Nguyên tác: The Godfather's Revenge
Số lần đọc/download: 2491 / 71
Cập nhật: 2016-05-06 21:42:47 +0700
Chương 19
H
agen không thích cả Woltz và Fontane. Cả hai cũng không ưa gì nhau. Tom từng muốn được hả hê khi chứng kiến hai kẻ quá tự phụ này tỏ ra cao thượng.
Tuần lễ trước ngày bầu cử tại bang California, Tom và Theresa mỗi người bay đến West Coast trên chuyến bay riêng và cùng gặp nhau ở sân bay Los Angeles. Chiếc Limousine chở Tom tới điền trang của Thượng nghị sĩ Pat Geary, ngay bên ngoài Las Vegas. Theresa để con gái của mình ở chỗ chị dâu và di đến Pan Am.
Cô đi ra khỏi sân bay và lúc đầu không nhận ra chiếc xe của chồng mình đỗ ở đó. Cô mặc bộ váy xanh lá cây mà Tom biết chắc rằng đó là bộ mới tinh, cổ cao và trông rất sang trọng. Tóc của cô được cắt ngắn - ngắn hơn so với những gì mà Tom thích hoặc hợp thời - tóc cũng trở nên đen hơn.
Tài xế đi ra và giơ lên tấm biển ghi tên cô trên đó, đủ an toàn để tránh khỏi những cặp mắt tò
mò.
Theresa có vẻ bị sụt vài cân. Cô trông có vẻ xanh xao. Tài xế mở cửa. Tom nói:
- Em trông tuyệt lắm!
Theresa chạm tay vào mái tóc của mình, nói:
- Anh thích à?
- Dĩ nhiên rồi.
- Đồ nói dối! Đừng nhìn tôi như vậy. Tôi biết ý anh là gì. Lúc nào tôi cũng hiểu anh nghĩ gì.
Tom không biết nói gì vào lúc này. Có lẽ nên im lặng thì tốt hơn. Trong một khoảng thời gian,
hắn nhẫn nhịn và cư xử như một người đàn ông đích thực.
Chiếc xe xuất phát. Tom cuối cùng cũng vươn người ra để ôm vợ. Theresa hơi lùi lại một chút.
Sau khi thở dài và một chút tức giận, cuối cùng họ cũng ôm nhau.
Có lẽ Theresa tức giận với chính bản thân mình. Tom nghĩ vậy. Vì có mặt ở đây, để nhượng bộ và làm lành vì tương lai lũ trẻ, chắc chắn rồi. Nhưng cũng bởi vì... cô muốn đi xem bộ sưu tập của Jack Woltz.
Tom đã van xin cô và muốn cô quay trở lại New York hoặc ít nhất nhìn mình một lần, và rồi cuối cùng cô cũng nhượng bộ và mời hắn đến Florida trong tuần lễ tưởng niệm, nhưng đó lại là khoảng thời gian không tốt đẹp chút nào. Tom phải đi công tác liên miên trong tuần đó. Cô hỏi hắn công việc gì, và thay vì im lặng kéo dài như thường lệ, hắn trả lời cô ngay lập tức. Hắn sẽ gặp Jack Woltz.
Hắn không cần phải nói ra cái tên đó, và hắn nhận ra rằng, không có bất kỳ bí mật nào hơn việc phải chân thật với vợ mình, ít nhất là trong hoàn cảnh này. Nhưng hắn cũng nhận ra, miếng mồi mà hắn quăng ra, Theresa đã bị mắc bẫy. Theresa hỏi:
- Nhà sản xuất phim Jack Woltz ư?
- Có Jack Woltz nào khác à?
- Em có biết một người quen với người quản lý bộ sưu tập của ông ta.
- Quản lý gì cơ? - Tom hỏi.
- Bộ sưu tập nghệ thuật của ông ấy. Ông ta vẫn còn một bộ sưu tập nữa chưa được công bố. Ông ta có lẽ có những thứ chưa từng lộ diện trước công chúng trong vòng hơn năm mươi năm.
Cô hỏi Tom liệu có thể đưa cô đến xem căn nhà đó được không. Tom nói rằng, có lẽ hắn không thể thay đổi được kế hoạch vì công việc. Hắn nói rằng hắn đã lên kế hoạch để gặp Woltz ở văn phòng của hắn về vấn đề sản xuất phim. Hắn không nói cho vợ mình biết rằng Woltz đã nói rằng ông ta và vợ mới sẽ tổ chức bữa tiệc với vài người bạn ở Palm Springs trong dịp cuối tuần và mời Tom và cả gia đình đến đó. Tuy nhiên, Tom nghĩ lời đề nghị đó là một sự mỉa mai. Hắn không muốn lãng phí một đêm ở trong căn nhà của kẻ thoái hóa biến chât như Jack Woltz và lũ bạn nghiện ma túy của cô vợ mới của ông ta. Nhưng Theresa đã làm khó hắn.
- Anh không thể thay đổi được kế hoạch ư?
Cô nói rằng cô hiểu thấu lòng chồng mình. Cô không phải là kẻ không biết gì. Anh có thể sắp đặt tất cả những gì anh muôn. Đừng giả vờ như là anh không thể. Hắn nói với cô rằng cô đánh giá hắn quá cao.
Và giờ đây họ đang đi đến căn nhà đó, căn nhà quái quỷ của Jack Woltz trong dịp cuối tuần. Có những lúc một thằng đàn ông muốn tự tay cắt của quý của mình.
Thật ra cũng không hẳn.
Tom trao cho vợ mình nụ hôn nồng thắm. Theresa nói:
- Từ từ thôi.
Tài xế, vừa mới rẽ vào con đường dẫn vào tòa nhà, bỗng giảm tốc độ. Theresa hướng về phía tài xế. Tom đóng tấm vách ngăn.
***
Họ có bữa tối lãng mạn trong quán rượu kiểu Pháp mà Tom đã nghe Fontane kể, một người biết làm thế nào để gây ấn tượng với các quý cô. Bất chấp lời cảnh báo, FBI vẫn theo họ tới tận đây. FBI theo chân họ tới mọi nơi. Khi Theresa vào nhà vệ sinh, Tom nói với một người hầu bàn ra chỗ chiếc xe của FBI và hỏi xem mấy đặc vụ muốn ăn gì không.
Hắn và Theresa đến Palm Springs vào chập tối.
Gần hai mươi năm trước Tom Hagen có thăm dinh cơ của Jack Woltz ở Palm Springs, nay nó đã thay đổi khá nhiều. Nó giống bản sao của căn nhà vùng nông thôn nước Anh - đúng tới từng chi tiết ở mỗi góc vườn, từng bức tranh được vẽ bởi một họa sĩ gạo cội, từng đường cong uốn lượn quanh căn
nhà, càng nhấn mạnh hơn sự giả tạo của nó. Đó là sự quái dị kỳ cục. Woltz đã mua cả hai căn nhà cạnh dinh cơ của mình và phá bỏ chúng. Mấy tên bảo vệ đã được thay thế bằng mấy cựu quân nhân người Israel lúc nào củng trùm mặt kín mít, súng ống trang bị tận răng. Xung quanh căn nhà bây giờ là những hàng rào bằng thép cao khoảng hai mươi feet và vót nhọn, sản xuất theo yêu cầu của Woltz bởi một thợ rèn mà khách hàng thường xuyên của ông ta là nhà tù. Camera được bố trí ở khắp mọi nơi.
Theresa thắc mắc:
- Những hàng rào sắt này ngăn người ta vào hay ra?
Woltz nổi tiếng là kẻ háo sắc. Sở thích của hắn dành cho những cô gái trẻ thì không phải ai cũng biết. Theresa biết điều này thông qua Tom. Tom nói:
- Có vẻ đây không phải là một ý kiến hay lắm.
Theresa hơi cúi đầu và nhìn chồng mình với cặp lông mày nhướn cao, như thể giáo viên nhìn đứa học sinh và nghĩ rằng, thằng học trò không thể nào dốt nát hơn như câu trả lời mà nó vừa buột miệng thốt ra vậy.
Đặc vụ FBI đã lái xe tới cạnh con đường cách tòa nhà khoảng hai trăm thước. Bọn bảo vệ vẫy chiếc xe của Hagen đi vào cổng. Sau đó cổng được đóng lại ngay lập tức. Tom nói:
- Được rồi. Nhưng em đừng nói với anh rằng điều này làm em khó chịu.
Theresa nhún vai, cô khó chịu bởi những điều bực mình khác, một hàng rào khổng lồ chẳng khác gì nhà tù và bọn tay sai luôn lăm le súng ống mới chỉ là sự khó chịu đầu tiên trong ngày hôm nay. Khi chiếc Limousine rẽ vào một con đường, Tom nhìn qua cửa kính, sự im lặng đáng sợ. Hắn đã nghe nói về sự thay đổi này từ Johnny, nhưng chính mắt chứng kiến khiến hắn vẫn thấy sốc. Những sân tennis và chậu cây cảnh đã bị thay thế. Những dãy chuồng ngựa dài dằng dặc với mặt tiền theo kiểu Victoria và trang bị hiện đại bên trong cũng đã được thay đổi. Những bãi cỏ xanh mướt nơi mà những con ngựa thuần chủng nô đùa và những trùm phim ảnh nhai chóp chép điếu xì gà, khoe khoang với những vị khách của mình đã bị thay thế bởi những bãi cỏ tầm thường và một hố cát. Một chiếc lều được tận dụng từ xưởng phim cũ cũng được đặt ở đây một cách bất hợp lý. Trên chiếc lều là tên của công ty sản xuất phim mà hiện tại công ty của Woltz đang tham gia đầu tư.
Dinh cơ bản thân nó cũng bị thay đổi kết cấu khá nhiều, do Woltz và người vợ mới thiết kế, nếu Tom không biết điều này, hắn sẽ nghĩ rằng căn nhà cũ đã bị đập đi xây lại. Họ loại bỏ những vòng xoắn trang trí và mái vòm, bọc lại những bức tượng đá bằng một thứ gì đó màu be và láng mịn, thay thế những bức tường cũ kỹ bằng một dãy tường kính dài, nhọn góc.
Cạnh căn biệt thự, bị khuất tầm nhìn là một bể bơi mùa xuân vẫn còn ở đó. Những bức tượng xung quanh - trên bệ đá hoặc vòi phun nước - đã dược nhân số lượng lên nhiều lần. Ít nhất có hai trăm bức tượng ở đó. Hầu hết đều là những bức tượng bán thân cổ điển, kích cỡ thật bằng kim loại, của những nhà chính trị hàng đầu mặc áo đuôi tôm hoặc những anh hùng trên lưng ngựa. Ông ta cũng có vài bức tượng cẩm thạch khỏa thân - thường là hai ba người phụ nữ mập mạp quấn quýt bên nhau, và vài bức tượng đương thời cũng được đặt ở đó. Những bức tượng nhồi nhét cạnh nhau, khó mà phân biệt được cái nào với cái nào.
Theresa cảm thấy nóng lòng, suy tư khi nhìn những bức tượng, đưa ra những cái tên mà Hagen không biết: Thorvaldsen, Carpeaux, Crocetti, Lehmbruck, Count Troubetsky, Lord Leighton. Tom yêu cô chính vì điểm này: sự thông thái và vui tính của cô khi ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật. Tom không chắc mình có thể biết được tên một nhà điêu khắc nào, ngoài Michelangelo, nhưng hắn đánh giá cao văn hóa và hắn vui sướng vì cưới được một người hiểu biết những giá trị văn hóa. Hơn nữa hắn vui vì cưới một người vợ không giống bất kỳ người phụ nữ nào mà hắn biết, người có những thú vui vượt quá khuôn khổ của những việc tầm thường như giặt giũ hay làm bữa tối. Theresa biết những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng được mang đến buổi đấu giá, và dường như phản ứng đầu tiên của cô với một bức tranh không phải là giá của nó bao nhiêu hoặc nên đánh giá nó cao thế nào, mà nó đẹp thế nào, họa sĩ nào sáng tạo nên, và nó làm cô cảm thấy ra sao. Điều này khiến Tom rất vui. Theresa hỏi chồng mình:
- Có phải những bức tượng này luôn được sắp xếp như vậy? Tom trả lời:
- Không. Ở đây có nhiều tượng hơn. Anh không rõ. Có vẻ bố trí cũng hợp lý hơn.
