Books are a uniquely portable magic.

Stephen King

 
 
 
 
 
Tác giả: Alfred Szklarski
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1098 / 15
Cập nhật: 2017-10-14 10:57:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20 - Trên Núi Kôschiuskô
hốc chốc, Tômếch lại sốt ruột nhìn về phía rặng núi chờ cha nó đi săn cănguru đá trở về. Giữ đúng lời hứa, nó không hề rời trại sau lúc chú Xmuga và Tôny ra đi, dành thời giờ chăm sóc lũ thú. Trong những giờ rảnh rỗi, nó dùng ống nhòm quan sát rặng núi gần đấy để mong phát hiện ra những người đi săn trở về sớm nhất.
Hai ngày đã trôi qua kể từ cuộc chạm trán nguy hiểm với bọn cướp đường. Chú Xmuga đã đích thân chở chúng đến khu dân cư gần nhất, nơi rất tình cờ chú gặp được một toán cảnh sát cưỡi ngựa. Các vị đại diện chính quyền đã lập biên bản xác minh cái chết của tên Catơ, sau đó tiến hành chôn cất hai tên cướp đã chết, không một chút lễ nghi. Họ cùm tay mấy tên cướp còn sống đưa về thành phố, chắc chắn chúng sẽ được lãnh nhận những bản án thích đáng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân, chú Xmuga quay trở về trại với những người tìm vàng. Ông già O’Đônen muốn rời khe núi càng sớm càng tốt, nhưng không thể được vì vết thương của cậu con trai chưa lành. Xmuga đã mang đến cho họ túi thuốc cấp cứu và giúp ông băng bó cho người bị thương. Rồi không để phí thời gian hơn nữa, chú đưa Tômếch về khu trại ở chỗ trảng trống, và quay trở lại ngay với những người đang đi săn cănguru đá. Tôny không tham gia việc đưa mấy tên cướp đến thị trấn, mà theo lệnh của Xmuga, anh có nhiệm vụ phải tìm bằng được ông Vinmôpxki trong vùng núi để báo tin cho ông biết về những chuyện khác thường vừa xảy ra.
Thế là cậu bé ở lại trông trại cùng với hai người thủy thủ, chờ cha trở về. Sự kiên nhẫn của cậu bé bị đặt trước một thử thách khá lớn. Cuộc đi săn kéo dài thêm, những người đi săn đã rời trại sáu ngày trời. Tômếch là người đầu tiên trông thấy họ trở về, nó bèn thắng yên cho con ngựa pôny, rồi phi ngựa ra đón họ. Nó ghì chặt lấy cha, nín lặng chờ nghe lời cha mắng. Nhưng lần này ông Vinmôpxki đã được chú Xmuga thông báo về mọi việc nên hoàn toàn không có ý định trách móc thêm đứa con trai.
– Thế tình hình anh chàng đào vàng bị thương ra sao rồi hả con? – ông hỏi con khi gặp mặt.
– Con không rõ, thưa ba, nhưng con hy vọng rằng anh ta đã khỏe hơn. – Tômếch trả lời, vui mừng vì không bị cha mắng.
– Sao ngần ấy ngày mà con không ghé thăm họ?
– Dạ… thật tình, con cũng có ý định đó, nhưng con hứa với chú Xmuga là sẽ không rời khỏi trại nếu không được phép. Vì vậy con ở nhà chăm sóc lũ thú và đợi mọi người trở về.
– Ba nghĩ là nhẽ ra con nên ghé thăm để xem họ có cần chúng ta giúp gì không.
– Vậy thì ba con ta cùng đến đó thăm họ vậy, ba nhé? – Tômếch đề nghị.
– Ba nghĩ rằng họ không muốn chuyện này loan ra, tốt nhất một mình con đến đó hỏi họ xem họ có cần gì nữa không.
