Kẻ nào chưa một lần thất bại trong quá trình trưởng thành, tức kẻ đó không có gan thực hiện những điều mới mẻ.

Woody Allen

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 40
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17: Giải Thích Quá Trình Hình Thành Quyết Định
ối với những quyết định về chính sách quả là cũng chẳng trông cậy vào đó được bao nhiêu, tuy thế rất nhiều việc cũng đã được khởi xướng. Bất luận những ý định của Tổng thống và các cố vấn của ông thế nào đi nữa, những quyết định được ban ra ngày 31 tháng Ba 1968 đã đưa người Mỹ và Bắc Việt Nam ngồi bàn hội nghị ở Paris để khởi sự một cuộc hành trình trên con đường dài dẫn đến hòa bình.
Một giới hạn đối với việc đưa lực lượng trên bộ Hoa Kỳ sang tham chiến đã được ấn định và Nam Việt Nam đã được thông báo trước là họ sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để đảm nhiệm thêm trách nhiệm trong việc tự bảo vệ lấy mình. Những mục tiêu chính trị có giới hạn của Hoa Kỳ ở Nam Việt nam, lần đầu tiên đã được xác nhận. Chiến lược trên bộ của vị tư lệnh quân sự mới của Mỹ được căn cứ vào những mục tiêu hạn chế này, một mức số quân tối đa được ấn định và sẽ dẫn đến một sự giảm bớt những lực lượng Mỹ và gia tăng thêm sự tham gia của các lực lượng Nam Việt Nam.
Cũng chẳng khó nếu người ta nhất định cứ đem tất cả các biến cố quan trọng phong phú, hỗn loạn và đặc biệt là những tình huống trong những tháng đầu của năm 1968 để đưa vào kế hoạch hình thành quyết định và làm như vậy sẽ có thể có ý nghĩa đối với nhiều mặt khác nhau của cuộc chiến tranh Việt Nam và với quá trình hình thành quyết định nói chung.
Hình ảnh nổi bật là hình ảnh của một Tổng thống đã hiến dâng bản thân mình và sự nghiệp chính trị của mình cho một mục tiêu và một đường lối hành động, vây quanh ông là những cố vấn và nói chung đã hình thành tiếp tục ủng hộ mục tiêu và đường lối hành động ấy, nhưng bây giờ Tổng thống đã phải đối phó với không những sự thúc ép của thời cuộc mà còn cả với một cố vấn, vị cố vấn này lại bắt đầu nghi ngờ về những mục tiêu và cả đường lối hành động đang được theo đuổi nữa.
Cuộc tấn công Tết đã cảm thấy rằng việc đạt được những mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam, nếu có thể thực hiện đi nữa, cũng sẽ đòi hỏi một thời gian rất dài trong tương lai. Thực tế chính trị đã cho thấy là nếu cứ tiếp tục như vậy mãi ở Nam Việt Nam. với sự tăng thêm thiệt hại về sinh mạng và tiền bạc của Mỹ, kèm theo ảnh hưởng to lớn đối với đời sống trong nước ở Hoa Kỳ và đồng thời không thấy được một bảo đảm nào cho chiến thắng quân sự trong tương lai gần, thì sự kiện này đã khiến cho đại đa số quần chúng Mỹ không thể chấp nhận được nữa. Vì thế cần phải tìm ra một đường lối hành động khác.
Chỉ tới lúc đó, những mục tiêu tối hậu của đất nước chúng ta đối với Việt Nam mới được đem ra xem xét lại. Nhóm đặc biệt do ông Clifford cứng đầu, tuy đã nêu rõ là cần phải có sự chỉ đạo mới và cần phải hình thành và chấp thuận những mục tiêu mới đã được sửa đổi nhưng tự nhóm này đã không triển khải rõ ràng được những mục tiêu ấy. Đây là một công việc cần được Tổng thống chú ý theo dõi.
Mối bất đồng ý kiến về các mục tiêu của đất nước đã trở nên rất gay go và và chỉ có Tổng thống mới có thể ấn định những mục tiêu mới của đất nước được. Một phần nào đó, những ưu tiên và những nhận thức cho bộ máy quan liêu đưa ra phải chịu trách nhiệm về việc các cố vấn chính phủ nêu trên, đã bất lực không đưa ra được một đường lối chỉ đạo mới (1).
Ông Rusk đã tạo ít cơ hội cho bộ máy quan liêu của bộ ngoại giao để có thể đóng góp vào quá trình soạn thảo quyết định sau vụ Tết, ông đã hành động với tư cách là cố vấn riêng của Tổng thống về chính sách đối ngoại và đã trình thẳng và trình riêng Tổng thống ý kiến của ông. Những quan điểm của ông đã được mô tả trước đây rồi.
Không như ông Rusk, ông Clifford lại đại diện cho hai guồng máy quan liêu với những quan điểm và những quyền lợi rất khác nhau. Bộ máy quan liêu dân sự, tức Bộ ngoại giao của Lầu Năm Góc như người ta thường gọi như vậy, từ lâu rồi đã đi đến kết luận, tuy Bộ ngoại giao lại không đồng ý như thế, là những mục tiêu chính trị của Mỹ ở Nam Việt Nam đã ít được người ta chú ý tới, cơ bản sự thành công của Mỹ ở Việt Nam, theo các quan chức này, là phải phát triển một khung cảnh chính trị tại Việt Nam với mục đích thiết lập một mối liên lạc dựa trên các định chế giữa dân chúng ở thôn quê và bộ máy cai trị họ và như vậy sẽ loại trừ được việc đông đảo dân chúng vùng nông thôn xa lìa khỏi chính phủ.
Nếu không có một sự liên kết như vậy, họ tin rằng không có cách nào để biến những thắng lợi quân sự thành thành tựu chính trị lâu dài. Những thắng lợi quân sự này có thể cứ tiếp diễn vô hạn định trong tương lai và quân Bắc Việt Nam và Việt cộng có thể bị thật nhiều thương vong, vượt rất xa số thương vong của Mỹ. Nhưng những chiến thắng sẽ trở thành vô nghĩa, theo như các quan chức dân sự trong bộ quốc phòng suy nghĩ, nếu những chiến thắng ấy không góp phần vào việc phát triển một khung cảnh chính trị Nam Việt Nam có thể tạo được cơ sở cho việc rút lui của Mỹ sau này.
Theo các quan chức này, chiến lược quân sự hiện đang được các lực lượng Hoa Kỳ theo đuổi ở Việt Nam không đưa ra được một quan niệm rõ rệt và chắc chắn, cũng như đã dành ít tài nguyên cho việc thiết lập một cấu trúc chính trị Nam Việt Nam, khả dĩ liên kết chính phủ Sài Gòn với quần chúng nhân dân ở nông thôn.
Những lý lẽ của những quan chức Bộ quốc phòng này đưa ra trước đây đã gieo rắc những nghi ngờ trong tâm trí của cựu bộ trưởng Mc Namara đối với chiến lược quân sự đang theo đuổi ở Nam Việt Nam và ông này đã tìm cách áp đặt những hạn chế đối với sự gia tăng nhanh các lực lượng Mỹ tại đó. Nhưng ông Mc Namara, trong thâm tâm ông, đã chưa hề nghĩ đến việc xem xét lại những mục tiêu cơ bản của Mỹ ở Việt Nam, và chưa hề đặt thành vấn đề những mục tiêu này.
Mặt khác, bộ máy quan liêu quân sự từ lâu đã bực mình vì những kiềm chế chính trị mà họ cho là đã ngăn cản không cho họ theo đuổi cuộc chiến tranh, đã kết thúc nhanh chóng và chiến thắng và không những thế vì tiêu hao mất nhiều lực lượng dự bị chiến lược, nên đã đe dọa công cuộc phòng thủ của Mỹ tại những khu vực có tầm quan trọng sống còn khác trên thế giới.
Như người ta đã chờ đợi, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã nhận ra được vấn đề của họ ở Việt Nam, thực chất là một vấn đề quân sự và chiến lược Tướng Westmoreland chọn và thực hiện đã theo đúng học thuyết kinh điển cho rằng chiến thắng này tùy thuộc vào hành động tiến công để đánh bại những đơn vị chủ lực của địch và gây cho họ những thương vong đáng kể lớn hơn số thương vong của chúng ta, cho đến khi những tổn thất của Hà Nội trở thành Không còn thể chịu đựng được nữa.
Ngoài ra, hoạt động tiến công dọc theo biên giới Việt Nam đã ngăn chặn những lực lượng này của địch trước khi họ có thể tiến lại gần quần chúng nhân dân ở Nam Việt Nam. Như thế sẽ có thể tránh được những thương vong gây cho thường dân và các quân du kích địa phương - bị cắt đứt khỏi sự yểm trợ từ bên ngoài - sẽ bị suy yếu dần kết quả khả năng hoạt động, và chính phủ Nam Việt Nam có thể khởi sự thực hiện những chương trình có tác dụng góp phần vào việc lập được những quan hệ với nông dân ở thôn quê (trong bất cứ tình huống nào việc này không phải là trách nhiệm của quân đội).
Nhưng giới quân sự đã nghĩ rằng chiến lược này đã bị cản trở vì địch đã được phép sử dụng những khu đất thánh ở Lào và ở Campuchia, nhờ vậy đã có thể tái bổ sung quân số và tiếp tế, trang bị lại và thoát khỏi bị các lực lượng trên bộ của Mỹ tiêu diệt. Hơn nữa, những kiềm chế có tính cách chính trị đối với việc sử dụng sức mạnh không quân ở Bắc Việt Nam đã cho phép quân địch tìm cách thích ứng được khiến cho sức ép đã không phải là không thể chấp nhận được đối với họ.
Tuy nhiên, vấn đề được bộ máy quan liêu quân đội coi như hậu quả không kém quan trọng chính là khả năng suy yếu của chúng ta để đương đầu với những trường hợp xảy ra bất ngờ khác về mặt quân sự do quyết định chính trị không cho gọi nhập ngũ những lực lượng dự bị gây nên. Như đã được nêu ở trên, đối với Tướng Wheeler vấn đề gọi nhập ngũ quân dự bị mới chính là nguyên do chủ yếu khiến ông yêu cầu tăng thêm lực lượng trong tháng hai 1968.
Đứng trước những phản ứng này của bộ máy quan liêu có thể đoán trước được ông Clifford đã tỏ ra là một diễn viên độc lập theo đúng nghĩa của từ này, ông Rusk và ông Rostow đã bị ràng buộc vào một chính sách mà cả hai đã giúp soạn thảo ra. “Ông Clifford đã không nắm được vấn đề, ông đã không có kinh nghiệm, không theo dõi sát vấn đề trong nhiều năm, ông đã không hiểu rõ cách mà chúng tôi đã giải quyết", ông Rostow đã phát biểu như thế (2).
Còn ông Rusk thì đã cảm thấy: "Tôi đã hiểu ró cái gì mà Tổng thống muốn" và ông Clifford đã nhắc lại như sau: “Ông Rusk và ông Rostow đã nói với tôi là ông không nắm được vấn đề mà tôi đã không theo dõi sát" (3). Vấn đề trong nhiều năm liền họ đã phải trải qua.
Nhưng đó là thế lợi của ông Clifford, ông là người duy nhất trong số những cố vấn của Tổng thống không tích cực chịu trách nhiệm về chính sách hiện nay và vì thế ông đã không nhất thiết bị ràng buộc phải bênh vực nó (chính sách này). Như thế ông đã được các quan chức dân sự trong Bộ quốc phòng thuyết phục là không những sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam cần phải được giới hạn mà còn cho rằng nếu cứ tiếp tục đi theo con đường hiện nay thì việc này sẽ đưa đất nước đến chỗ phá sản về chính trị và quân sự.
Mặc dù không thuyết phục được ông Bộ trưởng chịu chấp nhận vấn đề gọi động viên và xây dựng lại lực lượng dự bị chiến lược nhưng bộ máy quan liêu quân sự cũng đã sắp xếp đưa ra những lý luận để giữ cho ông Clifford khỏi bị lạc quá xa con đường ấy.
Tuy nhiên, ông Clifford đã có thể nêu ra sự cần thiết phải có một con đường khác thay thế cho con đường ấy. Trừ ông Georges Ball trong năm 1965, không một ai thân cận với Tổng thống đã dám đặt thành vấn đề chiến lược cơ bản về Việt Nam của chúng ta, cũng như Tổng thống đã không hoan nghênh hoặc tìm kiếm xem có gì nêu thắc mắc như thế không.
Năm 1967 khi ông Mcnamara bắt đầu nghi ngờ về hiệu lực của chiến lược trên bộ của chúng ta ở Việt Nam và về chi phí luôn luôn phải tăng thêm để theo đuổi chiến lược ấy, ông Clifford đã là một trong số những cố vấn chính được Tổng thống dùng để “hạ bệ ông ấy" và việc ông Mc Namara rời khỏi chính quyền đã được công bố sau đó không lâu.
Nhưng cũng về một ý nghĩa khác, ông Clifford đã là người đóng một vai trò độc lập. Độc lập về kinh tế và hầu như miễn cưỡng đã chấp nhận phục vụ trong nội các, vào một thời kỳ khủng hoảng, ông đã không cho rằng ông phải chịu ơn Tổng thống để trở nên nổi bật và thành công. Như ông đã gợi ra trong số các cố vấn của Tổng thống chỉ có mình ông là đã giao thiệp với Tổng thống Johnson như bạn ngang hàng.
Ông Clifford đã biểu thị lòng trung thành của cá nhân ông đối với Tồng thống bằng cách nói cho Tổng thống biết tình hình theo sự nhận xét của ông thay vì nhằm bảo vệ địa vị được nhiều người ham muốn của ông trong chính phủ mà lại trình với Tổng thống những điều gì mà Tổng thống ưa nghe.
Ngoài ra, ông còn có thể giao thiệp với bên ngoài bộ máy quan liêu, tham khảo ý kiến các bạn bè trong quốc hội và trong giới các nhà kinh doanh và kinh tế. Như thế ông đã có thể nắm chắc được tâm trạng của đất nước mà xét về mặt này các bạn đồng nghiệp của ông từng phục vụ lâu năm hơn trong chính quyền đã hầu như bị cách ly.
Như ông Mc Pherson đã giải thích về vai trò của ông Clifford: “Ông Clifford đã làm chính trị theo kiểu môn đồ của Aristote chứ không phải theo kiểu "ông thị trưởng Daley", ông đã rất lo lắng phải làm sao cho Tổng thống lãnh đạo được đất nước và làm cho Tổng thống vẫn đứng vững được như là một nhân vật mạnh và ý thức được trách nhiệm trong đời sống của Mỹ, ông ta đã cảm thấy là Tổng thống đang bị phá sản vì cuộc chiến tranh” (4).
Lẽ dĩ nhiên, đây không có ý nói rằng ông Rusk và ông Rostow là những người nịnh bợ, hay trình Tổng thống ý kiến gì mà họ nghĩ rằng Tổng thống muốn nghe. Hai ông này đã giúp thiết lập chính sách mà Hoa Kỳ đang theo đuổi ở Việt Nam và họ đã kiên quyết ủng hộ chính sách này. Cả hai đều cảm thấy tầm quan trọng của việc ngăn ngừa đừng để Đông Nam Á rơi vào tay Cộng sản và cả hai ông đã cảm thấy là chỉ có hành động quân sự về phía Hoa Kỳ mới là phương pháp duy nhất để có thể thực hiện được việc này.
Có những lúc cả hai ông đã xem xét những chiến lược khác có thể thay thế chiến tranh hiện nay nhưng họ đã bác bỏ các chiến lược ấy. Tuy nhiên, khi tình hình ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ thay đổi thì Rusk và Rostow đã chẳng bao giờ xem xét lại những lập luận đầu tiên của họ, dựa vào những thất bại đã quá rõ rệt hoặc những thiếu sót của các chính sách đang được theo đuổi.
Nhưng vấn đề những mục đích tối hậu của chính sách Mỹ ở Việt Nam lạt phải là một quyết định của Tổng thống và chỉ có Tổng thống mới quyết định được mà thôi. Sau khi Nhóm đặc biệt Clifford đã soạn thảo xong bản báo cáo của ủy ban, phần còn lại của tiến trình hình thành quyết định trở thành một cuộc đấu tranh giữa những cố vấn tối cao của Tổng thống để thúc đẩy Tổng thống chấp nhận thực hiện lựa chọn đặc biệt của họ, theo đuổi quan niệm đặc biệt của họ về những mục tiêu dân tộc của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam. Bộ máy quan liêu chỉ tham gia ý kiến ở vòng ngoài mà thôi.
Như vậy, quá trình hình thành quyết định như đã được tiến hành sau Tết đã lại chứng tỏ là việc thiết lập toàn bộ những mục tiêu dân tộc, khác với soạn thảo những quyết định để thực hiện đầy đủ những mục tiêu này cuối cùng đã là một quyết định chính trị.
Cuối cùng Tổng thống lại phải ấn định mục tiêu dân tộc và các ưu tiên và ông được cử tri đánh giá cao sự hoàn thành nhiệm vụ ấn định những mục tiêu sao cho phù hợp với những mong muốn của đa số cử tri. Chính sách tầm thường là chính sách được đưa ra do những nhà lãnh đạo không tiên đoán được một cách chính xác những hậu quả của những quyết định của họ, hoặc do họ có đề cao tột độ những giá trị mà cử tri không tán thành (5) vì như thế những quyết định được đưa ra trong tháng Ba 1968 và bao gồm như đã được thực hiện những vấn đề chủ yếu liên quan đến việc chỉ đạo chính sách của Mỹ đã là những quyết định riêng của Tổng thống.
Phong cách của Tổng thống Johnson, khi ông muốn tiến tới một quyết định quan trọng đã được những người cộng tác với ông trước kia mô tả với đầy đủ chi tiết. Mong muốn đạt đến một sự nhất trí, ông đã tìm hiểu rất kỹ mọi khía cạnh của một vấn đề, trước khi đến một quyết định, ông hay bày tỏ những ý kiến trái ngược với những cố vấn riêng rẽ của ông để giúp họ hướng về một sự nhất trí như đã được đề cập ở trên, ông đã tỏ ra không kiên nhẫn với những người mà ông không tán đồng ý kiến (6)
Tổng thống đã tạo được một môi trường chung quanh ông - lời khuyên nghị mà ông nghe được vừa do nhân cách của ông vừa do những người đã được ông chọn như những cố vấn thân thiết. Tổng thống Johnson đã bày tỏ hết sức rõ là ông cho rằng điều tối quan trọng đối với thế giới, với đất nước và với chính bản thân ông là không để cho Việt Nam bị rơi vào tay Cộng sản.
Những cố vấn được ông nghe theo đã đồng ý về quan điểm này và đã làm tăng thêm sức mạnh quyết tâm của ông. Vì nể sợ, vì tình bạn, vì tinh thần trách nhiệm, vì không dám ngạo mạn thậm chí sợ sệt nữa, các cố vấn của Tổng thống Johnson đã ít khi cản trở ý định của ông.
Khi Tổng thống nói ông muốn "Các lựa chọn phải được xem xét và nếu có thể được thì nên đưa ra những khuyến nghị đã được nhất trí các cố vấn thông thường đã nắm được sự gợi ý đấy”. Họ đã đưa ra những khuyến nghị đã được đồng ý trước mà không nêu lên những sự bất đồng cũng như những thỏa hiệp đã dẫn đến sự nhất trí này. (7).
Những quyết định về chính sách được hình thành ở cấp Tổng thống, khác với những quyết định được soạn thảo ở cấp thấp hơn trong bộ máy quan liêu. Vì đó là những quyết định có tính chất chính trị, các quyết định này đã gây cảm xúc hơn đối với dư luận quốc hội và dư luận quần chúng.
Thực vậy, người ta đã nói rằng sự ủng hộ của quần chúng là “một thử thách gay go đối với một chính sách đối ngoại". Tổng thống Johnson đã đánh giá các việc cần phải tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng đối với những chính sách được áp dụng ở Việt Nam của ông. Ngay từ lúc đầu, ông đã nhận thấy rõ ràng sự ủng hộ vững chắc ở trong nước là điều kiện tiên quyết để cho chính sách của ông có thể thắng lợi ở Việt Nam.
Trong suốt thời gian Hoa Kỳ dính líu vào Việt Nam, Tổng thống đã đấu tranh để duy trì sự ủng hộ này của quần chúng, ông đã hiểu rõ là nhân dân Mỹ không thích những cuộc chiến tranh lâu dài và vô tận, ông cũng biết là Hà Nội hiểu được sự kiện này và đang đặt chiến lược của họ trên cơ sở làm xói mòn ý chí của Mỹ đứng trước một cuộc chiến tranh không dứt khoát và kéo dài.
Điểm chính của thế tiến thoái lưỡng nan đã được một quan chức Bắc Việt Nam phát biểu tóm tắt trong năm 1962 như sau: "Người Mỹ không thích những cuộc chiến tranh kéo dài không đi đến kết thúc - và đây sẽ là một cuộc chiến tranh lâu dài, không đi đến chỗ giải quyết. Vì thế, cuối cùng chúng ta chắc chắn nắm phần thắng".
Vì vậy, dư luận quần chúng Mỹ đã luôn luôn được xem như cái mà người ta gọi là "con cờ đôminô" chủ yếu (8). Cả hai phe đều hướng một bộ phận chủ yếu trong chiến lược của họ vào việc gây ảnh hưởng với dư luận quần chúng. Nhận thức của dư luận trong nước ở Hoa Kỳ đã kiềm chế việc gia tăng nhanh các lực lượng trên bộ tại Việt Nam, ngăn cấm việc gọi nhập ngữ những lực lượng dự bị và lại luôn hướng về dự đoán trước các tiến triển và thắng lợi.
Nhà chiến lược người Anh, Basil Liddell Hart trước đây từ lâu đã vạch rõ là trong một nền dân chủ lại “thực tế phiền phức" chính là các nỗ lực quân sự lại phải dựa vào sự ủng hộ quần chúng, bởi vậy mà việc cung cấp người và đạn dược thậm chí cả đến việc có được cơ hội để tiếp tục chiến đấu, cũng đều phải tùy thuộc vào người dân trên đường phố. Nhưng dường như Tổng thống và các cố vấn quân sự của ông ít có khuynh hướng sửa đổi những mục tiêu của họ ở Việt Nam để điều chỉnh chiến lược của họ “tới một chừng mực nào đó khả dĩ làm cho quần chúng nhân dân thấy là nghe được" (9).
Tổng thống Johnson đã nhận thấy là về mặt chính trị và về mặt cá nhân ông không thể thay đổi công khai chính sách mà ông đã kiên trì theo đuổi trong thời gian lâu như thế. Trong những cuộc bàn cãi về một chính sách cho Việt Nam của ông trong thời gian sau Tết, Tổng thống đã được người ta cho thấy một cách kín đáo là sự ủng hộ của Quốc hội và của quần chúng đối với chính sách hiện nay đã bất đầu tiêu tan dần.
Ông Clifford đã nhanh chóng nhận thấy sự thật này và lợi dụng việc ấy để cố gắng thuyết phục Tổng thống là cần phải tìm ra một con đường khác ở Việt Nam, không những chỉ để tranh thủ trở lại sự ủng hộ của quần chúng mà còn là để tìm kiếm một sự kết thúc vừa ý đối với sự dính líu của Hoa Kỳ.
Mặt khác, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, vào thời điểm nào đã tỏ ra không có một nhận thức sâu sắc nào về sự bất mãn đang gia tăng do cuộc chiến tranh gây ra trong đại đa số nhân dân Mỹ. Họ nhận thấy không cần phải đưa ra một chiến lược mới và thay vì thế họ đã coi vụ Tết như là một cơ hội rốt cuộc đã cho phép họ theo đuổi được chiến lược mà họ đã chủ trương từ lâu.
Họ có vẻ hoàn toàn thản nhiên trước phản ứng của quần chúng đối với lời yêu cầu tăng thêm quân của họ, một lời yêu cầu mà đáng lẽ không thể bị tiết lộ vào một thời điểm bất lợi về mặt tâm lý. Họ tiếp tục thúc ép đòi gia tăng cố gắng của Mỹ ở Việt Nam mà trong bầu không khí hiện nay, về mặt chính trị cho thấy là đại đã số quần chúng Mỹ không thể nào chấp nhận được.
