Có 04 bước để đạt thành tựu: lên kế hoạch một cách có mục đích, chuẩn bị kỹ lưỡng, tích cực thực hiện, và kiên trì theo đuổi.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Cầm
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1318 / 34
Cập nhật: 2016-04-30 17:35:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19
hư trên đã kể cùng bạn đọc, ngay khi về Bộ chỉ huy Miền nhận nhiệm vụ đợt hai chiến dịch, tôi đã nêu vấn đề đánh Đồng Xoài cần phải tính đến bước tiếp sau hoặc song song tiến công thị xã Phước Long, để kịp xin ý kiến Bộ Tổng tư lệnh vì đánh thị xã phải có xe tăng, pháo cỡ lớn yểm trợ, phải đưa lực lượng Sư đoàn 9 vào tham gia chiến đấu.
Phước Long đúng là địa bàn chưa nằm trong chủ trương ban đầu mở đợt hoạt động quân sự Đường 14 - Phước Long. Hoặc nếu có thì chỉ dừng lại ở định hướng, vì nhận thức của con người không thể vượt quá xa của sự vận động thực tiễn. Vả lại trong tình hình lúc đó chúng ta vẫn phải thực hiện nguyên tắc vừa đánh "vừa theo dõi phản ứng của địch để kịp thời đối phó". Mọi hành động của chiến dịch phải phục tùng ý đồ chiến lược. Bước đi của chiến dịch Đường 14 - Phước Long là sau Bù Đăng thấy rõ điều kiện dứt điểm Đồng Xoài, sau Đồng Xoài thấy rõ khả năng giải phóng thị xã Phước Long đã chín muồi.
Qua điện trao đổi giữa Bộ chỉ huy Miền với Bộ Tổng tư lệnh, chúng tôi được biết các anh Phạm Hùng, Trần Văn Trà đang họp hội nghị Bộ chính trị mở rộng ngoài Hà Nội vẫn dành thời gian theo sát diễn biến chiến dịch Đường 14 - Phước Long, trao đổi với các anh trong Quân uỷ và Bộ Tổng Tham mưu về những chủ trương, biện pháp cần có để xử lý các dữ kiện phát triển của tình hình. Điện anh Trần Văn Trà gửi anh Lê Đức Anh - Phó tư lệnh thường trực Miền, thông báo ý kiến anh Lê Duẩn và các anh trong Thường trực Quân uỷ Trung ương đồng ý để B2 được dùng tăng và pháo 130 ly vào trận đánh thị xã Phước Long. Một ngày sau khi chiến thắng Đồng Xoài (27 tháng 12) tôi lại nhận tiếp điện của Phó tư lệnh thường trực Lê Đức Anh: "Bộ thông báo có khả năng địch điều động 1 - 2 lữ dù về quân đoàn 3. Anh Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trường chỉ thị ta phải tranh thủ thời cơ địch đang hoang mang và lực lượng tổng dự bị chưa về tới, phát triển nhanh chóng vây ép A1 (thị xã Phước Long), đồng thời có kế hoạch tiêu diệt quân viện lên B1 (Đồng Xoài) và A1".
Như vậy là các anh lãnh đạo Bộ Chính trị, Thường trực Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu theo rất sát diễn biến hoạt động quân sự ở B2, nhất là trên địa bàn tinh Phước Long, đã có ý kiến chỉ đạo sau mỗi đợt tiến công. Và giờ đây các anh đã "bật đèn xanh" cho chúng tôi phát huy thắng lợi đã giành được, tranh thủ tiến hành cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.
Chỉ có bốn ngày chuẩn bị ở một địa bàn tác chiến chưa được đưa vào kế hoạch ban đầu mà vẫn suôn sẻ, ít phải điện đi điện lại nhiều lần lên cấp trên. Nhất là khi Bộ chỉ huy Miền nhận được điện của Quân đoàn thực hiện đúng ngày N như quy định - 31-12-1974, thì các anh trong Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền thấy yên tâm.
Để có được một quyết tâm nổ súng đúng ngày N mà cấp trên quy định chúng tôi đã phải trải qua bao lo toan tính toán. Các suy nghĩ và những điều trăn trở vẫn là đánh như thế nào để giành thắng lợi. Bù Đăng, Đồng Xoài các kinh nghiệm rút ra qua chiến đấu vẫn đang còn nóng hổi, đều có thể vận dụng vào trận đánh mới. Nhưng lại có những vấn đề mới, thật mới nảy sinh.
Trước hết Phước Long là một thị xã tỉnh lỵ, mặc dù một tỉnh nhỏ ở vùng biên ải, song lại có vị trí quan trọng về mặt quân sự. Và đã là thị xã nó lại có vấn đề chính trị, tâm lý, một khi thị xã lọt vào tay đối phương. Qua Bù Đăng, rồi Đồng Xoài ta thấy khả năng tăng viện, tái chiếm rất hạn chế, gần như không xảy ra, đành chịu thí tốt vì nó chỉ là chi khu, nhất là chi khu Bù Đăng ở quá xa sở chỉ huy quân đoàn 3, chi viện không quân chiến thuật bị hạn chế về tầm bán kính. Nhưng khi thị xã Phước Long bị tiến công chắc chắn địch phải có hành động thực tế hơn, mạnh hơn, ta không thể xem thường.
