề phi tài chính cũng cần phải tính đến.
Thật kinh khủng - thăm dò ý kiến công luận trước khi đề nghị một ca mổ: bán đứt các nhà máy sản xuất thiết bị y tế và hướng ra khu vực ngoại ô. Và nếu có bị sờ đến thì Plumb lại vẫn có thể né tránh vì coi những nhận xét của mình chỉ là những phân tích mang tính chuyên môn.
Tất nhiên, Plumb chỉ là kẻ đưa lời, nói thay người mà tôi đoán có thể là tên sát nhân và lạm dụng trẻ em.
Tôi còn nhớ những lời Stephanie nói về quá khứ của Chuck Jones. Trước khi trở thành Chủ tịch Bệnh viện Nhi đồng miền Tây, hắn đã quản lý hoạt động đầu tư cua rbv. Ai biết được về tài sản của bệnh viện - bao gồm cả đất đai - hơn một người nắm giữ trong tay những con số?
- Liệu có phải tình trạng tài chính tồi tệ của bệnh viện là do vấn đề nhân khẩu học và thụt giảm ngân sách? Có phải Jones đã gây ra tình trạng khủng hoảng tài chính của bệnh viện và rồi bây giờ muốn bù lại những mất mát bằng việc bán bất động sản?
Bố trí chiến lược ở những điểm ngoại ô có tiềm năng phát triển.
Cũng giống như năm mươi lô đất mà Chip Jones có ở khu vực Thung lũng phía Tây?
Chỉ là một tay người làm...
Nhưng để làm rõ chuyện này thì cần phải kín đáo. Gia đình nhà Jones và cộng sự của họ có vẻ sẽ gắn bó với con khủng long ngoại ô cho đến khi trút hơn thở cuối cùng.
Việc đưa cháu gái của Chủ tịch ra khỏi bệnh viện không liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên, ngay lúc này cần có những bước đi để đẩy nhanh cái chết của con khủng long.
Chấm dứt các hoạt động của bệnh xá. Không khuyến khích hoạt động nghiên cứu, giữ tiền lương và không chịu tuyển thêm bác sĩ.
Khuyến khích các bác sĩ có chuyên môn sâu ra đi và thay thế họ bằng những người chưa có kinh nghiệm để những nhà vật lý tư nhân mất lòng tin và sẽ không tham khảo bệnh nhân.
Khi mọi người thắc mắc thì nói vài lời cảm thông và đổ tội cho những vấn đề xã hội và nhấn mạnh sự cần thiết phải dũng cảm hướng tới tương lai.
Xoá sổ bệnh viện để cứu nó.
Nếu Jones và những người đồng sự của ông ta làm rõ chuyện này thì họ lại được coi là những người có tầm nhìn xa, biết cách thoát ra khỏi tình trạng khốn khó và thay thế bệnh viện bằng một nơi an toàn lành mạnh để điều trị cho người dân thuộc tầng lớp trung lưu.
Bề ngoài quả là rất hào nhoáng.
Huenengarth đã tịch thu máy tính của Ashmore.
Liệu ông ta có số liệu về triệu chứng đột tử trẻ em hay những đứa trẻ bị ngộ độc?
Ashmore không hề quan tâm đến việc điều trị bệnh nhân mà chỉ quan tâm đến tiền. Liệu có phải ông ta đã phát hiện ra ý đồ và động cơ của Plumb và Jones - vì vô tình nghe được điều gì đó ở dưới tầng hầm hoặc vô tình phát hiện ra những số liệu?
Nếu như thế thì liệu có phải ông ta đã tranh thủ kiếm tiền bằng những điều mình phát hiện ra?
Đây sẽ là bước nhảy lớn nếu Milo biết tin này.
Tôi đã hé nhìn được vào văn phòng của Ashmore trước khi Huenengarth đóng cửa.
Loại nghiên cứu chất độc nào được tiến hành mà lại không cần đến ống nghiệm hay kính hiển vi?