Nhưng ngày hôm đó, Tômếch không kịp đến thăm hai cha con ông O’Đônen, bởi việc ngắm xem lũ thú bị bắt đã chiếm hết thời gian của nó cho đến tận chiều. Ngoài lũ cănguru đá nhỏ bé, nhanh nhẹn, đoàn thợ săn còn bắt được hai con kỳ nhông lớn. Loài bò sát này thân dài tới gần một mét, trên đầu và cổ có những nếp da, nom gần giống như một kiểu cổ áo rộng bản. Chúng chạy trên hai chân sau giống như cănguru. Họ còn bắt được mấy con nhông gai, thân mình phủ đầy những chiếc gai nhọn, là những nếp da lồi ra, cùng mấy con rắn hổ và vài con chim cánh cụt thuộc loại poanhgoanh khổng lồ, thường đưuọc gọi theo cách của thổ dân là chim kookabura. Chính mấy con chim này đã khiến Tômếch nhớ đến cha con ông O’Đônen, vì chính loài chim này, bằng tiếng kêu nghe như tiếng cười của mình, đã khiến cho hai người tìm vàng phát hiện ra sự có mặt của nó. Rất tiếc là ngày đã quá muộn để có thể đến thăm hai cha con, nên Tômếch quyết định sáng hôm sau sẽ lên đường đi vào khe núi. Đây sẽ là cuộc gặp mặt để chia tay với hai cha con ông O’Đônen, bởi lẽ những cuộc đi săn thú tại Ôxtralia của đoàn đã gần kết thúc. Để đổi lấy gấu túi koala và mấy con cănguru đá, ông Bentley hứa sẽ cung cấp cho đoàn săn thú nhiều loài chim quý của Ôxtralia, đang sinh sôi nảy nở quá nhiều trong vườn thú tại Menbơn của ông.
Sáng hôm sau, Tômếch cưỡi con ngựa pôny cùng Đingô lên đường vào khe núi. Lần này nó đi thẳng đến chỗ tảng đá chắn đường không hề gặp trở ngại gì, phía sau tảng đá đó chính là lều của hai cha con ông O’Đônen. Buộc ngựa vào gốc cây, Tômếch trèo lên tảng đá. Cùng với Đingô, nó cúi đầu tò mò ngắm nhìn lại cái khe núi khó quên ấy. Cha con ông O’Đônen đang ngồi bên đống lửa, rán cá câu được từ dưới suối. Tômếch tụt xuống chạy lại chỗ họ.
– Ô, chúng ta có vinh hạnh được gặp vị khách quý đây rồi! – ông già O’Đônen kêu lên khi trông thấy cậu bé. – Thế mà tôi cứ ngỡ là cậu giận chúng tôi. Tôi rất sung sướng có dịp để chào tạm biệt cậu trước khi lên đường rời Ôxtralia.
– Cháu đến để xem anh con bác có cần giúp đỡ gì không, cháu thấy hình như anh ấy đã khỏe lên nhiều, – Tômếch đáp.
– Vết thương lên da non rồi, sáng mai chúng tôi sẽ lên đường đi Xitni, rồi từ đó đi tàu thủy trở về châu Âu, về với Ailen, quê hương chúng tôi. Nhờ có cậu, chúng tôi mới có được kha khá tiền để trở về tạo lập một cuộc đời mới.
– Chúng cháu cũng sắp rời Ôxtralia, – Tômếch thông báo.
Hai cha con ông O’Đônen bày tỏ lòng biết ơn Tômếch trong từng cử chỉ. Nó cùng ăn sáng với họ, sau đó thời gian trôi đi khá nhanh qua câu chuyện. Mãi hai tiếng đồng hồ sau, Tômếch mới chuẩn bị quay trở về trại. Lúc chia tay, ông già O’Đônen hết sức xúc động, ông cầm tay Tômếch hồi lâu rồi nói:
– Tôi đã chuẩn bị cho cậu một vật lưu niệm nho nhỏ, những tính chất đặc biệt của nó chắc sẽ khiến cậu thích. Chính tại khe núi này tôi đã tìm được một thứ đất sét tự thay đổi màu khi ngâm trong nước biển. Cậu cứ cầm thử mà xem, nó nặng hơn loại đất sét thông thường.
Ông O’Đônen moi trong ba lô lấy ra một hòn đất sét to bằng nắm tay người lớn, thận trọng quấn nó rất kỹ vào chiếc khăn tay kẻ ca rô.
– Cậu hãy hứa với già là sẽ không đưa cho ai xem hòn đất này trước khi cậu ngâm nó vào nước biển, khi đó cậu sẽ được thấy một điều bất ngờ thú vị, và cũng chính điều đó sẽ mang lại cho lão một niềm vui lớn lao. Cậu hứa với lão chứ? – ông O’Đônen nài nỉ.