Hệ thống phòng thủ Phước Long mang kiểu dáng một tập đoàn cứ điểm quy mô nhỏ nhưng có thế chân kiềng của chi khu quân sự Phước Bình - điểm cao núi Bà Rá - thị xã Phước Long.
Mỗi mục tiêu chủ yếu đó có nhiều đồn bốt nhỏ tạo thành các lớp vành đai ngăn chặn, bảo vệ liên hoàn. Trong ta mục tiêu chân kiềng đó, thị xã Phước Long là quan trọng nhất. Nó nằm trên dãy đồi cao phía tây-bắc Bà Rá, rộng hai ki-lô-mét vuông, bao quanh nó về phía bắc và phía đông là sông Bé, bờ sông dốc đứng, phía tây-nam là khu Sơn Giang, suối Dung và hồ Long Thuỷ sình lầy rậm rạp.
Sự phản ứng của lực lượng địch tại chỗ chắc chắn điên cuồng hơn, ngoan cố hơn. Qua Bù Đăng, Đồng Xoài cho thấy kẻ địch không dễ dàng tháo chạy, không dễ dàng chịu ta bắt làm tù binh, càng không thể có hàng binh khi chưa bị ta dồn vào tình thế bất khả kháng. Trái lại, nếu ta sơ hở và kẻ thù còn dựa được vào công sự, hầm hào, chúng chỉ là tàn quân của nhiều đơn vị cũng co cụm lại dựa vào nhau chống lại ta.
Rõ ràng càng về cuối cuộc chiến tranh, khi mà "Việt Nam hoá chiến tranh" đạt tới đỉnh cao, thì bên cạnh tính chất xâm lược không hề thay đổi, cuộc chiến tranh ít nhiều còn mang tính chất nội chiến, đối kháng về ý thức hệ. Đại bộ phận binh sĩ và hạ sĩ quan vẫn chỉ là nạn nhân, còn tầng lớp sĩ quan, nhất là sĩ quan lớp tướng tá thì chống đối đến cùng và tìm mọi thủ đoạn lừa mị mua chuộc, kìm kẹp, không chế buộc binh sĩ dưới quyền phải chống lại, "tử thủ".
Đánh vào thị xã Phước Long ta sẽ gặp phải sự chống đối này, vì ở đây có sở chỉ huy tiểu khu, có cơ quan hành chính tỉnh. Trận chiến đấu chắc chắn diễn ra không thể dễ dàng.
Tôi đã trình bày những suy nghĩ những bài học rút ra của mình trong cuộc hội ý, họp bàn trong Bộ tư lệnh và Đảng uỷ Quân đoàn để cùng nhau trao đổi xem xét trước khi có một quyết tâm chiến đấu chung, tìm ra những khó khăn để bàn các biện pháp khắc phục. Bài học tiến công đánh chiếm thị xã An Lộc trong đợt hai chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 vẫn còn mới nguyên nhắc nhở chúng tôi, không máy móc chuẩn bị chiến đấu theo trình tự, bài bản áp dụng cho mọi bối cảnh, điều kiện.
Khi thời cơ đã có, phải chuẩn bị nhưng không cầu toàn, vừa đánh vừa chuẩn bị, vừa đánh vừa tiếp tục nắm địch, thông qua đánh mà hiểu rõ địch để có cách đánh thích hợp, không phải lúc nào cũng bài bản máy móc.
Trên đây là định hướng chung cho các đơn vị khi chuẩn bị và triển khai chiến đấu.
Sau chiến thắng Đồng Xoài, đội hình chiến dịch rải ra trên một diện rộng, phải thu gọn về một khu vực. Vì vậy việc giao nhiệm vụ, kế hoạch hiệp đồng cho các đơn vị rất linh hoạt, trực tiếp hoặc qua hệ thống thông tin thật ngắn gọn: ngày giờ phải có mặt ở địa bàn X, E; nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo nổ súng đúng ngày N và giờ G. Gần như không có điều kiện họp chung, tất cả ý định tuy bị dồn ép theo ngôn ngữ thông tin mà công vìệc diẽn ra ăn ý như đã trao đổi, bàn bạc trực tiếp. Trong ba ngày 27, 28, 29 tháng 12 Bộ tư lệnh chiến dịch chúng tôi từ hồi hộp đến mừng vui, vì liên tiếp nhận được các thông tin khớp với kế hoạch chung. Các đoàn xe ô tô chở bộ đội, chở gạo, đạn theo đường 14, đường 311, đường 2, hối hả chạy về hướng Phước Long. Lữ đoàn công binh 25 bảo đảm cho hàng trăm xe, pháo vượt qua sông Bé tại bến Trà Thanh an toàn. Ngoài lương thực cho bộ đội, Quân đoàn cùng với các anh lãnh đạo tỉnh uỷ Bình Phước lo huy động và vận chuyền hơn 40 tấn lương thực từ Bù Đốp, Suối Minh về địa điểm tập kết để cấp nhằm ốn định đời sống nhân dân khi sơ tán lánh khỏi thị xã và trở lại thị xã sau khi được giải phóng.