- Ai làm điều này? Làm sao mà một người có thể mang đến quá nhiều bức tượng và làm nó không khác gì một buổi bán hàng thế này? Tại sao người ta lại làm như vậy?
- Vợ mới của ông ta không thích điêu khắc. Cô ta theo một tôn giáo và nghĩ rằng những tác phẩm điêu khắc về con người là sự đánh cắp linh hồn của người khác. - Tom lắc đầu - Đây là California, những ý tưởng lập dị có ở mọi nơi. Theo như anh biết, ngay khi cô ta chuyển đến đây, cô ta di dời tất cả bức tượng ra đây. Tôn giáo của cô ta rất khoáng đạt, nhưng nó lại có những qui định cấm đàn ông và phụ nữ dùng chung bể bơi. Vậy nên, trước đây Woltz thường bơi nửa dặm mỗi sáng, sau này bể bơi là một trong những nơi mà cô ta không bao giờ đến. Anh nghe nói, Woltz đã xây cho cô một cái bể khác ở đâu đó.
Theresa có vẻ định hỏi thêm vài câu về sự lập dị của cô vợ mới, nhưng khi họ đi vào ngã rẽ cuối cùng, cô phá lên cười. Tom nói:
- Em cứ thoải mái đi.
- Em xin lỗi. Ôi, Chúa ôi! Em nghĩ là em nên mang theo máy ảnh.
Trên con đường hình oval dẫn vào phía trước tòa nhà, một nhóm công nhân đang tụ tập xung quanh bức tượng mang tên Nhà hiền triết của Rodin. Họ được yêu cầu di chuyển nó. Ở đằng xa, trên khoảng sân phẳng, có những chiếc xe tải đỗ ở đó, kế bên là những chiếc xe có lẽ của các vị khách khác (xe mui trần, xe công). Những chiếc xe này là thứ thêm vào cho bộ sưu tập - một bức tượng bằng đồng để Jack Woltz tự tôn vinh bản thân mình vào lần thứ năm mươi tham gia công việc kinh doanh - có kích cỡ khá lớn, tay dang rộng, ngón cái và ngón trỏ giơ ra như đang quay phim. Tom nói:
- Thật may rằng ông ta không mặc áo choàng La Mã cho bức tượng của mình.
- Theresa đã lấy lại được bình tĩnh:
- Hoặc khỏa thân. Những bức tượng của Napoleon lúc nào cũng khỏa thân.
- Có tượng Napoleon khỏa thân à?
- Có một bức tượng của nhà điêu khắc Canova với cái tên Marte Pacificatore. Bức tượng gốc đang ở London, em thấy bức tượng đồng của nó ở Milan năm trước.
- Năm ngoái em ở Milan à?
- Tất cả chúng ta định tới Milan năm ngoái. Anh không nhớ à? Cả gia đình, trừ anh ra. Anh có công chuyên gì đó vào phút chót.
- Anh nhớ rồi. Anh tưởng em ở Riviera, Pháp chứ?
- Cả nhà cùng tới Riviera. Sau đó bay tới Milan, rồi bắt một chuyến tàu. Em cho anh xem ảnh rồi đấy thôi.
- Đúng rồi. Anh nhớ ra rồi.
- Anh thấy không? Anh là kẻ nói dối tài năng với bất kỳ ai, nhưng với em, anh còn kém lắm.
Cô đã nhầm. Hắn là kẻ nói dối thiên tài. Hắn sống ở cái thế giới mà mọi điều hắn thốt ra, chẳng có cái nào là thật. Và sự thật chỉ tồn tại trong những cái mà hắn không nói. Bốgià Michael muốn gặp anh không phải là một lời nói dối, nhưng nó là một ý ngắn gọn hơn của câu Bốgià Michael muốn gặp khi anh đã bị giết. Hoặc Bố già Michael muốn thấy anh trong chiếc xe chết tiệt đó và không bao giờ trở lại, thằng phản bội. Rõ ràng, người duy nhất Tom Hagen nói dối là Theresa.
- Anh là kẻ nói dối tồi tệ. Chỉ đơn giản bởi vì ở bên anh, em cảm thấy khác với những người
khác.
- Câu này không phải là lời nói dối vì nó đầy chỗ hổng.
Tài xế mở cửa. Những người hầu trong nhà chạy ra xách vali. Một người từng phục vụ trong
quân đội Israel đứng sẵn sàng ở cửa để hộ tống Hagen vào. Theresa vỗ lên đầu gối chồng mình:
- Thôi nào, đi kiếm niềm vui nào mới thôi.
***
Mấy gã với súng máy ở hai bên cổng không hoan nghênh sự có mặt của gia đình Hagen. Chúng trước đây từng được yêu cầu phải đứng yên bất động như tượng ở cung điện Buckingham.
Tom Hagen chưa bao giờ đứng sát những khẩu súng máy như vậy, và hắn có vẻ run sợ. Theresa bước lên vài bậc cầu thang và không hề có sự lo lắng nào cả.
Người quản gia mặc đồng phục mở cửa và một luồng hơi lạnh điều hòa phả ra - lại thêm một sự thay đổi mới - gần như làm họ choáng váng. Người quản gia là người Anh hoặc có vẻ bắt chước người Anh, trẻ tuổi, khoảng ba mươi lăm, với chiếc mũi dài và cong. Kiểu tóc của anh ta rõ ràng là sự bắt chước tổng thống Shea.
