A good book should leave you... slightly exhausted at the end. You live several lives while reading it.

William Styron, interview, Writers at Work, 1958

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Minh Đức JP
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4546 / 60
Cập nhật: 2014-12-12 00:27:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần IV - Chương 18 -
hiều thứ hai, cô Cẩm Nhung đi Sài gòn với bà Chủ đi thăm chị là cô Hai Bình.
Tối ăn cơm rồi, Vĩnh Xuân lại nhà ông Kinh Lương chơi.
Thầy bước vô thì bà Kinh hỏi:
-Nghe nói cô thông đi Sài gòn phải hôn thầy thông ?
-Thưa phải. Đi với bà gia tôi lên thăm chị Hai tôi bịnh.
-Đi chừng nào về ?
-Bà gia tôi nói ở chơi vài bữa.
-Ngồi uống nước thầy thông. Hôm qua hai ông bà qua Chợ Cũ ở chơi tới chiều mới về, chắc bà Chủ vui lắm hả ?
-Thưa, vui. Mà về bển bộ vợ tôi cũng vui nữa.
-Tôi dọ ý dường như bà Chủ muốn vợ chồng thầy về bển mà ở.
-Bà gia tôi muốn là tại vợ tôi bày đặt. Bây giờ tôi hiểu ở bên vợ tôi buồn là tại tôi nghèo, nhà cửa không sang trọng, ăn ở không sung sướng.
Ông Kinh trợn mắt là hỏi:
-Tại sao thầy hiểu được ?
Hôm qua về bển, bà gia tôi mở đầu nói chuyện đó. Ban đầu bà nói tôi ưa thú phong lưu, chớ chi tôi về bển mà ở, rồi tôi coi tổ chức vườn hoa lại cho đẹp và uốn sửa kiểng cho trúng điệu đặng thưởng thức cho vui. Tôi nói ở bển đi làm việc xa. Bà nói có xe đưa rước. Tôi phải thưa thiệt tôi không thế bỏ mẹ mà đi ở chỗ khác được. Tôi nói ngay ra như vậy mà bà gia tôi không hiểu, cứ theo nài nỉ hoài. Bà nói mỗi bữa đi làm việc tôi ghé thăm được, chớ đâu có bỏ bê. Huống chi về ở bên Chợ Cũ má tôi khỏi lo cơm nước cho vợ chồng tôi, thì mẹ tôi được khỏe. Nghe lý luận như vậy, tôi buồn tôi không thèm cãi nữa. Bà gia tôi mới nói cho tôi nghe cách bà sắp đặt chỗ cho vợ chồng tôi ở rộng rãi thong thả, sung sướng. Bà nói thiệt rằng vợ tôi ở bên nây nó buồn vì chất hẹp khó chịu, nên nó mới muốn về ở với bà gia tôi. Tại như vây nên tôi mới biết vợ tôi buồn là vì nhà tôi nghèo nên nó chê. nó không muốn ở, nó xúi bà gia tôi xay chuyển mà phân rẻ mẹ con tôi. Vợ tôi thiếu hiếu hạnh nên mới xúi như vậy. Còn mẹ vợ tôi thiếu thông minh nên mới nói với tôi; tôi muốn cho cả mẹ con đều không dè bày chuyện đó nếu tôi chịu thì tôi mất hết danh dự mà lại lỗi đạo làm con nữa. Hôm qua tôi dằn lòng, tôi không nỡ nói hoạch toẹt ra cho mẹ con hiểu; nhưng tôi buồn quá, buồn thấy nhà giàu có, không hiểu sao là thấp, sao là cao, họ chỉ biết cái vui vật chất, họ không dè có cái vui tinh thần, có cái vui đạo nghĩa, dầu họ có bạc triệu, bạc ức, họ cũng không mua được.
Bà Kinh hỏi:
-Vậy mà bữa hổm cô nói với tôi rằng bà Chủ muốn cho vợ chồng thầy về bển ở, nên xúi cô nói với thầy, nhưng cô không dám nói. Tôi cản, tôi biểu cô đừng nói. Vì tôi biết không bao giờ thầy chịu. Tôi có nói nếu bà Chủ muốn như vậy thì nên để cho bà nói với thầy. Hôm tôi qua thăm, bà Chủ có dở chuyện đó nói với tôi. Tôi lặng thinh, tôi tưởng bả hiểu ý tôi không muốn nghe chuyện đó là chuyện không nên nói. Ai dè hôm qua bà lại nói với thầy.