Đến 22 giờ ngày 30 tháng 1, sở chỉ huy quân đoàn nhận đủ báo cáo của các đơn vị đã vào đến vị trí quy định hình thành thế trận mới, chia cắt Phước Bình với Phước Long, khống chế đường không, sẵn sàng đánh quân viện, vây ép quân địch ở tiểu khu Phước Long: Trung đoàn 165 đứng chân ở đông-nam và tây-nam chi khu Phước Bình; Trung đoàn 141 từ Đồng Xoài cơ động bằng ô tô theo đường số 2 lên đứng chân ở bắc Phước Bình và ấp Nhân Hoà, tây-bắc Phước Bình, Trung đoàn 27 (sư đoàn 3) từ Bù Đăng cơ động bằng ô tô theo đường 14, đường 311 vào đứng chân ở đường 309 - Thác Mơ; Trung đoàn 16 (thiếu) từ Tây Ninh cấp tốc hành quân về đứng chân bờ bắc sông Bé làm nhiệm vụ hợp vây, tiến công địch từ hướng bắc thị xã; tiểu đoàn 208 địa phương Phước Long đứng chân ở Phước Lộc; Trung đoàn 2 tách khỏi đội hình Sư đoàn 9 cơ động về Phước Long làm lực lượng dự bị chiến dịch. Một bộ phận sở chỉ huy Sư đoàn 7 ở lại căn cứ Phước Sang, và Trung đoàn 209 ở bắc Phước Vĩnh vẫn sinh hoạt bình thường, tiếp tục liên lạc bằng vô tuyến điện theo đúng giờ và tần số quy định để làm nhiệm vụ vừa nghi binh, vừa chủ động tiến công địch, thực hiện kéo căng, kìm chân địch, hỗ trợ cho mặt trận Phước Long.
Rạng sáng 12-12-1974, theo kế hoạch chung các đơn vị nổ súng tiến công chi khu quân sự Phước Bình, pháo kích tiểu khu Phước Long. Lần đầu tiên lực lượng đồn trú ở đây không những nghe mà còn nhìn thấy tiếng nổ của động cơ xe tăng, của đạn pháo 130 ly khiến quân địch càng khiếp đảm. Vì nhận hiệp đồng không đúng thời gian, nên tiểu đoàn 79 đặc công chưa đồng thời tổ chức tiến công núi Bà Rá; ở hướng thứ yếu, Trung đoàn 271 (sư đoàn 3) chưa tổ chức tiến công được Thác Mơ.
Trên hướng chủ yếu, ngay từ phút ban đầu cũng có trục trặc, chưa thực hiện được đồng loạt tiến công. Trung đoàn 165, lực lượng chủ công đánh chiếm chi khu Phước Bình, bị pháo địch từ đông-nam thị xã và ở núi Bà Rá bắn chặn, mũi tiến công ở hướng đông-nam gặp khó khăn, phải đánh từ hướng tây-bắc xuống. Mãi chiều 31 tháng 12 ta mớì chiếm được Phước Bình, vì vấp phải sức chống trả quyết liệt của tiểu đoàn 1, chiến đoàn 7 (sư đoàn 5) từ chân núi Bà Rá phản kích xuống sân bay, giải toả cho Phước Bình đang bị ta bao vây tiến công. Đến chiều ngày 1-1-1975 ta hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm chi khu Phước Bình, điểm cao Bà Rá.
Nhận được tin vui này, tôi điện xuống Trung đoàn 165, tiểu đoàn 79 đặc công: "Chúc mừng các đồng chí đã lập chiến công mới chào mừng ngày Tết dương lịch - ngày đầu tháng đầu của năm 1975 (1-1-1975)".
Như vậy là hai trong ba vị trí trong thế trận phòng ngự "chân kiềng" của địch bị chặn, toàn bộ cánh cửa thép phía đông-nam và tây-bắc tiểu khu Phước Long bị ta phá vỡ; phạm vi phòng thủ của khu vực Phước Long bị co lại, chỉ còn chưa đầy hai ki-lô-mét vuông. Ta đã hoàn thành nhiệm vụ bước một tương đối nhanh gọn.
Thực hiện mệnh lệnh chiến đấu bước hai của Bộ tư lệnh Quân đoàn, ngay đêm ngày 1-1-1975, các đơn vị nhanh chóng di chuyển vào địa điểm quy định hình thành thế trận tiến công thị xã trước giờ G: Trung đoàn 165 từ ngã ba Tư Hiền 1 tiến công theo hướng nam; trung đoàn 141 từ tây Suối Dung tiến công theo hướng tây Hồ Long Thuỷ; Trung đoàn 271 (sư đoàn 3) từ nam ngã ba Tư Hiền 2, tiến công từ hướng đông; Trung đoàn 201 (sư đoàn 3) cơ động lên hướng tây-bắc sẵn sàng bước vào chiến đấu khi có lệnh; Trung đoàn 16 (thiếu) vẫn đảm nhận nhiệm vụ bờ bắc sông Bé - cầu Đắc Nhung.
Tiểu khu Phước Long bị đặt trong tầm súng bắn thẳng của năm Trung đoàn: 165, 141, 201, 271 và Trung đoàn 16.
Đội hình binh chủng đã hình thành và hoàn chỉnh để yểm trợ trận đánh: bắc Phước Bình có trận địa pháo 105 ly (sáu khẩu) và 85 ly (bốn khẩu); tây thị xã có trận địa cối 160 ly (ba khẩu); phía đông-bắc có trận địa pháo 130 ly (sáu khẩu). Hai tiểu đoàn pháo cao xạ 37 và 57 ly đứng từ cầu Suối Dung đến ngã ba Tư Hiền 1; 10 xe tăng, một tiểu đoàn công binh đứng trên đường 310 (bắc cầu Suối Dung đến ngã ba Tư Hiền l).
Chúng tôi đều yên tâm với thế trận đã được hình thành.
Riêng tôi từ đó cho đến trước giờ nổ súng mở đầu cuộc tiến công bước hai gần như không chợp mắt! Phần vì niềm vui của trận đánh thắng mở đầu đến đúng dịp thời gian đã đi chót đoạn đường năm 1974, bước vào đầu mút của năm 1975, cái năm mà giờ này cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng xác định là năm thứ nhất trong kế hoạch hai năm giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Chắc chắn từ đây sẽ có nhiều chuyển biến theo chiều đi lên.
Trận chiến trường kỳ đã đến lúc ta tính được cái thời điểm kết thúc cụ thể. Niềm vui của trận thắng trước làm điều kiện không thể thiếu của trận thắng sau. Mới qua 20 ngày ra quân mở đầu mùa khô 1974-1975 mà ta đã chọc thủng một tuyến phòng thủ chiến lược quan trọng của địch trên đường 14 từ Bù Đăng đến Đồng Xoài. Căn cứ chiến lược phía sau của Đông Nam Bộ được hoàn chỉnh thêm, rộng đến sát Chơn Thành về phía tây, đến sát đường 16 - Tân Uyên về phía nam, bây giờ xe ta có thể đi từ Hà Nội vào đến tận Đồng Xoài. Giờ đây, chẳng còn xa nữa, thị xã Phước Long được giải phóng, khu căn cứ càng hoàn chỉnh, tạo một thế đứng vững cho chúng ta tiến xuống vùng ven đô, vào Sài Gòn.
Những con đường đi tiếp ấy trở thành hiện thực cũng chẳng phẳng phiu chút nào! Phải gần một ngày ta mới làm chủ được Phước Bình là do địch phản kích, dự kiến mở cửa phía đông- nam bị pháo địch bắn chặn, lực lượng tiến công phải chuyển, dồn sang hướng tây-bắc. Sự cố tuy nhỏ, ta đã nhanh chóng khắc phục, nhưng qua đó cho thấy, khi ta đánh vào trung tâm phòng thủ của chúng diễn biến càng trở nên phức tạp. Sau khi mất Phước Bình, Bà Rá thế chân kiềng bị phá, địch vội vã lập sở chỉ huy nhẹ tiểu khu đóng ở trại Lê Lợi và điều quân tập trung ngăn chặn ta ở hướng nam là hướng duy nhất ta có thể tiến công bằng xe tăng vào thị xã.
Quân đoàn quyết định phía tây và tây-nam thị xã làm hướng chủ yếu là hoàn toàn chính xác. Vì ở đây chỉ là khu gia binh và khu dân cư buôn bán, địch bố trí sơ sài. Đột phá từ hướng này, ta có diều kiện phát triển nhanh sang khu bắc là khu quân sự, khu đông là khu hành chính - đánh dập hai cái đầu này, sẽ rung chuyển toàn bộ. Lực lượng sử dụng gồm Trung đoàn 165 và Trung đoàn 141 (sư đoàn 7). Như vậy là yên tâm. Nhưng làm sao mà lường hết được sự đột biến!
Sau khi trao đổi với các đồng chí trong sở chỉ huy nhẹ chiến dịch những suy nghĩ trên, tôi điện nhắc các đơn vị: "Thắng lợi đạt được trong bước một là đáng khích lệ. Nhưng không được chủ quan, tự mãn. Từ đây cuộc chiến đấu sẽ có những diễn biến phức tạp, cần phái có quyết tâm cao, nhạy bén trong xử trí".
Rạng sáng ngày 2-1-1975, ta mở đầu cuộc tiến công vào thị xã bằng sức mạnh của lực lượng pháo binh bắn chính xác các mục tiêu quân sự trong tiểu khu, kiềm chế hoàn toàn các trận địa pháo của địch. Sau đợt pháo bắn chuẩn bị, các mũi bộ binh nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu được giao. Trên hướng tây-nam, Trung đoàn 165 phát triển thuận lợi, đánh chiếm trại Đoàn Văn Kiều, thu hai khẩu pháo, phát triển về phía Hồ Long Thuỷ. Nhưng Trung đoàn 141 phải chống trả quyết liệt với tiểu đoàn 1, chiến đoàn 7 (sư đoàn 5) địch ở khu vực cửa mở, chỉ có bốn đại đội vận động qua Suối Nhung lọt vào bắc Hồ Long Thuỷ, bị địch chặn lại ở khu gia binh. Ở hướng đông-nam, Trung đoàn 271 (sư đoàn 3) đánh chiếm ngã ba Tư Hiền, phát triển về bãi để xe ở đông-nam thị xã.
Đúng như phán đoán của quân đoàn trước khi vào trận, địch phản ứng quyết liệt khi bị đối phương tiến công. Lúc này cơ quan Tổng Tham mưu quân đội nguỵ và bọn chỉ huy quân đoàn 3 đã nhận ra nguy cơ Phước Long có thể bị mất, tìm cách cứu nguy. Trước hết là cho không quân hỗ trợ. Ngay ngày 2 tháng 1 ngày ta mở màn bước hai cuộc tiến công, địch đã cho 53 lần/ chiếc máy bay F5 và máy bay A37 ném bom, bắn phá xuống trận địa ta, gây cho ta những khó khăn nhất định. Nhưng lực lượng pháo cao xạ ta đánh trả có hiệu quả, máy bay địch phải vọt lên cao. Một khẩu đội pháo 37 của ta chiến đấu dũng cảm, đã hy sinh ở ngã ba Phước Lộc, được nhân dân chôn cất, lập miếu thờ sau khi Phước Long được giải phóng.
Tốc độ tiến công bị chậm lại! Vừa nôn nóng nhưng chỉ thoáng qua, nhường cho sự cảm thông - vì chúng tôi hiểu rất rõ, là do các đơn vị làm nhiệm vụ trên hướng chủ yếu thực sự thấm mệt sau 20 ngày chiến đấu liên tục, kể từ trận mở đầu chiến dịch, diệt chi khu quân sự Bù Đăng (14-12-1974), quân số vũ khí chưa kịp bổ sung sau một ngày chiến căng thẳng.
Chiều xuống, tiếng súng thưa dần, không gian trở lại yên tĩnh. Một mặt tôi điện xuống động viên, mặt khác nhắc các đơn vị phải gấp rút củng cố lực lượng để tiếp tục chiến đấu; đồng thời lệnh cho Trung đoàn 201 (sư đoàn 3) hành quân đến tăng cường cho hướng tiến công của Trung đoàn 141.
Trong hai ngày 3 và 4 tháng 1, ta tiếp tục tiến công. Pháo chiến dịch bắn mãnh liệt và chính xác (1) các mục tiêu trong thị xã các trung đoàn 141, 165 có xe tăng dẫn đầu mở được nhiều mũi tiến công, phát triển đánh chiếm được một số khu vực trong thị xã.
Thất bại trong âm mưu đổ chiến đoàn 8 (sư đoàn 5) xuống thị xã ngày 3 tháng 1 do lực lượng pháo cao xạ của ta đánh trả có hiệu quả, ngày 4 tháng 1 địch cho không quân tăng cường ném bom, bắn phá dữ dội xuống trận địa, buộc ta phải dừng lại để đào công sự, chấn chỉnh đội hình. Tiếp đó khoảng 10 giờ cùng ngày địch lại cho máy bay lên thẳng đổ hai đại đội thuộc lữ đoàn 81 biệt kích dù xuống đông-bắc thị xã, gần toà thị chính, bị ta diệt một phần ba, tình hình lại có thêm phức tạp mới. Vẫn ở phía nam, tây-nam, sau khi mất Phước Bình, Bà Rá, tàn quân địch dồn về cùng với lực lượng tại chỗ Hồ Long Thuỷ chống trả ta quyết liệt, có thêm lực lượng không quân địch hỗ trợ. Hai trung đoàn 141, 165 bị địch chặn lại, thương vong tăng lên phải dừng lại. Trước tình huống đó, các đồng chí chỉ huy ở hướng này xin được nghỉ để củng cố, chuẩn bị theo phương châm "đánh chắc tiến chắc".
Nhận được điện báo cáo, tôi sững người. Rất thông cảm với khó khăn của hướng này, quân số bị tiêu hao, vũ khí chưa kịp bổ sung. Nhưng nghỉ lúc này là không thể được, không thể máy móc "đánh chắc tiến chắc" vì địch có cho ta nghỉ đâu! Ta đã chiếm được hai phần ba thị xã, địch còn lại đang co cụm, bọn chỉ huy đầu sỏ đang hối thúc quân lính "tử thủ" doạ bắn bỏ những ai rút bỏ nhiệm vụ.
Nghĩ vậy, tôi gọi điện trao đổi với anh Ba Vũ, phó tư lệnh và anh Hoàng Nghĩa Khánh tham mưu trưởng ở hướng chủ yếu của trận đánh: cần cân nhắc, nếu mệt mỏi, quân số, vũ khí giảm (2), sẽ tăng thêm. Nghỉ lúc này là không có lợi, địch có thời gian tăng viện, phản kích lấy lại vị trí đã mất, trận đánh sẽ bị kéo dài, diễn biến tình huống càng phức tạp thêm.
Đêm đã về khuya, đường dây thông suốt, tôi tranh thủ trao đổi tiếp với anh Ba Vũ: "Đúng là ta đang khó khăn nhưng chỉ là khó khăn cục bộ. Lợi thế vẫn thuộc về ta. Tôi vừa điện cho anh Sáu Hưng tư lệnh sư đoàn 3 ở hướng đông-nam, được biết trung đoàn 271 đã phát triển tới ngã ba chợ thị xã, có điều kiện hỗ trợ cho hướng Hồ Long Thuỷ. Cần động viên các đơn vị bên đó gắng sức, Quân đoàn sẽ đưa Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) vào chiến đấu.
Do ý thức được trách nhiệm đối với trận đánh mang tầm vóc chiến lược, chỉ qua điện thoại với ý tứ bị dồn ép mà chúng tôi vẫn hiểu được nhau, nhanh chóng thống nhất các biện pháp tình thế, không để cuộc chiến đấu dừng lại, sẽ mất thời cơ. Anh Ba Vũ, anh Hoàng Nghĩa Khánh lo xốc lại đội hình chiến đấu tại chỗ; tôi và các anh Ba Vinh, phó tư lệnh, anh Tư Thanh, chủ nhiệm chính trị lo việc chuẩn bị cho Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) bước vào chiến đấu; đồng thời điều chỉnh cuộc chiến đấu hiệp đồng ngày hôm sau trên các hưóng.
Ngày 5 tháng 1, sự thắng lợi của ý chí, của tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chiến đấu của những người trong cuộc đã được thể hiện bằng hành động thực tế. Cuộc tiến công của các lực lượng tham chiến đạt hiệu quả rõ rệt, dồn quân địch vào một điểm hẹp ở hướng đông-bắc thị xã.
Đêm xuống, một đêm nhộn nhịp khác thường. Tất cả các hướng, các mũi đều tất bật chuẩn bị. Còn chúng tôi những người chịu trách nhiệm cao nhất của trận đánh thì tập trung vào việc theo dõi, điều hành việc đưa Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) cùng với 10 xe tăng phải vào vị trí tập kết chiến đấu cũng ngay trong đêm, không thể chậm. Vì Bộ tư lệnh Quân đoàn đã thống nhất: Quyết định dứt điểm trận đánh chiếm thị xã Phước Long vào ngày 6-1-1975. Còn giờ phút dứt điểm cụ thể là tùy thuộc vào sự tổ chức và hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, phân chia nhiệm vụ, đường tiến quân. Bởi lực lượng đánh chiếm thị xã gồm bốn trung đoàn, với nhiều lực lượng binh chủng hỗ trợ, cần phái có một kế hoạch hiệp đồng thật ăn khớp, cụ thể.
Một việc khác cũng được nắm lại và bàn tiếp song song với kế hoạch tiến công quân sự. Chúng tôi phải cùng với tỉnh uỷ Bình Phước làm kế hoạch tổ chức giãn dân ra khỏi thị xã trong thời gian ta đã làm chủ, đề phòng địch phản ứng theo kiểu "không ăn thì đạp đổ", cho không quân đến bắn phá huỷ diệt.
Ta dã có 40 tấn lương thực huy động từ trước, khi giải phóng thị xã sẽ huy động các kho dự trữ của địch (3) để có đủ số lượng cung cấp cho hơn bốn vạn dân sống trong những ngày tạm sơ tán đề phòng địch tàn sát.
Và cũng theo chỉ đạo của Miền, chúng tôi còn phải chuẩn bị lượng thuốc nổ và tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ tiêu huỷ đồn bót, lô cốt, hầm ngầm, trạỉ lính, dinh thự, trụ sở, kể cả nhà cửa trên các đường phố, đề phòng địch tái chiếm. Vì vậy thị xã sau khi hết địch, vẫn ầm ầm tiếng bộc phá nổ dữ dội, dể lại một thị xã tan hoang sau đợt tiêu thổ đó. Vài năm sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, có dịp thăm lại, gặp các đồng chí lãnh dạo thị xã và huyện Phước Long trong niềm vui tái ngộ, đủ chuyện hàn huyên, nhưng ai cũng thấy tiếc. Giá ngày đó không phá thì bây giờ ta có một thị xã nhỏ xinh với những dấu tích lịch sử khó quên, sẽ là một tụ điểm du lịch hấp dẫn.
Xin được trở lại chuyện đang kể cùng bạn đọc.
Vào lúc 2 giờ 30 phút ngày 6 tháng 1, sở chỉ huy tiền phương quân đoàn nhận được điện báo cáo của Trung đoàn 2 (sư đoàn 9): "Đã triển khai xong việc chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công theo quy định".
Tất cả chúng tôi nhẹ nhõm thở phào.
Ngày 6-1-1975!
Giờ phút mong đợi đã đến. Chắc thắng nhưng vẫn hồi hộp trong mỗi chúng tôi ở sở chỉ huy tiền phương chiến dịch. Mờ sáng, kim đồng hồ chỉ 5 giờ 30 phút, ta đồng loạt nổ súng tiến công theo kế hoạch được chuẩn bị trong điều kiện khẩn trương, được điều chỉnh trong hai đêm ngày 4 và 5 đầy căng thẳng.
Địch rút chạy về phía bắc, bị pháo binh và bộ binh ta đánh hất trở lại buộc chúng phải quay về thị xã tìm cách chống trả trong trạng thái số đông là sĩ quan đều thủ một ba lô gạo sấy, thịt hộp, địa bàn và một mảnh bản đồ vùng Kiến Đức để tháo chạy khi bị dồn vào bước đường cùng.
Trên đường đánh vào sào huyệt cuối cùng của tỉnh Phước Long, ngay từ giờ đầu nổ súng, Trung đoàn 165 không phát triển được vì bị địch ngăn chặn; Trung đoàn 141 có xe tăng dẫn đầu cũng phải vất vả trong tổ chức tiến công tiêu diệt đại đội biệt kích dù phản kích.
7 giờ 30 phút Quân đoàn quyết định đưa Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) bước vào chiến đấu ở hướng tây thị xã phải mất nhiều thời gian. Vừa dùng bộc phá kết hợp với dùng dao, kéo để cắt rào, dùng ván gỗ, bao tải để bộ đội vượt qua nhiều lớp rào kẽm gai, đến 9 giờ mới đánh chiếm được khu két nước, trung tâm tuyển mộ tân binh, ty cảnh sát, trận địa pháo. Một sự phối hợp không hẹn nhưng rất đẹp giữa đại đội 7 Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) và đại đội 7 Trung đoàn 141 (sư đoàn 7) trong đánh chiếm dinh tỉnh trưởng; chiến sĩ Nguyễn Văn Hoan của đại đội 7, Trung đoàn 141 đã cắm cờ "Quyết chiến quyết thắng" lên nóc nhà tỉnh trường Phước Long vào lúc 10 giờ 30 phút.
Từ đây cuộc tiến công có thêm nguồn cổ vũ mạnh mẽ. Các đơn vị phối hợp chiến đấu nhịp nhàng ăn khớp. Đến chiều ngày 6 tháng 1, Trung đoàn 2 (sư đoàn 9) đảm nhiệm mũi tiến công từ phía nam lên phối hợp cùng Trung đoàn 165 (sư đoàn 7) từ phía bắc đánh xuống, hợp điểm tiến công hầm ngầm sở chỉ huy trung tâm hành quân - vị trí cố thủ cuối cùng của tiểu khu, cũng là vị trí cuối cùng của quân đồn trú thuộc tiểu khu Phước Long bị tiêu diệt.
Mười chín giờ ngày 6-1-1975, thị xã Phước Long hoàn toàn giải phóng, cũng là thời điểm kết thúc thắng lợi đợt ba chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
Chiến thắng Đường 14 - Phước Long chẳng những đã tạo ra một địa bàn chiến lược, ta có thêm một vùng giải phóng rộng lớn, hoàn chỉnh mà còn góp phần làm thay đổi đáng kể tương quan về thế trận tại chiến trường Đông Nam Bộ. Ta đã tiêu diệt một tiểu khu của quân đoàn 3 nguỵ, bẻ gẫy được một mắt xích trong tuyến phòng thủ Sài Gòn của địch, làm cho hướng tây bắc Sài Gòn trở thành mảng yếu, uy hiếp trực tiếp phía đông đường 13, làm suy yếu hệ thống phòng thủ của địch trên hướng bắc Sài Gòn.
Chiến thắng Đường 14 - Phước Long có ý nghĩa như một "trận trinh sát chiến lược". Qua sự kiện Phước Long ta hiểu địch hơn. Quân nguỵ Sài Gòn không đủ khả năng đối phó cùng một lúc với nhiều hướng tiến công của ta; không có khả năng chiếm lại một thị xã bị đánh chiếm (4). Còn Mỹ, không dễ can thiệp trở lại miền Nam bằng bất cứ hình thức nào để cứu nguỵ.
Lấy vũ khí địch đánh địch đã được thực hiện có hiệu quả nhất trong chiến dịch này. Với 3.125 súng các loại, đặc biệt là trên một vạn viên đạn pháo 105, 155 ly thu được ở Phước Long, cái vốn tích luỹ đầu tiên rất quan trọng cho chiến trường Đông Nam Bộ, đáp ứng được một phần yêu cầu cấp thiết cho các nhiệm vụ tiếp sau; góp phần giảm bớt khó khăn chung lúc đó.
Sau này được biết tin chiến thắng của bộ đội miền Đông Nam Bộ trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã bay vào phòng họp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, được Bộ Tổng Tham mưu tổng hợp về diễn biến đợt một của mùa khô 1974 - 1975 để báo cáo trong phiên họp Bộ Chính trị ngày hôm sau (7 tháng 1), trong đó đã đánh giá "Chiến thắng Phước Long là một nhân tố mới cho phép nhìn xa về triển vọng thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược. Sang đợt hai, ta có khả năng giải phóng từng khu vực lớn hơn" (5).
Sau chiến thắng, tôi tranh thủ vào thị xã, có dịp trực tiếp xem xét hệ thống phòng thủ của địch để rút kinh nghiệm cho các trận tiếp sau; thăm những nơi để cắt nghĩa thêm vì sao ở đó xảy ra những trận đánh ác liệt như Hồ Long Thuỷ, dinh tỉnh trưởng.
Sau giải phóng Phước Long, đơn vị được lệnh nghỉ ngơi, củng cố tiến hành tốt việc rút kinh nghiệm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Cùng thời gian này các anh trong Bộ tư lệnh B3 (Tây Nguyên) cử người vào gặp Quân đoàn để trao đổi kinh nghiệm trận tiến công thị xã Phước Long; đồng thời ngỏ ý tham khảo ý kiến trong này về chủ trương tiến công giải phóng Gia Nghĩa.
Sau khi làm việc với các bộ phận chuyên môn của quân đoàn, tôi làm việc thêm với các đồng chí B3 về một số vấn đề tổ chức điều hành chỉ huy chiến dịch nói chung, trận tiến công thị xã Phước Long nói riêng. Về chủ trương tiến công giải phóng Gia Nghĩa, tôi nói:
- Đây là suy nghĩ của cá nhân mạnh dạn trao đổi, chứ không đại diện cho tập thể Quân đoàn, càng không thể đại diện cho Miền. B2 có nhiều khó khăn nhưng đã giải phóng thị xã Phước Long to hơn thị xã Gia Nghĩa. Các đồng chí B3 ở ngoài đó có thuận lợi hơn chúng tôi, gần tuyến vận chuyển chiến lược - đường Trường Sơn, có đủ điều kiện tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
Trước khi lên đường, đồng chí Hiếu, trưởng phòng tác chiến Quân đoàn được cử ra B3 truyền đạt một số kinh nghiệm bước đầu rút ra sau chiến dịch Đường 14 - Phước Long, tôi còn dặn thêm:
- Đồng chí ra ngoài đó nói rõ ý kiến của riêng tôi: "B3 nên tổ chức tiến công Buôn Mê Thuột, như thế mới đúng tầm".
Chú thích:
(1) Đài kỹ thuật của ta bắt được tin địch kêu la: "Việt cộng đã đặt được đài tác xạ trên núi Bà Rá hay sao mà chúng bắn chính xác thế?". Đúng là sau khi chiếm điểm cao núi Bà Rá ngày 1 tháng 1, pháo binh ta đã đặt đài quan sát và đo cự ly, điều chỉnh, hướng dẫn căc trận địa pháo của khu vực Phước Long bắn yểm trợ hiệu quả cho bộ binh tiến công.
(2) Có đại đội bộ binh chỉ còn 5-7 tay súng.
(3) Sau khi giải phóng thị xã, ta đã thu được của địch 60 tấn nâng tổng số lên 100 tấn.
(4) Ngày 3-1-1975, Nguyễn Văn Thiệu triệu tập cuộc họp đặc biệt của nội các để đánh giá tinh hình. Y ra lệnh treo giải thưởng 3,2 triệu cho quân lính tử thủ Phước Long. Khi Phước Long thất thủ, Thiệu hô hào "Kiên quyết lấy lại Phước Long" đã sớm được thay bằng lời kêu gọi "dành ba ngày truy điệu cầu nguyện cho Phước Long".
(5) Đại tướng Hoàng Văn Thái, Những năm tháng quyết định, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr. 168, 169.
Chặng Đường 10.000 Ngày Chặng Đường 10.000 Ngày - Hoàng Cầm Chặng Đường 10.000 Ngày