Từ đâu đó trong tòa nhà vang lên tiếng cười và âm thanh đàn ghita từ mấy bản nhạc rock and roll. Tiếng ghita thường dính dáng đến bọn nghiên thuốc phiện. Tom đã quá quen với điều này vì đứa con lớn của Connie, Victor, lúc nào cũng chơi nó.
Quản gia dẫn họ qua một lối đi tối tăm và ồn ào. Có vẻ như họ đang đi xa dần nơi phát ra tiếng
nhạc. Đồ vật trang trí vẫn y chang như. trước: những tấm thảm dày, bàn được làm thủ công với ghế được chạm khắc những hình thù kỳ lạ, ghế bọc da và những chiếc ghế dài được thiết kế là nơi thật tuyệt để nghỉ ngơi. Những tấm rèm bằng nhung lớn đã được kéo sang một bên. Từ đây khó mà quan sát được mấy bức tượng, nhưng điều này cũng chẳng quan trọng lắm. Mỗi một bức tường trong căn nhà đều có ít nhất một chiếc hốc và có ít nhất một bức tượng bên trong. Theresa vẫn đầy hứng thú, nhưng rõ ràng Tom nhận thấy vợ mình muốn dừng lại và nghiên cứu kỹ hơn.
Những tác phẩm đương đại là sở thích của cô. Đó cũng là những thứ mà Tom Hagen có thể mua được. Nhưng Theresa vẫn luôn hồi hộp với bất kỳ bộ sưu tập cá nhân nào. Cô đã nói với chồng mình trước đây, ở viện bảo tàng cô có cảm giác những tác phẩm nghệ thuật thuộc về cả thế giới. Nhưng ở một bộ sưu tập cá nhân, cô cảm thấy tính riêng biệt của chủ nhân. Điều này khiến những bộ sưu tập đơn lẻ làm cô thích thú. Chín mươi phần trăm xuất phát từ những tác phẩm, nhưng mười phần trăm còn lại mới là thứ khiến Theresa mải mê đi xung quanh nhìn ngắm. Một ai đó sở hữu những thứ này, cô nghĩ, và càng nghĩ nhiều về nó - khi mặt đối mặt với những chủ nhân tinh tế và hào nhoáng - cô càng cảm thấy khó khăn khi chấp nhận một điều rằng, chủ nhân không phải là cô.
Woltz đang đợi họ ở mái vòm tránh nắng, nơi mà ông ta gặp Hagen lần đầu tiên. Johnny Fontane và Francesca Corleone ngồi cùng nhau ở một chiếc ghế màu kem cạnh Woltz. Francesca đang khuấy ly Martini, Johnny thì vẫn là Whisky và một chút nước. Họ ăn mặc như thể gặp gỡ hội đồng, và đều nhễ nhại mồ hôi. Căn phòng chẳng khác gì một cái lò.
Nhìn thấy Johnny và Francesca ở cùng nhau, Theresa giả vờ ngạc nhiên. Francesca thấy sợ hãi.
Tom siết chặt tay Theresa, hắn sẽ giải thích với vợ mình sau. Cô có vẻ hiểu ý chồng. Woltz nói:
- Hagen! Tom nói:
- Gọi tôi là Tom thôi.
Khi có ai chào mình bằng cái tên đó, Tom cảm thấy bản thân như một thằng hề. Woltz nói:
- Rất tiếc khi phải nghe những vấn đề gần đây của anh. Tôi biết rằng không có gì tồi tệ hơn là bị buộc tội oan.
Đến lượt Theresa siết chặt cánh tay Tom, nhưng rõ ràng đó là một cú véo có chủ ý, Tom nói:
- Cảm ơn ông.
Gã đàn ông này không có vẻ gì là nóng nực cả. Như những người đàn ông khác, giờ đây tuổi già đang phá hoại cơ thể ông ta. Đầu Woltz gần như trọc lóc. Môi trên ông ta lệch hẳn sang một bên vì một cơn tai biến nhẹ vào năm ngoái. Ông ta vẫn ăn mặc như vậy: những đôi giày Ý đắt ngang một chiếc ô tô, bộ quần áo bằng vải lanh đã chùng, chiếc áo lụa màu xanh da trời không cài cúc ở cổ, một nhúm lông bạc trắng như thể dính lên một con thú. Woltz nói:
- Anh không thay đổi mấy nhỉ? Chúng ta không gặp nhau bao lâu rồi? Tom nói:
- Ngót hai mươi năm rồi.
Woltz nói, sự cay đắng hiện rõ trên mặt:
- Nhớ lại chuyên xưa. Anh biết mọi người mà, phải không? Có một vài khuôn mặt rất quen thuộc ở đây. Tất nhiên rồi. - Ông ta chỉ về phía Francesca nhưng lại nhìn Tom - Anh biết về quỹ Nino Valenti phải không? Quỹ Nino Valenti. Một ý tưởng táo bạo khi quan tâm tới những diễn viên gạo cội, ca sĩ già mà tiền không đủ sông. Rất nhân văn. Chuyến đi của anh thế nào? Đã ghé vào phòng nghỉ chưa? Đây chắc hẳn là bà Hagen?
Theresa nói:
- Vâng, thưa ông! Johnny nói:
- Ông nên tha thứ cho anh ta. Vào cái thời mà máy hát vẫn còn thịnh hành, ngay sao khi Jack kiếm được một triệu đô đầu tiên, người vợ cả của anh ta đã phải dạy chồng cách nói năng và cử chỉ giao tiếp để che giấu thân phận thật của mình, nhưng có vẻ sau nhiều năm, những gì được dạy đã bị thui chột.
Woltz phớt lờ.
- Tôi nghe nói bà là chuyên gia trong lĩnh vực mỹ thuật, bà Hagen.