Không con nghi ngờ gì là ông Clifford đã gieo rắc được những hoài nghi trong tâm trí của Tổng thống Johnson đối với các chính sách vẫn tiếp tục được các cố vấn thân cận và được tin cậy khác của ông biện hộ và bênh vực. Những hoài nghi này càng được củng cố thêm vì Tổng thống cũng hiểu biết rõ những ảnh hưởng và chính sách hiện này đang tác động đến quần chúng, Quốc hội và cả đối với các cố vấn khác không ở trong chính phủ nữa. Ông Clifford đã khéo léo lợi dụng tất cả những đồng minh này trong cuộc vận động của ông nhằm thay đổi chiều hướng chính sách của Hoa Kỳ.
Theo lề lối thông thường của ông. Tổng thống Johnson đã tìm hiểu sự nhất trí trong số các cố vấn của ông và ông đã đạt được sự nhất trí ấy rất gay go mới đi tới thòa hiệp được, ông đã chấp nhận đề nghị của ông Rusk về một sáng kiến hòa bình đề có thể soa dịu dư luận quần chúng mà vẫn cho phép ông tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh như trước kia nếu sáng kiến này không đem lại kết quả.
Nhưng ông đã chịu nhượng bộ theo quan điểm của ông Clifford và đã đưa ra sáng kiến này với lời lẽ rất hòa giải để làm cho đối phương dễ chấp nhận hơn và cũng đã đem kết hợp với lời công bố gây xúc động mạnh của ông để tâm trí nổi bật sự chân thành khi đưa ra sáng kiến trên đây.
Chính là nhờ Hà Nội chịu chấp nhận đề nghị này mà chúng ta mới có thể thay đổi chính sách về Việt Nam của ta. Như thế Tổng thống Johnson có thể cho phép Bộ trưởng quốc phòng của ông giải thích chính sách của Hoa Kỳ để làm cho cuộc đàm phán diễn ra ở Paris trở thành con đường chủ yếu đề đạt những mục đích của Hoa Kỳ ở Việt Nam mà vẫn không từ bỏ mục tiêu mà ông kiên quyết giữ vững là không để mất Nam Việt Nam vào tay Cộng sản.
Không có dấu hiệu vững chắc nào cho thấy Tổng thống đã bị ảnh hướng tới mức nào do dư luận quần chúng gây ra trong thời gian tiếp theo sau Tết, ông Rostow đã cảnh cáo không nên quá nhấn mạnh đển bất cứ một thay đổi nào có tính chất cơ cấu trong dư luận quần chúng có thể cho thấy là quần chúng Mỹ sau hết đã bằng lòng chấp nhận một cách bình thản việc để mất Nam Việt Nam vào tay Cộng sản.
Tuy nhiên xét mối liên quan đến các động cơ đã thúc đẩy Tổng thống thì ông đã phát biểu như sau: “Điều đáng làm cho Tổng thống bận tâm là đất nước đang suy thoái. Tổng thống đang cần phải giữ vững dư luận quần chúng đã bị xói mòn vào chiến lược làm tiêu hao của chúng ta và vì hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. Mặc dù khó có thể biết được ý nghĩ của người khác, nhưng càng nói chuyện chúng tôi càng tin chắc là những quyết định của Tổng thống đã rất có liên quan với dư luận quần chúng" (10)
Ông William Bundy đã nhận thấy ảnh hưởng của dư luận quần chúng đối với những sự kiện quan trọng xảy ra trong tháng Ba 1968 đã diễn ra như sau:
“Tôi có cảm tưởng đó là điều đáng nói - là sự thúc đẩy của các cố vấn chuyên nghiệp đến sự có lẽ đã hướng về chủ trương hạn chế tối đa việc tăng thêm lực lượng chừng nào có thể làm được, nhưng tôi nghĩ rằng việc thay đổi chính sách ném bom đã bị ảnh hưởng rất nhiều - đặc biệt là trong những việc làm và những khuyến nghị của ông Bộ trưởng quốc phòng Clifford - do việc người ta đã ý thức được là sự ủng hộ chính trị ở trong nước đã càng ngày càng bị xói mòn rất nhanh và sự kiện này tất cả chúng tôi đều đã nhận thấy rất rõ trong tháng Ba" (11).
Chỉ những tiếng vang mơ hồ của các cuộc tranh luận về chính sách trong chính quyền là đã đến tai nhân dân Hoa Kỳ hay đúng ra là đến tai hầu hết các bộ máy quan liêu của Chính phủ mà thôi. Còn Tổng thống đã bị cách ly với quần chúng, mà thực ra quần chúng mới là quan trọng trong vấn đề này, những quyết định của ông đã trở thành những quyết định cá nhân, ông Reedy đã lên án như sau: “Việc liên quan đến quần chúng - ở mức nào tình thế một mất một còn này - lại đang được định đoạt như thế là không có dính dáng gì đến quần chúng cả: 12).
Dù cho có được cung cấp đầy đủ tin tức nhất và dù cho có những thiện chí tốt đẹp nhát đi nữa, nhưng đó cũng vẫn là một phương pháp hình thành chính sách có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng đã được biểu lộ rõ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Việc này có tác dụng là chỉ giới hạn các cuộc tranh luận có ý nghĩa, trong phạm vi một nhóm nhỏ và rất chọn lọc trong Chính phủ. Thật vậy. trong khi mâ tầm quan trọng của vấn đề trờ nên lớn bơn và có nhiều ý nghĩa chính trị hơn. thì giới tham dự lại càng thu hẹp lại hơn.
Tổng thống chọn lựa những thành viên trong nhóm này và ấn định phạm vi tranh luận của họ. Vì thế, bản chất của cuộc tranh cãi và những quan điểm khác nhau được biểu lộ trong nhóm này có một tầm quan trọng sống còn. Nhưng những cá nhân này hầu như chắc chắn tán thành những giá trị và những tầm nhìn về tương lai của Tổng thống và coi nó như những điều mà họ tin tưởng. Họ cũng phải phần nào tỏ rõ lòng trung thành và quyến luyến cá nhân của họ đối với chính người đã đưa họ vào được giới thân cận này.
Sự kiện trên đây sẽ khiến cho người nào đó trong nhóm người được chọn lọc mà lại tỏ ra bất đồng ý kiến với chiều hướng rất rõ ràng theo quan điểm của Tổng thống, người ấy sẽ phải thực là khổ sở khó mà chịu đựng nổi. Sự bất đồng ý kiến tới một mức nào đó có thể sẽ đưa đến hậu quả là bị khai trừ, thậm chí là bị sa thải nữa.
Một khi chính sách đã được đưa ra, một khi mục tiêu và con đường đi đến mục tiêu ấy đã được Tổng thống chấp nhận và coi như của chính ông rồi, thì đường lối trong chính phủ phải được sắp xếp cốt sao củng cố và thực hiện được chính sách ấy, bộ máy quan liêu nhận những lệnh tiến hành công việc và nhận lấy việc điều hành. Khi ấy, tính linh hoạt sẽ bị hạn chế và việc soạn thảo lại và làm sáng tỏ thêm những mục tiêu không còn được coi là quan trọng nữa và, mà thực ra việc này còn có thể bị xem như là gây trở ngại cho công việc sắp đến.
Đây là công việc của một bộ máy quan liêu thành thạo, có thẩm quyền đã đưa ra một chính sách chính trị. Một khi mà các mục tiêu đã được xác định rồi, thì bộ máy quan liêu phải giúp cho các nhà lãnh đạo chính trị được nhẹ bớt gánh nặng khỏi phải lo đến những quyết định thông thường liên quan đến chính sách đối ngoại.
Nhưng người ta quyết định, trong chừng mực mà ông ta muốn, vẫn có thể xác nhận lại quyền điều khiển của mình và có thể chỉ thị cho bộ máy quan liêu trình lên các đường lối hành động để có thể lựa chọn được. Sau vụ Tết 1968, những đường lối hành động để lựa chọn cuối cùng đã được trình lên cho một Tổng thống mà trước đây vị này đã không hề bày tỏ ỷ muốn được nghe họ trình bày.
Có những cơ cấu của chính phủ dường như có nhiệm vụ để bảo đảm cho một số cuộc tranh cãi có tính cách đối lập ở những cấp cao nhất trong chính phủ. Hội đồng an ninh quốc gia là một trong số các cơ cấu có nhiệm vụ như thế. Nhiều hình thức khác, từ nhiều phía nhằm góp vào việc hình thành chính sách ngoại giao cũng đã được đề nghị (13). Nhưng người ta cho rằng các hình thức này chỉ để phục vụ cho ý muốn của Tổng thống và mỗi Tổng thống đều đã sử dụng những hình thức ấy theo kiểu của mình và làm sao để đáp ứng được những mục đích của mình (14).
Ngoài quá trình diễn biến chính trị ra thì chế độ của Hoa Kỳ đã không hề dự liệu một thủ tục nào có tính chất định chế cho các cuộc tranh cãi chính trị ở cấp cao nhất để xác định những mục tiêu dân tộc và chính sách quốc gia.
Trước khi bộ máy quan liêu có thể thực hiện được chức năng cần phải biết những mục tiêu nào đang được tìm kiếm, các mục tiêu trong chính sách đối nội và đối ngoại chủ yếu phải xác định những giá trị và những đức tin của một xã hội. Nhưng một khi các mục tiêu đã được xác định rồi, bộ máy quan liêu cũng có bổn phận phải trình cho Tổng thống về mặt chính trị và vác mặt kinh tế để đạt được những mục tiêu ấy.
Chức năng này của bộ máy quan liêu vẫn được thực hiện trong chính phủ theo thường lệ. Đối với bất cứ một sự thay đổi nào về luật thuế má, bộ máy quan liêu có thể dự đoán trước lời lỗ trong thu nhập qua thời gian. Đối với bất cứ sự sửa đổi nào trong vấn đề thuế má hoặc số tiền phải trả về an ninh xã hội, bộ máy quan liêu có thể dự đoán trước hậu quả cuối cùng đối với người nhận tiền trợ cấp cũng như đối với chính phủ. Mỗi hệ thống vũ khí mới cũng được phân tích để xác định tổng số tài nguyên cần thiết để triển khai.
Vì thế chi phí mà chính phủ phải gánh vác đối với chế độ hưu trí của quân đội hoặc những khoản trợ cấp cho các cựu chiến binh đã được đặt kế hoạch cho cả 100 năm. Nhưng khi những mục tiêu của Hoa Kỳ ở Việt Nam được Tổng thống ấn định thì quá trình hình thành quyết định đã lại không giải quyết nổi vấn đề xác định những tốn kém phải trả vừa về tài nguyên và về thời gian để đạt được những mục tiêu ấy
Những mục đích của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã rất rõ và cần không thay đổi. Mối quan tâm chủ yếu vẫn là ngăn ngừa không để cho Cộng sản dùng vũ lực chiếm lấy Nam Việt Nam. Mục đích nào chủ yếu đã được Tổng thống Johnson suy nghĩ đến nhiều vì ông đã nhận thức được những hậu quả trên trường quốc tế và ở trong nước nếu xảy ra một sự mất mát như vậy trên phương diện quốc tế.
Việt nam được xem như một cuộc thử nghiệm về những cam kết quân sự của Hoa Kỳ đối với những đồng minh ở khắp thế giới. Việt Nam cũng đã được xem như một sự xung đột về ý chí tối quan trọng giữa chủ nghĩa cộng sản và hệ thống các nước đồng minh do Hoa Kỳ đã thiết lập sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II.
Việt Nam lại còn là một nơi thử nghiệm, nơi đương đầu giữa chiến tranh giải phóng dân tộc do Cộng sản chủ trương với chiến tranh chống nổi dậy, cái giá phải trả cho công cuộc xâm lược sẽ cho Cộng sản thấy là họ phải trả một giá quá cao và nguyên tắc là một cuộc xâm lăng vũ trang tất sẽ bị chặn lại không thể nào đạt được thắng lợi, nguyên tắc ấy sẽ trở thành có giá trị.
