Thất bại đến với ta không phải làm ta buồn mà giúp ta thêm tỉnh táo, không làm ta hối tiếc mà khiến ta trở nên sáng suốt.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 978 / 9
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19 -
gười ta cho bà Nhiêu hay vụ tiền tử tuất phải chờ một tháng nữa. Bà đã nói nửa kín nửa hở là sẽ đền bù công lao xứng đáng cho người làm giấy. Bà yên chí sớm muộn cũng có một số tiền. Bà tính tháng sau ra thăm con, có thì giờ sẽ đi hỏi dò cái nhà nho nhỏ. Bà suy nghĩ, không biết má Thảo có theo bà không. Xưa giờ chị em có nhau, chẳng lẽ nay tách ra. Bà cũng nghĩ đến Thảo và Nam, bà rất vui nếu sau này Thảo là con dâu bà. Ðiều này bà thấy gần như đã chín phần rồi. Qua bao cách trở thử thách mà Nam và Thảo vẫn một lòng thì còn nghi gì nữa. Vấn đề chỉ là thời gian. Bà Nhiêu phác họa trong đầu những ngày sắp tới.
Có cái nhà, con và dâu đi làm, nhà bà sẽ sáng sủa hơn, làng xóm tất vị nể bà. Bà hãnh diện đã thay chồng nuôi con nên người. Bây giờ thấy con học được bà rất mừng. Bà đã một đời dốt chữ chỉ vì lo làm, nay bà mong cho con học hành đến nơi đến chốn. Tiền của khi sa cơ là bay hết nhưng chữ nghĩa trong bụng chẳng sợ mất, mỗi ngày một giàu có thêm. Nghĩ vậy nên bà không quản ngại nắng mưa, đi sớm về khuya, chỉ một lòng lo tương lai cho con.
Từ Mang Cá bà Nhiêu về thẳng nhà bà Ðiền, báo cho Nam biết mọi việc đã yên, chiều nay bà trở lại Ðà Nẵng. Bà cho riêng Nam biết những dự tính của bà, Nam rất đồng ý. Nam gợi chuyện riêng của mình :
- Còn chuyện con thì răng Mẹ ?
- Con thì chờ ra trường xem được dạy mô.
- Con muốn biết ý Mẹ về Thảọ
Bà Nhiêu nhìn Nam cười dễ giãi :
- Thì con ưng răng Mẹ theo vậy. Chừ chớ phải buổi xưa mô.
Nam hỏi cho có hỏi chứ cũng biết Mẹ quí Thảo lắm. Chưa khi nào nghe Mẹ than phiền về người mình yêụ Thảo có nhiều điểm đáng quí, thật thà, chiều người nhưng cũng rất nhạy bén. Nói rằng Thảo đẹp đến chim sa cá lặn thì không đúng, lắm lúc thảo có cái vẻ khó khăn kiêu kỳ, nhưng khi đôi môi đã chúm chím thì bao nhiêu mây mù đều biến tan. Nam thích như vậy. Người con gái mà lúc nào cũng vui như hoa nở thì nhàm. Có một điều Nam thấy tội cho Thảo là lắm khi Thảo chạy theo những "viễn vông" của Nam mà hụt hơi. Mỗi lần nghe: "Răng mà anh cứ ưa viễn vông rứa", vừa nói Thảo vừa phát cho Nam một cái vào vai, làm Nam sung suớng như được nuông chiều vỗ về. Nam tưởng mình còn bé, bị Mẹ rầy mỗi khi nghịch. Nam không nói ra điều đó, sợ Thảo biết mà bỏ thói quen tình tứ dễ thương ấy đi. Hạnh phúc hay tình yêu đôi khi chỉ cần những chuyện không đâu, nó như là một thứ gia vị làm cho món ăn thêm đậm đà, một thứ hương thơm làm cho tình thêm đẹp. Trải qua bao nhiêu ngày gian khổ đổi thay mà Thảo vẫn một lòng, Nam rất an tâm. Nam cũng đã vẽ vài nét cho tương lai, có dịp sẽ nói cho Thảo biết.
Nghe tin chiều nay bà Nhiêu về, bà Ðiền đã khẩn khỏan mời:
- Chị ở lại chơi với các cháu bữa nữa.
- Dạ cảm ơn chị, tui phải về vì trong nhà cháu út đang bịnh.
- Chị về chừng nào ra lại.?