– Nếu bác nhất định muốn thế, thì đến lúc lên tàu cháu mới giở hòn đất này ra xem, bởi lúc đó mới sẵn nước biển để ngâm nó.
– Tôi tin là một người đứng đắn như cậu nhất định sẽ giữ đúng lời hứa.
Tômếch cố nén để bật cười. Thật là một ông lão tức cười! Sao ông ấy lại nói nghiêm trang đến thế về một mẩu đất sét kia chứ! Nhưng không muốn làm ông lão phật ý, nó bèn đón nhận túm khăn buộc hòn đất và cố lắm mới nhét được vào túi quần.
– Cậu đừng đánh mất đấy nhé, – ông O’Đônen nhắc. – Nó sẽ gây cho cậu một điều bất ngờ!
– Cảm ơn bác, cháu sẽ chẳng đánh mất nó đâu, – Tômếch hứa rồi chào từ biệt hai cha con người đào vàng, lên đường quay về trại. Cục đất sét nặng trĩu lúc lắc trong túi nó. Ngay sau khi quay về trại, nó quẳng gói đất vào va vi và lập tức quên ngay chuyện ấy.
Những ngày tiếp đó, đoàn săn thú vô cùng bận rộn, họ phải chuẩn bị các loại lồng khác nhau cho lũ thú và thu thập đủ loại thức ăn dự trữ thích hợp cho chúng. Mãi rồi công việc cũng hoàn tất. Một buổi sáng kia, họ cuốn trại lên đường đi về phía nam. Vì phải chở theo nhiều loại thú săn được, nên họ chỉ có thể đi rất chậm. Thỉnh thoảng đoàn phải dừng lại để nghỉ một thời gian khá dài. Việc thường xuyên phải làm vệ sinh các lồng nhốt thú và thu gom các thứ thức ăn dự trữ cho chúng khiến họ tốn nhiều thời gian, nhưng việc giữ vệ sinh cho chúng đã mang lại kết quả tốt đẹp. Những vị tù nhân bốn chân cảm thấy những ngày tù túng này là có thể chịu đựng được, thậm chí một số con đã kịp quen với họ.
Gần cuối tháng mười một, tiết trời nóng bức vô cùng. Ông Vinmôpxki lo lắng chờ đợi tháng mùa hè nóng nực nhất của Ôxtralia, đó là tháng chạp, sẽ bắt đầu sau vài ngày nữa. Trên đường đi, họ thấy sông suối ven đồi mỗi lúc một hiếm, màu cỏ úa vàng đi trông thấy, đất rắn đanh lại và nứt nẻ vì nóng. Điều lo lắng của ông Bentley về một mùa hè khô hạn đã trở thành hiện thực.
Cuối cùng, sau một chuyến đi kéo dài lê thê và vô cùng mệt mỏi, họ cũng đến được bờ một con sông. Theo ông Bentley, đây là một chi lưu của sông Murây. Cách hai ngày đường nữa về phía hạ lưu là ga xe lửa, trong khi đó họ không còn phải lo dự trữ nước uống vì sẽ đi dọc theo sông. Vì thấy lũ ngựa kéo xe đã quá mệt, ông Vinmôpxki cho đoàn dừng lại nghỉ vài ngày. Việc hạ trại và thu xếp các lồng chứa thú khiến cả đoàn phải làm việc đến tận chiều tối.
Ngay trước khi trời tối, Tômếch quyết định ra sông tắm. Nó cởi quần áo rồi cùng con Đingô lao mình xuống dòng nước âm ấm, cả hai chỉ dám tắm gần bờ. Đột nhiên, tiếng sủa giận dữ của con chó khiến Tômếch để ý, con Đingô phát hiện ra một con thú gì đó và bây giờ đang cố hết sức bơi lại gần, Tômếch theo sau. Nó trông thấy một cái lưng phủ đầy lông nhô lên, cùng với một cái đầu mang chiếc mỏ giống hết như mỏ vịt. Nó chợt nhớ đến những điều chú Xmuga đã kể cho nghe trên tàu đi từ Vacsava đến thành phố cảng Triest về loài thú mỏ vịt sống ở Ôxtralia.