-Người có tiền họ tưởng ai cũng mê đồng tiền của họ hết. Hễ họ đem tiền ra mà nhem them thì họ mua được tất cả mọi người, ho xỏ mũi dắt đi đâu, người ta cũng phảỉ đi thco họ. Tôi càng thấy nhơn tình, tôi càng chán mùi đời. Bây giờ tôi hiểu rõ rồi. Mấy năm. nay ông bà thường nói nhà giàu nào cũng muốn gả con cho tôi. Họ muốn gả con, họ bày đặt nói ái mộ tài đức, ham muốn nghĩa nhân, kỉnh phục thanh khiết của tôi. Họ nói dóc. Họ muốn gả con cho tôi là vì họ thấy tôi biết nói tiếng Tây, tôi đứng thông ngôn cho quan lớn, họ tin cậy oai thế của tôi mà làm lợi ích cho họ, họ muốn tôi binh vực, lo lắng mọi việc trơng nhà và trong vòng bà con của họ. Rõ ràng hôm qua mời tôi ăn cơm, tôi qua đến nhà thì đã có hai người bà con chực sẵn, một ngưòì cậy tôi nói vớỉ Cai Tổng đặng cho làm Thôn Trưởng, còn một người đương kiện thưa về tranh đất nên cậy tôi chỉ giùm cho họ biết phải làm sao cho đặng kiện. Tôi không hối lộ, mà bữa nay biểu tôi giúp việc nầy, ngày mai xin tôi lo việc kia, thì cực trí tôi quá, lại tệ hơn hối lộ nữa.
-Hôm qua thầy có chịu giúp hai người đó hay là thầy kháng cự ?
Tôi để mỗi người thuật chuyện cho tôi nghc. Tôi nhận thấy hai người dường như bị hiếp đáp, nên tôi nói để tôi coi lại, chớ không hứa gì hết. Nếu thỉệt hai người bị hiếp, thì tôi sẽ binh vực, binh vực người thiệt thà bị hiếp, chớ không phải binh vực người bà con bên vợ, Còn như họ không có lý mà mốn cậy tôi làm cho họ đươc việc, tôi nói thiệt dầu bà gia tôi đi nữa, tôi cũng không thể binh được, chẳng luận là bà con bên vợ.
Ông Kinh thở dài mà nói:
-Thế tình vậy chớ sao. Họ được rể có oai quyền thì họ cậy thế mà thủ lợi, hoặc húng hiếp.
-Vậy thì họ khinh rẻ chú rể quá.
-Không phải khinh rẻ. Họ quí trọng, họ chiều chuộng lắm chớ, chiều chuộng đặng họ sai khiến cho dễ, đặng họ bắt làm mọi cho họ.
-Tôi nói thiệt, dầu họ khinh rẻ tôi cũng ít giận. Tôi phiền là phiền vợ tôi muốn rồi bà già vợ tôi biểu tôi về bển mà ở đó. Sao lại dám xúi tôi phải thất hiếu với má tôi? Sao lại nỡ biểu tôi phải bỏ mẹ đi theo vợ đặng ăn ở cho cao sang, sung sướng ? Người hèn quá, có tiền bạc mà không có nhân nghĩa. Tôi không thể thương yêu kính trọng được.
-Tại thiếu học nên không hiểu đạo nghĩa, không biết quấy phải. Để thủng thẳng thầy dạy dỗ cô thông, chỉ cao thấp cho cô biết, giận làm chi.
-Từ hôm qua đến nay tôi giấu biệt, tôi không dám nói cbo má tôi hay.
-Nói làm chi. Thầy không chịu thì thôi. Chớ chi thầy chịu về bển mà ở thì mới nói chớ.