- Tháng tới tui ra, có lẽ sẽ kiếm cái nhà ....
Nghe vậy bà Ðiền tỏ vẻ mừng :
- Phải, chị chuyển ra ngoài này ở cho vui.
Bà quay qua nói với Nam :
- Cháu đưa Mẹ ra ga chớ ?
- Dạ, lát con vô trường xin phép rồi đưa Mẹ con đi. Ba giờ tàu mới chạy, cũng không gấp gì.
Bà Nhiêu không muốn con bỏ buổi học nên cản Nam:
- Thôi để Mẹ đi xích lô được tồi.
- Không sao mẹ, với lại chiều nay cũng không có môn gì quan trọng.
Cơm nước xong Nam chỡ Mẹ đi liền, Nam muốn ghé qua trường Thảo, báo cho nàng biết để xin phép nghỉ, đưa Mẹ ra gạ Thảo làm theo ý Nam. Anh chị cũng muốn nhân cơ hội tiển đưa, gần nhau chốc lát. Có những điều nghe ra thật phi lý mà thực tế lại như một sự cần thiết bắt buộc. Chuyện của những trái tim mới yêu nhau thì không biết bao nhiêu cho vừa. Mới gặp nhau đã thấy xa nhau cả mấy mùa. Lúc nào cũng thiết tha nồng nàn, dường như vào chuyện rồi là hai người chắp cánh bay xa, bỏ hết trần thế lại đằng sau
Thấy Nam và bà Nhiêu đến, Thảo vội vàng ra đón, Nam nói với Thảo gì đó, Thảo vui vẻ mời bà Nhiêu:
- Dạ, Bác ngồi chơi chút, con qua trường xin phép rồi về ngaỵ
- Thôi con khỏi nghỉ để mình Nam đưa Bác được rồi.
- Dạ được, Bác đừng lo.
Lát sau Thảo trở về, Nam gọi chiếc xích lô cho Mẹ và Thảo ngồi, Nam đi xe đạp. Chưa đến giờ tàu chạy nhưng ga đã đông người. Nam lấy vé rồi đưa Mẹ và Thảo vào ga. Bà Nhiêu mua ít quà. Quà Huế có Mè Xửng Song Hỹ là nổi tiếng. Tuy nhiên phải mua tại lò mới chắc. Thảo cũng mua quà cho Má. Thảo và Nam dành trả tiền cho bà Nhiêu. Bà nghĩ đến Cha nhà thờ và Lý Kiệt. Bà vẫn thường cho rằng không có hai người này thì không biết gia đình bà sẽ ra sao. Một miếng khi đói bằng gói khi no, bà rất biết ơn Cha đã rộng lòng giúp đỡ. Bà hơi không yên tâm ở chỗ không trở lại đạo theo ý Cha. Hai năm nay, thỉnh thoảng bà vẫn đến nhà thờ dự các buổi thánh lễ, tuy nhiên công việc quá vất vả, bà cứ hẹn lần hẹn lửa với Lý Kiệt, nhờ ông trình lại Cha. Vã lại bà cũng không có nhận thức gì rõ rệt về con đường cứu rỗi. Ðối với bà việc trở lại đạo hay không cũng không ảnh hưởng gì đến đời sống của gia đình bà. Căn cơ của bà không cho phép bà nhìn xa. Bà chỉ thấy trước mắt mấy chum rượu mấy con heo...
Tàu đã xục xịch ráp toa. Nam đưa mẹ lên tàu, bà Nhiêu ngồi yên chỗ, Nam Thảo mới xuống. Thảo nán lại nhắc bà Nhiêu:
- Xuống ga Bác nhớ ra sau cùng, đừng chen lấn người ta móc túi. Ra ga Bác đi thẳng một chặng rồi gọi xích lô.
Thảo hạ giọng hỏi nhỏ bà Nhiêu :
- Bác có nói cho anh Nam chuyện của con không ?
Bà Nhiêu thông cảm :
- Không mô, con đừng lo.
- Con nhờ Bác dặn mấy em với Má con, thế nào rồi anh Nam cũng gặp mọi người. Con sợ lỡ anh biết thì xấu hỗ lắm.
Bà Nhiêu nắm tay Thảo an ủi :
- Ðược Bác nói cho. Không răng mô. Có Bác đây mà.
Thảo cảm ơn Bác rồi chạy theo Nam.