– Đến đây mau lên! Thú mỏ vịt! – nó kêu lên để gọi mọi người, vì không dám chắc con thú lạ này có thể gây hại gì cho nó hay không.
Nhưng trước khi những người săn thú kịp chạy đến nơi, con thú mỏ vịt đã lặn mất tăm tại một chỗ sát bờ sông, ngay trước mõm con Đingô; con chó cũng biến mất dưới nước, nhưng chỉ lát sau nó đã phải nhô đầu lên, sủa ầm ĩ.
– Có chuyện gì thế? – ông Vinmôpxki dừng chân ngay sát mép nước, lo lắng hỏi.
– Con thấy thú mỏ vịt! Đingô định tóm nó, nhưng nó lặn mất tăm ngay sát bờ. – Tômếch giải thích cho cha, giọng vẫn còn hồi hộp.
– Trông nó thế nào? – ông Bentley hỏi lại.
– Nó có cái mỏ như mỏ vịt.
– Rất có thể đó đúng là thú mỏ vịt. Lúc chạng vạng nó thường rời hang bơi ra sông kiếm mồi. Nó lặn ở chỗ nào? – ông Bentley hỏi tiếp.
– Chỗ này, ngay sát bờ.
– Cháu sờ thử xem cso cái lỗ dẫn vào hang nó không, – chú Xmuga khuyên.
Tômếch bơi vào gần bờ sờ soạng dưới nước, lát sau nó kêu lên:
– Vâng, đúng rồi, có một cái lỗ trong bờ đất!
– Hay lắm! Các anh có đồng ý là ta bắt con thú mỏ vịt này không? – ông Bentley hỏi.
– Tôi nghe nói là chúng không sống được khi bị nhốt, – ông Vinmôpxki bảo. – Cho đến nay, chưa có vườn thú nào nuôi được một con thú mỏ vịt sống.
– Đúng là loài thú mỏ vịt rất khó sống trong cảnh cá chậu chim lồng, chúng ta chưa có được những điều kiện môi trường thích hợp để có thể nuôi giữ chúng. Chỉ có những người thổ dân là hay đi săn chúng để lấy thịt và lông, bộ lông họ thường dùng làm mũ, – ông Bentley nói thêm.
– Nếu mang được một con thú mỏ vịt còn sống về châu Âu thì quả là một thành công lớn, – chú Xmuga bàn.
– Vậy ra hãy thử xem, chẳng mấy khi có dịp may thế này – ông Vinmôpxki quyết định.
– Tôi sẽ mang ngay dụng cụ thích hợp đến, – ông Bentley phấn khởi nói.
Lát sau ông trở ra, mang theo một chiếc lưới hình ống tay áo, được buộc vào một khung gỗ. Với sự giúp sức của chú Xmuga, ông chăng lưới ngầm dưới nước, ngay sát bên cạnh lỗ dẫn vào hang con thú. Sau khi chăng lưới, những nhà săn thú trở về trại chuẩn bị nghỉ đêm.
Buổi tối, ông Vinmôpxki bàn với ông Bentley về điều kiện trao đổi một số loài thú đã bắt được để lấy những loài chim quý hiếm của Ôxtralia, hiện có rất nhiều trong vườn thú của Hội Động vật học tại Menbơn. Họ thỏa thuận là để đổi lấy mấy con cănguru đá và hai con gấu túi koala, ông Bentley, với tư cách giám đốc vườn thú, sẽ cung cấp cho ông Vinmôpxki nhiều loài chim quý đặc chủng của Ôxtralia. Điều đó rất có lợi cho đoàn săn thú của ông Vinmôpxki, bởi nó giúp họ có thể kết thúc sớm đợt săn. Và như vậy, giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình tại Ôxtralia sẽ là thành phố Menbơn, thủ phủ bang Victoria. Theo hợp đồng, thuyền trưởng Mac Đugan sẽ phải có mặt tại đó cùng với tàu “Cá sấu” trong vài ngày tới. Sau khi hoàn tất việc trao đổi và chuyển lũ thú lên tàu, trong vòng vài tuần lễ nữa, tàu sẽ nhổ neo lên đường trở về châu Âu. Các nhà săn thú sẽ phải lưu lại Menbơn – thành phố quê hương của ông Bentley – một thời gian, và điều đó khiến ông rất vui, bởi ông đã yêu mến những người bạn Ba Lan mới quen và mong muốn được giới thiệu họ với mẹ ông. Trong cuộc trò chuyện tiếp đó, ông nói rằng hiện nay họ đang hạ trại chỉ cách ngọn núi Kôschiuskô chừng tám mươi cây số. Vừa nghe nói thế, ông Vinmôpxki liền hỏi ngay nếu đi du lịch một chuyến đến dãy Anpơ Ôxtralia thì mất bao lâu?
– Tôi nghĩ rằng chỉ cần năm ngày đường là đủ để đi thăm núi Kôschiuskô, – ông Bentley đáp. – Có lẽ chúng ta cũng có thể làm được chuyện đó, bởi dù sao đợt dừng chân này ít nhất cũng phải kéo dài độ một tuần, vì còn phải chăm nom bọn thú.
– Ồ! Đúng đấy, đúng đấy! Chúng ta phải ghé thăm ngọn núi do chính Xtsêlexki phát hiện ra! – Tômếch khẩn khoản.
– Cũng nên tận dụng cơ hội này, – thủy thủ trưởng Nôvixki ủng hộ.
– Ta có thể tưởng nhớ đến người đồng hương vĩ đại bằng cách thức khiêm tốn ấy đấy, – chú Xmuga nói thêm.
– Tôny biết rất rõ con đường đi ngắn nhất, vì đây chính là quê hương anh ta mà, ông Bentley bảo.
– Vậy thì chẳng cần cân nhắc lâu la gì nữa, chiều mai chúng ta sẽ lên đường đến thăm núi Kôschiuskô, – ông Vinmôpxki ưng thuận.
Họ bèn đi nghỉ sớm để lấy sức trước khi lên đường. Ngày vừa rạng, Tôny đã bắt tay vào việc thu dọn vật dụng lều trại, còn ông Vinmôpxki, Xmuga, Bentley và Tômếch rủ nhau ra sông để kiểm tra kết quả bẫy con thú mỏ vịt. Khi kéo lưới lên, họ nom thấy hai con vật kỳ lạ, mình phủ đầy một lượt lông màu nâu đậm. Mỗi con vật dài không quá sáu mươi centimet, kể cả chiếc duôi ngắn. Tômếch thấy rằng thay vì mõm, chúng có những cái mỏ bẹt bằng da, giống như mỏ vịt, đúng như chú Xmuga đã mô tả cho nó hồi trước. Các ngón của những cái chân ngắn ngủn của con vật nối với nhau bằng màng bơi. Ông Bentley giải thích rằng, cho đến nay, những kết quả quan sát về đời sống, sự sinh trưởng và sinh sản của thú mỏ vịt còn rất ít ỏi. Mãi đến tận cuối thế kỷ mười chín, người ta mới khẳng định rằng thú mỏ vịt đẻ trứng, những quả trứng nhỏ vỏ mềm, giống như trứng rắn. Cũng giống như những loài thú khác, những con thú non đều được nuôi bằng sữa mẹ, do các tuyến sữa nằm ở bụng con mẹ tiết ra.
– Ta sẽ nuôi giữ và chuyên chở bọn thú mỏ vịt bằng cách nào đây? – Tômếch hỏi sau khi ngắm kỹ những con thú lạ.
– Ta sẽ cho chúng vào trong các sọt có phủ rong rêu nước ngọt, – ba nó đáp. – Trên tàu “Cá sấu” sẽ bố trí cho chúng những chiếc bồn chứa nước riêng biệt.
– Cũng rất í thy vọng có thể chở chúng an toàn về tận châu Âu, – ông Bentley lên tiếng. – Chắc chúng sẽ chết trước khi kịp trông thấy vườn bách thú.
– Biết đâu chúng ta gặp may thì sao, – Tômếch chen ngang.
– Chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để chuyến đi của chúng được nhẹ nhàng nhất, – ông Vinmôpxki kết luận.