Theresa đang xem xét tỉ mỉ bức tranh trên tường đằng sau Woltz. Một bức tranh sơn dầu khổ lớn mô tả một cô gái trẻ khỏa thân tắm đằng sau chiếc hồ, đằng xa là một thần rừng đang đứng ở bên bờ sông nhớp nháp bùn. Tom nói:
- Vợ tôi giúp thành lập Bảo tàng Nghệ thuật đương đại ở Las Vegas. Cô ấy cũng tham gia vào hội đồng quản trị một vài bảo tàng khác. Cô ây có vẻ còn am tường hơn các chuyên gia.
Theresa nói:
- Em nói được mà.
Thay vào đó cô không nói được gì mà chỉ đỏ mặt. Và cô cũng không thể nào rời mắt khỏi bức tranh tục tĩu trên tường kia. Cô đổ mồ hôi như tắm.
Cô hỏi Woltz về bức tranh. Giọng của cô có vẻ hơi lưỡng lự:
- Đây là... Bức tranh này, tôi nghĩ... Có thể tôi nhầm. Có phải bức tranh này bị mất từ hồi Đức quốc xã...?
Woltz nói:
- Tôi không rõ nữa. Tôi không biết. Cô nên hỏi người quản lý của tôi về điều này. - Ông ta cười không chút ngại ngần - Tôi chỉ biết những gì mà tôi thích. Cô muốn đi thăm một vòng không, tôi sẽ cử người đưa cô đi. - Ông ta ném cho Tom cái nhìn tử tế - Tôi có thể tự mình dẫn mọi người đi, ý tôi là đến thăm chuồng ngựa. Còn với vấn đề nghệ thuật, tôi cần người giúp, anh có muôn đi cùng không, Tom? Johnny và Jessica cũng đi rồi.
Francesca nói:
- Tên tôi là Francesca.
Tom vòng tay qua eo vợ, nói:
- Tôi rất thích được đi cùng. Woltz gọi người quản gia.
Nhiều năm trước, khi Luca Brasi trả tiền để những nhân viên trong tổ chức đến bữa tiệc rượu hàng đêm của Woltz, Tom Hagen đã lên máy bay trở lại New York. Luca - AI Neri nhà Vito Corleone
- đã chặt đầu con ngựa đua của Woltz và giấu nó trong tấm chăn của ông ta. Tom chưa nhìn thấy điều này, hắn chỉ hả hê khi tự nghĩ ra hình ảnh man rợ ấy. Con ngựa tội nghiệp - Khartoum, hắn vẫn nhớ được cái tên. Thực tế hắn hiếm khi nghĩ về con ngựa ấy, nhưng khi nhớ đến, hắn cảm thấy khó chịu. Đó là một sự tiếc nuối thực sự.
nói:
***
Francesca và Johnny đứng bên ngoài căn phòng, lau mồ hôi bằng chiếc khăn trắng. Francesca
- Cha mẹ cháu cũng là người như vậy. Tức giận khi mọi người bình thường, bình thường khi mọi
người tức giận. Cháu đoán mọi người già đều như thế.
Cô mới hai mươi bảy, bằng nửa tuổi chú mình. Cô già hơn Lisa, con gái Johnny.
- Nhưng chú nghĩ rằng ở đây cũng tốt.
Johnny không muốn nghĩ hiện tại mình già bao nhiêu tuổi. Hắn nhìn mái tóc ướt nhẹp của cô cháu gái và chiếc váy mùa hè sũng nước. Hắn thích nhìn phụ nữ khi họ ướt át. Ngay khi vừa tắm xong, ngay khi vừa từ dưới biển, bể bơi lên. Bị mắc mưa. Đổ mồ hôi. Tất cả những hình ảnh đó làm hắn thích thú. Nhưng không phải điên rồ tới mức hắn muốn quan hệ với cháu mình. Nhưng không thể phủ nhận cô là một sinh vật rất đáng yêu, đang dùng khăn lau mồ hôi, ngón tay vuốt dọc theo suối tóc đen dài, trong nỗ lực bất thành để làm thẳng nó.
- Ông ta là kẻ keo kiệt, nhưng với sự tham gia vào quỹ Corleone - ông ta đã nhận được một lời đề nghị mà ông ta không thể chối từ.
Francesca nhăn mặt:
- Điều đó có nghĩa là gì ạ?. Johnny nói:
- Không gì cả, cháu yêu. Chỉ là một câu nói thôi. Francesca nhắc lại:
- Một câu nói?
- Ừ, chỉ là một câu nói.
Hắn định nói thêm không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề, nhưng hắn giữ được mình. Danny Shea đang ở California, đang tham gia vào chiến dịch tranh cử cuối cùng, và thực tế chỉ ở cách đây vài dặm, trong nhà của một ca sĩ có tuổi, sau này trở thành nhà sản xuất chương trình truyền hình. Căn nhà đó ở phía bên kia của sân golf mà Johnny làm chủ.
Francesca nói:
- Chú có muốn đi xem tiếng nhạc phát ra từ đâu không?
- Nhạc ư, chú chả nghe tiếng gì cả. Francesca chỉ vào hướng phát ra âm thanh.
Đó là một bản nhạc đương đại, gồm một tay trông đang đập loạn xạ, một tay ghita bass không thể làm chủ nốt nhạc, một tay ghita khác bật lên bật xuống bộ khuếch đại âm thanh, một gã say với cổ họng đau rát, la hét những ngôn từ dung tục mà có lẽ micro để cách xa hắn cả dặm. Ngoài từ “Louie Louie”, Johnny chẳng nghe được từ nào khác.
Johnny nói:
- Chú nghe rồi. Nhưng chẳng có thứ gì liên quan tới âm nhạc cả. Francesca khoác lấy tay chú mình và đi dọc xuống sảnh:
- Ôi thôi mà chú. Chú không đùa bao giờ à? Johnny cho phép bản thân được dễ dãi một chút:
- Đùa ư? Cháu có biết tại sao chú được gọi là Johnny Funtaine không?