Còi tàu hú mấy hồi và bắt đầu chuyển bánh. Thảo Nam đứng nhìn theo con tàu đến khi không còn thấy mới ra về. Nam hỏi Thảo :
- Chừ đi mô hè.
- Ði mô ? Anh thì ưa đi.
- Mình ra bờ sông trước trường Ðồng Khánh, em thích không? Thôi, lỡ mấy đứa bạn tan học ra bắt gặp là quê lắm.
- Mình lớn chớ nhỏ dại gì mà quê.
Thảo nhìn Nam như năn nỉ:
- Mình ngồi chỗ nào hơi vắng một chút, nói chuyện mới thoải mái.
- Ngồi tuốt sát bờ sông, ai ra đó làm gì.
- Cũng được tùy ý anh.
Nam trả lời với vẻ mặt không vui:
- Em nói vậy thôi anh đưa em về kẻo em lại nói anh ép.
Thảo biết Nam giận nên xuống nước:
- Chi mà dữ rứa, được rồi, "nhà ngươi đưa Hoàng Hậu" ra bờ sông. Vừa lòng chưa ?
- Bẩm Hoàng Hậu hạ thần rất hài lòng.
Thảo đánh một cái vào lưng Nam:
- Ghét anh dễ sợ.
- Mời Hoàng Hậu lên xe đạp.
Thảo vùng vằng ngồi lên yên sau vừa càu nhàu :
- Chọc người ta nữa hả ?
Ði được một quãng Nam hỏi :
- Em nhớ lần đầu anh chỡ em không ?
- Hồi đó em cũng liều ghê.
- Không liều thì làm sao có ngày hôm naỵ
Bốn giờ, nắng chiếu xiên khoai, gió đưa hơi nước từ lòng sông lên làm cho hai người thấy dễ chịu. Nam thích ngồi với người tình bên bờ sông. Dù không có chuyện gì, nhìn dòng sông, nhìn thuyền xuôi ngược cũng thú vị lắm. Bờ sông thấp hơn mặt đường, không ai thấy hai người . Tự nhiên Thảo dựa hẳn vào Nam, Nam cầm bàn tay Thảo và hỏi nhỏ :
- Lúc nãy em nói anh hay đi, mà đi mô ?
- Ði mô anh biết chớ em răng biết được.
- Anh chỉ có một chỗ để đi mà đi hoài cũng không làm sao hết.
- Chỗ nào ? Ðẹp không anh?
- Như là xứ thần tiên. Nơi đó có muôn ngàn hào quang lộng lẫy. Thời gian ở đó như ngưng lại. Con người không cần ăn uống như chúng mình...
- Rồi họ sống bằng cách nào ?
- Họ chỉ nghe âm nhạc. Nhạc tình.
Mặc dầu nghi nam lại "xa xôi bóng bẩy", nhưng thấy Nam kể với nét mặt thành khẩn nên Thảo sanh nghi, nàng quay lại nhìn Nam :
- Thiệt không anh, nơi nào vậy ?
Nam tĩnh bơ, ấn một ngón tay vào chỗ trái tim Thảo :
- Nơi này đâỵ
Thảo đỏ mặt đấm thùi thụi xuống lưng Nam.
- Anh cứ gạt em hoài.
Thảo cảm thấy tự ái của mình được vuốt ve, người cứ phơi phới không sao diễn tả được. Nam nhìn ra một chiếc đò đang chèo xuống hướng cầu Tràng Tiền và hỏi Thảo :
- Em có biết con đò kia về mô không ?
Thảo ngần ngừ, trả lời sao để đừng bị Nam gài bẩy.
Nghĩ mãi, Thảo thực thà đáp:
- Về mô răng em biết ?
Nam nhìn ra xa và nói khe khẽ:
- Về bến đậu.
Thảo vô cùng ngạc nhiên, câu trả lời đơn giản như vậy mà mình lại cứ nghĩ xa xôi. Hai người ngồi yên một lúc lâu, Nam hỏi lại:
- Ðúng không em ?
Thảo không rả lời mà bóp bóp bàn tay Nam. Trời tối dần từ phía cầu Bạch Hổ. Mây về vây quanh khoảng sáng cuối ngày. Hai người đứng lên, lửng thửng theo bờ sông. Một buổi chiều thật đẹp thật êm như những nốt nhạc cuối của một bản tình ca.
Mùa Nước Lũ Mùa Nước Lũ - Trần Công Nhung