Họ mang mấy con thú mỏ vịt về trại và bắt tay vào việc chuẩn bị cho chúng những chỗ nhốt thích hợp. Gần trưa họ đã sẵn sàng lên đường đến núi Kôschiuskô. Cho đến tận lúc mặt trời lặn họ đi thẳng mãi về phía đông. Sáng sớm hôm sau, mặt trời vừa mọc, họ lại tiếp tục lên đường. Cái nóng càng ngày càng ghê gớm, nên cả đoàn đều thở phào nhẹ nhõm khi đến gần trưa họ bắt đầu cảm thấy hơi gió mát mẻ tỉnh người, thổi tới từ rặng núi cao đã gần kề. Lát sau, cả đoàn bắt đầu đi vào một thung lũng chạy vòng vèo giữa các dãy đồi thấp. Tôny biết rất rõ địa hình vùng này, anh chọn những lối mòn mỗi lúc một hoang vu và quanh co hơn Sau vài giờ đường, họ vào đến một lòng thung khá rộng và sâu, có những đỉnh núi vao vây quanh. Tôny dừng ngựa ngay bên bờ một con suối nước chảy xiết.
– Thật bất ngờ quá kìa! Trên những dãy núi của Ôxtralia lại có tuyết giữa mùa hè. – Tômếch nhìn lên những đỉnh núi tuyết trắng long lánh, kinh ngạc kêu lên.
– Tôi tin chắc là cảnh tượng những đỉnh núi tuyết tại xứ sở nóng nực này sẽ khiến các bạn cảm thấy dễ chịu không kém khi trông thấy ngọn núi Kôschiuskô, – ông Bentley nói. – Trên dãy núi Anpơ Ôxtralia, tuyết rơi từ tháng năm đến tháng mười một, đó là cảnh tượng kỳ thú của cư dân vùng bờ biển phía đông. Cũng vì thế núi Kôschiuskô là một trong những nơi du lịch được ưa chuộng ở vùng này.
– Từ chỗ này đã trông thấy được ngọn núi Kôschiuskô chưa bác? – Tômếch hỏi.
– Cháu hãy nhìn đỉnh núi cao vút phủ đầy tuyết trắng ngay trước mặt chúng ta kia kìa, đó chính là ngọn núi Kôschiuskô, – ông Bentley nói.
Đó là một đỉnh núi đá phủ tuyết quanh năm, nhô cao hơn cả trên dãy núi bao quanh, ngọn núi được chính Xtsêlexki phát hiện và đặt tên là Kôschiuskô, tên của vị anh hùng dân tộc Ba Lan, Những người Ba Lan im lặng ngắm nhìn ngọn núi cao vút ấy, xúc động nghĩ đến người đồng hương của họ đã phát hiện ra ngọn núi chưa từng được biết trên lục địa Ôxtralia xa xôi này. Ông Bentley chắc cũng đoán được tình cảm của những người bạn, nên ông bèn đặt tay lên vai Tômếch khẽ nói:
– Sáu mươi hai năm trước đây, Xtsêlexki đã bắt đầu cuộc thám hiểm vĩ đại nhất của đời mình. Từ thung lũng sông Murây, ông đến được chân núi phía tây của dãy Anpơ Ôxtralia. Biết đâu, cũng từ chính chỗ mà chúng ta đang đứng giờ đây, đã từng có lúc ông ngước nhìn lên ngọn núi Kôschiuskô sừng sững kia? Cùng với người dẫn đường duy nhất, ông đã vượt qua bao nỗi hiểm nguy, trèo lên tận đỉnh núi cao nhất, cõng trên lưng toàn bộ dụng cụ đo đạc.
– Sao đích thân Xtsêlexki phải mang dụng cụ đo hả bác? – Tômếch hỏi.
– Trước khi Xtsêlexki đến đây, những người thực dân không hề biết đến vùng đất này, – ông Bentley giải thích. – Hồi đó vùng này chưa hề có cả lối mòn, chứ chưa nói đến đường đi. Bây giờ chúng ta có thể đi ngựa lên tận đỉnh núi Kôschiuskô, chứ mấy mươi năm trước, Xtsêlexki đã phải trèo lên đỉnh núi trong những điều kiện hết sức khó khăn. Ông là người da trắng đầu tiên đặt chân lên dãy núi chưa từng được biết này. Cuộc leo núi càng khó khăn vì chính ông phải đeo trên người các dụng cụ đo, để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại. Đỉnh núi này là nơi ông thấy thích hợp nhất để thực hiện các phép đo. Tự mắt các anh cũng sẽ thấy rõ điều đó khi được đứng từ trên đỉnh núi Kôschiuskô nhìn xuống vùng đất bao la chung quanh.
Các nhà săn thú dừng lại trú đêm bên bờ con suối đó. Bên đống lửa trại, họ còn trò chuyện rất lâu về nhà thám hiểm lừng danh người Ba Lan đã có công khảo sát vùng đất bang Niu Xaothơ Uênxơ. Đêm ấy, khi ngủ họ phải đắp chăn, vì ở đây rất lạnh.
Sáng sớm hôm sau họ lại lên ngựa. Tôny muốn đi lên đỉnh núi từ phía đông, sau cùng anh đã tìm được một lối mòn khá rộng mà ngựa có thể leo lên không mấy khó khăn. Những nhà săn thú phải xuống ngựa đi bộ khi chỉ còn cách đỉnh núi chừng vài trăm mét nữa. Để ngựa lại cho người khác trông, họ theo ông Bentley leo lên tận đỉnh núi cao nhất, và khi đạt đến mục đích của cuộc hành trình, cả đoàn đều đứng sững sờ kinh ngạc. Trải rộng mênh mông trước mắt họ là một phong cảnh kỳ thú, không có gì che khuất, một khoảng không gian vô bờ rộng tới mười tám nghìn cây số vuông. Xa xa về phía đông, mặc dù cách xa đến tám mươi cây số, hiện ra mờ mờ dải bờ biển. Còn ngay dưới chân họ trải dài một dãy đồi thấp, quanh co, khúc khuỷu của vùng thung lũng sông Murây và chi lưu Murumbitgi của nó.
– Có lẽ chính tại đỉnh núi này, Xtsêlexki đã bất giác nhớ đến người anh hùng dân tộc Ba Lan Kôschiuskô và đã lấy tên ông đặt cho ngọn núi, – Tômếch thốt lên với ông Bentley đang đứng bên cạnh nó.
– Để cho chính xác hơn, có lẽ bác phải giải thích cho cháu thêm đôi điều, – ông Bentley đáp. – Thực ra Xtsêlexki lấy tên Kôschiuskô đặt cho ngọn núi bên kia, hồi đó vẫn được xem là đỉnh núi cao nhất Ôxtralia. Mãi đến vài mươi năm sau, khi nghiên cứu vùng này với những thiết bị chính xác hơn, nhà động vật người Áo là Lenđenphen mới khẳng định rằng chính ngọn núi mà chúng ta đang dừng chân đây cao hơn ngọn núi mà nhà thám hiểm Ba Lan đã đặt tên vài mét. Ông bèn đặt tên cho ngọn núi cao nhất là núi Thaozenđơ để kỷ niệm nhà trắc địa học người Áo, còn ngọn núi Kôschiuskô, ông đổi lại thành núi Muylơ để tưởng nhớ nhà tự nhiên học người Đức. Mặc dù vậy, sau khi thừa nhận những phép đo của Lenđenphen chính xác hơn, cư dân Ôxtralia vẫn dùng tên Kôschiuskô để gọi ngọn núi cao nhất, còn tên Thaozenđơ dùng để gọi ngọn núi do Xtsêlexki phát hiện ra trước đó, bởi ông mới chính là người đầu tiên phát hiện ra dãy núi này. Và bằng cách đó, dân Ôxtralia đã tôn trọng ý tưởng của nhà thám hiểm người Ba Lan.
– Phải rồi, thưa bác! Cái tay Lenđenphen ấy đâu có thích thú gì chuyện một người Ba Lan lại dám vượt trước mũi người Đức trong việc phát hiện ra ngọn núi cao nhất lục địa này, – thủy thủ trưởng Nôvixki giễu cợt. – Những người dân Ôxtralia thật công bằng, họ không quên những gì mà người đồng hương của chúng ta đã cống hiến cho họ.
