The longer you wait for something, the more you appreciate it when you get it, because anything worth having is definitely something worth waiting.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17: Hội Nhập: Một Góc Nhìn
hận biết con voi thì dễ hơn là định nghĩa con voi. Nhận biết những biểu hiện cụ thể của hội nhập thì dễ hơn là định
nghĩa hội nhập. Và có thể, còn hữu ích hơn. Để tránh việc phải định nghĩa một thứ “voi” vừa phức tạp, vừa trừu tượng, xin được tiếp cận vấn đề hội nhập bằng những ví dụ cụ thể.
Ví dụ thứ nhất, những năm gần đây chúng ta đã sản xuất ra rất nhiều cà phê. Và chủ yếu không phải để uống, mà để bán cho thiên hạ. Thiên hạ cũng uống rất nhiều cà phê, nhưng không nhiều đến mức có thể xài hết được những gì mà chúng ta đã sản xuất ra. Hậu quả là cà phê bị dư thừa trên thị trường thế giới; là cà phê bị rớt giá một cách thê thảm. Đằng sau sự rẻ rúng của cà phê là sự cơ cực và sự phá sản của không biết bao nhiêu người nông dân ở nước ta và ở nhiều nước xuất khẩu cà phê khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng thua lỗ trong việc cà phê rớt giá. Những hãng danh tiếng của thế giới chuyên chế biến các sản phẩm từ cà phê đã thắng lớn. Họ đã mua được cà phê nguyên liệu hết sức rẻ, mà vẫn bán các sản phẩm đã chế biến của mình với giá không thay đổi. Và trong trường hợp này cũng như bao giờ cũng vậy, những người lọc lõi hơn đã chiến thắng. Họ đã biết cách khống chế cung của những sản phẩm cà phê đã chế biến, chứ không đẩy nó lên vô tội vạ như chúng ta đã làm với những hạt cà phê nguyên liệu. Cuối cùng thì những người tiêu dùng vẫn không thể uống cà phê từ các sản phẩm nguyên hạt đang tràn ngập ở trên thị trường.
Ví dụ này cho thấy sản xuất ra ít cà phê chúng ta sẽ thua, nhưng sản xuất ra nhiều cà phê chúng ta cũng thua càng lớn hơn. Hội nhập vì vậy là việc gắn sản xuất trong nước với thị trường thế giới. Thị trường này rất to lớn, nhưng nó đã bị chia phần từ lâu. Là người đến sau, chúng ta có thể phá thị trường đó dễ hơn là làm chủ nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể phá thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể mặc cả để giành lấy cái phần mà thiên hạ thấy rằng buông bớt ra cho chúng ta thì sẽ an toàn và có lợi hơn. Sản xuất trong nước sẽ phải được triển khai trên cơ sở thị phần mà chúng ta đã chắc là sẽ giành được. Thông qua, việc xác lập quan hệ với khách hàng và nâng cao chất lượng của sản phẩm, chúng ta có thể sẽ từng bước mở rộng được thị phần của mình. Thị phần được mở rộng đến đâu thì sản xuất có thể mở rộng thêm ra đến đó, chứ không phải là ngược lại. Toàn bộ, sự anh minh của chúng ta trong quá trình hội nhập sẽ là việc bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ về lợi ích giữa những người sản xuất và những người buôn bán cà phê ra thị trường thế giới.
Những gì đúng với cà phê đã nói ở trên đây thì cũng sẽ đúng với rất nhiều những thứ khác.
Ví dụ thứ hai, thời gian vừa qua nhiều người đã thành công trong việc xuất khẩu hàng hóa bằng USD chỉ để thua to trong việc phải thanh toán các khoản nợ bằng EURO. Sự tăng giá đột biến của đồng EURO so với đồng USD đã làm rất nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Nhiều người đã nhanh chóng nhận ra rằng
sự tài giỏi trong kinh doanh sẽ chẳng nghĩa lý gì khi những đồng ngoại tệ mạnh biến đổi theo chiều bất lợi. Tuy nhiên, cũng tương tự như việc cà phê rớt giá, sự lên giá của đồng EURO hoàn toàn không phải bất lợi cho tất cả mọi người. Những ai bán hàng bằng EURO mà thanh toán nợ hoặc mua hàng bằng USD thì lại thắng lớn.
Hội nhập là việc sự biến động của các đồng ngoại tệ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện làm ăn của chúng ta. Và những đồng ngoại tệ này lên xuống, biến động liên tục như nước thủy triều. Vấn đề là đừng để xảy ra tình trạng khi xuống cũng như khi lên chúng đều làm chúng ta thua thiệt. Như vậy, để làm ăn với thế giới, ngoài việc nắm vững thị trường hàng hóa, thì cũng phải thông thạo về thị trường tài chính.
Ví dụ thứ ba, phần lớn những chiếc xe ô tô đang chạy ở trên các đường phố của chúng ta hiện nay đều là sản phẩm của những xí nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn của nước ngoài. Sở dĩ nhiều công ty ô tô đã đầu tư vào nước ta như vậy là vì tổ chức sản xuất ở gần thị trường tiêu thụ là rất có lợi về mặt kinh tế. Đặc biệt là thị trường này lại có nhiều hứa hẹn. Những người Việt ăn nên, làm ra và muốn sắm ô tô đang ngày càng nhiều. Về bản chất, việc khai thác thị trường trong nước đang khiến các công ty của nước ngoài đổ vốn và công nghệ vào nước ta. Tuy nhiên, sự đầu tư của nước ngoài (còn gọi là FDI) đang không chỉ trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, mà quan trọng hơn còn đang tạo ra việc làm và thu nhập.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài là một biểu hiện hết sức quan trọng của hội nhập. Hội nhập là việc chúng ta đến với thế giới và thế giới đến với chúng ta. Trong việc thế giới đến với chúng ta, đầu tư trực tiếp của nước ngoài là hình thức hội nhập an toàn và có lợi nhất. Cụ thể hơn, khi bạn nhập khẩu một chiếc ô tô, thì việc chuyển giao sản phẩm xảy ra, nhưng việc chuyển giao công nghệ thì không. Thế nhưng, đầu tư trực tiếp không chỉ chuyển giao vốn, công nghệ, mà còn chuyển giao mối quan hệ và sự hiểu biết về kinh doanh. Nó còn biến nhiều ngành nghề ở nước ta thành những phần cấu thành của cả một mạng lưới rộng lớn trên thế giới. Cái khó của hình thức hội nhập này là sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn được coi là nơi đầu tư hấp dẫn hơn nước ta.
Hội nhập là việc chúng ta tạo điều kiện tối đa cho những người nước ngoài làm ăn ở nước ta và biến nước ta thành một mắt xích hữu ích và không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian