Số lần đọc/download: 5230 / 83
Cập nhật: 2015-08-19 10:44:55 +0700
Chương 17 - Bắt Đầu Nổi G1ó
N
ếu Cho rằng những ngày tháng 8-1945 đã quyết đinh mệnh vận Việt nam trong nửa thế kỷ sau, thì cũng nên nhận rằng những ngày từ 1940-1945 đã có ảnh hưởng rất lớn. Vì chính trong thời kỳ này, không những cục thế toàn cầu đã thay đổi mà xã hội Việt nam cũng đã biến hoá. Hai đế quốc, Pháp và Nhật vẫn còn đó, còn cấu kết với nhau, nhưng nội bộ hàng ngũ đấu tranh cho độc lập dân tộc đã dần dần chia thành hai phe khác nhau, và đối địch lẫn nhau. Một tiến trình, mà ngày nay xét lại, không thể đảo ngược được.
Hồi tưởng lại những năm đó, nhiều thanh niên đầy nhiệt huyết nhưng chưa đủ khả năng nhìn rõ sự thực, đã bị lôi cuốn vào trong giòng thác lũ như những chiếc lá rơi, mà không biết sẽ đi tới đâu
Mấy anh Hoàng Đạo, Khái Hưng, Gia Trí vẫn còn bị tập trung tại Vụ Bản, Hoà Bình. Theo tin tức nhận được, anh Tam đã qua Hồng Kông rồi đến Quảng Châu. ở đây, anh được mục kích những cảnh tàn bạo do Hoàng Quân Nhật gây ra đối với dân chúng. Anh hiểu rằng Nhật không có thực tâm giúp đỡ các nước á Châu độc lập, mà chỉ lợi dụng họ để giành thắng lợi trong chiến tranh và mở rộng phạm vi quyền lực của đế quốc. Do đó, anh và anh em quyết tâm dùng phương pháp quyết liệt, thoát khỏi sự kiềm chế của Nhật bản và tay sai. Anh em rời Quảng Châu chạy tới Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây. Chỗ này quân của Tưởng Giới Thạch còn giữ được. Tướng chỉ huy ở đây là Trương Phát Khuê, tư lệnh chiến khu số bốn, Trương được chỉ định nắm việc liên lạc, tiếp xúc với những nhà cách mạng Việt nam, với sự phụ tá của tướng Tiêu Văn, chủ nhiệm bộ chính trị quân khu. Trương và Tiêu là hai nhân vật có ảnh hưởng mạnh tới cục thế Đông dương.
Nhưng, vừa sang tới đó, vì từ khu Nhật chiếm đến, anh bị hoài nghi là phần tử thân Nhật, nên bị tống giam vào ngục. Liễu Châu lúc đó cũng là nơi tập trung của nhiều người Việt đấu tranh Việt nam. Tháng 10 năm 1942, một tổ chức kết hợp người Việt lấy tên là Việt nam cách mệnh đồng minh hội được thành lập, với đại diện của Việt nam quốc dân đảng, Phục Quốc, Việt nam Độc lập đồng minh hội (Việt minh), và một số không đảng phái. Chủ nhiệm lúc đầu là Trương Bội Công, và sau đó do Nguyễn Hải Thần thay thế. Anh Tam lúc này lấy tên là Nguyễn Tường Dũng (đúng như tên anh chàng Dũng trong truyện Đoạn Tuyệt, bị giam vào một hang đá gần Liễu Châu...
Một ngẫu nhiên kỳ lạ là trong hang đá ấy, còn một người Việt bị giam nữa, với cái tên là Hồ Chí Minh.
đồng minh hội cử hai anh Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ đến thăm Nguyễn Tường Tam để hiểu rõ lai do. Về sau Hội quyết định yêu cầu tướng Trương Phát Khuê trả tự do cho anh Tam, và cẫ người Việt cùng bị giam, Hồ Chí Minh, vì đều là người Việt yêu nước phải lưa vong tới đây. Cả hai đều được đưa về hội quán, nhưng không ai rõ Hồ Chí Minh tức là Nguyễn ái Quốc.
Trước đây, Nguyễn ái Quốc đã từng hoạt động ở Quảng Đông dưới tên là Lý Thụy, trợ tá cho Borodine, cố vấn Liên Xô cho đảng cộng sản Trung quốc trước và sau công xã Quảng Châu. Vào năm 1944 Việt nam cách mệnh đồng minh hội đặt kế hoạch hoạt động trong nước, phái cán bộ về với một số tiền hoạt động, Hồ Chí Minh chủ động nhận nhiệm vụ, lãnh người và tiền về nước, hoạt động ở biên giới Cao Bằng, tiến tới lập căn cứ sau này.
Còn Nguyễn Tường Tam cũng rời Liễu Châu đi Côn Minh, sau khi bộ Tư Lệnh Quân khu 4 phải rút về gần biên giới Việt nam. Tại đó, anh bắt đầu hợp tác với Vũ Hồng Khanh cùng Hải ngoại bộ Việt nam quốc dân đảng, cùng liên lạc với trong nước. Một hôm, tại địa điểm liên lạc bí mật, một anh em ở ngoài về đưa cho tôi một lá thư nhỏ viết trên giấy mỏng. Đúng là chữ của Nhất Linh, những chữ viết lăn tăn nhỏ tí như dính với nhau. Trong thư chỉ có mấy hàng, anh vẫn được yên ổn khoẻ mạnh, buôn bán làm ăn khá hơn trước, đừng lo. Nhưng thế là đủ rồi, sau khi biệt tích hơn hai năm. Mọi người trong gia đình, các bạn hữu đều vui mừng khi biết anh còn yên ổn. Lúc ấy, lại thêm một tin mừng: các anh Long, Khái Hưng, Gia Trí và một số anh em khác được thả về, nhưng bị quản thúc. Có lẽ bọn Pháp thấy không nên quá ư hà khắc, cần phải lấy lòng giới trí thức người Việt. Tuy trông gầy yếu và xanh xao, nhưng cũng còn đều khoẻ mạnh. Bộ râu rậm của anh Gia Trí đã mọc tua tủa hơn trước.
Nghỉ ngơi một thời gian, anh em lại bắt tay vào việc. Anh Khái Hưng chuyên trông coi nhà xuất bản, nhà in. Còn anh Hoàng Đạo và tôi kiêm về việc liên lạc trong, ngoài.
Một sự kiện quan trọng khiến chúng tôi phấn khởi, đó là việc kết hợp giữa Đại việt dân chính đảng và Việt nam quốc dân đảng. Tại Côn Minh, Nguyễn Tường Tam đã thoả thuận cùng Vũ Hồng Khanh về việc này. Hải ngoại bộ Việt nam quốc dân đảng đã đồng ý. Anh em ở ngoài đều chấp thuận việc bỏ danh xưng Đại việt dân chính, có nghĩa là chỉ dùng tên Việt nam quốc dân đảng.
Chỉ còn cần ý kiến của đảng bộ trong nước. Quyết nghị được do một anh em theo đường Hà Giang qua biên giới, về tới Hà Nội giao cho chúng tôi. Trong một buổi họp giới hạn, toàn thể chúng tôi chấp thuận. Từ đó, không còn danh xưng Đại việt dân chính nữa. Về sau, có nhiều sách ghi chú tới năm 45, có đại diện Đại việt dân chính trong các hội nghị đảng phái hay trong Chính phủ là không đúng sự thực, có thể vì việc kết họp này không tuyên bố công khai.
Các anh em dân chính tán thành việc này, một phần cho rằng Việt nam quốc dân đảng có chính danh và uy tín để lãnh đạo quốc dân hơn, một phần chủ trương đi với Đồng minh, với phe các nước dân chủ là chính xác. Nhật bản không có thành ý giúp đỡ công cuộc độc lập của Việt nam, và cũng đương thất bại trên mặt chiến trường.
Trên thực tế, tại quốc nội, các anh phụ trách Việt nam quốc dân đảng như Chu Bá Phương, Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Xuân Tùng cũng đồng ý thực hiện việc họp nhất. Một bộ chỉ huy được thành lập. Song các chi bộ ở dưới vẫn hoạt động riêng trong phạm vi của mình. Công việc chung là đưa một số cán bộ trẻ sang Trung quốc huấn luyện, thiết lập mấy khu bí mật tại biên giới và tại Bắc Giang, Đông Triều, nhưng chưa thành căn cứ võ trang củng cố. Một công tác quan trọng, là tuyên truyền, dấy động quần chúng vẫn chưa được thúc đẩy mạnh, trong khi Việt nam Độc lập Đồng minh hội (tức Việt minh) do đảng cộng sản thành lập đã bắt đầu khai triển tuyên tuyền chủ truơng chống Pháp, chống Nhật và đặt căn cứ ở Cao Bằng, Bắc Cạn. Sự kết hợp giữa Đại việt dân chính và Việt nam quốc dân đảng là một bước đầu đáng kề, vì Việt nam cách mệnh đồng minh hội chỉ có danh mà không có thực, lại thiếu lãnh đạo. Vấn đề đoàn kết giữa các lực lượng quốc gia từ trước tới nay vẫn là một vấn đề nan giải. Năm 1944, đứng trước tình thế cấp bách và những hoạt động của Việt minh, các anh em ở hải ngoại có thảo ra một văn kiện nói về việc thống nhất gửi về trong nước, vừa để báo cáo vừa để yêu cầu quốc nội tích cực hành động (nguyên văn đăng ở sau).
Bản này do các vị Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Lý Đông A và một vị nữa không rõ là ai, ký tên, do anh Tam chính tay viết. Về phần cương lĩnh thống nhất các đảng phái, bản văn đưa ra khẩu hiệu một chủ nghĩa, một chỉ buy, và đối ngoại thì muôn mặt
- Một chủ nghĩa, lấy Duy dân chủ nghĩa của Phan Bội Châu (đổi mới).
- Một chỉ huy, một tổ chức.
- Ngoại giao muôn mặt, tùy tiện lợi mà lấy tên riêng, như Việt nam quốc dân đảng ở hải ngoại, Đại việt quốc dân đảng đối với dân chúng trong nước.
- Một lá cờ, một đảng ca.
Về hành động, đề nghị trong nước lập ngay ban Chấp Hành Trung ương, lập các tỉnh đảng bộ, các trạm giao thông, tổ chức một đội cách mệnh nhà nghề v.v.
Bản văn kêu gọi Ngày giờ đã khẩn cấp! Mau lên mới kịp đối phó. Chiến tranh thế giới sắp tới hồi quyết định, sự hưng vong của nòi giống Đại việt ta là ở lúc này đây.
Câu cuối cùng trong bức thư, anh Tam viết: ở ngoài, ở trong cùng hết sức để rồi có ngày kia băt tay nhau ở đất nước nhà, trong cái không khí tưng bừng của ngày Quốc Hội, ngày đầu tiên của nước Đại việt độc lập. Bức thư này ký tên ngày 12 tháng 1 năm 1945.
Không phải là anh em trong nước không nghĩ đến việc kết hợp thành một trận tuyến chung. Năm 1944, một mặt trận lấy tên là Đại việt Quốc gia Liên minh gồm có đại diện Tân Việt nam quốc dân đảng, Đại việt quốc xã, Đại việt dân chính, Đại việt quốc dân đảng được thành lập. Căn cứ trên tình hình đặc biệt trong nước, Liên minh này có khuynh hướng dựa vào thế lực của Nhật để đánh đổ sự thống trị của Pháp trước đã. Nhưng lúc đó, muốn lợi dụng thế lực của ngoại quốc, trước hết bản thân mình phải có tổ chức chặt chẽ và có lực lượng thích ứng. Các đảng phái quốc gia tuy nhiều, nhưng lực lượng không mạnh, chỉ huy không nhất trí, thiếu sách lược cụ thể và quyết đoán khi thời cơ tới, nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội hiếm có, khiến đảng cộng sản Đông dương, với Mặt Trận Việt minh thống nhất hơn, có hệ thống hơn, đã nắm được thời cơ. Đây là một bài học đắng cay và bi đát không bao giờ có thể quên. Đại việt Quốc gia Liên minh lại thiếu tuyên truyền mạnh, không ảnh hưởng sâu vào quần chúng.
Đảng cộng sản có nhiều thủ đoạn tuyên truyền để lôi kéo quần chúng. Họ cũng học được một số kinh nghiệm về hoạt động đảng vụ do Liên Xô, Đệ Tam Quốc tế, và Trung Cộng truyền cho. Những người quốc gia hồi ấy đã đánh giá quá thấp đảng cộng sản và thiếu biện pháp để đánh bạt ảnh hưởng của đối phương. Trước dân chúng hồ hởi và dễ tin, Việt minh tưng ra khẩu hiệu Chống Pháp, chống Nhật có vẻ quyết liệt, hấp dẫn, tung ra tin có Đồng minh ủng hộ, tin đã chiếm được bảy tỉnh miền Tây Bắc, tin nông dân đói nổi lên khởi nghĩa, diệt bọn cường hào ác bá tích trữ lúa gạo... Đồng thời, lại tung ra những lời vu cáo các phái quốc gia, Đại việt, toàn là thân Nhật, phản động, khiến dân chúng có ấn tượng xấu. Nhiều thanh niên, trí thức đã tham gia vào hàng ngũ Việt minh. Xuân Diệu, Huy cận... trong nhóm Ngày Nay, Tự lực văn đoàn, và ngay Dương Đức Hiền đã trở thành một lãnh tụ đảng Dân chủ, một đảng bung sung trong Việt minh. Một đảng khác, trong Việt minh, đảng Xã Hội, cũng do một số trí thức, chuyên môn thành lập.. Trong những địp tiếp xúc bí mật, tôi còn nhớ những khuôn mặt lãnh đạo các đảng phái khác, đặc biệt là của Việt nam quốc dân đảng và Đại việt quốc dân đảng lúc đó còn hoạt động riêng.
Lần đầu tiên, gặp mấy anh em Việt Quốc tại một ngôi nhà nhỏ trong làng Nghi Tàm, nằm bên bờ đê và mặt trông ra một góc Hồ Tây. Nghi Tàm, một nơi quen thuộc đối với thanh niên nam nữ Hà Nội, hay tới đó bơi lội. Trong số anh em đó, một người trạc bốn mươi tuổi, hơi thấp, mặt tròn, để râu mép, đôi mắt rất thông minh, ăn nói chậm rãi, mới trông thọat như một ông thầu khoán, đó là anh Chu Bá Phượng. Anh Phượng trước đã từng làm cho công ty Hỏa xa Vân Nam, giữ việc liên hệ giữa trong và ngoài nước. Tính tình điềm đạm, nhưng bàn luận rất mạch lạc, rất thực tế.
Chúng tôi bàn luận về việc cộng tác và họp nhất, và đồng ý do anh Phượng phụ trách công tác tổ chức chung. Từ đó, trên thực tế, anh Phượng là nhân vật trọng yếu nhất về nội vụ trong Việt nam quốc dân đảng. Anh Hoàng Đạo chủ yếu nắm công tác đối ngoại và tuyên truyền, vì có uy tín cao trong xã hội. Tôi cũng được may mắn gặp anh em Đại việt quốc dân đảng, đứng đầu là anh Trương Tử Anh, trong một buổi họp cấp cao, tại một căn nhà gần phố chợ Hôm. Anh là một người có dáng vóc trung bình, khuôn mặt vuông, người rắn chắc, đôi mắt đầy vẻ cương nghị và tự tín. Anh nói không nhiều, nhưng mỗi câu đều chắc nịch, có sức thuyết phục. Hai bên đồng ý trên nguyên tắc về việc cộng tác, nhưng chưa đề cập tới việc kết họp hẳn, vì còn đợi ý kiến của cả quốc ngoại. Một phái đoàn ngoại giao dự bị đi Trung quốc vào đầu năm 1945. Một nhân vật Đại việt quốc dân đảng rất tích cực lúc đó, anh Nguyễn Tiến Hỷ, tự Phan Trâm, bạn học dưới tôi một lớp, chuẩn bị cầm đầu phái đoàn. Và trong phái đoàn, còn có anh Nguyễn Sĩ Dinh, cùng học một lớp với tôi.
Ngoài ra, còn có mấy anh Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng Văn Sung, Phạm Khải Hoàn tức Hy Tống. Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng Văn Sung đều là sinh viên y khoa, cùng lớp với Phan Trâm.