Mỗi con người có 03 loại tính cách: tính cách anh ta phô bày, tính cách anh ta có, và tính cách anh ta nghĩ anh ta có.

Alphonse Karr

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: Hard Choices
Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3044 / 90
Cập nhật: 2016-06-04 21:09:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19: Syria: Mối Độc Hại
ịch sử là một vị thẩm phán trầm lặng, nghiêm khắc phán xét nếu chúng ta không biết lựa chọn con đường đúng hướng hôm nay.” Kofi Annan phát biểu khi nhìn tất cả Bộ trưởng các nước ngồi xung quanh bàn họp, những người đã nhận lời mời của ông tới Cung điện Quốc gia ở Geneva vào cuối tháng 6-2012 với hy vọng chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu đang bùng phát tại Syria.
Ông Kofi Annan nêu ra những sự khó khăn trong đàm phán. Ông là vị Tổng thư ký thứ bẩy của LHQ nhiệm kỳ từ năm 1997 đến 2006, một người Ghana điềm đạm, từng được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ông nói với mọi người: “Các vị có mặt ở đây đều là những người có đầy đủ sức mạnh để xoay chuyển chiều hướng cuộc khủng hoảng này. Bởi vì quý vị đại diện cho các nhà lãnh đạo có quyền lực.” Rất chính xác như những gì Kofi đưa ra, những người tới dự tại cuộc họp này có những quan điểm rất chia rẽ, lãnh đạo nào theo đường lối ấy.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ đầu năm 2011, người dân Syria tiếp nhận từ những cuộc biểu tình ôn hòa nhưng thu được kết quả thắng lợi ở Tunisia, Ai Cập, vì vậy họ hò nhau xuống đường biểu tình chống chế độ độc tài Bashar al-Assad. Giống như Libya, lực lượng an ninh của chế độ đối phó bằng vũ lực, bắt giam hàng loạt, vì vậy một số người Syria đã tự vũ trang để tự vệ và muốn lật đổ Assad. Đây là cuộc chiến không cân sức, tính đến tháng 6-2011, chính quyền đã giết 1300 người trong đó có cả trẻ em. (Tính đến đầu năm 2014, con số thiệt mạng ước tính hơn 150 ngàn người, nhưng có thể quá thấp so với thực tế.)
Đầu năm 2010, một năm trước khi cơn lốc xảy ra ở Syria, tôi tiến cử với Tổng thống nhà ngoại giao kỳ cựu Robert Ford dầy dạn kinh nghiệm, từng phục vụ khắp khu vực Trung Đông và gần đây nhất ông làm Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Irag sau hơn 5 năm đóng cửa sứ quán. Đây không phải là một quyết định dễ. Hoà Kỳ đã rút sứ quán để chứng tỏ không tán thành chế độ Syria, giờ đây mở lại tòa đại sứ có nghĩa là Hoa Kỳ chấp nhận chế độ cùa Assad. Nhưng tôi lại nghĩ khác, -ngay lúc này tôi vẫn tin như thế-, mọi việc sẽ dễ dàng hoạt động nếu chúng ta có sứ quán, ngay với một số chế độ tuy Hoa Kỳ cực lực phản đối, chúng ta vẫn cần có cơ sở để chuyển tải những thông điệp và có tai mắt ở quốc gia đó.
Tổng thống Obama đồng ý, tháng 2-2010 đề cử Robert. Nhưng Thượng viện ngăn cản vì phe đối lập phản đối, không phải phản đối Robert, (ông là nhà ngoại giao xuất sắc và nhạy cảm), mà phản đối lập sứ quán tại Syria. Ngay sau khi kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh, Tổng thống sử dụng Quyền lập pháp bổ nhiệm Robert trong thời gian Quốc Hội nghỉ lễ. Ông đến Damascus tháng 1-2011, sau thời gian ngắn ổn định trước khi các cuộc biểu tình diễn ra. Tháng 3, các cuộc biểu tình phát triển leo thang nhanh chóng, lực lượng an ninh nổ súng giết nhiều người biểu tình ở Daraa, đến cuối tháng Tư đưa lực lượng xe tăng cày ủi nhà cửa.
Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực chống lại thường dân. Hậu quả là Đại sứ Rovert Ford và nhân viên sứ quán Mỹ đối mặt với sự quấy rối và đe dọa, trong đó có xảy ra vụ nghiêm trọng vào tháng 7-2011, những người biểu tình ủng hộ chính phủ đã xâm nhập vào khu nhà sứ quán, đập phá các cửa sổ, dùng sơn bôi bẩn, tấn công khu nhà ở của Robert.
Bất chấp hiểm nguy, ông đến hiện trường của vụ thảm sát tồi tệ năm 1982, gặp gỡ thể hiện tình đoàn kết và đồng cảm của Hoa Kỳ với những người biểu tình đòi cải cách dân chủ. Ông lái xe vào thành phố, người dân vây quanh xe ông tặng hoa, ông đến thăm các bệnh viện, nơi người biểu tình bị thương nằm điều trị do lực lượng an ninh Syria khủng bố. Đồng thời cố gắng tìm hiểu thêm về người biểu tình, mục đích và tìm cách thiết lập mối liên lạc thường xuyên với họ. Cuộc viếng thăm này đã củng cố vị trí Robert, vì vậy phe đối lập của Thượng viện thấy quyết định của chúng tôi đúng. Rất nhiều người trong số Thượng nghị sĩ trước kia phản đối giờ đây xác nhận những việc ông làm thật ấn tượng, dũng cảm, thông minh và đến tháng Mười cuộc bỏ phiếu chính thức được thông qua. Đây thêm một ví dụ về những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, biết chấp nhận rủi ro để từ trong bốn bức tường ở toà đại sứ dám đi thẳng đến những nơi mà công việc cần phải có mặt đúng lúc và cần thiết nhất.
Bất chấp sự phản đối của quốc tế về bạo lực ở Syria, Nga và Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết về nghị quyết khá khiêm tốn của Hội đồng Bảo an tháng 10-2011, lên án Assad về hành động vi phạm nhân quyền, đồng thời yêu cầu cho phép được biểu tình ôn hòa. Nga có mối quan hệ chính trị lâu đời với Syria từ thời Chiến tranh Lạnh, trong đó Nga có căn cứ hải quân quan trọng ở Địa Trung Hải nằm trong lãnh thổ Syria, ngoài ra có mối quan hệ giữa tôn giáo Kito Chính thống của Syria với Giáo hội Chính thống Nga. Hơn nữa, Nga muốn duy trì ảnh hưởng, nên kiên quyết ủng hộ chính quyền Assad.
Basha al-Assad là con trai của Hafez al-Assada, người nắm quyền kiểm soát Syria từ năm 1970 trong suốt 30 năm cho đến khi qua đời năm 2000. Là bác sĩ nhãn khoa, Bashar trở thành người kế nhiệm cha sau cái chết của người anh cả trong vụ tai nạn xe hơi năm 1994, sau khi người cha qua đời, ông đảm nhận chức Tổng thống. Vợ của Assad, bà Asma, làm việc trong ngân hàng đầu tư trước khi trở thành Đệ nhất Phu nhân. Theo hồ sơ 2005 viết về cặp vợ chồng này, “Họ là mẫu người hoà hợp giữa Tây phương và Ả Rập”. Nhưng theo các tài liệu đánh giá, hình ảnh này chỉ là ảo tưởng, cho nên ai hy vọng cho rằng dưới sự cai trị Syria của nhà lãnh đạo mới chỉ là “lời hứa suông, cho dân ăn bánh vẽ với những mưu mô xảo quyệt”. Sự bất ổn lan rộng toàn Trung Đông, do những lời hứa suông và nguyện vọng chưa được giải quyết vì thế thúc đẩy người dân Syria đi biểu tình.
Assad và phe nhóm cầm quyền của y bao gồm cộng đồng Alawites, giáo phái người Shiite có mối quan hệ chặt chẽ với Iran, cai trị sắc tộc đa số Sunni ở Syria trong nhiều thập niên từ thời Pháp đô hộ sau Thế chiến thứ Nhất. Cộng đồng Alawites chiếm 12%. Phiến quân chủ yếu là người Sunni, chiếm 70% dân số, người Kurt chiếm khoảng 9%, ngoài ra khoảng 10% người Syria Kitô giáo, gần 3% là người Druze, giáo phái nguồn gốc xuất phát từ người Hồi giáo Shiite kết hợp với yếu tố của Kitô giáo và Do Thái giáo cùng với những người theo tôn giáo khác. Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, một trong những thách thức to lớn nhất của chúng ta phải đối mặt là việc giúp các phe đối lập đoàn kết, tập hợp được tất cả các giáo phái về ý tưởng và vùng địa lý.
Tháng 10-2011, Liên Đoàn Ả Rập yêu cầu ngừng bắn ỏ Syria, kêu gọi chính phủ Assad rút quân khỏi các thành phố lớn, thả tù nhân chính trị, bảo vệ ký giả và người làm công tác nhân đạo, đối thoại với người biểu tình. Hầu hết các quốc gia Ả Rập của người Sunni, đặc biệt Saudi Arabia và các nước vùng vịnh ủng hộ quân nổi dậy và yêu cầu Assad ra đi. Dưới áp lực của các nước láng giềng, Assad trên danh nghĩa đồng ý với kế hoạch của Liên Đoàn Ả Rập, nhưng ngay sau đó bác bỏ hoàn toàn. Lực lượng của chính phủ tiếp tục đàn áp giết hại người biểu tình những ngày sau. Liên Đoàn Ả Rập phản ứng bằng cách khai trừ Syria ra khỏi Liên Đoàn.
Tháng 12, Liên Đoàn Ả Rập một lần nữa đưa ra đề xuất. Giống như lần trước, Assad đồng ý với kế hoạch. Nhưng lần này, Liên Đoàn Ả Rập cử đoàn đến các thành phố ở Syria theo dõi hoạt động. Thật không may, dù có đoàn giám sát quốc tế tình trạng bạo lực cũng không giảm chút nào, một lần nữa cho thấy Assad không có ý định cam kết giữ đúng lời hứa. Cuối tháng 1-2012, Liên Đoàn Ả Rập rút toàn bộ đoàn quan sát với sự thất vọng và yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi sự chuyển đổi chính trị tại Syria, đồng thời yêu cầu Assad chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống để thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Vào lúc này quân đội của chính phủ đã đưa xe tăng bao vây vùng ngoại ô Damascus. Phiến quân quyết tâm chống lại bằng mọi giá nhưng quá khó, một số chuyển sang cấp tiến, một số thành cực đoan tham gia nhóm Jihadist, trong đó có một số liên lạc với al Qaeda, bắt đầu lợi dụng khai thác những mâu thuẫn để xây dựng con đường riêng của mình. Người tỵ nạn bỏ chạy qua biên giới Syria, đa số sang Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. (Tính đến năm 2014 đã có hơn 2, 5 triệu người tỵ nạn Syria).
Cuối tháng 1-2012, tôi dự phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an LHQ tại New York nghe báo cáo của Liên Đoàn Ả Rập thảo luận phương hướng giải quyết. Tôi nói với Hội đồng: “Chúng ta có hai cách lựa chọn. Sát cánh với nhân dân Syria và khu vực hay đồng lõa với kẻ gây tiếp tục ra bạo lực.”
Giải pháp mới hỗ trợ kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ả Rập cũng lại lâm vào tình trạng rối rắm như trước. Nga kiên quyết phản đối bất cứ điều gì gây áp lực đối với Assad. Năm ngoái họ bỏ phiếu trắng nghị quyết vùng cấm bay ở Libya mà đây lại là “biện pháp cần thiết” để bào vệ thường dân, sau đó tỏ ra khó chịu khi NATO dẫn đầu nhiệm vụ bảo vệ thường dân cùng với sự sụp đổ nhanh chóng của Qaddafi. Còn giờ đây Syria đang trong hỗn loạn, họ quyết ngăn chặn mọi sự can thiệp của phương Tây. Chế độ Assad quá quan trọng trong chiến lược của họ. “Đây là sai lầm tương tự như ở Libya”. Tôi tranh luận tại New York. Nghị quyết không áp đặt lệnh trừng phạt và cũng không hỗ trợ việc sử dụng lực lượng quân sự mà chỉ tập trung vào quá trình chuyển tiếp hòa bình. Nga vẫn vẫn không từ bỏ ý định của họ.
Tôi trao đổi với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trên chuyến bay đến dự Hội nghị An ninh Munich, sau đó trực tiếp gặp ông ta. Tôi nói, chúng tôi muốn có một thông điệp thống nhất của cộng đồng quốc tế. Nhưng phía Moscow lại muốn trừng phạt nghiêm khắc phía phiến quân chứ không phải chính phủ. Lavrov ép tôi cho rằng Assad sẽ từ chối không tuân thủ, vậy buớc tiếp theo lại định sử dụng theo lối can thiệp như Lybia chăng? “Không đâu”, tôi phản ứng. Theo kế hoạch sử dụng giải pháp là để thúc ép Assad đàm phán. “Ông ta sẽ nhận được thông điệp khi chúng ta có cùng tiếng nói chung của Hội đồng Bảo an. Vấn đề này hoàn toàn khác kịch bản xảy ra ở Libya. Không cho sử dụng lực lượng quân sự can thiệp hay hành động quân sự.”
Nga lại đưa ra những luận điểm về chủ quyền và phản đối nước ngoài can thiệp vào nội bộ nước khác đặc biệt với những hồ sơ rất khác biệt. Năm 2008 và 2014, Putin không ngần ngại đưa quân đội vào Georgia và Ukraine, vi phạm chủ quyền các quốc gia đó, chỉ vì phù hợp với lợi ích của Nga.
Trong khi tôi và Lavrov trao đổi ở Munich, bạo lực ở Syria tăng lên đột biến. Lực lượng chính phủ nhằm vào mục tiêu ở Horns, thành phố lớn thứ ba, cái nôi của phiên quân, họ tấn công bằng hàng loạt pháo kích, giết chết hàng trăm người. Đây là ngày đẫm máu nhất trong cuộc xung đột từ trước đến nay.
Tôi nói với Lavrow, mỗi từ ghi trong nghị quyết tại New York đã được tranh luận triệt để. Phía chúng tôi đã nhượng bộ quá nhiều, nghị quyết chỉ ở mức tối thiểu, hy vọng chấm dứt bạo lực, chuyển sang quá trình chuyển tiếp. Giờ đây đã đến thời điểm bỏ phiếu. Nghị quyết sẽ được đưa ra ngay hôm nay.
Lavrow hỏi: “Kết thúc vấn đề này sẽ là gì?” Ngồi họp tại Munich, tôi không thể nào dự đoán những bước tiếp theo, tôi biết đây có thể sai lầm nếu chỉ nhìn thấy những điều nhỏ nhất trong những thách thức mà người Syria phải đối mặt khi Assad ra đi. Nhưng tôi tin: nếu không bắt đầu từ tiến trình đưa đến hoà bình, kết thúc sẽ rất nghiệt ngã. Có thể máu sẽ đổ nhiều hơn, khó khăn cũng nhiều hơn, nhiều người bị bắt giam, nhà cửa đổ nát do bom đạn và nguy cơ rất lớn sẽ xảy ra nội chiến toàn diện thu hút những kẻ cực đoan, đất nước này có thể sụp đổ hoàn toàn, xé nát thành từng vùng dưới sự kiểm soát các phe phái kể cả bọn khủng bố. Giờ đây mỗi ngày các cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn, bạo lực vẫn xảy ra đã làm cho việc hòa giải gặp nhiều khó khăn cũng như tái thiết, làm tăng nguy cơ bất ổn, xung đột giáo phái, lan rộng từ Syria sang toàn khu vực.
Vài giờ sau khi thảo luận với Ngoại trưởng Lavrov, Hội đồng Bảo an đã họp, yêu cầu bỏ phiếu. Tôi đứng trước đoàn báo chí ở Munich, phát biểu: “Chúng ta vì hòa bình, an ninh và dân chủ cho tương lai hay chúng ta đồng tình với bạo lực và chết chóc? Hoa Kỳ bảo vệ những điều mà Hội đồng Bảo an bảo vệ.” Ngay cả những ngày đẫm máu nhất xảy ra tại Syria, Nga và Trung Quốc vẫn sử dụng quyền phủ quyết, ngăn chặn thế giới lên án bạo lực. Ngăn chặn nghị quyết này họ phải chịu trách nhiệm những gì khủng khiếp đã và đang xảy ra. Điều này sau đó tôi lên án, đó là sự hèn nhát.
Theo dự báo, tình hình mỗi ngày càng tồi tệ. LHQ và Liên đoàn Ả rập đề nghị Kofi Annan tham gia Đoàn Đặc phái viên tới Syria vào cuối tháng Hai. Nhiệm vụ của ông là thuyết phục phía chính phủ, phiến quân và nước ngoài ủng hộ thoả thuận giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.
Hỗ trợ đường lối ngoại giao này, tôi trợ giúp bằng cách tổ chức một cuộc họp các nước chủ chốt tìm phương thức khác để gia tăng sức ép lên chế độ, hỗ trợ nhân đạo cho thường dân bị ảnh hưởng, đây là sự lựa chọn đầu tiên của chúng ta bị ngăn chặn tại LHQ. Chúng ta ủng hộ phương án ngoại giao, nhưng chúng ta không thể cứ ngồi yên khoanh tay mãi được. Danh sách các nước cảm thấy bắt buộc phải hành động ngày càng tăng lên, con số cuối cùng đã hơn 60 quốc gia tham gia tại Tunisia vào cuối tháng Hai với danh xưng Những người bạn của nhân dân Syria. Chúng tôi thành lập nhóm hành động tìm cách trừng phạt, cắt đứt nguồn kinh tế của Syria (Nga và Iran bị ảnh hưởng lớn nhất về việc bổ xung ngân quỹ), cam kết viện trợ khẩn cấp cho người dân tỵ nạn chạy trốn bạo lực, tăng cường huấn luyện, đào tạo các nhà lãnh đạo phe đối lập dân sự Syria.
Phía hậu trường ở Tunisia, đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận ban đêm về cách chuyển vũ khí cho phiến quân để có đủ khả năng chống lại quân chính phủ do Nga, Iran ủng hộ. Các đối tác của chúng ta ở Vùng Vịnh cũng theo dõi phiên quân Sunni và thường dân bị tàn sát trên hệ thống truyền hình Al Jazeera, càng ngày họ càng mất kiên nhẫn. Ngoại trưởng Saudi, Hoàng thân Saud al-Faisal cho biết, theo ông, cung cấp vũ khí cho phiến quân là “ý tưởng tuyệt vời.” Tôi hiểu sự thất vọng của ông, giờ đây ông muốn thay đổi cán cân quân sự. Nhưng dù sao cũng có nhiều lý do đáng lo ngại, nếu tình hình quân sự hoá tăng lên, sẽ rơi vào cơn lốc nội chiến toàn diện. Khi súng đạn đổ vào nước này, thật khó kiểm soát nổi, số súng đạn ấy cũng dễ dàng lọt sang tay bọn cực đoan.
Phía ủng hộ Assad họ không quan tâm lo lắng điều này. Vệ binh Cách mạng trong lực lượng của Iran và Lực lượng dân vệ Quds, đã có mặt tại Syria hỗ trợ cho Assad và quân đội Syria. Iran đóng vai trò cố vấn, đồng hành cùng lực lượng Syria tại các chiến trường, giúp đỡ chính phủ thành lập lực lượng dân vệ. Các chiến binh Hezbollab, lực lượng thân Iran ở Lebanon cũng tham gia vào cuộc chiến ủng hộ quân chính phủ. Sự hiện diện tổng hợp quân lực của Iran, Hezbollah rất quan trọng, giúp chính phủ Syria nắm quyền kiểm soát nhà nước.
Tôi hỏi Hoàng thân Saud, liệu ông có nghĩ Assad sẽ hợp tác với kế hoạch chấm dứt bạo lực và bắt đầu quá trình chuyển đổi chính trị nếu chúng ta thuyết phục được Nga. Hoàng thân cho là không thể, vì gia tộc Assad không bao giờ cho phép làm điều ấy. Ông dẫn chúng về bản thân mình, ông bị áp lực trong gia tộc do mẹ ông là người đứng đầu buộc ông phải giữ vị thế của gia tộc, lấy hành động tàn ác của cha làm tấm gương để ngăn chặn những cuộc nổi dậy. Ví dụ rõ ràng về hành động đáng hổ thẹn khi Hafez al-Assad phá huỷ thành phố Hama năm 1982 để trả đũa cuộc nổi dậy.
Tại Riyadh, vào cuối tháng Ba, tôi gặp Hoàng thân Saud và Quốc vương Abdullah tham gia cuộc họp mở đầu của quan hệ đối tác chiến lược mới giữa Hoa Kỳ và sáu quốc gia Vùng Vịnh. Phần lớn tập trung vào các mối đe dọa từ Iran, nhưng chúng tôi cũng thảo luận sự cần thiết tăng cường hơn nữa ủng hộ phiến quân Syria. Gần sáng, tôi bay sang Istanbul găp đại diện Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar, ở đây cũng được nghe thông điệp tương tự về việc cung cấp vũ khí cho phiến quân.
Tôi ở trong tình thế lưỡng nan. Một mặt, Hoa Kỳ chưa chuẩn bị tham gia việc trang bị vũ khí cho quân nổi dậy, nhưng chúng ta cũng không muốn phá sự liên minh chống Assad, hoặc làm mất chỗ dựa của các nước Ả Rập. Tôi cẩn trọng phát biểu ở Ryadh: “Tất nhiên một số việc chúng tôi phải làm và nước khác cũng tham gia. Vì vậy, khi chúng ta nói đến giúp đỡ, có nghĩa là với sự giúp đỡ rộng rãi về mọi mặt. Không phải quốc gia nào cũng làm như vậy.” Đây có thể coi, tôi công khai thừa nhận việc đã rồi: Tại một số nước có thể tăng sự ủng hộ bằng cách cung cấp vũ khí trong khi các nước khác sẽ nhằm vào hỗ trợ nhân đạo. (Tháng 2-1014 Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ hơn 1, 7 tỷ Mỹ kim, là nhà tài trợ lớn nhất giúp đỡ tái định cư cho người dân Syria).
Tháng 3-2012, kỷ niệm một năm cuộc nổi dậy ở Syria, theo ước tính của LHQ số người bị thiệt mạng lên đến hơn tám ngàn người. Kofi Annan đã đưa ra phương án gặp gỡ tất cả các bên kể cả chính Assad, cố gắng thông qua sợi chỉ ngoại giao chấm dứt cuộc xung đột trước khi tổn thất ngày càng gia tăng. Trung tuần tháng ấy, ông đưa ra kế hoạch sáu điểm. Những điểm này rất tương đồng với những điểm mà Liên đoàn Ả Rập đưa ra vào đầu năm. Kofi yêu cầu chính quyền Assad rút quân đội và không được sử dụng vũ khí hạng nặng, cho phép biểu tình hoà bình, đồng ý cơ quan cứu trợ nhân đạo vào Syria cũng như giới báo chí truyền thông, bắt đầu thực hiện quá trình chuyển tiếp chính trị, giải quyết các nguyện vọng và mối quan tâm của nhân dân Syria. Đồng thời nỗ lực tranh thủ thỏa thuận của Nga, ông đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ phê chuẩn kế hoạch của ông nhẹ nhàng hơn là chỉ ra lời “tuyên bố” chứ không phải là giải pháp toàn diện. Điều này giúp trấn an Moscow, coi như không đủ pháp lý cơ bản để can thiệp bằng quân sự sau này. Các nước phương Tây tán thành vì cuối cùng Hội đồng Bảo an đã công bố nghị quyết. Tuyên bố của Hội đồng Bảo an kêu gọi ngừng bắn, theo đường lối của Kofi “tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria sang dân chủ, với hệ thống chính trị đa số, kể cả thông qua một cuộc đối thoại chính trị giữa chính phủ Syria với tất cả các phe phái Syria đối lập.”
Giờ đây, tất cả các nước đồng thuận trong bản tuyên bố, Nga biết Assad đã chấp nhận các điều khoản của Kofi vào cuối tháng Ba. Chúng tôi chờ xem y thực hiện điều khoản ra sao, vì không ai biết rõ chi tiết việc ngừng chiến như thế nào. Ngày 10-4 là hạn chót, nhưng bạo lực hầu như không có dấu hiệu giảm. Lực lượng quân đội Syria thậm chí còn nã đạn sang Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon, điều này có thể gây cuộc xung đột lan rộng sang khu vực khác. Nhưng sau đó tình hình yên tĩnh bắt đầu có hiệu lực. Hiệp định ngừng bắn hầu như không đầy đủ và toàn diện, tuy vậy cũng đã có những khoảng thời gian im tiếng súng. Giống như Liên đoàn Ả Rập trước kia, LHQ đã cử đoàn quan sát đến theo dõi, giám sát tình hình ngừng bắn.
Tuy nhiên, lại một lần nữa Assad bất chấp cam kết, y không chịu thực hiện những bước tiếp theo kế hoạch của Kofi. Sau gần một tháng, Kofi báo cáo “có những vi phạm nghiêm trọng”, cuối tháng 5, một cuộc thảm sát làm chết hơn trăm người dân làng ở Houla trong đó hơn một nửa là trẻ em. Nga và Trung Quốc vẫn ngăn chặn Hội đồng Bảo an việc Assad phải tuân thủ 6 điểm, phải chịu trách nhiệm hậu quả nặng nề với những vi phạm đó. Giờ đây xem ra họ thực hiện rất ít những gì đã đồng ý và cố tình tìm cách giảm bớt sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Tôi động viên, khuyến khích Kofi tìm kiếm chiến thuật khác. Có thể ông tổ chức một hội nghị quốc tế tập trung vào kế hoạch chuyển tiếp. Tiến triển ngoại giao nếu không tiến bộ, khả năng ngừng bắn sẽ sụp đổ hoàn toàn, mọi việc lại trở về điểm xuất phát. Tuần đầu tháng Sáu, Kofi gặp tôi ở Washington, chúng tôi thường điện đàm qua lại trong khi ông đến Moscow, Tehran, Damascus và nhiều thủ đô khác trong khu vực. Ông tán thành, giờ đây là lúc nên thực hiện những bước tiếp theo về ngoại giao và bắt đầu xây dựng kế họch cho cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng Sáu.
Trung tuần tháng Sáu, bạo lực gia tăng buộc LHQ đình chỉ những cuộc theo dõi. Tôi tháp tùng Tổng thống Obama dự hội nghị G20 ở Los Cabos, Mexico, chúng tôi sẽ gặp gỡ Tổng thống Putin khoảng 2 giờ đồng hồ. Vấn đề Syria là chủ đề chính trong cuộc thảo luận.
Tổng thống Obama nêu vai trò của chúng tôi: Cộng đồng quốc tế hoặc là ngồi yên khoang tay chứng kiến đất nước Syria bị xé nát do nội chiến, chiến tranh uỷ nhiệm với tất cả những hậu quả tiêu cực về sự ổn định trong khu vực hay để Nga dùng ảnh hưởng của mình ủng hộ giải pháp khả thi. Putin tuyên bố không hề thiên vị đối với Assad và Assad cũng làm cho Moscow khá đau đầu, ông tự nhận không có uy lực đối với Damascus. Theo tôi, cá nhân ông cũng hiểu rõ những thách thức mà Assad phải đối mặt với tình trạng trong nước, ông cũng cảnh báo về mối đe doạ ngày càng tăng từ càc phần tử cực đoan trong phe đối lập và vạch ra những chuyện lộn xộn có thể lan sang Libya, Ai Cập, tất nhiên cả Irag.
Đây là điều hoàn toàn hợp tình hợp lý ngăn chặn hành động tiếp tục cung cấp cho Assad vũ khi và tiền bạc. Mặc dù tôi không tin những hành động hay lời hứa của Nga, tôi cũng biết chúng ta không khoan nhượng nhưng quả thật rất mệt mỏi về những lựa chọn trong ngoại giao. Tôi khuyên Kofi sau khi tôi gặp Putin: “Ngài nên quay lại Nga, nói với họ đoàn của ngài sẽ đưa ra kế hoạch chuyển tiếp, Nga phải lựa chọn, ủng hộ hoặc không ủng hộ.” Ngày họp hội nghị ở Geneva theo kế hoạch đến gần, tôi làm việc chặt chẽ với Kofi tìm những từ ngữ làm sao có khả năng đạt được sự đồng thuận. Tấm rèm của hy vọng được vén lên trong một bài viết đăng trên Washington Post, ông đưa ra quan điểm rất rõ ràng. Ông yêu cầu các nước láng giềng của Syria và những cường quốc trên thế giới “nên đoàn kết nhất trí chấm dứt sự đổ máu, thực hiện kế hoạch sáu điểm để tránh quân sự hoá xung đột trong tương lai.” Ông nói thêm: “Tôi hy vọng tất cả mọi người tham dự hội nghị vào ngày thứ Bẩy tới đây sẽ đồng thuận một quá trình chuyển tiếp tại Syria theo nguyên tắc đầy đủ và minh bạch.”
Trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc, tôi yêu cầu Kofi giữ vững nguyên tắc như ông đã đưa ra: “Tôi hiểu ở đây có thể có những thay đổi để phù hợp tình hình, nhưng vấn đề cơ bản phải đảm bảo. Tôi tin vào điều này. Những ý tưởng cốt lõi xuất phát từ các cuộc họp của cộng đồng quốc tế trong đó có Nga và Trung Quốc, đằng sau sự thống nhất chuyển tiếp chính trị có thể dẫn đến một tương lai dân chủ. Đây là vấn đề bất khả xâm phạm. Các chi tiết có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tình hình, nhưng vấn đề cốt lõi phải giữ bằng được.” Kofi tin rằng cuối cùng Nga cũng sẽ đồng thuận, ông nói: “Họ nói cần phải có sự thay đổi, nhưng phải tuân thủ theo luật định.” Tôi không mấy tin tưởng, nhưng đành thử xem sao.
Tôi đến Geneva gần 1 giờ sáng ngày 30-6 trong chuyến bay từ Nga, nơi tôi dự hội nghị kinh tế các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương. Trong buổi dạ tiệc kéo dài ở St Petersburg, tôi cố ép Lavrow cần hỗ trợ những nỗ lực của Kofi chấm dứt xung đột. Tôi biết Nga không bao giờ hài lòng, đặc biệt về việc yêu cầu Assad từ chức, nhưng với sự hỗ trợ của chúng tôi, Kofi sẽ đưa ra giải phát thoả đáng hơn. Ông yêu cầu thành lập chính phủ đoàn kết chuyển tiếp mở rộng với đầy đủ quyền lực nhưng loại trừ “những người vẫn đang làm suy yếu sự tin cậy của quá trình chuyển đổi và nguy hiểm cho ổn định và hoà giải.” Đây là mật mã loại bỏ Assad. Phía Nga yêu cầu trong văn bản không sử dụng từ ngữ (Assad phải ra đi) và phía chúng ta không “bắt buộc Assad phải ra đi”, vấn đề này do nhân dân Syria tự giải quyết.
Lavrow bảo vệ đường lối cứng rắn. Ông tuyên bố, Nga muốn có giải pháp về chính trị, nhưng lại không tán thành những giải pháp cụ thể. Tôi vạch ra, nếu các bên không đạt được một thỏa thuận vào ngày mai tại Geneva dựa trên đề nghị của Kofi về quá trình chuyển tiếp có trật tự, các nỗ lực ngoại giao của LHQ dẫn đầu sẽ sụp đổ, thế lực cực đoan sẽ chiếm ưu thế, cuộc xung đột sẽ leo thang. Các quốc gia Ả Rập và Iran sẽ đưa vũ khí vào nhiều hơn. Căng thẳng, xung đột các giáo phái tăng lên, làn sóng người tỵ nạn tiếp tục tăng gây bất ổn cho các nước láng giềng, đặc biệt ở Lebanon và Jordan. Tôi tin chế độ của Assad trước sau gì cũng sụp đổ, nhưng cũng có thể kéo theo các quốc gia láng giềng với Syria trong khu vực. Một kịch bản như thế không phù hợp với lợi ích và ảnh hưởng uy tin của Nga. Nhưng Lavrov cố chấp, không thay đổi ý kiến. Tôi đành lên máy bay đến Thụy Sĩ và cần phải tăng sức ép với Nga hơn nữa, đồng thời tăng cường vận động các nước đồng thuận với nghị quyết.
Tại Geneva, đầu tiên tôi gặp Ngoại trưởng Anh William Hague và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, trao đổi những vấn đề cần đạt được trong hội nghị. Sau đó Hague và tôi trao đổi với Hamad bin Jassin của Qatar và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu, ông đã gợi ý chúng tôi hỗ trợ phiến quân bằng viện trợ quân sự bất kể kết quả ở hội nghị Geneva. Họ hiểu Hoa Kỳ và Anh Quốc chưa sẵn sàng nhưng muốn biết quan điểm và thái độ.
Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-moon chủ trì phiên họp khai mạc hội nghị (mà ông lạc quan) Nhóm Hành động vì Syria trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Irag, Kuwait, Qatar và EU. Cả hai nước Iran và Saudi Arabia không được mời tham dự.
Mở đầu hội nghi, Kofi đưa ra mục tiêu: “Chúng ta có mặt tại đây để đồng ý dự thảo về nguyên tắc cho quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria, điều này đáp ứng với nguyện vọng chính đáng của nhân dân Syria. Và chúng ta có mặt tại đây cũng để tán thành về những hoạt động mà mỗi người trong chúng ta cần làm biến mục tiêu đề ra thành hiện thực và phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nếu như không tuân thủ.” Ông trình bày toàn bộ kế hoạch chuyển đổi mà từ lâu ông đề xuất.
Tôi hoan nghênh kế hoạch của Kofi mở đường cho quá trình chuyển đổi dân chủ và “tương lai hậu Assad.” Hoa Kỳ chia sẻ mục tiêu dân chủ, đa nguyên của Syria bằng cách tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật, tôn trọng quyền phổ quát của toàn thể nhân dân, các tầng lớp trong xã hội, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo hay giới tính. Chúng tôi cũng đồng ý vấn đề quan trọng nhất là duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ Syria và các tổ chức, đặc biệt đảm bảo an ninh để ngăn chặn sự hỗn loạn mà chúng ta từng thấy ở Irag sau khi Saddam Hussien bị lật đổ về sự tan rã của chính phủ và quân đội. Tôi nói, để thỏa thuận mới được thực hiện nghiêm túc, cần có nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết “thỏa đáng và trừng phạt ngay những bên không tuân thủ.” Những quốc gia có ảnh hưởng với với chính quyên cần gây áp lực yêu cầu phải chấp nhận và ủng hộ quá trình chuyển tiếp. Có nghĩa là Nga nên sử dụng ảnh hưởng của mình với phe chính phủ, trong khi đó phương Tây và các nước Ả Rập sẽ làm như thế đối với phiến quân để cùng chấp nhận thỏa thuận.
Chúng tôi muốn ngôn từ sử dụng cần mạnh mẽ hơn về những điều Kofi đưa ra một số điểm (thí dụ như, chúng tôi muốn ám chỉ Assad phải ra đi) nhưng vì lợi ích chung và sự nhất trí, chúng tôi phải chấp nhận văn bản đã ghi theo cách khác, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác thực hiện nghiêm chỉnh.
Hầu hết các cuộc họp quốc tế văn bản đều viết sẵn. Mỗi quốc gia và tổ chức đều làm giống nhau, điều này trở nên nhàm chán. Mọi việc trở lại theo thông lệ trả lời các phóng viên nhiếp ảnh, truyền thông sau khi rời phòng họp.
Chúng tôi rời khu lễ tân vào căn phòng rộng hình chữ nhật rất đông người, Kofi và Ban Ki-moon đứng hàng đầu cùng các bộ trưởng ở hai bên bàn đối diện. Tình hình rất căng thẳng, có lúc vị bộ trưởng này to tiếng với người kia, thậm chí đập tay xuống mặt bàn. Cuối cùng sự ồn ào náo nhiệt đổ xô vào sự tranh luận giữa tôi và Ngoại trưởng Nga Lavrow. Đây là chuyện thường xảy ra trong các cuộc tranh luận.
Xem ra phía Nga có thể chấp thuận nguyên tắc thành phần chính phủ chuyển tiếp nếu chúng tôi đưa ra những từ ngữ thích hợp hơn. Lavorw còn ngần ngại cụm từ của Kofi chỉ ra người “phá hoại uy tín chính phủ chuyển tiếp, gây nguy hiểm cho sự ổn định và hoà giải”. Tôi đưa ra cách giải quyết khác để phát vỡ thế bế tắc. Thành phần chính phủ chuyển tiếp bao gồm cả thành viên của chính phủ lẫn phe đối lập có lựa chọn “trên cơ sở đồng thuận”. Cuối cùng Nga chấp thuận.
Rất dễ bị hiểu nhầm về ngữ nghĩa, nhưng ngôn từ phải mang tính ngoại giao, tôi biết phía họ sẽ giải thích theo cách hiểu của họ với các nước trên thế giới về sự đồng thuận và nên hiểu thực tế về Syria như thế nào. Tôi nêu “đồng thuận” coi như là một lối thoát bởi vì thực tế Assad không thể nào đáp ứng được những yêu cầu của nghị quyết vì phe đối lập không bao giờ chấp nhận Assad. Chúng tôi vẫn giữ cụm từ “toàn quyền quyết định” để chỉ quyền hạn và nhiệm vụ của thành phần chính phủ chuyển tiếp, có nghĩa là Assad và những người ủng hộ y sẽ bị tước bỏ quyền lực. Để củng cố sức mạnh, tôi muốn thoả thuận phải dứt khoát đặt cơ quan an ninh, tình báo của Syria cùng với “tất cả cơ quan đầu não của chính phủ” dưới sự kiểm soát của chính phủ chuyển tiếp, đồng thời thành lập “cơ quan tối cao trong chính phủ để dân chúng tin tưởng” (tiêu chuẩn đưa ra mà Assad không bao giờ đạt được).
Tôi kiên quyết yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ phải thông qua nghị quyết Chương VII của hiến chương LHQ, cho phép lệnh trừng phạt nặng nề trong trường hợp không tuân thủ. Lavrov không tán thành, nhưng đồng ý sử dụng ảnh hưởng của Nga để hỗ trợ Kofi và tham gia ký kết các điều khoản đã thương lượng. Sau đó chúng tôi sẽ thông báo, giải thích với các nước thế giới.