Ashmore sở hữu những con số và chết vì nó...
Tại sao Dawn Herbert lại lấy đi cuốn bệnh án của một đứa trẻ nhỉ? Và tại sao cô ta lại bị giết hai tháng sau Ashmore?
Họ có những kế hoạch khác nhau hay họ đồng loã?
Thật khó hiểu... Mà giả sử đúng là họ đồng loã và cùng bị giết trong một âm mưu đi nữa thì nó có gì liên quan tới những bệnh tình của Cassie?
Tôi gọi điện tới bệnh viện và yêu cầu được nối máy tới phòng 505. Không ai trả lời. Tôi gọi lại và yêu cầu nối máy với bàn y tá trực của phòng Cassie. Người y tá trực ở đó có giọng nói như kiểu Tây Ban Nha. Cô ta thông báo rằng gia đình nhà Jones đã rời khỏi phòng và đang đi dạo.
- Có gì mới không? - Tôi hỏi - Về tình trạng con bé ấy mà.
- Tôi không biết đâu - ông nên hỏi người phụ trách chính ấy. Tôi nghĩ đó là bác sĩ...
- Eves phải không?
- Đúng rồi, bác sĩ Eves. Tôi chỉ là một người trực ca, không biết nhiều về ca bệnh này đâu.
Tôi gác máy, nhìn ra ngoài cửa sổ lên những ngọn cây đã ngả màu dưới ánh nắng mặt trời. Lần này tôi nghĩ nhiều hơn tới khía cạnh tài chính.
Phải tìm ra một ai đó có thể tư vấn cho tôi về các vấn đề tài chính. Đó là Lou Cestare, từng một thời là tay buôn bán cổ phiếu, chứng khoán kiệt xuất, bây giờ đã được công nhận là cựu chiến binh của cuộc khủng hoảng Ngày thứ hai Đen tối.
Cuộc khủng hoảng ấy đã làm cho ông ngã rất đau nhưng ông vẫn đang cố gắng xoá bỏ những vết hoen ố trong danh tiếng lẫy lừng của mình. Tuy nhiên, ông vẫn là người được tôi xếp vào danh sách hạng A.
Những năm qua, tôi đã dành dụm được ít tiền, làm việc 80 giờ mỗi tầun và không tiêu pha gì hết. Lou đã đem lại cho tôi sự an toàn về tài chính bằng cách đàầ tư tiền vốn của tôi vào bất động sản, chứng khoán và trái phiếu miễn thuế. Ông tránh đầu cơ bởi vì biết rằng tôi không bao giờ có thể giàu nhờ vào nghề tư vấn tâm lý và cũng không thể để tôi bị tổn thất nhiều.
Thu nhập từ những đầu tư này vẫn chảy về đều đặn, chậm nhưng rất đều. Tôi không có đủ tiền để mua những bức tranh trường phái ấn tượng của Pháp nhưng nếu tiếp tục cuộc sống điều độ như bây giờ thì tôi sẽ không phải làm việc nữa.
Ngoài ra, Lou vẫn là một người rất giàu có cho dù đã mất hầu như toàn bộ tài sản và khách hàng. Ông thường sống giữa một bên là chiếc thuyền ở Nam Thái Bình Dương và ngôi nhà ở Willamette Valley.
Tôi gọi Oregon và nói chuyện với vợ ông. Giọng bà toát lên vẻ điềm đạm. Chúng tôi nói chuyện với nhau một lát rồi bà bảo Lou đang ở Washington, đi leo núi cạnh ngọn Rainier với con trai và phải đến tối mai hoặc sáng thứ Hai mới về. Tôi nói với bà về ý định của mình nhưng chắc bà không quan tâm lắm bởi bà và Lou ít khi nói chuyện về tiền bạc.
Tôi chúc bà mạnh khoẻ, cảm ơn và gác máy.
Xong xuôi, tôi uống một cốc cà phê nữa, chờ đợi Robin trở về và giúp tôi quên đi ngày hôm nay đen đủi.