-Tôi không dám nói, là vì tôi biết má tôi hay má tôi buồn lắm. Má tôi chẳng khỏi nhớ cô Cúc Hương hồi trước, rồi so sánh với nàng dâu sang trọng bây giờ Cúc Hương hồi trước ngồi bán hàng ngoài chợ, con nhà buôn bán, tuy có tiền song không phải giàu sang, xinh đẹp như Cẩm Nhung. Cô hứa hẹn cuộc trăm năm với tôi, lén nhà hứa hẹn, nên má tôi không hay chi hết. Tôi đi học. Má tôi ở trong một chòi lá làm bánh mỗi bữa bưng ra chợ ngồi bán đặng kiếm lời mà độ nhựt. Thế mà Cúc Hương chưa phải là dâu chánh thức, cô thương tôi rồi cô cũng thương luôn má tôi. Tôi đi học, cô ở nhà thấy má tôi rách rưới, cô động lòng, cô mua một vóc xuyến rồi cậy chị Hai Tỷ đem cho má tôi, dặn chỉ nói của chỉ mua cho chớ đừng nói của cô, vì cô sợ tiếng thị phi nhiều chuyện.
Vĩnh Xuân nhắc chuyện cách tám chín năm trước, mà nhắc lại đây thầy xúc động quá nên chảy trước mắt.
Thầy ngập ngừng lau nước mắt rồi nói tiếp: “Một vóc xuyến giá đáng mấy đồng bạc, không phải là nhiều nhưng cách dụng tâm quí báu vô giá, nó làm cho người ta phải cảm tình ơn nghĩa cả đời không thể quên được. Đã vậy mà cái ngày Cúc Hương phải quyên sanh cho trọn nghĩa với tôi, cô lo cho tôi về sau, mà cô cũng không quên má tôi. Cô mua mà gởi lại cho má tôi một quần lãnh với một áo xuyến nữa, cô còn cậy chi Hai Tỷ giúp đỡ giùm má tôi trong lúc tôi mắc đi học. Chừng Cúc Hương chết rồi, má tôi hay việc ấy, má tôi cảm xúc quá nên khóc mà than như vầy: “Cúc Hương chưa được làm dâu má, mà đối với má nó biết hiếu nghĩa, đã biết kính mến má, đã lo cho má. Nó lại chết mất. Thôi, ngày sau má có cưới con dâu nào khác, má cững không chắc nó biết thương má như con Cúc Hương”. Đã vậy mà còn việc nầy làm cho má tôi cảm nghĩa không thể quên cô Cúc Hương được. Năm tôi học xong rồi, tôi thi đậu ký lục, Cúc Hương cho tôi chiêm bao thấy cô về từ giã tôi đặng đi đầu thai. Cô nói Diêm Vương cho phép cô huỡn đầu thai ba năm đặng vong hồn cô theo phò hộ cho tôi học đến cùng. Hạn kỳ đã mãn rồi. Cô không được phép thco tôi nữa. Vợ chồng nếu thiệt có căn duyên với nhau thì kiếp khác sẽ sum hiệp. Cô căn dặn tôi hễ đi làm việc thì phải cưới vợ đặng có người lo cơm nước, áo quần cho tôi và phục sự má tôi. Tôi chẳng nên tlương nhớ, chờ đợi cô mà không chịu cưới vợ, bởi vì thuở nay mẹ cực khổ lung lắm, bây giờ mẹ đã già rồi, nên mệt mỏi. Tôi phải nuôi lại mẹ tôi để cho mẹ nghỉ, không nên bắt mẹ lo cơm nước cho tôi nữa. Ông bà nghĩ coi, hồn ma mà còn biết thương má tôi, biết lo cho má tôi từng chút như vậy. Bây giờ má tôi có con dâu giàu có, sang trọng, má tôi lo cơm nước cho tôi và cho nó; nó ăn rồi nằm chơi hoặc về thăm nhà, mà nó chưa vừa lòng, còn muốn tôi phải bỏ mẹ theo ở với nó cho sung sướng, má tôi cực khổ, quạnh hiu mặc kệ. Nếu tôi nói việc nầy cho má tôi hay, má tôi nhớ lại tánh tình của Cúc Hương, rồi nghĩ tới ý tứ của con dâu bây giờ, thì làm sao mà yêu cô Cẩm Nhung nầy cho được. Con dâu đã không kể đến mẹ chồng rồi mẹ chồng không thương con dâu, thì còn gì tình mẹ con. Mà nếu tình mẹ con đã không nồng nàn thì tình vợ chồng làm sao mà bền vững cho được, phải rời rã, hoặc sớm, hoặc muộn, hoặc âm thầm, hoặc tưng bừng”.
Ông Kinh chận nói: “Cô thông muốn thầy về bển mà ở, thầy không chịu thì thôi. Thầy chẳng nên cho bà chị hay. Cho hay thì buồn, chớ không có ích gì”.
Bà Kinh tiếp nói: “Bữa tôi mời cô Cẩm Nhung lại đây, tôi có cắt nghĩa phải quấy cho cô nghe, đặng cô hết buồn. Tôi nói dài lắm. Tôi nói cho cô biết thầy thông là người thờ mẹ chí hiếu. Tôi đặn phải cung kính chị Hương văn, phải chiều chuộng, phải phục sự chị, đừng có làm cho chị buồn. Tôi dặn trước mà vì cô Cẩm Nhung khờ quá, lại thêm bà Chủ vô ý, nên thầy thông mới phiền. Thôi, xin thầy thông đừng buồn. Để cô cẩm Nhung về rồi tôi sẽ chỉ cái quấy của cô cho cô hiểu. Cô còn nhỏ, thủng thẳng mình dạy cô, một ít lâu chắc cô sẽ hiểu đạo nghĩa rồi không làm lỗi như vậy nữa”.
Vĩnh Xuân nói: “Tôi biết tôi không thể cưới vợ nào mà nó biết thương má tôi như Cúc Hương, bởi vậy mấy năm nay tôi không chịu cưới vợ, mặc dầu Cúc Hương có căn dặn. Mà má tôi cũng biết như vậy nên không muốn ép tôi. Năm nay má tôi già nên lo ngày sau không người phụng tự. Tôi thấy má tôi buồn nên tôi phải vâng lời cưới vợ cho má tôi vui lòng. Có lẽ ông bà còn nhớ. Bữa ông Kinh dắt tôi đi coi vợ, chừng về bà hỏi tôi đành hay không. Tôi dụ dự rồi nói không muốn là vì nhà giàu mà cô nọ đẹp lại nhỏ tuổi. Tôi kỵ mấy điêu đó là vì nó không hạp với đạo vợ hiền, dâu thảo. Bây giờ rõ ràng không hạp đó. Ông bà thấy chưa ? Theo ý tôi hễ thấy mòi không hiệp ý đồng tâm thì rã trước đặng ai đi đường nấy tốt hơn là đeo đuổi rồi phải chịu cái buồn sau nặng nề, có khi đau đớn”.
Ông Kinh nói: “Ý ! Thầy nghĩ chuyện gì kỳ cục vậy ? Mới khác ý nhau chút đỉnh, chưa cãi lẫy, rầy rà, có gì đâu mà tính việc rời rã. Thầy đừng nghĩ như vậy không nên. Thầy để vợ chồng tôi cắt nghĩa cho bà Chủ với cô Cẩm Nhung hiểu, đặng đừng có muốn chuyện quấy như vậy nữa thì thôi. Cẩm Nhung nhỏ tuổi nên còn khờ. Thủng thẳng dạy dỗ cô, rồi cô cũng có thể trở nên người vợ hiền, người dâu thảo như ngườí ta vậy chớ”.
Vĩnh Xuân mỉm miệng, rùn vai, tỏ ý không tin rồi bước lại lấy cây đờn kìm vừa lên dây vừa ngâm:
Đời đáng chán hay không đáng chán ?
Gióng dây đờn xin hỏi bạn tri âm.
Ông Kinh cười. Ông cũng lấy cây tranh lên dây mà hòa với Vĩnh Xuân.
Bà Kinh bưng bình vô trong mà chế một bình trà mới cho hai người đờn rồi có sẵn trà mà giải khát.
Cụ Huấn Trai đi hứng mát, tình cờ cụ nghe có tiếng đờn hòa réo rắt, cụ ghé vô. Ông Kinh với Vĩnh Xuân mừng rỡ mời ngồi cùng nhau uống vài chung trà ngon, rồi cụ Huấn Trai xuy tiêu họa thêm với hai bạn, gây ra một dạ hội âm nhạc du dương mà tao nhã, nhàn lạc mà hùng hào, năng cang năng nhu, càng nghe càng say sưa mê mẫn. Cuộc hòa đờn kéo dài đến 11 giờ khuya, chủ khách ăn mứt uống trà một hiệp nữa rồi phân tay mà nghỉ.
Bà chủ Thiệu nói đi Sài gòn thăm cô hai Bình và ở chơi vài bữa mà đến năm bữa cô Cẩm Nhung mới về bên chồng. Tuy bà Hương văn với Vĩnh Xuân hỏi tại sao cô ở chơi lâu dữ vậy, song vừa bước vô nhà thì tự nhiên cô nói tưởng chị Hai cô đau sơ sịa, ai dè chị đau ban nặng quá, lên tới thấy chị nằm mê man, không ăn uống được. Hai mẹ con cô phải ở đặng kiếm thầy hốt thuốc cho cô Hai Bình uống, nên ở tới năm bữa, bịnh giảm nhiều nên mới về được.
Bà Kinh nghe như vậy bèn rủ bà Hương văn đi thăm bà Chủ, bà nói rằng làm sui một nhà biết ra cả họ, nghe con gái lớn của bà Chủ đau nhiều mà mình không đi thăm thì té ra mình vô tình. Bà Hương văn sốt sắng chịu đi.
Sáng bữa sau, đợi ông Kinh với Vĩnh Xuân đi làm rồi, bà Kinh với bà Hương văn sửa soạn đi Chợ Cũ, Hai bà biểu cô Cẩm Nhung đi theo cho vui.
Bà Chủ Thiệu nừng rỡ tiếp khách. Bà Kinh mau mắn nói:
-Nghe cháu đi Sài gòn với bà về nói cô Hai bịnh lên hai chị em tôi qua thăm một chút đặng hỏi coi bữa nay cô Hai thiệt mạnh hay chưa ?
-Cám ơn hai bà. Bữa nay nó khá nhiều rồi. Ăn cơm được. Ra vô trong nhà cũng được. Hôm mới lên thấy nó mê man tôi sợ quá. May có ông thầy “các chú” giỏi quá, thằng Giáo rước ông coi mạch uống ba thang thuốc nó mới chỏi hỏi. Tôi tính lên thăm chơi vài bữa, té ra con Hai như vậy, chồng nó mắc đi dạy học, tôi bỏ mà về không đành, phải rán ở với nó tới năm bữa. Tôi còn muốn ở thêm vài bữa nữa. Con Cẩm Nhung nó sợ thằng Thông ở nhà trông, không biết có chuyện chi hay sao mà không về, nên tôi phải về với nó.
Bà Hương văn nói: “Thiệt thằng Xuân có ý lo, vì hôm đi chị có nói cô Hai bịnh nên lên thăm. Chừng thấy ở lâu, nó sợ cô Hai bịnh nhiều. Nó lo là lo chỗ đó”.
Bà Kinh nói: “Thôi, eô Hai bịnh mà nay mạnh rồi. Vậy cũng nên mừng”.
Bà chủ nói: “Thiệt nó mạnh được tôi mừng hết sức. Mà có chuyện nầy nếu hai chị hay chắc hai chị còn mừng với tôi nữa”.
Bà Kinh hỏi: “Chuyện gì ?”.
Bà Chủ xít lại gần hai bà khách mà nói nhỏ: “Đêm hôm qua con Cẩm Nhung nằm với tôi, nó thỏ thẻ hỏi tôi tại sao từ hôm đầu tháng tới nay nó không có đường kinh nguyệt như hồi trước nữa.
Bà Hương văn mừng nói: “Vậy thì nó có nghén rồi chớ gì. Tôi có phước quá ! Tôi vái nó sanh cho tôi một đứa cháu nội trai thì tôi phỉ nguyện. Tôi ít con cháu. nên tôi ao ước có bấy nhiêu đó”.
Bà Kinh nói: “Chị ăn ở hiền lành, chị sẽ có cháu nội trai. Chị đừng lo”.
Bà Chủ nói: “Chị sui tôi chỉ có một mình thằng Thông nên chỉ cần phải có cháu nội trai, chớ tôi là bà ngoại, trai hay gái tôi cũng chịu hết”.