Đối với trong nước, việc bảo vệ có kết quả Nam Việt Nam được xem như là tối cần thiết cho tình hình ổn định sinh hoạt chính trị của Hoa Kỳ. Trong tập hồi ký của ông, Tổng thống Johnson đã biện hộ cho chính sách của Mỹ ở Việt Nam như sau:
“Tôi đã hiểu khá rõ quần chúng nhân dân của chúng ta để nhận thức được là nếu chúng ta bỏ Việt Nam ra đi và để mất vùng Đông Nam Á, việc này sẽ gây nên một cuộc tranh cãi gây chia rẽ và tai hại trên đất nước chúng ta. Một cuộc tranh luận gây chia rẽ về ai đã để mất Việt Nam chẳng hạn theo tôi nhận thấy, còn tai hại đối với đời sống quốc gia của chúng ta hơn là cuộc tranh luận về vấn đề Trung Quốc trước đây.
Các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới đã đi đến kết luận là lời hứa của chúng ta chẳng đáng giá bao nhiêu. Matxcơva và Bắc Kinh sẽ nắm ngay lấy cơ hội để mở rộng quyền kiểm soát của họ vào chỗ quyền lực bị bỏ trống mà chúng ta đã để lại sau khi chúng ta rút khỏi" (15)
Vì thế Tổng thống Johnson đã nghĩ rằng muốn chọn lựa để bảo vệ Nam Việt Nam thì đó có thể sẽ không phải là một đường lối hòa bình mà có lẽ là mở rộng cuộc xung đột. Theo quan niệm đôminô thì nếu để mất Nam Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn khắp Đông Nam Á, những cam kết khác của Hoa Kỳ sẽ được đặt thành vấn đề và đất nước sẽ bị chia rẽ vì một cuộc tranh cãi xấu xa trong nội bộ liên quan đến việc người ta đã theo một chính sách thiếu khôn ngoan. Người ta đã nhắc đến lời của Tổng thống Johnso, đã nói từ đầu năm 1968 như sau: "Tôi sẽ không phải là vị Tổng thống chịu ngồi nhìn Đông Nam Á đi theo con đường mà Trung Quốc đã đi theo" (16).
Trong khi theo đuổi mục tiêu này. Tổng thống Johnson đã không chuẩn bị để chấp nhận rủi ro có thể xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp về quân sự với Liên Xô hoặc Trung Quốc, mà thậm chí cuối cùng có thể sẽ là một cuộc chiến tranh hạt nhân nữa. Việc cố tránh để xảy ra một cuộc chạm trán như thế quả vậy đã trở thành một mục tiêu không kém phần quan trọng.
Như thế, nhưng mục tiêu trong chính sách của Tổng thống Johnson đã được thể hiện qua việc tiến hành tối thiểu những hoạt động quân sự đã ngăn ngừa một cuộc bại trận ở Nam Việt Nam trong khi đó thì lại phải có thuyết phục Hà Nội là họ không thể nào thành công trong mưu đồ xâm lược của họ được.
Mục tiêu dài hạn là một cuộc dàn xếp chính trị để cho phép người Nam Việt Nam định đoạt tương lai của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Trong một bài diễn văn đọc tại trường đại học John Hopkins trong tháng tư 1965, Tổng thống đã trình bày với quần chúng nhân dân Mỹ những gì sẽ phải làm ở Việt Nam:
"Chúng ta sẽ làm tất cả những gì cần phải làm để đạt mục tiêu ấy, (đó là làm sao để nhân dân Việt Nam có thể được phép đem đất nước của họ đi theo con đường của họ). Và chúng ta sẽ làm những gì thật là cần thiết mà thôi" (17).
Những mục tiêu của chính sách trên đây đã được thực hiện do sự dính líu quân sự dần dần từng bước của Mỹ ở Việt Nam. Tổng thống Johnson đã phải chống lại một bên là những sức ép của phe quân sự đòi đi đến chiến thắng, đòi phải làm hơn nữa và ở phía bên kia là những sức ép đòi từ bỏ sự ràng buộc hoặc xuống thang chiến tranh và đàm phán do những người chống lại sự can thiệp quân sự của chúng ta chủ trương.
Những sức ép này đã được dung hòa nhờ quá trình hình thành quyết định cố né tránh một hành động dứt khoát, không giúp đỡ có thể phát triển một chiến lược nhất quán và thực tiễn hầu đạt những mục tiêu này, cũng như không cho phép xét đến những phí tổn chính và cố gắng dung hòa những sức ép khác nhau đòi phải chiến thắng hoặc đòi phải từ bỏ sự ràng buộc với một cuộc leo thang quân sự dần dần, việc này sẽ làm thỏa mãn phe diều hâu vì đã tỏ ra đang cố làm hơn lên, trong khi ấy, lại vẫn làm thỏa mãn được cả phe bồ câu vì đã kêu gọi đối phương đàm phán.
Trong khi cố. tìm kiếm một sự nhất trí ôn hòa này, cái giá phải trả, như một nhà bình luận đã phát biểu, đã trở thành những mâu thuẫn nửa chừng và đã không ấn định được những ưu tiên cho hành động. (18).
Do phải truy xét về phản ứng trong nước, cũng như phải thận trọng không đưa ra những biện pháp khiến cho Trung Quốc hoặc Liên Xô có thể nhân cớ can thiệp vào, do vậy ít nhất Tổng thống cũng đã đưa ra tám quyết định khác nhau và nửa số quân Hoa Kỳ ở Việt Nam trong thời gian bốn năm.
Nhưng chậm lắm là vào tháng năm 1967, một trong số những cố vấn dân sự chính của Bộ trưởng Quốc phòng có thể đã trình bày với ông này rằng: “Cần phải tìm cho ra "lý lẽ" của cuộc chiến tranh để mọi người không thể tiến hành theo lập luận chủ yếu của chính họ và đưa chúng ta càng ngày càng đi sâu thêm vào" (19).
Như vậy, những vấn đề đã được nghiên cứu và những quyết định đã được hình thành về bản chất mà nói là luôn luôn có tính cách chiến thuật. Những chính sách để lựa chọn duy nhất được xem xét là các mức số quân hoặc những chiến dịch ném bom. Vì cái giá phải trả nếu không can thiệp vào Việt Nam được coi là lớn hơn so với giá phải trả cho việc can thiệp vào, nên phí tổn chuyển về quân sự cho cuộc can thiệp ấy đã không được ước tính trước.
Cái giá duy nhất đã được người ta chú ý tới là sự tiếp tục ủng hộ của quần chúng và do đó những quyết định về tăng thêm tiềm lực quân sự cho Việt Nam đã được cân nhắc dựa vào sức ủng hộ của quần chúng cho những hành động như thế.
Vì vậy mà sự leo thang dần dần đã là chiến lược được lựa chọn để đạt được những mục tiêu của Hoa Kỳ. Vấn đề chính trị trong nước cũng đòi hỏi phải có một sự đổ vỡ tối thiểu cần thiết trong đời sống của Mỹ. Nhưng với tình trạng mỗi năm chiến tranh trôi qua, thế chính trị ở trong nước của Tổng thống càng ngày càng bị suy yếu thêm. Sự lạc quan không đem lại những kết quả đúng lúc đã gây nên một sự khủng hoảng về niềm tin (20).
Một khi đã cứ khẳng định rằng cái giá phải trả cho việc không can thiệp để cứu Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều so với bất cứ giá nào khác phải gánh chịu để bảo vệ những lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á, thì điều này sẽ khiến phải sử dụng không giới hạn đối với mọi tài nguyên của Mỹ và cũng đã đem lại hậu quả tai hại làm vô hiệu bất cứ một sự xem xét đứng đắn nào đối với việc lựa chọn các đường lối hành động.
Thực vậy, chiến lược được chọn để áp dụng đã tạo cho quá trình hình thành quyết định của Bắc Việt Nam hợp lý hơn phương thức của chúng ta. Bằng cách áp dụng sức mạnh tăng lên dần dần Hoa Kỳ sẽ nhận thấy tới điểm nào rất khó mà định được cuộc chiến tranh sẽ có thể trở nên quá tốn kém đối với những nhà cách mạng lão thành ở Bắc Việt Nam, làm cho họ phải từ bỏ những mục đích của họ ở miền Nam.
Nhưng sẽ không thể có một giới hạn đối với sự cố gắng mà chúng ta sẽ phải ra sức tiến hành để đẩy họ đến điểm ấy. Trong việc áp dụng chiến lược này, các nhà lãnh đạo của đất nước đã luôn luôn phán đoán cái khả năng của địch có thể làm tiêu tan những mục đích của Mỹ và chúng leo thang ở mỗi giai đoạn.
Ở một điểm nào đó, điều đã thấy được rất rõ là cái giá phải trả về mặt chính trị và về mặt kinh tế mà Hoa Kỳ đã phải gánh chịu để bảo vệ Việt Nam thật sự đã có thể vượt qua những phí tổn của việc từ bỏ cam kết hoặc ngược lại, cái giá mà chúng ta sẵn sàng chịu trả lại vẫn không thể bảo đảm được chiến thắng. Một số ít những quan chức đã nhìn thấy trước cái giá cuối cùng đã phải trả hoặc tới một mức nào đó họ đã bày tỏ là họ cảm thấy cái giá phải trả đã trở nên quá cao, nhưng họ là những người hoặc ít có thể lựa hoặc luôn luôn cho làm.
Mặt khác những người đã bênh vực cho một cố gắng mạnh mẽ hơn nữa của Hoa Kỳ ở Việt Nam và chung quanh Việt Nam, đặc biệt là Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã bị tước hết khả năng để thực hiện ý đồ đó theo một cách khác. Bị từ chối không áp dụng được một quan niệm chiến lược và tự do hành động quân sự mà họ cho là rất cần thiết để chiến thắng, giới lãnh đạo quân sự tuy vậy cũng đã được nguôi phần nào vì mức số quân và các mục tiêu ném bom cũng đã được gia tăng dần dần và cuối cùng rồi cũng sẽ có việc thay đổi ghế Bộ trưởng quốc phòng, ông này rồi ra đã trở thành người mà họ ghét cay ghét đắng nhất.
Nhưng những sự gia tăng quyền hạn quân sự này đã luôn luôn nằm trong phạm vi những nguyên tắc chỉ đạo của Tổng thống. Và như thế, những người đứng đầu quân đội, trong lúc mỗi người tìm kiếm một vai trò lớn hơn cho quần chúng của mình, quả vậy đã trở thành những người ngoan ngoãn rất tinh vi, chịu tuân theo các chính sách của Tổng thống và bảo đảm với quần chúng, y như Tướng Westmoreland đã làm, rằng bất cứ lời yêu cầu nào của tư lệnh chiến trường đều đã được thỏa mãn và ít khi trước quần chúng họ đã dám nêu ý kiến của họ về những hậu quả quân sự có thể xảy ra vì những hạn chế mà Tổng thống đã áp đặt cho nó. Như Tướng Westmoreland sau này đã phản ánh:
“Trong các cuộc họp báo và các dịp xuất hiện trước quần chúng của tôi trong thời gian tôi phục vụ ở Việt Nam và sau khi tôi trở về nước, tôi đã nhận ra rằng quân đội không có nhiệm vụ bào chữa cho sự cam kết và chính sách của Mỹ. Tuy vậy thật khó mà phân biệt được giữa sự trao đổi nhiệm vụ quân sự và những vấn đề liên hệ đến nhiệm vụ này như sự ủng hộ của quần chúng và của Quốc hội và tinh thần của người chiến sĩ đang chiến đấu, người này còn phải được thuyết phục để tin chắc là họ đang liều mạng sống chết cho một sự nghiệp cao cả.
Vì thế, quân đội đã bị kẹt cứng ở giữa và bản thân tôi với tư cách là người có lẽ có mặt thường xuyên tại chỗ, có thể là tôi đã xoay trở quá xa theo chiều hướng ủng hộ công khai chính sách của chính phủ, một sự tận tụy theo bẩm sinh sẵn có đối với nhiệm vụ được giao phó có lẽ còn tận tụy hơn là đối với một lý tưởng hay hơn cả lòng trung thành với Tổng thống là vị Tổng tư lệnh quân đội. Tôi đã cảm thấy buộc phải đưa ra lời ủng hộ trước quần chúng đối với một chính sách quốc gia mà tôi đã thật tin tưởng" (21).
