Số lần đọc/download: 1210 / 3
Cập nhật: 2017-09-01 22:17:03 +0700
Chương 20: Từ Bỏ Cả Cánh Rừng Để Chăm Sóc Một Gốc Cây
G
iáo sư Trần là khách mời đặc biệt, nên không giống người khác, không nhất thiết phải tham gia hoạt động đánh giá, chỉ cần lên bục phát thưởng là được. Với thân phận như vậy, ông cũng không cần phải ngồi lì ở triển lãm, mà có thời gian để hoạt động tự do. Lão Ngô lại không chịu được cô đơn. Đêm hôm đi xem khai mạc triển lãm về lão giở chiêu khoe đùi (?) ra để ép Giáo sư phải dẫn lão đi ngắm cảnh Bắc Kinh. Giáo sư không thắng được miệng lưỡi của lão, nên đành phải đồng ý.
Những nơi có thể đi ở Bắc Kinh không ít. Đến Bắc Kinh thì phải đến vườn Viên Minh, Di Hòa Viên cũng không thể bỏ qua, mà đã đến nhưng nơi này rồi thì Thiên Đàn, Địa Đàn, Vân Đàn, Nguyệt Đàn cũng không thể không đi.
Thiên An Môn cũng không thể không đến. Đến Thiên An Môn rồi thì cũng không thể không đến Đài tưởng niệm anh hùng, Nhà kỉ niệm Đảng, Cố cung, Viện bảo tàng.
Leo núi thì có Hương Sơn (Hương Sơn là ngọn núi nổi tiếng ở Bắc Kinh, cây cối trên núi đều là cây lá đỏ vào mùa thu, những cây Hoàng Lư và lá phong chính là cảnh đẹp đặc sắc ở đây.)
Muốn ăn uống? đến đường Âu (tiếng Hán đọc là Gui jie do âm đầu tiên đồng âm với từ “quỷ”, nên còn gọi là đường quỷ. Đường Âu là một chốn ăn vặt tấp nập. Đường hẹp, hai bên đường là những quán ăn vặt dài hun hút, đều là những món ăn có màu sắc giống nhau đại loại như tôm hùm cay (còn gọi là “ma tiểu”). Ngày nay đường Âu đã được mở rộng, các của hàng đều được trang hoàng đẹp mắt... nhưng cũng làm mất đi cái cảm giác ban đầu.)
Hay tin hai ông muốn đi dạo một vòng Bắc Kinh, hai anh chàng hướng dẫn viên thức trắng đêm để lên danh sách đầy đủ những nơi ăn chơi du ngoạn, phen này sẽ khiến hai ông ăn chơi thỏa thích.
Nhưng để giữ sức khỏe cho hai ông nên những nơi có quán karaoke hay những chốn ăn chơi đều bị gạch khỏi danh sách, có như vậy mới giúp hai ông giữ gìn được sự trong sáng.
Chỉ tội cho lão Ngô cứ mong mỏi đến Bắc Kinh để thưởng thức và so sánh các quán karaoke và những nơi vui chơi giải trí ở Bắc Kinh có khác gì so với ở quê nhà để viết một bản tổng kết kinh nghiệm rồi tha hồ mà “nổ”.
Nhưng nhìn ánh mắt hai anh hướng dẫn viên hào hứng tranh công, lão không nỡ nói với người ta là “các cậu làm lại lịch trình khác đi. Nhớ là lần này phải có quán karaoke và những nơi ăn chơi như quán bar, vũ trường đấy nhé.”
Đi cùng lão Ngô và Giáo sư Trần ngoài hai anh hướng dẫn viên còn có anh chàng James thích chen ngang và nữ hướng dẫn viên của anh ta tên là Coral.
Lão Ngô thấy cái tên “Cô ra” (Coral) này là dễ nhớ hơn hắn so với “Bò rú sư”( Bruce) với “Tôm mì” (Tommy).
Lão nghĩ bụng cái gì mà cứ “Cô ra” với “Cô vô”, sao không gọi là cô Mơ, cô Mận gì đấy, nói đến đây mà lão nuốt nước miếng ừng ực.
Nơi đầu tiên họ đến là Hương Sơn.
Mùa này không phải là mùa ngắm lá đỏ, nhưng mà dưới chân Hương Sơn có vườn thực vật Hương Sơn, ở đó toàn là thực vật, nên cũng đáng để ngắm nghía. Vả lại dù không có lá đỏ thì vẫn có núi, mà núi thì leo đó thôi.
Trên đường đi ba hướng dẫn viên luôn miệng khen vườn thực vật dưới chân Hương Sơn có không biết bao nhiêu là loại thực vật. Tuy lão chẳng hiểu câu nào, nhưng cũng sụ hào hứng của bị Giáo sư Trần và James lôi kéo, nên bắt đầu trông đợi vào chuyến đi Hương Sơn lần này. (Vườn thực vật Hương Sơn là một điểm thăm quan nổi tiếng ở Hương Sơn)
Sáu người đi đến chân núi mới bắt đầu bàn bạc nên đi vườn thực vật trước hay leo núi trước, cuối cùng quyết định sẽ leo núi trước. Dù gì đây cũng là một ngọn núi không leo không được. Thế là họ mua vé vào cổng.
Thực ra mới nhìn thấy đám người dàn hàng dài mua vé là lão đã mất hứng rồi, nhưng không nỡ làm Giáo sư Trần mất hứng, nên cũng làm ra vẻ hứng thú lắm.
Giáo sư Trần nhìn thấy đông người như vậy cũng tiu nghỉu, sao lại quên mất là Trung Quốc nổi tiếng là dân đông cơ chứ? Bây giờ lại là dịp nghỉ tết nên càng đông người hơn. Nhưng nhìn thấy lão Ngô có vẻ thích thú nên cũng cố làm ra vẻ hăng hái.
James thì sớm đã gọi Chúa ơi, bây giờ anh đã hoài nghi có phải Thượng đế là người Trung Quốc không, nếu không sao mà người lại thiên vị Trung Quốc thế, tạo ra cho Trung Quốc bao nhiêu là người. Nhưng là một người lịch thiệp thì không thể tỏ vẻ khó chịu.
Ba hướng dẫn viên thấy cả ba người không có ý kiến gì nên cũng không dám ra vẻ bực bội.
Cả sáu người đều không hứng thú nhưng cứ cố làm ra vẻ hồ hởi hòa vào dòng người leo núi.
Đương nhiên là cuối cùng không leo đến đích.
Mấy người họ ngồi dưới chân núi ngẩng đầu lên nhìn thấy cả một biển mông người, thế là đồng thanh nói:
Hay là chúng ta tới vườn thực vật trước đi!
Tuy họ đều nói tiếng Anh, nhưng lão Ngô cũng đoán ra, nên cũng ậm ờ mấy tiếng hùa theo.
***
Vườn thực vật Hương Sơn cũng không ít người, nhưng dù gì thì nhìn thấy nhiều người vẫn thoải mái hơn nhìn thấy nhiều mông. Mấy người đi theo hướng dẫn viên đảo qua trái lượn qua phải cũng thấy hài lòng.
Lượn một hồi lão Ngô và Giáo sư Trần cũng đánh lẻ, hai lão nắm tay nhau đi dạo.
Lão Ngô chỉ vào bao nhiêu là cây cối mà nói:
Chỗ này thật tuyệt, bao nhiêu là loại cây. Tớ lớn chừng này rồi mà lần đầu tiên nhìn thấy hoa nở trực tiếp trên thân cây đấy. Nhân viên ở đây chắc là vất vả lắm, bao nhiêu là cây thế này. Nếu là tớ thì tớ chịu, không chăm sóc xuể.
Nếu là tớ, thì chắc chắn sẽ chăm sóc tốt.
Giáo sư Trần cười hê hê, đầy vẻ tự tin.
Lão Ngô nguýt yêu một cái rõ dài:
Đằng ấy lại nổ nữa rồi. Đằng ấy là nhà nghệ thuật chứ có phải nhà thực vật đâu mà nói là chăm sóc được. Không sợ “ngỏm” sớm à?
Câu đầu thì là nhiếc móc mà câu sau lại biến thành quan tâm.
Giáo sư Trần nghe ra sự khác biệt trước sau, ông nắm lấy bàn tay già nua của lão, trêu ghẹo:
Nếu bảo tớ chăm sóc thì tớ chỉ chăm sóc một cây thôi, còn mấy cây khác thì mặc kệ.
Lão Ngô xụ mặt giáo huấn:
Bao nhiêu tuổi rồi mà không biết sĩ diện.
Nói vậy thôi, chứ tay lại nắm chặt lấy tay giáo sư Trần.
Nói một cách văn chương thì là “Chu Du đánh Hoàng Cái”, mà nói thẳng ra thì chỉ có hai chữ “bối tiên” (chữ Hán ghép hai chữ này thành chữ “tiện” (trong chữ đê tiện) ) (QiFu A muốn nói đến chữ “tiên” phía bên trái chữ “tiện”... chỉ có nghĩa là “mặt dày” mà thôi )
Hai nguời đánh lẻ rất vui vẻ, bỗng Giáo sư Trần nghe thấy một giọng nói quen thuộc với âm lượng lớn:
Ba!
Ông sững sờ, vội quay đầu lại nhìn, không ngờ đó lại là người thân thiết nhất trên đời- con trai ông Trần Tạ Kiều.
Trần Tạ Kiều thấy đúng là cha mình, nên vừa vẫy tay vừa chạy về phía ông. Một tay anh còn đang nắm lấy tay một cậu con trai mặt che mạng. Cậu con trai này lại bế trên tay một đứa bé trai ba, bốn tuổi.
Lão Ngô cũng quay lại nhìn, mới nhìn thì thấy cả một đám, nhưng thoáng cái mắt đã đờ ra. Lão biết Trần Tạ Kiều đã ly hôn hai năm rồi. Vợ trước để con cho anh nuôi rồi phủi đít ra đi. Trần Tạ Kiều “gà trống nuôi con” cũng không dễ dàng gì.
Thế còn cậu con trai mặt che mạng mà nó dắt tay là như thế nào với nó?
Lão tiến đến làm quen với cậu con trai xem ra có vẻ ngượng ngùng kia. Tuy một nửa mặt cậu đã che mạng, nhưng vẫn có thể nhìn thấy vẻ thanh tú, nhìn cậu trên dưới hai mươi, ăn mặc sạch sẽ, đơn giản, mới nhìn đã biết là một cậu bé ngoan.
Nhìn vẻ mặt thản nhiên nắm tay cậu trai của Trần Tạ Kiều, lão Ngô liền cười mà buông lời đùa rằng:
Tiểu Kiểu, dê già gặm cỏ non hả?
Ngày đầu tiên lão Ngô chuyển đến ở nhà Giáo sư Trần, lão đã làm quen với Trần Tạ Kiều qua mạng internet. Lúc ấy Giáo sư Trần trực tiếp kéo tay lão Ngô, nhìn về phía Trần Tạ Kiều ở bên kia màn hình mà nói:
Gọi ba.
Trần Tạ Kiều:
...............
Giáo sư Trần chống cằm:
Tớ bảo tiểu Kiều gọi đằng ấy là ba, chứ không bảo đằng ấy gọi nó là ba.
Trần Tiểu Kiều vốn đã biết mình không phải con ruột của Giáo sư Trần, và cũng cảm thấy rất bình thường. Cho nên khi ông kéo một ông già đến trước máy tính bắt anh gọi là ba, thì phản ứng đầu tiên của anh là người đó chính là cha ruột của mình, chứ chẳng nghĩ gì khác. Anh nhìn hình dáng của lão, nên càng chắc chắn mình là con lão. Thế nên anh rất bình thản gọi “ba”, lão Ngô ngượng ngập gọi một tiếng “tiểu Kiều”.
Cả Giáo sư Trần và lão Ngô đều nhận thấy Trần Tạ Kiều hiểu được ý của mình, trong lòng rất vui vì anh không có tâm lý kích động, nhưng họ không hề biết là anh không thể ngờ hai lão là một đôi.
Sau này lão Ngô với Trần Tạ Kiều cũng có dùng webcam nói chuyện vài lần, những hai người cứ “ông nói gà bà nói vịt” nên toàn là ngộ nhận ý nhau.
Lão Ngô nói:
Sau này cứ giao ba con cho ta.
Ý nói hai người làm bạn đời sống với nhau.
Trần Tạ Kiều lại nói:
Phải nói là giao ba cho ba con mới đúng.
Ý nói Giáo sư Trần nuôi con của lão Ngô thì bây giờ phải có chút bồi thường, bao lão ăn, ở.
Lão Ngô lại nói:
Con đúng là hiểu biết.
Ý nói là sự ủng hộ của con cái là niềm hạnh phúc của người cha.
Trần Tạ Kiều lại nói:
Đây đều là vì con, nên để ý nhiều làm gì.
Ý nói từ nhỏ đã biết mình không phải con ruột của Giáo sư, nhưng nhiều năm nay luôn ghi nhớ công ơn của Giáo sư với mình, nên điều này có gì mà không hiểu được.
Hai người vui vẻ nói chuyện, quan hệ cũng rất tốt.
***
Lão Ngô và Giáo sư Trần không hề nghĩ đến việc có thể gặp Trần Tạ Kiều ở Bắc Kinh, nên có chút tò mò hỏi anh đến đây có việc gì.
Trần Tạ Kiều nói do có kỳ nghỉ dài, nên đem Gia Hào (con trai Trần Tạ Kiều) đến chơi Bắc Kinh.
Lão Ngô cười thầm trong bụng: cháu thì đến ngắm cảnh đẹp Bắc Kinh, con thì đến ngắm người đẹp Bắc Kinh.
Giáo sư Trần chỉ vào cậu trai đi cùng bảo anh giới thiệu:
Cậu ấy tên là Bảo Bảo.
Đúng là một thái độ rất thản nhiên.
Sau đó anh chỉ Giáo sư Trần rồi nói với Bảo Bảo:
Đây là ba anh.
Rồi lại chỉ lão Ngô:
Đây cũng là ba anh.
Anh chàng Bảo Bảo ngạc nhiên hỏi:
Đều là ba anh, thế em phải xưng hô như thế nào?
Trần Tạ Kiều nghĩ ngợi rồi trả lời:
Tạm thời cứ gọi là bác đi.
Bảo Bảo nghe lời, nhanh miệng chào hai ông là bác.
Lão Ngô ghé sát tai Giáo sư Trần thì thầm:
Đằng ấy có mang theo tiền không?
Giáo sư Trần ngạc nhiên hỏi:
Có, làm gì vậy?
Lão vội vàng nói:
Người ta đến ra mắt thân phụ rồi, thì mình là bề trên phải lì xì mới phải phép.
Giáo sư Trần:
Cái này gọi là “phí đổi cách gọi”[6] à?
Lão Ngô nhẹ nhõm nói:
Ừ, vậy thì đợi đến hôm nào đổi cách gọi rồi cho cũng được.