Rồi đó ba bà vui vẻ bàn luận về vụ Cẩm Nhung có nghén, bà biểu phải uống thuốc dưỡng thai, bà khuyên đừng đi xe ngựa, bà nói cần phải kiêng cữ ăn uống.
Một lát bà Kinh thấy bà Chủ đi xuống nhà cầu, bà mới đi theo mà nói nhỏ: “Hôm chúa nhựt thầy thông qua bên nây chơi. Bà biểu vợ chồng thẩy về bên nây ở cho rộng. Hổm nay thẩy buồn lắm. Tôi cho bà biết thẩy ở với mẹ chí hiếu, không bao giờ thẩy chịu rời mẹ đâu. Xin bà đừng nói với thẩy về chuyện đó nữa. Thẩy nghe thẩy phiền lắm”.
Bà Chủ ngạc nhiên hỏi:
-Ở bên nây sung sướng lắm. Sao lại phiền ?
-Ấy ! Ý thẩy nghi bà biểu như vậy là xúi thẩy bỏ mẹ mà theo vợ, làm cho thẩy mang tội thất hiếu, lại bị thiên hạ chê cười, nên thẩy buồn chớ sao. Ông Kinh biểu tôi dặn bà đừng nói tới chuyện đó nữa. Để tối hoặc mai tôi cũng dặn cháu Cẩm Nhung nữa.
Ba Chủ không nói nữa nhưng bà hết vui.
Hai bà khách nói chuyện chơi một chút nữa rồi kêu Cẩm Nhung biểu sửa soạn về. Bà chủ biểu thắng xe ngựa đưa ba người về, có gởi theo một nhánh cau giầy với một quày dừa xiêm.
Trưa bữa đó, ông Kinh thì nhờ vợ, Vĩnh Xuân thì nhờ mẹ, nên cả hai người đều hay Cẩm Nhung có thai.
Vĩnh Xuân thấy mẹ hớn hở vui mừng về cái tin vợ thầy có thai đó quá, lần lần thầy bớt phiền vợ và mẹ vợ. Mà bà Chủ cũng như cô Cẩm Nhung, cả hai đều nghe theo lời bà Kinh dặn, không dám nói lới việc Vĩnh Xuân qua Chợ Cũ ở nhà của bà Chủ nữa, bởi vậy câu chuyện lâu rồi nguôi ngoai, chồng vợ hiệp hòa, mẹ con thuận thảo.
Vĩnh Xuân thấy vợ có chửa, bụng mỗi ngày một thêm lớn, bèn thưa với mẹ để cho vợ thầy thong thả về Chợ Cũ ở chơi, có nhà rộng rãi, khoảng khoát, có sân để xem hoa, có vườn để ngắm cảnh, mai chiều có chỗ an nhàn thanh tịnh mà giải trí dưỡng thai.
Bà Hương văn làm theo ý con, mới cho dâu về Chợ Cũ ở với bà Chủ, năm bảy bữa trở qua chơi một đêm hoặc một buổi rồi về. Bà Hương văn cũng đi thăm dâu thường. Còn Vĩnh Xuân hễ chúa nhựt thì thầy qua thăm vợ hoặc qua sớm mơi, hoặc qua buổi chiều, mà hễ thầy qua thì thầy ở ăn cơm rồi mới về.
Qua tháng 6 năm sau, cô Cẩm Nhung sanh được một đứa con trai, y theo lời bà Hương văn cầu nguyện.
Bà hương văn mừng hơn ai hết. Bà cứ ngồi một bên cháu nội mà nhìn trót giờ, không thèm đi ăn trầu hay đi uống nước.
Bà Chủ tính từ ngày cưới cho tới ngày sanh được mười tháng rưỡi nên bà nói như vậy thì gọi là mau con.
Vĩnh Xuân sai mời Chánh Lục bộ đặng khai sanh cho con: thầy đặt tên là Phan Vĩnh Tân.
Bà Chủ cưng con, sợ để con cho em bú thì cực nhọc nó. Bà mới nói với chị sui:
-Con Cẩm Nhung khờ quá, tôi sợ nó không biết nuôi con. Để tôi hỏi coi trong xóm, trong làng có đứa nào sanh con so, và sữa tốt tôi mướn nó ở vú, đặng nó cho em bú cho mau lớn.