Vì vậy những giả thuyết cơ bản liên quan đến các mục tiêu đó chưa hề bao giờ được đặt thành vấn đề. Trong quá trình hình thành quyết định chưa hề bao giờ xác định những chi phí chủ yếu và thảo ra một bản đối chiếu so sánh thu chi để biết được khi nào thì những phí tổn sẽ trở nên quá đáng. Những đường lối hành động để có thể lựa chọn đã không được xem xét đến, và những quyết định liên quan đến việc phân phối những tài nguyên của Mỹ cho Việt Nam đã được thực hiện trên căn bản là có thể sẽ cấp thêm tối thiểu bao nhiêu nữa mà vẫn duy trì được sự ủng hộ của quần chúng đối với cuộc chiến tranh.
Đã không có được một chiến lược nhất quán để đạt đến những mục tiêu của Mỹ. Chiến lược được áp dụng là cố kiên trì để về mặt chính trị trong nước khỏi bị chỉ trích là đã thất bại và với lực lượng quân sự tối thiều cần thiết vẫn có thể thuyết phục được những người cộng sản và ý chí của chúng ta nhất định không thay đổi và họ không thể nào chiến thắng.
Những hậu quả của sự bất lực không đưa ra được một mục đích chính xác rõ ràng gồm những hạn chế cần thiết, những hậu quả ấy chắc chắn không phải do dụng ý của những nhà lãnh đạo dân sự muốn gây ra, ít nhất cũng như vậy, đó là việc sẽ phải tiến hành một chiến dịch ném bom qui mô lớn nhằm vào Bắc Việt Nam vừa phải dời nửa triệu quân Mỹ sang tham chiến trong một cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á.
Chỉ đến khi mà cái giá phải trả cho việc đạt được những mục tiêu của Hoa Kỳ trở nên quá đắt về sinh mạng, về đồng đô la và đến khi sự tín nhiệm của quần chúng và những lợi ích đã trở thành thật mơ hồ, xa vời và thậm chí không còn có vẻ hợp lý nữa, thì tới lúc đó cấp lãnh đạo đất nước của chúng ta mới chịu so sánh những mực tiêu đang được theo đuổi với những tài nguyên và thời gian cần phải có để đạt được những mục tiêu ấy.
Chỉ đến khi cái giá phải trả đã trở thành quá cao rồi, thì lúc đó những mục tiêu đang được theo đuổi và chiến lược đang được áp dụng để đạt đến những mục tiêu ấy mới được đem ra đối chiếu để xem có phù hợp với nhau không.
Do chính điểm thất bại của quá trình hình thành quyết định ở những cấp cao nhất trong chính phủ sau Tết 1968, lần đầu tiên người ta thấy quá trình hình thành quyết định đã hoạt động đúng mức theo đúng chức năng. Các mục tiêu đã được đối chiếu với những tài nguyên cần phải có để hoàn thành những mục tiêu ấy, và chiến lược đang áp dụng đã được sửa đổi lại khi người ta nhận ra được rằng cái giá phải trả về mặt chính trị và vật chất để đạt đến những kết quả ấy trong vòng một thời gian phải chăng có lẽ đã vượt quá những gì mà đất nước có thể chịu đựng được.
Và sau đó cuộc tranh luận đã trở thành một vấn đề bàn cãi về chính sách làm thế nào để đạt được những mục tiêu dân tộc với những tài nguyên hạn chế làm thế nào để có thể sửa đổi những mục tiêu vừa không từ bỏ hoàn toàn những mục tiêu này, làm thế nào để tranh thủ trở lại sự mơ hồ của quần chúng đối với những hành động sau đó của Mỹ ở Nam Việt Nam.
Chính sách hiện nay từng được quần chúng ủng hộ trong nhiều năm tỏ ra không đem lại những kết quả mong đợi trong một thời gian phải chăng hoặc với một giá trị có thể chấp nhận được. Quần chúng đã không thể thấy được một sự kết thúc nào cho cuộc chiến tranh. Để có thể đạt được những kết quả nhanh hơn hoặc có tính cách quyết định hơn, những tài nguyên dành cho cuộc chiến tranh sẽ phải gia tăng rất nhiều và toàn bộ vấn đề bản chất cũng như mối quan hệ của cuộc chiến tranh đối với Hoa Kỳ, có lẽ phải thay đổi.
Đã có những dấu hiệu rất rõ cho thấy là đại đa số quần chúng Hoa Kỳ, số này còn đang tăng thêm nữa đã bắt đầu tin rằng cái giá phải trả đã lên tới mức không thể chấp nhận được nữa và mục tiêu theo đuổi không còn đáng để phải trả với cái giá hiện nay nữa. Cuối cùng người ta cũng đã làm cho Tổng thống Johnson hiểu rõ được rằng chính sách đang được theo đuổi ở Việt Nam không còn được cử tri Mỹ ủng hộ nữa.
Thực tế chính trị - một thực tế được Tổng thống thừa nhận - là tuy không từ bỏ chính sách trước kia, nhưng cần phải tìm ra một hướng đi mới, một chiến lược mới ít tốn kém hơn.
Vì vậy những quyết định trong tháng 3-l968 của Tổng thống đã được căn cứ vào hai lý do chủ yếu sau đây:
1. Niềm tin vững chắc của các cố vấn của ông, đặc biệt là Bộ trưởng quốc phòng Clifford tin rằng việc tăng thêm cố gắng của Mỹ sẽ không làm cho việc đạt được những mục tiêu của Mỹ có thể thực hiện được tốt hơn hoặc nhanh hơn, và...
2. Nhận thức hết sức sâu sắc của chính bản thân ông cho rằng vấn đề đoàn kết trong nhân dân cần phải được khôi phục lại trên đất nước Hoa Kỳ.
Sự dè dặt thông thường trong giới học giả ngày nay khi nhìn lại sự việc về trước là phải lên án sự dính líu của Hoa Kỳ ở Việt Nam, coi đó như là một sự không may, không cần thiết, đáng buồn và là một sự thất bại hoàn toàn (22).
Nhưng trong bầu không khí sôi nổi trong những năm 60 đã ít có ai lên tiếng đưa ra lý lẽ nói rằng Việt Nam không có tầm quan trọng sống còn đối với nền an ninh quốc gia của chúng ta và có thể để cho nước này rơi vào tay Cộng sản mà chẳng hề gây thiệt hại cho những lợi ích của Mỹ (23).
Thuyết đôminô giờ đây đang bị mang tai mang tiếng nhiều thì hồi ấy tỏ ra là một lối nhìn có vẻ hợp lý về vùng Đông Nam Á. Thuyết này hình như đã thật sự báo hiệu trước nguy cơ suy sụp của nền an ninh Mỹ trên khắp thế giới. Vào lúc ấy những cuộc nổi dậy do cộng sản xúi giục hoặc lãnh đạo đã đe dọa tình hình ổn định trong nước cũng như nền độc lập của Mã Lai, Đông Dương, Singapore, Thái Lan, Miến Điện và Philippin, Lào dường như đang có nguy cơ rơi vào tay cộng sản.
Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có vẻ như là con đường mới và rất thành công của Cộng sản để mưu đồ chiếm chính quyền tại những nước đang phát triển ở Đông Nam Á
Vì vậy mặc dù việc Mỹ can thiệp vào Đông Dương cuối cùng đã thất bại thê thảm và cùng cực, nhưng một số mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng đã gián tiếp được đề cao nhờ có sự can thiệp này. Những nước ở sát cạnh Đông Dương đã có đủ thời giờ để tự tổ chức lấy để chống lại những đe dọa lật đổ từ bên trong.
Các nước này hiện nay phần lớn do những nhà lãnh đạo đầy tự tin điều khiển và họ tin rằng họ có đầy đủ khả năng để duy trì sự ổn định trong nước và phát triển nền kinh tế của họ. Nguy cơ của những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, phương tiện để cộng sản bành trướng nền thống trị của họ, ít nhất ngày nay cũng đã giảm bớt ở Đông Nam Á.
Vậy thì có vẻ như vấn đề được đặt ra không phải là vấn đề không hiểu Hoa Kỳ có nên cam kết ủng hộ một chính phủ không cộng sản ở Nam Việt Nam hay không, mà đúng ra là vấn đề liệu những mục liêu của Mỹ tại khu vực này có thể đạt được theo một lối khác với giá phải trả về nhân mạng, thời gian và uy tín hơn không, và hơn nữa, những giá phải trả nêu trên có thể được dự đoán trước không?
Hoa Kỳ đã không sai lầm khi can thiệp vào Việt Nam. Mỗi bước đi đều là một sự lựa chọn có cân nhắc của một Tổng thống thận trọng, ông đã xem xét kỹ lưỡng, đã hạn chế mỗi phản ứng một chừng mực có thể làm được và đã lưu tâm đến ý kiến của quần chúng. Nhưng mọi cố gắng đã có tính cách vụn vặt, nhỏ giọt và không được hướng dẫn đúng đường.
Về mặt chính trị, ít người đã nhận thấy rõ được những động lực cách mạng của tình hình, lời kêu gọi của Việt cộng được quần chúng hưởng ứng, sự yếu kém của những chế độ quân phiệt truyền thống ở Sài Gòn. Đã có ít người nhận thấy được điều tối cần thiết cho vấn đề an ninh là phải xây dựng được một chính phủ Nam Việt Nam lương thiện và có hiệu lực thi hành công lý và cải thiện đời sống và hạnh phúc cho nhân dân họ.
Khoa học chính trị đã không đưa ra được một phương thuốc để xây dựng một chế độ chính trị dân chủ có thể đứng vững trong một xã hội theo truyền thống vừa thoát ra khỏi nền thống trị thực dân, lại chỉ có những tài nguyên vật chất hạn chế và yếu kém về hành chính, còn thêm bị chìm đắm trong một cuộc nội chiến chua cay. Chắc chắn đã không có một cơ quan nào trong chính phủ Hoa Kỳ được giao phó cho trách nhiệm về vấn đề này.
Vì thế, hẳn là đã có một sự nghi ngờ nào đó đối với vấn đề không hiểu một cường quốc bên ngoài liệu có thể thực hiện được những gì theo chiều hướng đó trong một xã hội xa lạ dù cho họ đã nhận thấy rõ thực chất của vấn đề đi nữa. Do đó, điều không làm cho ai ngạc nhiên là phản ứng của Hoa Kỳ chỉ là một phản ứng quân sự thông thường.
Việc đánh bại địch quân bằng quân sự có vẻ như một mục tiêu có thể đạt được và chúng ta đã leo thang chiến tranh rồi lại tái leo thang để tiến tới mục tiêu ấy. Việc đánh bại quân địch để tự nó trở thành một mục đích như đã từng thấy như vậy trong nhiều cuộc chiến tranh theo kiểu thông thường của Mỹ trước đây.
Đã có một số người thừa nhận là còn cần phải làm nhiều hơn ở Việt Nam. Bề ngoài người ta luôn luôn đề cập đến một chương trình tích cực, đến các chương trình bình định hoặc chương trình xây dựng nông thôn, nhằm mục đích đưa công bằng xã hội đến vùng nông thôn để thu phục nhân tâm của nhân dân và tranh thủ sự ủng hộ tích cực của họ cho một chính phủ đã quan tâm đến hạnh phúc của họ và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của họ.
Nhưng lại chỉ có những tài nguyên tương đối ít ỏi đã được dành cho chương trình này mà thôi và việc làm ấy cũng đã quá chậm. Thường thường những chương trình đã được phát triển như thế, trên qui mô lớn đã được hoạch định, tài trợ và thực hiện đầy đủ bởi những người Mỹ, chính phủ Nam Việt, ít dính líu đến.
Vả lại đã không có một cơ quan nào trong chính phủ Hoa Kỳ duy nhất chịu trách nhiệm về những chương trình nêu trên. Bộ ngoại giao chắc chắn đã từ chối đóng một vai trò như thế sau khi một số lớn lực lượng Mỹ đã được đưa vào Việt Nam, tòa đại sứ Mỹ ở Việt Nam đã giới hạn những nhiệm vụ của họ trong phạm vi những nhiệm vụ truyền thống là đại diện và báo cáo về những diễn biến chính trịt, hơn là tìm cách gây ảnh hưởng.