– Quên công lao Xtsêlexki thì quả thực là vô ơn, – ông Bentley sôi nổi khẳng định. – Chưa nói đến việc ông đã tiến hành tất cả những cuộc thám hiểm bằng tiền riêng của mình, nhưng vì lợi ích của những cư dân lục địanày, đã biết bao lần ông phải lao vào hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng. Cuộc thám hiểm Núi Xanh, ngọn núi sừng sững suốt một phần tư thế kỷ đã từng ngăn cản con người tiến vào khám phá vùng sâu trong lục địa, còn nguy hiểm hơn cả việc vượt qua dãy Anpơ Ôxtralia và việc đi xuyên qua vùng rừng gai hiểm nguy gai góc sau đó để vạch con đường tiến về phía cảng Menbơn.
– Cháu không thể tưởng tượng nổi tại sao vùng Núi Xanh còn có thể gây ra những nguy hiểm to lớn hơn cho nhà thám hiểm dũng cảm ấy, nếu so với những nguy hiểm của việc vượt qua rừng gai kinh khủng mà bác đã kể cho chúng cháu nghe trong thời gian đi săn chó hoang đingô? – Tômếch không thật tin, hỏi lại.
Ông Bentley mỉm cười với cậu bé, rồi giải thích:
– Vậy mà đúng thế đấy, Tômếch ạ! Trong các rặng núi của dãy Núi Xanh có những khe nứt không đát, những khe núi sâu thăm thẳm và những vực thẳm kinh người, với bao vách đá dựng đứng. Thậm chí, ngay cả thời nay, việc nghiên cứu vùng núi ấy vẫn còn là mối nguy hiểm lớn. Để minh chứng cho điều đó, bác chỉ cần kể cho cháu nghe chuyện ông Đixơn, một trong những nhà trắc địa Ôxtralia, người muốn leo lên đỉnh Hay thuộc dãy Núi Xanh. Nhằm mục đích ấy, ông đã tiến vào thung lũng sông Grôse, hồi đó chưa được một ai nghiên cứu. Sau bống ngày trời hết sức vất vả tìm đường trong khe núi, rất tình cờ ông ấy mới tìm được lối thoát ra khỏi cái mê cung ngoắt ngoéo chết người, ông ấy hoàn toàn kiệt sức mà không đạt được đến mục tiêu. Xtsêlexki hiểu rất rõ những nỗi nguy hiểm đã từng đe dọa ông Đixơn, vậy mà ông vẫn cả quyết tiến vào thám hiểm thung lũng sông Grôse, và ông đã thực hiện được điều mà nhà trắc địa dũng cảm không làm nổi. Và lần ấy suýt nữa ông bị mất mạng cùng với những người thổ dân cùng đi. Ngay dưới chân núi Hay, họ bị mưa đá tấn công bất ngờ, thiếu chút nữa thì bị chết cóng. Ngay cả những người thổ dân cũng mất phương hướng và gục ngã vì kiệt sức, chỉ nhờ vào linh cảm không bao giờ lầm lạc của nhà thám hiểm Xtsêlexki mà mọi người mới thoát chết. Xtsêlexki đã tìm được lối thoát khỏi mê cung vào thời điểm gay cấn nhất, khi không còn người nào tin rằng có thể tránh khỏi bị chết cóng, thì họ tìm đến được trại của một người nuôi cừu đơn độc.
– Xtsêlexki quả là một nhà thám hiểm vô cùng dũng cảm và một con người đầy đức tính hy sinh, – ông Vinmôpxki lên tiếng. – Bây giờ chúng ta hãy dành một phút im lặng để tưởng nhớ người đồng hương nhiều công tích ấy.
Các nhà thám hiểm ngả mũ, đứng im lặng trên đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa. Mãi một lúc lâu sau ông Vinmôpxki mới đội mũ trở lại, rồi từ từ xuống núi. Những người đàn ông khác và Tômếch cũng theo ông.
Sau một cuộc hành trình không mấy dài, họ tìm thấy Tôny đang trông coi đàn ngựa, và trước khi trời tối, họ về đến chỗ con suối đã hạ trại đêm qua. Sáng sớm hôm sau, cả đoàn lên đường trở về, không gặp thêm chuyện phiêu lưu nào khác nữa
Tômếch Ở Xứ Sở Cănguru Tômếch Ở Xứ Sở Cănguru - Alfred Szklarski Tômếch Ở Xứ Sở Cănguru