-Về bển có tôi chăm non. Xin chị đừng lo. Mướn vú mà chi cho tốn tiền.
-Thưa chị, tốn hao chút đỉnh không hại gì. Tội cho nó tiền mướn vú. Một năm chừng năm sáu chục, có mắc lắm là 80 chớ bao nhiêu mà lo.
-Họ nói con nít mà mướn vú cho bú, để nó cho vú bồng ẵm, săn sóc, nó quen theo tánh nết con vú, sau khó sửa.
-Không có vậy đâu chị. Tôi có bốn đứa con, hai đứa sau tôi mướn vú nuôi nó cũng giống tôi như hai đứa lớn, có giống vú đâu.
May lúc ấy trong đất của bà Chủ có một thiếu phụ tên Đê, 25 tuổi, cao lớn, manh mẽ mới sanh một đứa con so được vài tháng. Nhà nghèo, cha chồng bịnh, sắp em chồng còn nhỏ mấy năm nay Đê phải làm mướn, đào mương, cuốc đất, đốn chuối, gánh cau, phụ với chồng để nuôi sống cả gia đình. Bây giờ có con mắc giữ con, không làm mướn được nên cơm tiền thiếu hụt, vợ chồng Đê mới bàn tính cho đứa con nhỏ đặng Đê rảnh tay đi làm mà kiếm thêm tiền.
Người bà Chủ sai đi kiếm vú, hay gia đạo của Đê như vậy, mới nói lại với bà Chủ. Bà Chủ cho kêu mẹ chồng của Đê vô nhà, lại dặn Đê phải bồng con đến cho bà coi. Bà thấy Đê mạnh mẽ, sữa nhiều, đứa nhỏ cứng quành, thì bà vừa lòng lắm. Bà nói với mẹ chồng của Đê nếu Đê cho con đặng người khác nuôi, Đê ở vú nưôi con Cẩm Nhung, thì bà cho mỗi năm 60$00 với quần áo, muốn trước phân nửa số tiền hay là lãnh luôn trọn năm cũng được. Mẹ con Đê xin cho về bàn tính.
Cách hai ngày sau, Đê trở vô nhà bà Chủ cho hay rằng đã cho người ta con rồi và chịu ở vú nuôi con cho cô Năm Cẩm Nhung, xin cho lãnh tiền trước sáu tháng. Bà Chủ cho kêu chồng của Đê vô làm giấy lãnh tiền, rồi Đê ở luôn cho em bú.
Trọn tuần đầu bà Hương văn qua Chợ Cũ thăm dâu với cháu nội hằng ngày, có bữa đi với bà Kinh, có bữa đi một mình. Tuy bà không muốn mướn vú nuôi cháu, song chị sui ra tiền mà mướn, lại sữa của Đê nhiều, Vĩnh Tân bú không hết nên bà cũng xuôi thuận cho êm.
Bữa cúng đầy tháng, nhằm chúa nhựt nên Vĩnh Xuân qua dự lễ được. Bà Hương văn với bà Kinh đã qua trước rồi, chừng thấy Vĩnh Xuân tới, bà Kinh mới bồng Vĩnh Tân ra khoe với thầy mà nói cha con giống hịt, hễ thấy thì biết liền.
Trưa ăn cơm rồi, Vĩnh Xuân thưa với bà Chủ mà xin phép rước vợ con về. Bà ngạc nhiên vì bà tưởng Vĩnh Xuân để vợ con ở luôn bên nây, nên bà có tính lâu lâu bà sẽ lập thế mà dụ cho Vĩnh Xuân qua ở nữa. Nghe Xuân xin rước vợ con, nghĩa là phá tan mưu chước của bà, thì bà bối rối nói: “Có rước cũng để thủng thẳng cho mẹ con nó cứng cáp đã chớ. Lại phải coi ngày cho sạch sẽ rồi sẽ rước, con đừng có làm ngang như vậy không nên”.
Vĩnh Xuân nói: “Để về con cậy ông Kinh coi ngày rồi con thưa cho má hay”.