- Ý chú như kiểu người ta gọi ông Sinatra Frank thành Sin - atra?
- Chú chưa nghe ai gọi ông ấy như thế cả.
- Cháu chỉ đùa thôi mà.
Trong thoáng chốc, hắn chợt nghĩ cháu gái mình sẽ nói bắn vỡ “bi” chú ra. Francesca mỉm cười:
- Cháu cũng chưa nghe ai gọi chú là Funtaine cả.
Họ đi xuống một tiền sảnh tối tăm dẫn vào một cánh cửa gỗ lớn, đủ để chiếc Buick đi lọt. Nó mở thông với một hồ bơi trong nhà, bên trong ngập tràn mùi khói thuốc lá và mùi clo. Có khoảng ba mươi khách mời ở đây, hầu hết đều là bạn của người vợ mới của Woltz, bà Vickie Adair. Những người đàn ông trong bộ quần áo tennis và những người đàn bà khoác lớp khăn bằng vải bông, hầu hết họ đều trạc tuổi Francesca, đang ngồi trên băng ghế dài bằng sắt. Lũ đàn ông để râu và tóc bờm xờm. Giữa những âm thanh inh ỏi và khói thuốc, phải mất một lúc mới nhận ra những phụ nữ ở bể bơi đều trần truồng. Đằng sau bức tường là quầy bar và nó trông giông một cửa thoát hiểm. Johnny cùng Francesca đi về phía đó. Không ai nhận ra Johnny, nhưng có vẻ họ đang thể hiện rằng mình vẫn bình tĩnh.
Hắn gọi đồ uống, và khi chờ đợi, Vickie Adair ra khỏi hồ bơi, trần như nhộng đi về phía họ. Ai
đó ném cho cô cái khăn tắm, nhưng cô không dùng nó che người. Cô từng là một ngôi sao không gặp thời, một cô gái tóc vàng mang trong mình cơ thể của bà lão tám mươi, dù tuổi thật của cô chỉ là một nửa. Nếu cô không ướt át và trần trụi, Johnny chắc chắn không nhìn cô đến hai lần. Cô cạo sạch lông của mình, điều khiến Johnny không muốn nghĩ tới. Hắn không dời mắt được, cả cô lẫn Francesca. Francesca bối rối. Họ giới thiệu bản thân như thể muốn hét lên vậy. Vickie nói cô và Johnny đã từng gặp nhau trước đây và hỏi xem hắn có nhớ không. Johnny ghét khi có người đưa ra câu hỏi này. Hắn gặp hàng ngàn người. Làm sao hắn có thể nhớ được chứ? Hắn muôn đi khỏi đây. Francesca thì vẫn không nói gì. Vickie nói rằng cô tham gia bộ phim Bang Up Job. Hắn cũng không nhớ. Hắn hiếm khi nào nhớ được những chuyện như vậy. Hắn ghé sát vào tai cô, để Francesca không nghe rõ:
- Giờ thì tôi nhớ rồi. Lúc đó tóc cô không phải màu này.
Hắn ném cho cô một cái nhìn vào chỗ lông nhẵn thín. Cô ném lại một tiếng cười chế giễu, rất vui vẻ và nói gì đó vào tai Francesca. Vickie bảo họ cứ tự nhiên như ở nhà, sau đó quay cặp mông xồ xề của mình đi về phía hồ bơi.
Johnny và Francesca lấy đồ uống rồi đi ra ngoài. Trời đã tối hẳn. Nhiệt độ ắt hẳn đã tụt hơn hai mươi độ. Có khoảng hơn hai mươi người ở bên ngoài cũng như bên trong, đang đi dạo trên những bãi cỏ, nhưng nói chung dây là nơi những người già tụ tập. Những tiếng rì rầm phát ra khi mọi người nhận ra sự có mặt của Johnny. Johnny, theo bản năng, xoay xở tránh khỏi cặp mắt của họ. Hắn và Francesca đi ra khỏi bãi cỏ, đủ xa để nói chuyện và cũng không quá xa để tách biệt khỏi mọi người. Có một thứ trông như nâm mồ và cái ghế đá, họ cùng đi về phía đó.
- Chú rất tiếc về những gì vừa xảy ra.
- Không sao. Do cháu muốn ra đó mà. Chú nghĩ rằng cháu sốc à? Johnny sờ tay lên họng, nói dối:
- Không. Mùi khói thuốc, mùi clo ở bể bơi không tốt cho giọng của chú. Nói thật với cháu, chú không biết là mình nghĩ gì nữa. Nếu cháu muốn quay lại...
- Đẹp thật. Ỷ cháu là ở ngoài này. Cháu nhìn thấy phụ nữ trần truồng trước đây rồi, cháu nghĩ là chú cũng từng nhìn thấy.
- Những người như vậy là lần đầu tiên. Một màn ra mắt thật ấn tượng. Cô cười trước sự ngạc nhiên của ông chú:
- Cháu cũng từng hút cần sa hai ba lần rồi. Thôi nào chú John. Quỹ của cháu làm có rất nhiều nghệ sĩ và nhà giải trí ghé thăm. Chị của cháu là giáo sư đại học, một người theo chủ nghĩa Bohemian đích thực. Cháu cũng từng học đại học, từng sống ở New York.
- Cô liệt kê những thứ này bằng việc đếm ngón tay - Chú nghĩ là cháu ngây thơ à? Johnny lắc đầu:
- Chú xin lỗi, chú không có ý xúc phạm cháu bằng việc không coi cháu là kẻ nghiện ma túy. Bà ấy nói gì với cháu vậy?
đá:
Cô đỏ mặt:
- Vickie ư? Đó là những lời đồn đại về chú. Những lời đồn đại sai sự thật.
- Đồn đại nào?
Hắn hỏi nhưng hắn thừa biết câu trả lời. Francesca lắc đầu:
- Chú thì sao? Chú nói gì với bà ấy?
- Vickie à? Chú cảm ơn vì sự hiếu khách của bà ta.
Nâm mồ bằng đá cẩm thạch đen có hình phù điêu một con ngựa. Francesca đọc tên khắc trên tấm
- Khartoum. Nó có thật hả chú?
- Đúng vậy. Con ngựa là thật. Nó là một con ngựa đua. Francesca chăm chú nhìn vào tấm bia mộ một lúc lâu, nói:
- Vâng. Ông ta ắt hẳn rất yêu quý con ngựa này.
- Tất nhiên roi. Francesca nói:
- Còn ông bà Woltz thì sao? Chú giải thích đi.
- Ai mà biết được? Có tin đồn rằng ông ta dính líu tới một số vụ rùm beng, cách duy nhất để
thoát khỏi là lấy vợ. Vụ rùm beng liên quan tới việc ông ta thích quan hệ với đứa bé mười hai tuổi và làm điều này nhiều năm liền.
- Vậy sao bà ta chịu cưới? Cháu chả hiểu nổi. Francesca xoa hai tay vào nhau.
Johnny nói:
- Chú không nghĩ vậy. Chú nghe nói bà ta cũng có một khoản tiền nhất định. Ông nội bà ta là người phát minh ra núm xoay máy giặt. Mặc dù vậy, chú nghĩ rằng, khoản tiền đó cũng không nhiều nhặn gì.
Francesca nhìn thẳng vào mắt Johnny. Johnny không hiểu ý cô là gì.
- Có thể bà ta có được thừa kế từ cha mình.
- Liệu tình yêu trong trường hợp này có hợp lý không? Francesca nói không một chút lưỡng lự:
- Tình yêu? Cháu chưa bao giờ nghĩ đến điều đó.
Mặt họ bất giác càng lúc càng gần nhau. Theresa Hagen lên tiếng làm cả hai giật cả mình. Cô đã
hoàn thành chuyến tham quan quanh dinh cơ của Woltz:
- Hai người đây rồi. Tôi xin lỗi!
- Có lẽ ai đó nên gắn cho cô một cái chuông. Johnny nói, mặc dù vậy, bây giờ hắn cảm thấy khá yên tâm. Hắn nghĩ đến việc sử dụng Theresa vào lúc cần thiết này để tự cứu mình. Dù sao thì hắn cũng đã tốn quá nhiều thời gian rồi.
Francesca vuốt váy của mình, nói:
- Buổi đi chơi thế nào ạ? Theresa nhìn trái nhìn phải, nói:
- Khó mà diễn tả thành lời được. Họ đang tìm anh đấy, Fontane.
- Hãy gọi tôi là Johnny.
- Tom, ông Woltz và một vài người khác mà anh từng gặp, johnny. - Cô nhìn Francesca - Anh biết đấy, việc làm ăn ấy mà..
Johnny hộn lên tay Francesca và Theresa Hagen. Hắn đi nhanh về phía trước tòa nhà để không phải đi qua chỗ ác mộng kia lần nữa.
Mình phải nói cho Vickie Adair biết. Johnny nghĩ. Mình thật là thông minh. Tin đồn “của quý” của hắn rất to là có thật, nhưng đây là cái quái gì khi hắn định lập kỷ lục thế giới. Không gì cả. Johnny là một quý ông. Hắn sẽ không nói cho Francesca Van Asdale về “của quý” của mình. Hắn chắc chắn sẽ không cho cô xem. Hắn biết rằng bản thân sẽ không bao giờ làm điều như vậy. Hắn cũng biết mình không phiền lòng một chút nào nếu Francesca nghĩ răng hắn có dương vật bé tí. Nói chung Johnny Fontane không cần phải chứng minh điều này.
Hắn sẽ không dây dưa gì với người phụ nữ này trong một khoảng thời gian.
Tất cả những gì tiếp theo cần làm là giúp xây dựng một tổ chức từ thiện. Đây xem như một cách hay dể nối lại mối thần tình với nhà Corleone, để cùng nhau làm việc với lý do từ thiện, và để trông có vẻ không phải gặp nhau khi cần giúp đỡ. Điều này là dễ hiểu. Vito Corleone yêu mến người bạn Nino của Johnny, người từng là ca sĩ thành danh và diễn viên tài ba cho đến khi rượu và ma túy hạ gục ông ta. Ông ta sẽ chắc chắn ủng hộ quỹ để vinh danh người đàn ông này và giúp đỡ những người khác trong làng điện ảnh, giải trí như Nino, người từng sa ngã và muốn đứng dậy trên đôi chân của mình. Francy là đứa bé ngọt ngào, nhưng hắn không hứng thú với cô, ngoại trừ mấy ly Martini mà hắn uống cùng cô. Cô cũng không ưa gì chú mình. Hắn là gì, một kẻ hèn nhát. Cháu gái của Michael Corleone, con gái của Sonny Corleone. Lời nguyền nào trong gia đình này đã giết chết người chồng đầu tiên của cô? Cả triệu năm nữa cũng không biết được.
***
Bộ phim khám phá châu mỹ bắt đầu khởi quay vào tuần tới, ở địa điểm nào đó xung quanh Genoa, và luật sư của Woltz, Ben Tamarkin huyền thoại, người Tom chưa từng gặp nhưng lúc nào cũng bị lôi ra so sánh - sẽ tham gia cùng Woltz để bàn bạc những vấn đề liên quan. Tamarkin là người đàn
ông tóc hoa râm thích chưng diện, đôi mắt màu xanh lá cây và đeo cà vạt đỏ, ngồi im lặng và nghe mọi ý kiến xung quanh. Không có gì nguy hiểm trên trái đất này hơn một luật sư giỏi mà thích lắng nghe.
Hagen không thích cả Woltz và Fontane. Cả hai cũng không ưa gì nhau. Tom từng muốn được hả hê khi chứng kiến hai kẻ quá tự phụ này tỏ ra cao thượng, nhìn nỗi lo lắng dần dần toát ra từ chúng khi phải nói về cảm hứng liên quan tới bộ phim, về triển vọng tài chính, về những cánh cửa tương lai mà lợi nhuận mang đến. Tom ngạc nhiên khi biết nó thật sự đáng buồn, mấy tên khốn này thật sự chẳng có ý tưởng gì thật sự sẽ liên quan tới chúng.
Tom nhận ra rằng mình hơi ép chúng thái quá, khiến chúng có thể biết được cái gì đang xảy đến. Mỗi ngày, lại có thêm những ngôi sao lớn ký tên tham gia vào vai quần chúng hoặc một vai diễn chớp nhoáng nào đó. Câu chuyên về việc xây dựng bản sao chính xác con tàu Nina Pinta, Santa Maria sẽ được đưa lên báo vào tháng tới trên tạp chí Life, về nhiệm vụ cúa mình, Hagen sử dụng những mối quan hệ cá nhân
- bao gồm công ty quan hệ công chúng mà Eddie Paradise quản lý, để dựng nên những câu chuyện ở các tạp chí và báo khác, thổi phồng bộ phim đến mức lớn nhất có thể. Rất nhiều phóng viên chực sẵn ở mỗi câu để viết những câu chuyên liên quan đến vấn đề sản xuất. Điều buồn cười ở những phóng viên giải trí là không cần phải hối lộ chúng chút nào. Chúng sẽ viết những gì bạn bảo chỉ với một bữa ăn xoàng xĩnh. Đơn giản vì chúng có lý do để được gặp những ngôi sao nổi tiếng.
Bộ phim tiêu tốn này không chỉ dừng lại ở ba con tàu (Thực sự là bôn, vì có một chiếc Santa Maria thay thế, đề phòng chiếc thứ nhất chìm, mà thực tế nó đã bị chìm). Họ sẽ xây dựng lại Madrid thế kỷ mười lăm ở ngoại ô Genoa, biến một tu viện ở đây thành thư viện của hoàng hậu Isabella (Deanna Dunn thủ vai), vua Ferdinand 0. Riêng bối cảnh cũng tốn kinh phí hơn toàn bộ bộ phim, và dĩ nhiên, những bộ phim như vầy cần kinh phí bom tấn. Bạn phải chi tiền để sản xuất nó. Khoản tiền đầu tư cho bộ phim có vẻ hợp lý với Woltz và Fontane vì vài lý do. Và giờ Hagen điểm qua nó. Điểm quan trọng nhất là những rạp phim mà nhà Corleone sở hữu hoặc có thể gây ảnh hưởng đều chắc chắn rằng kinh phí sản xuất chỉ là một phần nhỏ và số lượng màn ảnh mà nó trĩnh chiếu đảm bảo sẽ nhiều nhất. Một nhân tố khác đó là đồng đô đang mạnh hơn rất nhiều so với đồng lira đang yếu thế. Hagen cũng giúp cứu những nghiệp đoàn ở đây và ở Ý. Michael cũng có “một người bạn ở Italia” (Họ chắc chắn không biết Cesare Idelicato là ai) thay ông ta giám sát đoàn phim, vậy nên không ai dám làm trội chi phí làm phim, gây khó dễ cho quá trình bộ phim sản xuất cả. Hagen nói:
- Có một tin tốt lành nữa cho các quý ông đây. Chính phủ Italia cũng đồng ý thúc đẩy quá trình làm phim bằng khoản trợ cấp một triệu đô.
Tamarkin lần đầu tiên lên tiếng:
- Không tệ! Johnny nói:
- Thây chưa, Jack. Tôi đã nói gì với anh về những người bạn của tôi ở đây, hả? Giữa việc tự tay kiếm tiền và đầu tư tiền cho một người không bao giờ biết thua lỗ, cái nào lợi hữn?
Woltz có vẻ cũng rất hài lòng, nhưng trong nụ cười của ông ta vẫn có chút gì đó cay đắng bởi vì chưa hẳn ông ta tin những gì tốt đẹp đang nghe là sự thật. Woltz kiếm dược nhiều tiền trong bộ phim
cuối cùng ông ta làm với johnny và sự trợ giúp của nhà Corleone. Không có lý do gì để nghĩ rằng bộ phim lần tới sẽ không tốt đẹp hơn. Nhân viên kế toán của ông ta - dưới sự giám sát của Tamarkin, thích ý kiến này bởi vì những khoản giảm giá khổng lồ, những khoản lợi nhuận đầu tư lớn.
Theo nghiên cứu của Tom, Woltz đang nắm đằng chuôi. Ông ta không lên tivi như những ông chú xưởng phim khác thường làm. Ông ta có được vị trí bây giờ bằng việc âm thầm bán đi những mảnh đất ở xa xưởng phim, xu thế mà nhà Corleone moiig muốn sẽ tăng trưởng trong nay mai. Ông ta cưới Vickie Adair không phải để dập tắt tin đồn về việc quan hệ với trẻ em mà vì tiền của cô ta - cô cũng đồng ý sẽ chi mạnh tay trong việc phục hưng, tin rằng Woltz giàu có đến mức tiền của cô chỉ là muối bỏ bể. Woltz cũng rất tự hào khi nói cho cô biết sự thật. Ông ta liên tục nghĩ rằng xưởng phim của mình chỉ cần một bộ phim bom tấn nữa là có thể thay đổi toàn bộ cục diện.
Về phần Johnny, lẽ ra hắn đã mất từng đồng một như đã từng mất trước đây, như kiểu hắn đang xài tiền chùa vậy. Sự nghiệp của Johnny có lẽ cũng sẽ phải chịu hậu quả khi bộ phim dang dở, nhưng sự nghiệp của hắn trước đây cũng đã từng bị thất bại nhiều lần, giống như một võ sĩ có ý chí mạnh mẽ, bị đánh bật rất nhiều lần trên sàn đấu và người hỗ trợ của anh ta ở góc khán đài đã giúp anh ta đứng dậy