Vì thế. đặc biệt việc quản lý những chương trình dân sự của Mỹ ở Việt Nam chỉ là một sự hoạch định và thi hành chắp vá và không có hiệu quả. Một tổ chức có tính chất đổi mới và duy nhất hợp lại thành một hệ thống thống nhất tất cả công việc yểm trợ bình định dân sự và quân sự của Hoa Kỳ và tạo thành một hệ thống cố vấn và viện trợ duy nhất cho chính quyền Việt Nam ở mọi cấp cuối cùng đã được thành lập ở Việt Nam vào tháng Năm 1967, dưới sự chỉ đạo toàn diện của Tướng Westmoreland chứ không phải là ông đại sứ.
Không may thay, sự thống nhất ở chiến trường là không đi song song với một sự thống nhất tương tự như vậy giữa nhiều cơ quan ở Washington có liên quan đến vấn đề cho nên các chương trình này vẫn tỏ ra hời hợt và chỉ đạt được ít thành quả có tính cách lâu dài.
Thực vậy người ta đã hiểu biết nông cạn về Việt Nam và đã thờ ơ đối với việc nghiên cứu về Nam Việt Nam, một xã hội có những cấu trúc và lịch sử của riêng họ, mặc dù một biện pháp đã được thảo ra và những cuộc bầu cử dân chủ cũng đã được tổ chức trên toàn quốc, những cấu trúc cơ bản của xã hội Nam Việt Nam, chính phủ cũng như những quan hệ về quyền lực vẫn không bị xáo trộn. Và như thế sự tồn tại của Nam Việt Nam như là một quốc gia, vẫn tiếp tục được duy trì, như trước đây họ đã từng là một quốc gia khi Mỹ bắt đầu dính líu vào và chỉ tồn tại được là nhờ Mỹ đã đưa lực lượng quân sự vào.
Những cuộc hành quân đã ít khi được phối hợp và chỉ đạo đã đạt được tiến bộ trong chương trình bình định. Những cấp chỉ hủy quân sự trên bộ đã không ý thức đầy đủ được tiến bộ trong chương trình bình định. Những cấp chỉ huy quân sự trên bộ đã không ý thức đầy đủ được những nguyên nhân vì sao chính quyền Nam Việt Nam đã mất uy quyền trầm trọng tại nông thôn, cũng như đã không hiểu được ý nghĩa của việc ấy, một sự mất uy quyền chính trị trực tiếp có liên quan đến đường lối mà cuộc chiến tranh đã được tiến hành.
Thực vậy, những hậu quả của các cuộc hành quân, việc xua đuổi quần chúng thôn quê ra khỏi xứ sở của họ, tập trung họ vào trong những trại tị nạn hoặc trong những thành phố lớn ở Nam Việt Nam, thiết lập những "vùng bắn phá tự do", sự tan vỡ chính quyền ở nông thôn, sự phá hoại đạo đức về nhiều mặt của xã hội cổ truyền Việt Nam - tất cả đã tác động ngược lại chương trình bình định. Như một nhà quan sát đã nhận thấy:
"Thay vì những yếu kém bên trong Nam Việt Nam được loại trừ thì trái lại, những yếu kém đang bị làm cho trở nên trầm trọng thêm. Người ta đã tuyệt nhiên không hiểu rằng việc xây dựng quốc gia là một chương trình xây dựng tiến công nhằm mục đích củng cố những vốn sẵn có của chính phủ và loại trừ những yếu kém. Vậy mà những hoạt động quân sự có tính chất phòng thủ và hủy diệt, lại chỉ nhằm mục đích giữ vòng đai cho chương trình xây dựng được tiến hành và làm như thế chỉ cốt để làm suy yếu những cơ sở quân sự của địch quân mà thôi (24).
Do đó mà những chiến thắng quân sự rất nhiều, và ngoạn mục của Mỹ đánh thắng các lực lượng Việt cộng và quân đội Bắc Việt Nam đã không thể biến thành những thắng lợi chính trị cho chính phủ Nam Việt Nam được. Khi các lực lượng Mỹ rút ra khỏi một khu vực rồi thì quân địch vẫn tiếp tục tìm được nơi ẩn náu hay ít nhất cũng tranh thủ được sự che chở mặc nhiên của quần chúng nông thôn Nam Việt Nam.
Hai cuộc chiến tranh, chính trị và quân sự đã được người ta tiến hành như hai hoạt động tương đối không có liên hệ với nhau. Nhưng thắng lợi đặt được trong cuộc chiến tranh quân sự không thể nào đem lại một sự thay đổi lâu dài nếu không giành được thắng lợi tương đương trong cuộc chiến tranh chính trị.
Sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam tính đến thời gian tất không phải là một thất bại do những hạn chế về các hoạt động quân sự gây nên như một số cấp chỉ huy quân sự và những nhà bình luận khác vẫn tiếp tục lên án như vậy (25).
Thực vậy, sức mạnh quân sự trội hơn hẳn của Mỹ đã được dùng đến, Hoa Kỳ kiểm soát hoàn toàn trên biển và trên không và đã có ưu thế nổi bật về khí tài trên bộ. Thất bại của Mỹ là do đã không nhận thức được rằng chỉ với sức mạnh quân sự không thôi thì không thể nào giải quyết được vấn đề mà thực chất là một vấn đề chính trị, sức mạnh quân sự trội hơn hẳn của Mỹ tuyệt nhiên đã không hề được chỉ đạo theo chiều hướng giải quyết vấn đề chính trị nêu trên, sức mạnh quân sự đã không hề được sử dụng theo chiều hướng có thể góp phần vào sự ổn định chính trị và cũng cố khả năng của chính phủ Sài Gòn. Như một người từng tham chiến ở Việt Nam đã phát biểu:
"Rốt cuộc lại, cố gắng của Hoa Kỳ ở Việt Nam, ít nhất cũng là trong suốt năm 1967 - đã thất bại phần lớn là vì Mỹ đã không thể cải thiện hoặc thay đổi được giới lãnh đạo guồng máy cai trị cũng như các lực lượng vũ trang Việt Nam hiện không đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ của họ" (26).
Như Bộ trưởng ngoại giao Kissinger đã viết: “Bây giờ có lẽ chúng ta đây học được bài học này, nhưng có điều là chúng ta đã học được những bài học quan trọng rút ra từ tấm thảm kịch Đông phương, đặc biệt quan trọng là sự cố gắng từ bên ngoài chỉ có thể bổ sung chứ không thể tạo nên được những cố gắng và ý chí ở ngay địa phương để cho người ta chịu chống cự lại và không còn nghi ngờ gì nữa là ý chí của quần chúng nhân dân và công bằng xã hội xét cho cùng mới được là nền tảng chủ yếu khiến cho người ta chống lại lật đổ và thách thức từ bên ngoài đến" (27).
Vì thế, sau Tết 1968, không còn nghi ngờ gì nữa, ông Clifford và những cộng sự viên dân sự của ông tại Lầu Năm Góc đều đã nghĩ rằng cần phải đi tìm một đường lối giải quyết khác ở Nam Việt Nam. Họ đã nhận thức được rằng việc đạt đến một nền hòa bình như mong muốn sẽ tùy thuộc vào vấn đề phát triển chính trị của Nam Việt Nam chứ không phải chỉ tùy thuộc duy nhất vào vũ khí của Mỹ, cố gắng quân sự của Mỹ thực sự đã thất bại. Bây giờ cần phải trao lại trách nhiệm tiến hành cuộc chiến tranh cho người Việt Nam mà trước đây người ta cho rằng họ không có đủ khả năng để làm việc ấy. Trong khi đó. người Mỹ sẽ phải tìm kiếm cho ra một giải pháp thông qua thương lượng cho cuộc chiến tranh hoặc ít nhất cũng cho sự tham,gia của họ!rong cuộc chiến tranh này..
Các lực lượng Hoa Kỳ sẽ ở lại Nam Việt Nam trong một thời gian để ngăn ngừa một sự bại trận của chính phủ Nam Việt Nam do các lực lượng Cộng sản gây nên, đồng thời để khuyến khích các cuộc thương thuyết với miền Bắc, và dựng lên một lá chắn để cho chính phủ Nam Việt Nam dựa vào đó mà có thể tập hợp được quần chúng, và cố gắng hoạt động có hiệu lực hơn để tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân.
Sự cam kết giúp đỡ về quân sự Mỹ sẽ giảm dần trong khi mà chính phủ Nam Việt Nam sẽ có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phòng thủ của họ. Đã không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Nam Việt Nam sẽ có thể đối phó được với thách thức này và tỏ ra sẽ có đủ khả năng trong tương lai để tự mình hoàn thành lấy những gì mà trước kia họ đã không thực hiện được với sự thúc đẩy và viện trợ ồ ạt của Mỹ.
Vấn đề Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi cuộc chiến tranh và vấn đề liệu chính phủ Nam Việt Nam có tồn tại được không, hai vấn đề này vẫn từng và vẫn sẽ còn là hai mục tiêu trái ngược nhau. Hậu quả cuối cùng và thê thảm cho Nam Việt Nam do những cuộc rút quân trong tương lai của Mỹ gây ra có thể là đã được dự đoán trước và không thể nào tránh được.
Còn có một khía cạnh khác của quá trình hoàn thành quyết định đã không được nghiên cứu riêng rẽ với đầy đủ chi tiết. Khía cạnh ấy là những sự kiềm chế độc nhất đã được đưa ra và những đòi hỏi đối với việc hình thành quyết định của Tổng thống trong năm có cuộc bầu cử Tổng thống.
Liệu những lựa chọn của Tổng thống Johnson có sẽ khác đi chăng nếu 1968 đã không phải là năm bầu cử Tổng thống? Hẳn là thế, những lựa chọn rất có thể sẽ khác đi. Bỏ ra ngoài vấn đề cần phải tìm một sự chứng minh công khai ngay trước mắt và làm cho công chúng chấp nhận những chính sách của ông, Tổng thống Johnson có thể đã được các cố vấn của ông thuyết phục dễ dàng hơn là nên lợi dụng sự bại trận của Việt cộng để tăng thêm lực lượng Mỹ và chấm dứt các kiềm chế về địa lý đối với các hoạt động quân sự và như vậy có thể dốc hết toàn lực tìm kiếm một sự kết thúc nhanh chóng và dứt khoát cuộc chiến tranh. Như thế con đường này có thể sẽ cho phép ông tìm kiếm một cuộc đàm phán vào một thời điểm nào đó trong tương lai và đứng trên thế mạnh được biểu lộ rất rõ về mặt quân sự và tâm lý.
Nhiều cố vấn của Tổng thống đã thúc giục nên dốc toàn lực vào đường lối hành động này, ông Rostow và các cấp chỉ huy quân sự đã cảm thấy là một hành động như thế tạo được triển vọng thắng lợi trong tương lai, sẽ lợi dụng sự bại trận của quân địch và sẽ động viên quần chúng ra sức ủng hộ mạnh mẽ hơn cuộc chiến tranh (28)
Vì vậy, nếu không phải đương đầu với cuộc bầu cử Tổng thống thì có lẽ Tổng thống đã có thể xem xét đến những lựa chọn sau Tết mà theo ông không thể tiến hành được chính là vì có cuộc bầu cử ấy. Dĩ nhiên là ông có thể đã chọn chính sách mà các cấp chỉ huy quân sự của ông đã đề nghị: tức là gia tăng lực lượng Hoa Kỳ ở Việt Nam, gọi nhập ngũ quân trừ bị và bỏ những hạn chế về địa lý đối với việc sử dụng các lực lượng Mỹ.
Một số cố vấn của Tổng thống nghĩ đa số quần chúng sẽ ủng hộ hành động kiên quyết này của Tổng thống. Lúc đầu Tổng thống Johnson đã có cảm tưởng là vẫn có tự do quyết định về lựa chọn này và ông đã thiên về đường lối hành động này. Khích động quần chúng nhân dân để trừng phạt và đánh bại quân địch và bảo tồn danh dự dân tộc qua lịch sử vẫn đã là một phương pháp đưa đến thành công của một Tổng thống đương nhiên trong thời chiến để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.
Nhưng Tổng thống Johnson, trong cố gắng để tìm kiếm một sự nhất trí, không bao lâu đã nhận ra rằng tình hình năm 1968 đã khác hẳn. Quần chúng đã không còn đoàn kết ủng hộ cuộc chiến tranh và cách điều khiển cuộc chiến tranh của ông nữa. Theo nhận xét của nhân dân Mỹ thì nguy cơ đe dọa những lợi ích dân tộc của Hoa Kỳ do việc Cộng sản đe dọa Nam Việt Nam gây ra đã không được nêu lên một cách rõ rệt và cái giá phải trả để đối phó với mối đe dọa ấy cũng đã trở nên quá đắt.