Tối lại, ông Kinh giở lịch mà coi. Ông nói trong ba bữa nữa, nhằm ngày 28, hạp với sự dời chỗ và nuôi con, nên ông khuyên, nếu có rước thì rước bữa đó.
Vĩnh Xuân tính bữa đó mắc làm tiệc không đi rước vợ con được. Thầy cậy bà Kinh làm ơn bữa đó đi với bà già thầy qua nói mà rước giùm. Thầy nói chiều mai thầy sẽ qua thăm trước, cho me vợ hay đặng biểu vợ sửa soạn cho sẵn.
Bà Kinh cười mà nói:
-Cha chả, rước mẹ con cô thông về bên nây chắc bà Chủ phiền lắm. Hồi trưa thầy xin rước thì tôi dòm thấy sắc bà hết vui.
-Tại sao mà phiền ?
-Ý bà muốn níu luôn mẹ con cô thông ở bển chớ sao.
-Đâu được. Bà già vợ tôi có lý gì mà phiền tôi. Đàn bà hễ xuất giá thì tùng phu. Hễ ưng làm vợ người ta thì dầu chồng ở trong cái chòi rách cũng phải theo mà ở. Nếu đế ở luôn bên Chợ Cũ thì má tôi với tôi phiền. Bà già vợ tôi muốn cho má tôi với tôi phiền hay sao. Hôm gần ngày sanh tôi cho vợ tôi về ở bển cho rộng rãi, mát mẻ mà dưỡng thai. Má tôi lại nói ai cũng vậy có con gái sanh lứa đầu thường đem con về sanh tại nhà đặng có mẹ một bên cho con vững bụng. Nghe như vậy tôi mới để ở bển mà sanh. Bây giờ đầy tháng rồi, nên tôi phải rước về. Má tôi mong mỏi có một chút cháu nội. Vì muốn làm vui lòng má tôi nên tôi mới chịu cưới vợ. Nay má tôi nhờ phước đức ông bà nên có được một đứa cháu nội, có lý gì má tôi nhượng cho bên ngoại nuôi. Không thế được. Nếu muốn xin để vợ tôi ở bển thì đươc, ở tới chừng nào tôi cũng chịu hết, nhưng con của tôt thì bữa 28 phải để chị vú ẵm về bên nây cho tôi nuôi, có má tôi chăm nom đêm ngày, không có sao đâu mà sợ.
-Thầy nóí gắt quá, bà Chủ hết dám cự nự.
-Bữa rước nếu bà già vợ tôi có cãi lẫy mà cầm lại thì bà cứ nói ngay các lời tôi mới nói đó cho bà già vợ tôi nghe. Nếu bà không chịu thì sẽ liệu định.
Chiều bữa sau, tan hầu, Vĩnh Xuân đi luôn qua Chợ Cũ thưa cho bà Chủ hay, ông Kinh coi ngày 28 hạp lắm nên bữa đó thầy sẽ cậy bà Kinh đi với bà già thầy qua rước vợ con thầy, vì thầy mắc làm việc nên đi không tiện.
Bà Chủ than rước gấp quá.
Vĩnh Xuân nói theo lẽ thì sanh chừng mười bữa hoặc nửa tháng đã rước rồi. Thầy để tới giáp tháng lâu quá, thầy không dám làm nhọc lòng mẹ vợ nhiều hơn nữa.
Bà Chủ buồn, nhưng nhớ lời bà Kinh dặn nên bà không dám kiếm lý mà cầm con với cháu.
Bữa 28, bà Hương văn với bà Kinh qua rước. Bà chủ hối Cẩm Nhung sửa soạn đi sớm cho khỏi nắng em. Chừng đưa ra xe, bà xin chị sui cho Cẩm Nhung về chơi thương thường, vì cô còn non ngày, không nên để cho cô buồn, lại cần phải cho hưởng thanh khí đặng bồi bổ sức khỏe.
Bà Hương văn nói em có vú nuôi, thì cô Cẩm Nhung thong thả, cô muốn về chơi hằng ngày cũng được, mà ở đêm bên nây cũng không sao, vì có bà chăm nom với con vú.
Tơ Hồng Vương Vấn Tơ Hồng Vương Vấn - Hồ Biểu Chánh Tơ Hồng Vương Vấn