Ngay từ ban đầu đã xảy ra chuyện rắc rối. Giới báo chí hiểu nhầm cụm từ thành “thỏa thuận có đi có lại”, khi đọc người ta có thể hiểu Assad vẫn duy trì quyền lực. Tờ New York Times đăng bản tin mang tính tiêu cực với tiêu đề “Đàm phán về Kế họach Syria, nhưng Assad vẫn nắm quyền”. Lavrow nhân đà làm vấn đề thêm rắc rối, ông trả lời báo chí: “Nghị quyết này không có điều kiện tiên quyết quá trình chuyển tiếp. Không đặt ra điều kiện trước qua trình chuyển giao và cũng không loại bỏ phe phái nào trong quá trình ấy.”
Kofi bác bỏ giải thích vòng vo của Lavrov, ông phát biểu: “Tôi hoàn toàn tin tưởng nhân dân Syria, những người đã đấu tranh gian khổ giành độc lập, họ có thể tự hào về sự điều hành và ai là người điều hành đất nước bằng sự lựa chọn những người đầy tâm huyết dẫn dắt họ.” Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến ông: “Những gì chúng tôi làm là tước đi những tưởng tượng cho rằng Assad và những kẻ có bàn tay nhuốm máu đòi nắm giữ quyền lực lâu hơn nữa. Kế hoạch kêu gọi chế độ Assad bàn giao cho tân chính phủ chuyển tiếp đầy đủ quyền hạn quản lý nhà nước.” Thời gian qua, phe đối lập và thường dân Syria đọc thông báo Geneva về kế hoạch cụ thể giải quyết chế độ Assad chấm dứt.
Đó là một mùa hè thật tồi tệ. Sau khi ký kết thỏa thuận Geneva, Nga từ chối ủng hộ nghị quyết Chương VII của hiến chương LHQ và không sử dụng áp lực nào đối với Assad. Mặc dầu rất thất vọng, nhưng hành vi của họ không có gì đáng ngạc nhiên.
Tháng Tám, Kofi từ chức trong khó chịu. Ông phán nàn với tôi: “Tôi đã làm hết sức, nhưng không phải cứ hết sức mình đã là đủ.” Tôi trả lời: “Tôi biết ngài không thể làm gì được hơn nữa, bởi vì Nga không nhượng bộ với Hội đồng Bảo an. Tôi cũng chẳng biết chúng ta sẽ làm gì được nữa. Ít nhất tại Geneva chúng ta đã có thỏa thuận khung, nhưng vẫn chỉ là như thế mà thôi.” Trong khi đó thương vong ở Syria tăng lên đến hàng chục ngàn người, khủng hoảng có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Tôi ngày càng thất vọng nhưng đành chịu. Mỗi lần đến LHQ đều bị bức tường của Nga ngăn cản, tôi tìm mọi áp lực mong LHQ ủng hộ, họp nhiều lần với tổ chức Những người bạn của Nhân dân Syria, giờ đây tổ chức đã mở rộng, có hơn 100 quốc gia tham gia. Thách thức chính là để thuyết phục tất cả các bên –một bên là Assad do Nga, Iran làm hậu thuẫn và một bên là phiến quân cùng các nước Ả Rập-, cả hai đang tìm kếm cơ hội chiến thắng quân sự cuối cùng, đó là điều khó xảy ra, họ nên tập trung vào giải pháp chính trị bằng ngoại giao. Điều đó từng được đề xuất một cách cẩn trọng và thống nhất. Hoa Kỳ và các đối tác vẫn giữ lệnh trừng phạt chế độ Assad. Chúng tôi đóng băng các tài khoản, áp lệnh cấm di chuyển, hạn chế thương mại. Nhưng Nga và Iran vẫn tiếp tay cho những nỗ lực chiến tranh của Assad, cuộc chiến vẫn tiếp tục chưa có dấu hiệu kết thúc.
Assad vẫn leo thang sử dụng không lực, bắt đầu bắn tên lửa Scud áp đảo phiến quân, làm chết rất nhiều thường dân. Phe đối lập, dù được ủng hộ của các nước EU, Ả Rập và Hoa Kỳ nhưng họ vẫn trong tình trạng lộn xộn. Chúng tôi cung cấp cho phiến quân hàng viện trợ “không gây chết người”, gồm các thiết bị thông tin liên lạc, thực phẩm từ tháng 3-2012, nhưng chưa cung cấp vũ khí và đào tạo binh sĩ. Nhiều quốc gia lên tiếng, nhất là phe đối lập yêu cầu ủng hộ, hỗ trợ họ như đã từng hỗ trợ quân nổi dậy ở Libya, nhưng điều kiện ở Syria khác Libya.
Chính quyền Assad mạnh hơn Qaddafi rất nhiều, số lượng dân chúng ủng hộ họ ở những khu vực quan trọng, có nhiều đồng minh trong khu vực, một quân đội vững mạnh, có hệ thống phòng thủ vững chắc. Khác Libya, khu vực kiểm soát của Hội đồng Quốc gia chuyển tiếp của phiến quân nằm dọc theo phía đông, kể cả Benghazi, thành phố lớn thứ hai, còn phe đối lập của Syria vô tổ chức, ở rải rác, thiếu tập trung. Cuộc chiến của họ có tổ chức, quyết tâm bảo vệ chiến khu. Hơn nữa, có một sự khác biệt rất quan trọng: Nga ra sức ngăn chặn bất cứ động thái nào của LHQ đối với Syria trong biện pháp lớn ngăn chặn hoạt động tương tự như ở Libya.
Trong những ngày đầu tiên xảy ra giao chiến, hầu hết người ta nghĩ chế độ Assad sụp đổ là tất yếu không thể tránh khỏi. Nhất là các nhà lãnh đạo trước đây của Tunisia, Ai Cập, Libya và Yemen phải ra đi. Thật khó tưởng tượng sau những lần đẫm máu và đã hiểu thế nào là tư do, người dân Syria lại dịu xuống, chấp nhận sự cai trị của nhà độc tài lần nữa. Giờ đây, sang năm thứ hai của cuộc nội chiến, dường như thấy Assad vẫn đủ tiềm lực tiếp tục chiến đấu, quốc gia có thể bị xé nát, kích động sự chia rẽ và xung đột giữa các giáo phái. Khả năng bế tắc và đổ máu ở Syria còn kéo dài. Hoặc cũng có thể chính phủ sụp đổ kéo theo tình trạng hỗn loạn. Cuộc xung đột kéo dài càng gây nguy hiểm sự ổn định, gây bất ổn cho các nước láng giềng dễ bị ảnh hưởng như Jordan, Lebanon, dẫn đến bọn cực đoan sẽ trỗi dậy hình thành ngay trong quốc gia Syria.
Tôi bắt đầu coi Syria là “sự độc hại khó hiểu”, thuật ngữ do các chuyên viên làm kế hoạch mô tả những thách thức đặc biệt phức tạp, gây bối rối các tiêu chuẩn về giải pháp và sự tiếp cận. Sự độc hại khó hiểu này khó tìm ra được câu trả lời chính xác. Trong thực tế, khi một vấn đề tồi tệ xảy ra thường lại xuất hiện những điều tệ hại hơn nữa. Càng ngày những sự việc đó xảy ra tại Syria ngày càng rõ nét. Chẳng cần làm gì thì một thảm hoạ nhân đạo lại bao phủ khu vực. Can thiệp quân sự thì sự rủi ro cũng như mở chiếc hộp Pandora (thần thoại Hy Lạp, chiếc hộp mà Zeus tặng nàng Pandora, hễ ai mở nó sẽ có những điều kỳ bí không tốt lành xảy ra khắp thế gian....- ND) sẽ lại sa lầy như ở Irag. Gửi viện trợ cho phiến quân, nó có thể rơi vào tay bọn cực đoan. Nếu tiếp tục theo đuổi ngoại giao lại đụng phải lá phiếu phủ quyết của Nga. Chẳng có phương án nào có thể dẫn đến thành công, nhưng chúng ta vẫn cứ phải hy vọng.
Khi mọi sự thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nỗ lực Geneva đi vào bế tắc, tôi và nhóm an ninh của Obama bắt đầu phát hiện ra, chúng ta có thể hỗ trợ một cách cẩn trọng, huấn luyện phiến quân ôn hoà Syria có đủ điều kiện tin cậy để Hoa Kỳ cung cấp vũ khí. Nhưng vấn đề tiếp cận như thế này cũng mang theo nhiều rủi ro. Trong những năm 1980s, Hoa Kỳ, Saudi Arabia và Pakistan đã cung cấp vũ khí cho phiến quân Afghanistan mang tên Mujahideen giúp chúng chấm dứt sự chiếm đóng của Liên Xô. Trong số các chiến binh ấy có Osama bin Laden trở thành al Qaeda, quay ngoắt 180 độ, y nhắm mục tiêu chính vào các nước phương Tây. Không một ai muốn kịch bản này lặp lại lần nữa.
Nếu phiến quân được kiểm tra kỹ lưỡng, được đào tạo bài bản, họ có thể rất hữu ích theo nhiều phương án. Thứ nhất, một nhóm nhỏ có thể thúc đẩy ảnh hưởng tâm lý lớn đến phe đối lập, thuyết phục những kẻ ủng hộ Assad xem xét giải pháp chính trị. Hezbollah đã từng có quan điểm như vậy với phiá bên kia khi họ sử dụng phương pháp ấy lật lại cuộc chiến bằng cách triển khai vài ngàn chiến binh thiện chiến.
Thứ hai, lập tức quan hệ giữa chúng ta với các đối tác trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng do chúng ta hành động hoặc không hành động. Đây chẳng có gì là bí mật khi các nước Ả Rập cũng như nhiều nước khác đã chuyển vũ khí vào Syria. Nhưng vũ khi chuyển vào Syria kém sự hợp tác vì các nước khác nhau viện trợ cho từng bên khác nhau. Đáng lo ngại với số lượng vũ khí quân trang quân dụng đã vào tay bọn cực đoan. Bởi vì Hoa Kỳ không nằm trong thành phần nỗ lực hỗ trợ này, cũng hầu như không có ảnh hưởng làm đòn bẩy ngăn cản hay phối hợp vận chuyển vũ khí lậu. Tôi được nghe trực tiếp về điều này trong cuộc tranh luận phức tạp của các nước Vùng Vịnh. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ cuối cùng sẵn sàng tham gia thì có thể chúng ta sẽ đạt hiệu quả hơn trong việc cô lập bọn cực đoan, trao quyền cho các phần tử ôn hòa tại Syria.
Lo ngại nhất của chúng tôi về Syria – đây là một trong những khó khăn tệ hại nhất-, thiếu nhân tố có thể thay thế Assad một cách khả thi. Ông ta và liên minh tuy có những bất đồng, giống như thời Louis XV của Pháp “Après moi, le deluge” (Assad sụp đổ có thể kế theo là sự hỗn loạn). Khoảng trống quyền lực sau sự sụp đổ của Saddam Hussein do sự tan rã của quân đội là bài học cảnh tỉnh. Nhưng nếu Hoa Kỳ có thể đào tạo, trang bị cho phiến quân đáng tin cậy và có hiệu quả thì có thể đoàn kết được các lực lượng trong quá trình chuyển tiếp, bảo đảm được kho vũ khí hóa học, ngăn cản sự tàn sát, giải quyết sự ổn định.
Nhưng có thực hiện được không? Với chính sách rà soát, kiểm tra thật kỹ lưỡng phiến quân, chúng ta cần phải loại trừ bọn cực đoan ra khỏi hàng ngũ, duy trì chia sẻ các thông tin tình báo, phối hợp hoạt động chặt chẽ với tất cả các đối tác của chúng ta.
Tại Irag, Afghanistan Hoa Kỳ đã chi phí tốn kém việc đào tạo, huấn luyện binh sĩ địa phương, cố gắng biến họ thành một hệ thống quân đội hoàn chỉnh có đủ khả năng đánh bại các lực lượng kháng chiến, đảm bảo an ninh. Tướng David Petraeus, tư lệnh chỉ huy liên quân hai nước, trước khi trở thành Giám đốc Cục tình báo Trung ương năm 2011, tận mắt chứng kiến sự khó khăn đến nhường nào khi thực hiện nhiệm vụ này. Mặc dù có một số thành công, lực lượng an ninh Irag và Afghanistan vẫn còn loay hoay tìm chỗ đứng của họ. Chính qua những kinh nghiệm ở các quốc gia đó, Petraeus đã rút ra được những bài học quý báu, cái gì nên và cái gì không nên làm.
Tôi mời Petraeus tới tư gia ở Washington dự tiệc vào chiều thứ Bẩy trong tháng Bẩy, thảo luận làm thế nào có thể kiểm tra, huấn luyện, trang bị vũ khí cho phiến quân. Nếu ông cho rằng những nỗ lực này có thể thực hiện được ở Syria sau khi tính toán, xem xét một cách toàn diện. Ông rất cẩn trọng tính toán khi đưa ra ý tưởng, kể cả phác thảo các chi tiết để chuẩn bị đưa ra kế hoạch cụ thể.
Những quan chức cao cấp nhất trong quân đội của chúng ta không muốn dây dưa vào Syria, luôn luôn đưa ra những dự báo bi đát nếu các lực lượng phải vượt qua hệ thống phòng không tiên tiến của Assad và tiến hành lệnh vùng cấm bay như ở Libya. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta rất thất vọng chẳng kém gì tôi vì ở Syria thiếu cơ hội lựa chọn. Ông biết quá rõ từ khi ông nắm quyền lãnh đạo CIA, hệ thống tình báo của chúng ta chỉ làm được những gì.
Trung tuần tháng Tám, tôi đến Istanbul tham khảo ý kiến Tổng thống Abdullah Gul, Thủ tướng Erdogan và Ngoại trưởng Dacutoglu. Thổ Nhĩ Kỳ đã lâm vào tình trạng rất rắc rối về những chuyện xảy ở biên giới vì phải đối mặt với dòng người tỵ nạn Syria đang đổ sang. Một số người tôi gặp ở đấy, cùng với sự đụng độ xảy ra ở vùng biên, kể cả Syria đã bắn rơi máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải. Sự tổn thất phi cơ phản lực là lời cảnh cáo cuộc xung đột này có thể trở thành cuộc xung đột trong khu vực bất cứ lúc nào. Trong cuộc họp, tôi khẳng định Hoa Kỳ và đồng minh NATO cam kết đảm bảo an ninh cho Thổ chống lại cuộc xâm lăng của Syria.
Mặc dù được tham vấn thường xuyên của chúng tôi ngay từ khi cuộc xung đột bắt đầu của Thổ, tôi cho rằng cần tăng cường các kế họach hành động quân sự để chuẩn bị cho kế hoạch dự phòng. Những cái gì sẽ xảy ra khi áp đặt lệnh cấm bay? Làm thế nào để xử lý hay số vũ khí hóa học bị mất? Cách tốt nhất là làm gì khi chúng ta phối hợp hỗ trợ vũ trang cho phe đối lập? Thổ Nhĩ Kỳ tán thành, hai ngày sau Davutoglu và tôi nhận được điện thoại của các Ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức gặp nhau thảo luận những ý kiến đưa ra.
Tôi về Washington với sự tự tin, nếu chúng ta bắt đầu trang bị vũ khi, huấn luyện đào tạo cho phiến quân ôn hòa Syria điều ấy sẽ tăng ảnh hưởng, hậu quả tốt cho các đối tác của chúng ta trong khu vực. Giờ đây kế hoạch liên bộ đang được xúc tiến cao, Petraeus trình bày kế hoạch lên Tổng thống. Ông chăm chú lắng nghe, đưa ra nhiều câu hỏi, tuy vậy ông lo ngại dù trang bị vũ khí cho phiến quân cũng chưa chắc đủ sức mạnh ép buộc Assad từ bỏ quyền lực, bởi vì rất nhiều quân trang quân dụng đã được chuyển cho phiến quân do các nước Ả Rập cung cấp, đóng góp của chúng ta không thể quyết định được mọi vấn đề. Những chiến binh thánh chiến ở Afghanistan là câu chuyện thực tế cảnh báo mạnh mẽ vẫn còn ám ảnh trong tâm trí mọi người. Tổng thống đưa ra câu hỏi cụ thể, nếu Hoa Kỳ ủng hộ phiến quân, thành công có chắc chắn không?
Đây là sự quan tâm rất hợp lý, nhưng Petraeus và tôi cho rằng sự khác nhau to lớn giữa việc Qatar và Saudi Arabaia đổ vũ khí vào nước này với việc Hoa Kỳ đào tạo, huấn luyện, cung cấp cho phiến quân không thuộc hàng ngũ cựu đoan, đồng thời kiểm soát chặt chẽ sự lộn xộn nằm trong kế hoạch hợp lý của chúng ta. Hơn nữa, mục tiêu chính là xây dựng một lực lượng quân sự đủ mạnh để đánh bại quân chính phủ. Thay vì giao trọng trách cho đối tác, chúng ta phải hành động làm sao đủ thuyết phục Assad và những kẻ ủng hộ y rằng chiến thắng trong quân sự là không thể. Thực tế, điều tốt nhất tôi muốn là “so bó đũa chọn cột cờ.” (Nguyên văn: lựa chọn cái tốt nhất trong những điều tồi tệ- ND).
Dù được các quan chức cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia ủng hộ, nhưng một số người trong Nhà Trắng vẫn hoài nghi. Cuối cùng, Tổng thống đành theo đa số vì sự phản đối của ông với cuộc chiến tranh Irag và hứa sẽ đưa binh sĩ trở về. Tham gia dù bất kỳ bằng cách nào vào cuộc chiến dân sự mang tính bè phái ở Trung Đông là điều ít quan tâm khi ông nhậm chức. Vì thế Tổng thống muốn cần có thời gian kiểm chứng giá trị thực tế của phe đối lập Syria trước khi chúng ta tăng sự cam kết.
Rủi ro từ việc tham gia hoạt động thấp nhất đến không tham gia đều rất cao. Cả hai lựa chọn đều rất khó lường trước. Tổng thống thiên về giữ nguyên tình trạng như hiện tại, chưa đặt ra những bước tiếp theo, viện trợ vũ khi cho phiến quân.
Chẳng ai muốn thất bại trong các cuộc tranh luận, kể cả tôi. Nhưng đây là ý kiến của Tổng thống tôi phải tôn trọng quyết định. Ngay từ buổi ban đầu quan hệ đối tác, ông hứa những ý kiến của tôi sẽ được lắng nghe đầy thiện ý và công bằng. Điều này tôi thường xuyên nhận được, nhưng lần này dù với vai trò Ngoại trưởng, nhưng cũng không được ủng hộ.
Kế hoạch trang bị vũ khí cho phiến quân coi như chìm nghỉm, tôi đành quay lại đường lối thúc đầy ngoại giao, cố gắng cô lập, thúc ép chính phủ Syria trong khi giải quyết thảm họa nhân đạo. Tháng 8-2012, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bổ nhiệm Lakhdar Brahimi, nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm của Algeria kế nhiệm Kofi Annan. Tôi và ông thường xuyên trao đổi cho đến khi tôi kết thúc nhiệm kỳ. Trong cuộc họp với tổ chức Những người bạn của Nhân dân Syria, tôi thông báo viện trợ bổ xung về lương thực thực phẩm, nước, chăn chiếu và các dịch vụ y tế quan trọng cho những người dân Syria đang chịu nhiều đau thương. Tôi cam kết tăng cường hỗ trợ cho các nhóm đối lập dân sự, kể cả hệ thống vệ tinh nối liền với máy vi tính, điện thoại, máy ảnh, máy ghi hình, huấn luyện đào tạo hơn ngàn các nhà hoạt động, sinh viện, ký giả độc lập. Nhiều phần đất của Syria đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền, giúp nhóm đối lập địa phương cung cấp các dịch vụ thiết yếu, như mở cửa trường học, xây dựng sửa chữa nhà cửa. Tất cả sự việc ấy chỉ là sự trợ giúp bước đầu. Cuộc xung đột đang có chiều hướng gia tăng dữ dội.
Tôi mãn nhiệm Ngoại trưởng vào đầu năm 2013, đến lúc đó đã có trên 10 ngàn nhân dân Syria bị giết. Hàng triệu người phải rời bỏ quê hương. Ngoại giao quốc tế lâm vào tình trạng bế tắc. Điều lo ngại của tôi là bọn cực đoan đã xâm nhập làm mất ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo ôn hoà trong Quân đội Syria Tự do.
Tháng 3-2013, hơn một tháng sau khi tôi rời nhiệm sở, sự rắc rối bắt đầu từ thành phố Aleppo, họ cho rằng chính quyền Assad bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học. Vấn đề này đã từng đề cập và quan tâm từ hai năm trước. Người ta tin Syria tàng trữ một kho vũ khí hoá học như khí mù-tạt, sarin và các loại khác trên thế giới. Trong năm 2012, chúng ta nhận được những báo cáo lẻ tẻ rằng lực lượng quân chính phủ bắt đầu di chuyển và pha chế các chất hóa học. Cả Tổng thống và tôi đưa ra lời cảnh báo chính thức. Tháng 8-2012, Tổng thống Obama cảnh báo, nếu chế tạo hay sử dụng vũ khí hoá học là vi phạm nghiêm trọng, vượt qua giới hạn đối với Hoa Kỳ. Lời cảnh báo này mang đầy đủ hàm ý, nếu chế độ này vượt qua ngưỡng cho phép, Hoa Kỳ sẽ hành động kể cả sử dụng quân sự. Năm 2012, lời cảnh cáo dường như có hiệu quả, Assad không dám sử dụng. Vì vậy, nếu báo cáo mới về việc sử dụng vũ khí hoá học là có thật, cuộc xung đột ở Syria đã chuyển sang giai đoạn rất nguy hiểm.
Tổng thống một lần nữa nói, việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ làm thay đổi cuộc chiến, nhưng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ chưa chắc chắn các cuộc tấn công có sử dụng vũ khí hóa học đã xảy ra, cần phải điều tra kỹ lưỡng hơn. Tháng 6-2013, một tuyên bố không chính thức, Nhà Trắng xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng nhiều lần với số lượng và quy mô nhỏ, làm chết hơn 150 người. Tổng thống quyết định tăng cường viện trợ cho Quân đội Syria Tự do. Về thực tế, quan chức trong chính quyền nói với báo chí, họ bắt đầu cung cấp vũ khí từ mùa hè năm ngoái, trái ngược với quyết định của Tổng thống.
Sau đó, đến tháng 8-2013, cả thế giới thực sự sốc khi hình ảnh một cuộc tấn công mới bằng vũ khí hóa học vào khu vực phiến quân gần Damascus. Số người chết theo báo cáo lên đến hơn 1400 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Cuộc leo thang đã tới đỉnh điểm, vi phạm trắng trợn giới hạn của Tổng thống và chuẩn mực của quốc tế đề ra từ lâu. Áp lực tăng ngay lập tức và phản ứng mạnh mẽ từ Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Kerry dẫn đầu trong việc lên án các cuộc tấn công, gọi đó là hành động “đê hèn về đạo đức”. Tổng thống Obama nói: “Chúng ta không thể chấp nhận một nơi mà phụ nữ và trẻ em và những thường dân vô tội bị nhiễm khí độc trong quy mô ghê tởm.” Người Mỹ tự hỏi, liệu hành động bằng quân sự bao giờ sẽ xảy ra?
Một số nhà bình luận và thành viên của Quốc Hội lên tiếng, tại sao Tổng thống quá quan tâm về vũ khí hóa học mà không để ý đến Assad giết hại rất nhiều người bằng vũ khí thông thường. Vũ khí hoá học cũng trong danh sách các loại vũ khí. Nhưng vũ khí này đã bị cộng đồng quốc tế cấm sử dụng theo nghị định thư Genneva từ 1925 và Công ước Vũ khí Hoá học 1993 coi chúng là loại vũ khí khủng khiếp, vô nhân đạo. Tổng thống Obama giải thích: “Nếu chúng ta không hành động, chế độ Assad sẽ không chấm dứt sử dụng vũ khí hóa học. Trong khi các lệnh cấm sử dụng vũ khí bị coi thường, những tên bạo chúa khác không thèm đắn đo suy nghĩ mua và sử dụng khí độc. Thời gian qua, quân đội chúng ta đã từng phải đối mặt với viễn cảnh chiến tranh hóa học trên chiến trường. Và điều này có thể trở nên dễ dàng hơn cho các tổ chức khủng bố có được thứ vũ khí này, sử dụng chúng để tấn công thường dân.”
Khi Nhà Trắng hướng đến hành động, trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội Anh, Thủ tướng David Cameron đã thất bại việc được phép sử dụng vũ lực tại Syria. Hai ngày sau, Tổng thống Obama thông báo ý định ra lệnh không kích để ngăn chặn và giảm sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai của chế độ Assad. Nhưng một động thái làm cho rất nhiều quan chức Washington ngạc nhiên khi Tổng thống cho hay, ông sẽ tìm kiếm sự đồng thuận của Quốc Hội trước khi hành động, trong khi Quốc Hội đang mùa nghỉ lễ. Đột nhiên Quốc Hội rơi vào cuộc tranh luận nên hay không nên không kích. Song song với việc rút quân khỏi cuộc chiến ở Irag. Một kịch bản xấu nhất về Syria được nêu ra. Kế hoạch không kích của Tổng thống trong giới hạn của tiêu chuẩn toàn cầu hầu như chìm trong sự ồn ào cuộc tranh luận. Những ngày tiếp theo, làn sóng dư luận quay sang chống lại Nhà Trắng. Nhiều người dự đoán trong Quốc Hội cho rằng, Tổng thống có thể thất bại trong cuộc bỏ phiếu, nó sẽ giáng một đòn chí mạng đến uy tín và sự tín nhiệm của Hoa Kỳ. Tôi nhìn tới nhìn lui mọi việc với sự kinh ngạc. Syria giờ đây thật sự trở thành những điều tệ hại nhất. Tôi ủng hộ Tổng thống trong Quốc Hội và yêu cầu các nhà lập pháp hành động.
Trong thời gian ấy, tôi trao đổi với Ngoại trưởng Kerry và Chánh văn phòng Nhà Trắng, Denis McDonough, về phương cách tăng sức mạnh cho Tổng thống ở nước ngoài, đặc biệt chuyến công du sắp tới vào cuối tuần khi ông đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở St. Petersburg, nơi ông gặp Vladimir Putin. Với ý tưởng không cho phép Putin có điều kiện tổ chức các cuộc thảo luận đầy tranh cãi của Quốc hội với Tống thống, đồng thời đề nghị Denis, phía Nhà Trắng nên tìm mọi cách để lưỡng đảng ủng hộ cuộc bỏ phiếu. Biết Thượng nghị sĩ Bob Corker, lãnh đạo Uỷ ban Đối ngoại Thuợng viện của Đảng Cộng Hòa không phải là người ủng hộ Putin, tôi khuyên Denis nên thông qua ông ta để vận động. Ý tưởng thông qua phiên điều trần tại uỷ ban của tuần bỏ phiếu về uỷ quyền cho phép sử dụng quân qự của Tổng thống hy vọng sẽ thắng. Denis, người có nhiều ý tưởng hay, rất hiểu đường lối của Quốc Hội trong thời gian ông làm việc tại Capitol Hill đồng ý với ý kiến của tôi. Với sự đóng góp của Corker, Nhà Trắng đã thắng phiếu. Tuy không phải là tuyên bố quan trọng nhất đối với thế giới, nhưng cũng là một thông điệp hoàn hảo gửi đến Putin rằng Quốc Hội Hoa Kỳ không chia rẽ như ông ta hy vọng. Mấy hôm sau Denis gọi điện hỏi thêm ý kiến và thông báo ngày mai Tổng thống sẽ gọi điện cho tôi. Tôi biết trong tay Tổng thống có bao nhiêu con bài chủ, tôi nói với Denis, Tổng thống đừng quá lo ngại. Nhưng Denis nói POTUS (ám chỉ Tổng thống Hoa Kỳ) sẽ gọi điện cho tôi. Ngày hôm sau, qua điện thoại chúng tôi trao đổi về tình huống ván bài trong áp lực của Quốc Hội và những động thái đang tiến triển trên sân khấu chính trị thế giới.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, tôi định đến Nhà Trắng với danh nghĩa cá nhân vào ngày 9-9 về vấn đề buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Thông qua Bộ Ngoại giao tôi được biết voi trong rừng châu Phi đang gần tuyệt chủng. Đây là điều bất hạnh cho những con voi rừng, điều tôi lưu ý trong đó có lý do: bọn khủng bố và nhóm vũ trang Al Shabaab và Quân kháng chiến Thượng đế đã lợi dụng buôn bán ngà voi bất hợp pháp làm phương tiện tài trợ cho các hoạt động phi pháp, gây mất ổn định trên toàn Trung Phi. Khi tôi rời nhiệm sở tham gia cùng Bill và Chelsea vào tổ chức Clinton Foundation, Chelsea và tôi làm việc với những người lãnh đạo các nhóm bảo tồn tổ chức cơ quan phản ứng toàn cầu “cấm giết, cấm mua bán, cấm sử dụng”. Nhờ một phần đóng góp và vận động hành lang của chúng tôi, Nhà Trắng cũng nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, hè năm 2013 Tổng thống Obama ký sắc lệnh tăng cường nỗ lực chống buôn lậu. Giờ đây Nhà Trắng đang tổ chức hội nghị đưa ra những buớc tiếp theo, yêu cầu Chelsea và tôi tham gia. Tất nhiên, mọi người trên thế giới đều quan tâm và biết về Syria.
Sáng hôm đó, tại cuộc họp báo ở London, người ra hỏi Ngoại trưởng Kerry, Assad sẽ làm gì để ngăn chặn hành động quân sự. Kerry trả lời: “Chắc chắn ông ta phải nộp tất cả các loại vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế vào tuần sau và phải nộp toàn bộ không được chậm trễ với những báo cáo đầy đủ rõ ràng. Nhưng tôi nghĩ ông ta sẽ không thực hiện và chẳng bao giờ thực hiện.” Mặc dù câu trả lời của Kerry phản ánh sau những cuộc trao đổi của ông với đồng minh và Nga, nhưng điều này xem ra không được chuẩn bị trước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cải chính coi đây “chỉ là trả lời chung chung”. Tuy nhiên, Nga lập tức lợi dụng lời phản biện của Kerry coi như một đề xuất nghiêm túc ngoại giao.
Tôi tới Nhà Trắng lúc một giờ trưa, các quan chức hàng đầu đang tranh luận phương án phản ứng như thế nào. Tôi đưa ra một số ý kiến ngắn gọn sau đó đến Phòng Bầu Dục gặp Tổng thống. Tôi thấy có gì khác lạ mặc dù tôi trở lại căn phòng mà trước đây thường xuyên đến, đây là lần đầu tiên quay lại sau khi tôi từ chức gần bẩy tháng, giờ đây lại thảo luận cấp bách về khủng hoảng quốc tế. Tôi nói với Tổng thống, cuộc bỏ phiếu chống Syria có thể không thắng Quốc Hội, tốt nhất không nên gây thêm rắc rối, hãy chờ xem phản ứng bất ngờ của Moscow ra sao rồi sẽ liệu.
Tất nhiên vì có nhiều lý do cần thận trọng. Mánh khóe ngoại giao của Nga gần đây nhất, chính là chiến thuật nhằm trì hoãn để Assad vẫn giữ được quyền lực bằng mọi giá. Nguồn cung cấp số lượng vũ khí hóa học chẳng có lợi gì cho họ, cũng như với chính người dân Hồi giáo. Nhưng loại bỏ kho dự trữ vũ khí hoá học của Assad là điều rất rủi ro, đặc biệt kể từ khi Tổng thống phải đối mặt với sự bế tắc không thuận lợi với Quốc Hội. Điều này cũng chẳng đưa đến chấm dứt cuộc nội chiến hoặc cố giúp người dân khỏi bị kẹt giữa hai làn đạn, nhưng có thể tháo bỏ được sự đe dọa nghiêm trọng đối với thường dân Syria và khu vực kể cả Israel và bản thân Hoa Kỳ. Khi cuộc xung đột trở nên tồi tệ, bất ổn gia tăng họ có thể tái sử dụng vũ khí hoá học chống lại nhân dân Syria hoặc chuyển giao kho vũ khí hoa học đó cho Hezbolah hoặc có thể bị bọn khủng bố đánh cắp.
Tôi nói với Tổng thống, giải pháp ngoại giao vẫn rất cần thiết và quan trọng để chấm dứt xung đột. Tôi hiểu vấn đề này thật khó khăn, không hề dễ dàng. Tôi đã cố gắng kể từ tháng 3-2011, tuy nhiên con đường vạch ra được ký kết năm trước tại Geneva vẫn còn rộng mở. Có thể sự hợp tác về vũ khí hóa học tạo đà cho bước chuyển biến lớn. Điều nay tuy khó, nhưng tại sao lại không thử xem sao.
Tổng thống tán thành và yêu cầu tôi viết bản tuyên bố. Bên ngoài Phòng Bầu Dục, tôi cùng với Ben Rhodes, Phó trưởng ban cố vấn An ninh của Tổng thống và các quan chức hàng đầu viết diễn văn chính sách đối ngoại, nét chữ nguệch ngoạc ở góc trên cùng bản nhận xét của tôi về nạn buôn lậu ngà voi. Cũng như Denis McDonough, Rhodes từng là một trong những phụ tá của Tổng thống mà tôi tin tưởng, được đánh giá cao trong nhiều năm qua. Ông rất gần gũi với các thành viên trong nhóm tôi, tất cả đều xuất hiện từ những ngày tồi tệ trong chiến dịch tranh cử tổng thống vòng sơ bộ năm 2008, những ngày cùng nhau làm việc vẫn còn đầy ắp trong ký ức. Giờ đây tôi thật vui, vì một lần nữa được nhận những lời khuyên cách gửi thông điệp tốt nhất đến với thế giới.
Khi tôi bước vào thính phòng về sự kiện động vật hoang dã trong Nhà Trắng, hàng loại máy ảnh, máy quay và ký giả đã sẵn sàng, đông hơn bất cứ kỳ họp nào nói về nạn săn bắn voi từ trước. Tôi bắt đầu từ Syria: “Nếu chế độ ấy lập tức trao toàn bộ kho dự trữ vũ khi hoá học theo yêu cầu của Ngoại trưởng Kerry và Nga, đó là bước đi quan trọng. Chẳng có cớ gì để họ trì hoãn hay cản trở và Nga cũng cần hỗ trợ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế một cách chân thành, đóng băng các tài khoản.” Đồng thời tôi cũng nhấn mạnh, Tổng thống có thể sử dụng sức mạnh, việc này sẽ thúc đẩy Nga tìm kiếm cách giải quyết khác.
Nhà Trắng quyết định không bỏ phiếu ở Quốc Hội nhằm giúp bên ngoại giao có cơ hội làm việc. Ngoại trưởng Kerry đến Geneva đưa ra những chi tiết cụ thể loại bỏ vũ khí hoá học với Lavrov. Một tháng sau, cơ quan LHQ bị buộc tội về thoả thuận này, Tổ chức Cấm vũ khí hoá học được trao giải Nobel Hoà binh. Đây là cuộc bỏ phiếu hoàn toàn vô tư. Điều thật đặc biệt trong khi tôi đang viết những dòng này, thoả thuận này đang được hình thành, tuy LHQ tiến hành chậm, nhưng vẫn kiên trì xóa bỏ kho vũ khí hóa học của Assad trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tuy chậm trễ nhưng hơn 90% vũ khí hoá học của Syria bị loại bỏ vào cuối tháng 4-2014.
Tháng 1-2014, đặc phái viên Brahimi triệu tập hội nghị lần thứ hai của LHQ về Syria ở Geneva với mục đích thực hiện các thỏa thuận mà tôi đã thương lượng từ tháng 6-2012. Đối với các đại diện của chế độ Assad đây là lần đầu tiên mặt đối mặt với các thành viên phe đối lập. Nhưng cuộc đàm phán thất bại không đưa ra được một thỏa thuận nào. Chế độ Assad từ chối tham gia nghiêm túc về các vấn đề thành phần chính phủ chuyển tiếp theo những thỏa thuận ban đầu. Trong khi đó cuộc đụng độ ác liệt vẫn không suy giảm.
Bi kịch nhân đạo đang diễn ra ở Syria thật đau lòng. Vẫn như các cuộc chiến xảy ra, phụ nữ và trẻ em vô tội phải chịu gánh nặng đau khổ nhất. Bọn cực đoan vẫn giành giật trên mặt trận, các quan chức tình báo Hoa Kỳ và châu Âu cảnh báo, mối đe dọa có thể vượt ra khỏi Syria. Tháng 2-2014, Giám độc CIA John Brennan báo cáo: “Chúng tôi thật sự lo ngại tổ chức Al Qaeda đang sử dụng lãnh thổ Syria để tuyển dụng binh sĩ, phát triển khả năng tấn công ngay trong Syria, không những thế dùng Syria làm cơ sở tấn công khu vực xung quanh.” Giám độc Tình báo Quốc gia, James Clapper còn lo ngại hơn về vấn đề này, cho rằng ít nhất một nhóm cực đoan ở Syria “có thể tiến hành tấn công ngay trong lòng nước Mỹ.” Sự bế tắc tệ hại vẫn tiếp diễn ở Syria, nguy cơ này sẽ tăng lên, Hoa Kỳ và các đồng minh không thể không quan tâm, lưu ý. Các thành viên ôn hoà của phe đối lập Syria cũng nhận ra mối đe dọa của phần tử cực đoan đang tìm cách tiếm quyền lãnh đạo cuộc cách mạng, đang tìm mọi cách loại trừ họ ra khỏi vùng đất của phiến quân. Đây là trận chiến cực kỳ khó khăn, đòi hỏi sự chuyển biến của quân đội, người lãnh đạo trong cuộc chiến chống Assad. Tháng 4-2014, báo cáo cho hay Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ đào tạo và bổ xung vũ khí cần thiết cho nhóm phiến quân.
Kofi đã từng phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên ở Geneva “Lịch sử là vị thẩm phán nghiêm khắc”. Không thể ngồi yên, khoanh tay nhìn sự đau khổ của người dân Syria, kể cả chỉ là một thường dân, cũng không thể không lên tiếng yêu cầu phải giúp đỡ họ nhiều hơn nữa. Đây cũng là một trong những thách thức lớn lao về một Trung Đông mất ổn định với sự độc hại khó hiểu. Những chuyện tồi tệ ấy không thể làm chúng ta tê liệt. Chúng ta phải khẩn trương tìm kiếm các giải pháp, mặc dù khó khăn đến mấy vẫn phải tìm kiếm.
Những Lựa Chọn Khó Khăn Những Lựa Chọn Khó Khăn - Hillary Rodham Clinton Những Lựa Chọn Khó Khăn