Dường như không còn nghi ngờ gì nữa là việc mở rộng chiến tranh vào tháng 3-1968 sẽ dẫn đến sự phản kháng kịch liệt và có lẽ dữ dội nữa, của đại đa số quần chúng Mỹ, của giới thông tin tuyên truyền và cả của Quốc hội. Hình như ít ai còn nghi ngờ nữa là một sự phản đối như vậy sẽ có tác dụng làm phân hóa trầm trọng đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968.
Việc Tổng thống chấp nhận thực hiện một chính sách như thế chỉ có thể làm được, nếu đạt được nhiều tiến bộ và thắng lợi trong ít tháng còn lại trước cuộc bầu cử. Nhưng việc này, các cố vấn của Tổng thống không thể hứa hẹn và như vậy, Tổng thống đã nhận thấy là nhiều chọn lựa của ông đã bị cản trở vì cuộc bầu cử sắp tới.
Một nhà chính khách khác sắc sảo và lão thành đã nhìn thấy điểm chẳng lành từ trước rồi, người ta đã trích dẫn lời phát biểu của ông Richard Nixon, có tính cách tiên tri sau những cuộc bầu cử 1966 như sau:
“Đảng nào chủ trương hòa bình thì sẽ luôn luôn thắng. Tôi hiểu rõ đảng của tôi. Nếu cuộc chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn trong năm sáu mươi tám, không có một thế lực nào trên trái đất này lại có thể ngăn nổi họ tìm cách hứa hẹn nhiều hơn là những đảng viên dân chủ để tranh lấy lá phiếu bầu cho hòa bình" (29).
Như thế là trong thời kỳ sau Tết, sự bất đồng ý kiến về những mục tiêu chính sách đối ngoại tất nhiên là phải lan tràn trên vũ đài chính trị trong nước. Đây là một trường hợp trong số vài thời kỳ trong lịch sử Hoa Kỳ mà những mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và những phương tiện để đạt những mục tiêu ấy đã trở thành những đề tài trong cuộc tranh luận chính trị cữ tính cách đảng phái. Thêm nữa, ảnh hưởng của báo chí và truyền hình trong việc động viên quần chúng để có lợi hoặc để chống lại những đề nghị quyết định chính sách đối ngoại đã trở thành một nhân tố mới trong quá trình hình thành quyết định.
Nói như vậy không có nghĩa là những động cơ, những hành động của Tổng thống Johnson chỉ là những động cơ có tính cách chính trị nhằm mục đích tạo lợi thế cho đảng của ông trong những cuộc bầu cử sắp tới. Ngược lại, Tổng thống Johnson đã chuẩn bị sẵn sàng để làm bất cứ việc gì xét thấy cần để tránh cho vị tư lệnh chiến trường của ông khỏi bị thất trận. Hơn thế nữa, ông hết sức mong muốn tiến tới hòa bình và ông đã thành khẩn muốn tìm kiếm một công thức có thể dẫn đến đàm phán.
Những quyết định của ông cuối cùng đã được đưa ra do động cơ thầm kín trên đây thúc đẩy và dựa vào lòng mong muốn đạt được sự đoàn kết trong nước, điều mà ông đã thực hiện được, và gây được sự đoàn kết trong đảng của ông, điều mà ông đã không thực hiện được.
Vì vậy Tổng thống đã bị hạn chế trong việc đưa ra quyết định của ông vì những sự kiềm chế tất yếu để có thể đối phó với một cuộc khủng hoảng, những kiềm chế này đòi hỏi không phải chỉ tránh những biện pháp không được quần chúng ưa thích mà còn phải được sự ủng hộ của quần chúng nữa, mà lại vào giữa lúc đang có cuộc vận động bầu cử Tổng thống.
Bất cứ một Tổng thống nào ở vào một thời kỳ như thế bắt buộc phải có những mối quan tâm đặc biệt nào đó trong tâm trí của ông ta, mà có lẽ vào những thời kỳ khác của nhiệm kỳ của ông đã không được chú ý đến như vậy. Trong số những mối quan tâm này phải kể đến địa vị của ông trong lịch sử, vai trò của ông với tư cách là người muốn đem lại hòa bình, vai trò của ông với tư cách là người lãnh đạo đất nước và trách nhiệm của ông trong việc đem lại sự giúp đỡ cho đảng của ông và cuối cùng cho vị kế nhiệm ông.
Mặc dù những điều nêu trên đây có thể không phải là những động cơ thúc đẩy có thể cảm thấy rõ. nhưng những mối quan tâm này nhất thiết phải có trong đâu óc và đồng thời tác động đến quá trình hình thành quyết định.
Bất cứ một Tổng thống nào, đặc biệt vào lúc gần cuối nhiệm kỳ đều phải quan tâm đến sự phán xét của lịch sử đối với những công việc mà ông ta đã hoàn thành với tư cách là Tổng thống. Tổng thống Johnson đã là cha đẻ của pháp chế về hạn chế sinh đẻ và quyền tự do và bình đẳng của người công dân trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Nhưng những thành quả có tính cách lịch sử của ông đã bị làm lu mờ và hiệu quả đã bị đe dọa vì một cuộc chiến tranh mà ông đã không thể chấm dứt được.
Giờ đây với một cuộc bầu cử sắp được tổ chức và vớt sự kiện đảng của ông đang bị đe dọa bởi mối chia rẽ nội bộ về những chính sách chiến tranh của ông hơn là phản ứng lại trong niềm hân hoan trước những thành tựu mà ông ta đã đạt được ở trong nước, Tổng thống đã thành thật tiến hành việc tìm kiếm một chính sách ít nhất có thể tạo nên một bước khởi đầu để đi đến chấm dứt cuộc chiến tranh chán ngán này.
Một ứng cử viên Tổng thống trong chính thể của Mỹ chính là lãnh tụ của đảng ông ta. Tuy nhiên, một khi người này đã trở thành Tổng thống, thì không những ông ta phải sử dụng có hiệu quả sức mạnh của quyền lãnh đạo đảng, mà cần phải đại diện cho toàn thể nhân dân và bảo tồn sự đoàn kết dân tộc, tránh những nguy cơ bất đồng quan điểm không kiềm chế được trong nhân dân.
Vào tháng 3-1968. Tổng thống Johnson đã phải đương đầu không những với sự bất mãn của những khối lớn những người ủng hộ trong đảng của ông, mà còn cả với sự bất mãn của đa số quần chúng trong nước vì đường lối chỉ đạo chiến tranh của ông. Điều xét ra thật cần thiết là ông phải chấp nhận và thực hiện một chính sách có thể khôi phục sự đoàn kết trong đảng cũng như sự đoàn kết dân tộc.
Không có gì được xem như làm mất uy tín của một người cầm đầu chính phủ của một nước dân chủ khi họ lưu tâm đến chính kiến ở trong nước, theo ý nghĩa rộng rãi nhất, trong việc hình thành quyết định về chính sách đối ngoại. Mặc dù có một huyền thoại cho rằng quan điểm chính trị trong nước được tách rời khỏi chính sách đối ngoại và vấn đề chính trị dừng lại ở ven bờ đại dương nhưng trong thực tế, điều không thể tránh được là Tổng thống phải nhận thấy và luôn luôn cân nhắc những đòi hỏi có tính chất tranh chấp nhau giữa những hoạt động đối ngoại và đối nội, và đánh giá những hậu quả của những quyết định về lĩnh vực này đối với lĩnh vực kia (30).
Vì thế, một chính sách hòa giải, tìm kiếm hòa bình, không còn leo thang chiến tranh trở lại nữa đã là một sự cần thiết đối với Tống thống Johnson vào lúc này. Mặc dù không cần thiết đường lối được các cấp chỉ huy quân sự của ông trình bày lên có tính cách thúc ép như thế nào, không cần thiết đường lối ấy tỏ ra có lợi như thế nào cho việc tiến hành cuộc chiến tranh, nhưng một chính sách tiếp theo những trận tấn công Tết với sự tăng thêm sức ép đối với một quân địch đã bị tổn thất nặng nề, chính sách ấy đã không thể nào đáp ứng được những đòi hỏi có tính cách thúc ép vốn có sẵn trên sân khấu chính trị cũng như không đáp ứng được những đòi hỏi khẩn thiết về một hình ảnh của chính Tổng thống trong năm có cuộc bầu cử.
Như vậy trong tương lai, có lẽ các nước thù địch với Hoa Kỳ sẽ am hiểu rất rõ là cần phải gây thúc ép với Hoa Kỳ trong một phạm vi nhất định và việc này thông thường sẽ gây ra một phản ứng liên quan đến những quyết định khó khăn và những biện pháp không làm hài lòng quần chúng, gây tốn kém hoặc gây tranh luận trong thời kỳ trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Chắc chắn là một nước sẽ không được lãnh đạo tốt nếu người đứng đầu cơ quan hành pháp, không thành công hoặc thậm chí do dự không chịu thực hiện những chính sách thật cần thiết cho nền an ninh của đất nước, với hy vọng là sẽ giành được lợi thế chính trị có tính chất đảng phái hoặc là vì sợ bị những người ủng hộ chính trị có thế lực sẽ xa lánh mình, dù cho phe đối nghịch chính trị của ông ta đang đưa ra những quan điểm vô trách nhiệm đi nữa.
Có những thời kỳ đòi hỏi cần phải có những biện pháp không hợp lòng dân. Tuy nhiên, quá trình hình thành quyết định ở Hoa Kỳ hình như vốn đã chức sẵn một số những kiềm chế trong hành động, vào thời kỳ có những cuộc bầu cử Tổng thống nhưng có thể là những kiềm chế này đã ít tác động hơn trong thời gian giữa các cuộc bầu cử.
Quả vậy, chỉ vài năm sau, những lựa chọn từng được Tổng thống Johnson xem xét đến và bác bỏ vào đầu năm 1968 đã lại được Tổng thống Nixon xem xét và dùng tới trong một khung cảnh chính trị khác vào năm 1970 khi ông đưa những lực lượng Mỹ vào Campuchia và vào năm 1971 khi các lực lượng Nam Việt Nam tiến vào Lào để phá vỡ những vùng đất thánh của địch và phá hủy những căn cứ hậu cần của họ, và vào năm 1972 khi những trận tấn công bằng không quân và hải quân vào Bắc Việt Nam được tiến hành trở lại và bến cảng Hải Phòng bị thả mìn.
Như vậy, hình như đã có một sự liên tục giữa những quyết định của Tổng thống Johnson trong tháng 3-1968 và những quyết định của Tổng thống Nixon vào những năm sau. Thực vậy, những quyết định của Tỏng thống Nixon đã gây nên một làn sóng phản đối rất lớn trong quần chúng, nhưng sự chống đối này cũng đã xếp hết và trở thành vô hiệu về mặt chính trị, vào thời kỳ diễn ra những cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới, vào lúc ấy chính quyền như đã gần kết thúc được có kết quả những cuộc thương lượng để có thể chấm dứt sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến tranh.
Có một sự liên tục khác giữa cuộc tấn công Tết và những quyết định sau này của Tổng thống Nixon liên quan đến Việt Nam và một chỉ dẫn khác cho thấy là vụ Tết 1968 thật sự là một bước ngoặt trong chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Cuộc tấn công tết đã làm cho địch phải trả một giá rất đắt và mặc dù đó là một chiến thắng về mặt tâm lý đối với họ, nhưng các lực lượng Việt cộng ở Nam Việt Nam đã không thể nào khôi phục nổi khả năng quân sự của họ như cũ. Sự yếu kém về quân sự này đã dẫn đến việc đẩy mạnh chiến dịch bình định do chính phủ Nam Việt Nam tiến hành trong năm 1968 và 1969, chiến dịch này hình như đã cải thiện rất nhiều tình hình quân sự và chính trị và đã đưa ra được những khả năng lựa chọn mới cho Tổng thống.
Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trở nên quá thừa ở Nam Việt Nam do Việt cộng đã bị suy yếu và cũng vì sự lớn mạnh rõ rệt của quân lực Việt Nam cộng hòa đang được cải tiến và mở rộng, vì vậy Tổng thống đã chống lại được các cuộc leo thang chiến tranh đầy nguy hiểm về mặt chính trị. Sự kiện này đã dẫn đến việc rút các lực lượng Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh và cuối cùng, sau ba năm kế tiếp, là rút ra khỏi Nam Việt Nam, bỏ lại người Việt Nam mặc cho số phận của họ, với một nền hòa bình trong danh dự.
Như thế, vụ Tết 1968, đã tiêu biểu cho một bước ngoặt trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Những mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam vẫn như cũ. Nhưng, sau nhiều năm với cố gắng quân sự và nỗi chua cay về chính trị, cuối cùng Chính phủ Mỹ, trong tháng 3-1968 đã triển khai một chiến lược nhằm mục đích đạt được những mục tiêu ấy mà vẫn hy vọng sẽ không gây nên một gánh nặng không giới hạn cho nền kinh tế quốc gia và cho những tài nguyên quân sự, và đồng thời còn có thể vơi thời gian, khiến cho quần chúng sẽ chịu chấp nhận. Như ông Kissinger sau này đã vạch ra:
"Cuộc tấn công Tết đã đánh dấu được giới hạn nỗ lực của Mỹ. Từ đó về sau, không cần biết những hành động của chúng ta sẽ có hiệu quả như thế nào, nhưng chắc là chiến lược đang được theo đuổi sẽ không thể nào đạt được những mục tiêu đề ra trong một thời gian hoặc với những mức lực lượng mà nhân dân Hoa Kỳ có thể chấp nhận được, đứng về mặt chính trị mà nói, việc này đã khiến không thể tránh khỏi đưa đến việc phải tìm một giải pháp chính trị và đánh dấu bước khởi đầu cho việc tìm kiếm một sự dàn xếp qua thương lượng".
Chú thích
(1) Về cuộc thảo luận những kiềm chế được áp đặt cho bộ máy quan liêu đối với việc soạn thảo chính sách, đọc Graham T.Allison "Thực chất của quyết định". "Giải thích cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba" tr.67-96. Narton H.Halperin "Quan điểm chính trị của bộ máy quan liêu và chính sách đối ngoại".
(2) Phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow ngày 4-12-1972.
(3) Phỏng vấn riêng ông Clark M.Clifford ngày 15-2-1973.
(4) Phỏng vấn riêng ông Hann G.Mc Pherson Jr, ngày 21- 12-72.
(5) Stephen D.Krasner "Những bộ máy quan liêu có quan trọng không?"
(6) Christianb "Tổng thống rút lui" tr.9-10-15. Kearns "Lyndon Johnson và giấc mơ của Mỹ" tr.318-323. Kumphrey "Việc giáo dục một người quần chúng" tr.323.
(7) Gelb "Tài liệu Lầu Năm Góc" và “Vị trí ưu thế” tr.39-41. Bernard Fall "Bậc thày về lối đánh thọc sâu của Cộng sản" tr.20. Xem cả David Halberstam "Lào và những ảo tưởng xa xưa". Rostow "Sự chia sẻ quyền lực" tr.435-437.
(8) Leslie H.Golb "Quân cờ đôminô chủ yếu”. "Nền chính trị Hoa Kỳ và Việt Nam" tr.459.
(9) Basil H.Lidden Hart "Những cuộc chiến tranh quyết định trong lịch sử? một cuộc nghiên cứu về chiến lược" tr.131.
(10) Phỏng vấn riêng ông Walt.N.Rostow ngày 4-12-1973.
(11) Phỏng vấn riêng ông William Bundy ngày 11-10-1972. Loun Marry: "Nỗi khổ nào trong việc thay đổi?" tr.63-64.
(12) Georges E.Reedy "Nét cá nhân".
(13) Alexander A.Coorgo "Trường hợp áp dụng biện hộ đa nguyên trong công việc hình thành chính sách đối ngoại".
(14) Về sự mô tả chi tiết tổ chức lại Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Nixon, đọc "Tổng thống Hoa Kỳ- Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho những năm 1970, một chiến lược mới cho hòa bình" tr.17-23. "Tổng thống Hoa Kỳ- Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho những năm 1970, xây dựng cho hòa bình" tr.225-232. "Tổng thống Hoa Kỳ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho những năm 1970, cấu trúc đang rõ nét lên về hòa bình" tr.208-212.
Quốc hội Hoa Kỳ, thượng nghị viện, ủy ban phụ trách về những hoạt động của chính phủ "Hội đồng an ninh quốc gia: lời bình luận của Kissinger; Hệ thống an ninh quốc gia; những trách nhiệm của Bộ ngoại giao". Stanlay.L.Paik "Việc khôi phục lại Hội đồng an ninh quốc gia"; Vincent Davis "Chính sách quân sự của Mỹ; việc hình thành quyết định trong hành pháp". Robert W Johnson "Hội đồng an ninh quốc gia (NEC); Sự liên hệ giữa quá khứ và tương lai của tổ chức này"... Kolodsiej "Hội đồng an ninh quốc gia; những sự đổi mới và những quan hệ mật thiết". Frederick, C.Thayer "Những phương pháp hình thành chính sách Tổng thống và Chính quyền mới". John P.Leageos "Vẻ bề ngoài rạng rỡ của ông Kissinger". Brack Wihart "Hội đồng an ninh quốc gia: phương pháp tham mưu mới sau một năm".
Về những bài tường thuật về diễn tiến lịch sử của Hội đồng an ninh quốc gia, xem Ernest R.May, "Sự phát triển của công cuộc tham khảo chính trị quân sự ở Hoa Kỳ". Sidney Scuera "Việc hình thành chính sách cho Hội đồng an ninh và các Bộ hải quân tổ chức sau chiến tranh cho nền an ninh quốc gia".
(15) Johnson "Vị trí ưu thế” tr. 151-152, xem cả Kearns “Lyndon Johnson và "ước mơ của Mỹ" tr.252-253.
(16) Wicher J.F.K: "ảnh hưởng của nhân cách trong vấn đề chính trị", tr.208.
(17) Những tài liệu công khai của Tổng thống Johnson 165, tr.395.
(18) Leslie Oelb: Việt Nam: "Phương pháp áp dụng đã tiến triển có kết quả", tr.164.
(19) Phụ tá Bộ trưởng Mc Nangton gửi Bộ trưởng Quốc phòng đề ngày 6-5-67 được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" NVC (6)(b), tr.147.
(20) Tôi tỏ lòng biết ơn ông Walt W.Restow và Leslie H.Hielb về những nét đại cương của sự phân tích này. Tuy nhiên, những kết luận được phát biểu trong những đoạn sau đây là do tôi viết ra và trái ngược với những kết luận của hai nhà học giả trên. Đọc Gel "Việt Nam: phương pháp áp dụng đã thành công". Rostow "Sự chia sẻ quyền lực", tr.435~59, 504-514. Xem trao đổi thư riêng của ông Walt, Rostow ngày 11-7-1973. Đọc cả Russell N.Fifold: "Người Mỹ ở Đông Nam Á: Những nguồn gốc của sự cam kết", tr.257-290, Leslie N.Gelb "Những bài học ngày nay rút ra từ những tài liệu Lầu Năm Góc", tr.35.
(21) Westmoreland "Tường trình của một quân nhân", tr.427.
(22) Halberstam "Cái hay nhất và cái rực rỡ nhất" (the Best and the Brightest), James C.Thompson Jr "Vấn đề Việt Nam đã có thể xảy ra như thế nào?". Richard J.Peiffer, "Không để xảy ra những Việt Nam khác nữa? Cuộc chiến tranh và tương lai của chính sách đối ngoại của Mỹ". Bernard Brodie "Tại sao chúng ta có thể phạm sai lầm” (Về mặt chiến lược) đến như thế?". Daniel Ellsberg "Huyền thoại về tình trạng sa lầy và bộ máy bế tắc" trong “Tài liệu về cuộc chiến tranh", tr.42-135. Hannah Krendt "Những cuộc khủng hoảng của Cộng sản", tr3-47. Rugene Eidenberg "Mỹ hóa cuộc chiến tranh ở Việt Nam". Seyem Brown "Những bộ mặt của quyền lực". "Sự kiên định và sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ thời Tổng thống Truman đến thời Tổng thống Johnson" tr.330-337. Neam Chomsky "Quyền lực của Mỹ và các ông quan liêu mới".
(23) Henry Fairlie "Chúng ta đã biết rõ cái gì chúng ta đang làm khi chúng ta đi vào Việt Nam". Xem cả Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị viện, ủy ban đối ngoại "Những nguyên nhân, nguồn gốc và những bài học rút ra từ cuộc chiến tranh Việt Nam". Haynes E.Jchanaen và Bernard H.Gwertman "Thượng nghị sĩ Fulbright: người không tán thành quan điểm của chính quyền". tr.195-198; Ralph II "Không ai muốn có chiến tranh: Những nhận thức sai ở Việt Nam và những cuộc chiến tranh khác". tr.124-127.
(24) Ngài Robelt G.E.Thompson "Không có lối thoát khỏi Việt Nam", tr.148-149.
(25) Westmoreland "Tường trình của một quân nhân" tr.410-411. Vernon A.Giudry Jr. "Một quan điểm của Lầu Năm Góc: Cuộc chiến tranh được tiến hành với một tay bị trói". Trung tướng Victor W.Krulek: "Chống hạn chế chiến lược của chiến tranh tiến hành qua tay người khác" tr.55-56.
(26) B.W.Komer "Bộ máy quan liêu đang làm công việc của họ: Những sự kiềm chế có tính cách thể chế được áp đặt lên Hoa Kỳ, Chính phủ Nam Việt Nam. Sự hoàn thành nhiệm vụ ở Việt Nam tr.18. Barbara Tuchman thuật lại chi tiết những nỗi chán chường mà ông Stilwell đã gặp phải lúc đầu. Đọc Barbara Tuchan "Ông Stilwell và kinh nghiệm của Mỹ ở Trung Quốc", 1911-1915, tr.455-457.
(27) Bộ ngoại giao Hoa Kỳ "Tập san Bộ ngoại giao" cuốn 73, tr.3-4.
(28) Rostow "Sự chia sẻ quyền lực" tr.520-522, 481-483. Tướng Westmoreland đã diễn tả tư tưởng của ông như sau:
Yếu tố thiếu sót trong toàn thể phương trình kết hợp với một chiến lược leo thang mà theo ý tôi sẽ rút ngắn rất nhiều cuộc chiến tranh. Xét tới cùng sẽ làm giảm số thương vong là một cái gì đó sẽ giúp cho Tổng thống có thể làm được về mặt chính trị để tập hợp dư luận quần chúng và ông nói:
"Xét về mặt này, bây giờ chúng ta cần phải bành trướng các lực lượng quân sự của chúng ta và chứng tỏ cho địch thấy chúng ta có ý muốn bắt tay vào việc".
Việc này đã xảy đến với cuộc tấn công Tết. Tôi nghĩ rằng nếu có việc gì từ trước đến giờ cần phải làm thì chúng ta cần phải lợi dụng ngay tình hình này để làm. Tôi biết chắc chúng ta sẽ đánh bại quân địch và sau khi đã thực hiện xong việc này, họ sẽ bị suy sụp về mặt tâm lý và sẽ bị làm suy yếu; trường hợp này giống như hai võ sĩ quyền lực trên vũ đài đó là lúc phải bổ nhào vào đánh túi bụi. Không phải là lúc ra hiệu chịu thua, đó là lúc phải thật sự lao đầu vào và chúng ta sẽ phải thật sự lao đầu vào và chúng ta sẽ phải hạ đối thủ bằng cách xiết chặt tĩnh mạch cổ của đối thủ, tôi đã cho rằng diễn biến này là không thể tránh được".
Phỏng vấn riêng tướng William và Westmoreland, ngày 16-7-73.
(29) Henry Paolucci "Chiến tranh, hòa bình và nhiệm kỳ Tổng thống" tr.21. Đọc cả Harns "Nỗi khổ não về sự thay đổi” tr.65-68. Rober D.Semple Jr. "Nixon nguyên chấm dứt cuộc chiến tranh với giới lãnh đạo mới".
(30) Rostow "Sự chia sẻ quyền lực" tr.705. Gelb "Quân cờ đôminô chủ yếu” tr.209-210.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler