Số lần đọc/download: 1210 / 3
Cập nhật: 2017-09-01 22:17:03 +0700
Chương 19: Vì Hạnh Phúc Của Tớ Mà Đằng Ấy Bắt Đầu Ăn Chay
S
au phần giới thiệu khách mời, Giáo sư Trần lại được mời lên phát biểu. Triển lãm Nghệ thuật đã chính thức bắt đầu.
Một người chưa từng biết nghệ thuật là gì như lão Ngô cũng có thể một lần làm nghệ sĩ! Thực ra thì với kinh nghiệm suốt mấy năm làm bảo vệ ký túc xá ở Học viện Nghệ thuật, lão cũng đã rất gần với nghệ thuật rồi.
Đời tư của hai ông chẳng ai dám nói gì. Lão Ngô vẫn cứ khoác vai Giáo sư, Giáo sư cũng vui vẻ ra mặt. Hai người “đánh lẻ”, ung dung vừa đi vừa ngắm.
Lão Ngô chỉ một bức tranh thủy mặc, rồi reo lên:
Ồ, Đằng ấy mau đến xem bức này đi!
Sao nào?
Giáo sư Trần nhìn theo hướng lão chỉ, đó là một bức tranh Thủy mặc của Trung Quốc tương đối khá, tranh vẽ một cánh diều đang bay trong một trận cuồng phong.
Lão bắt đầu phát biểu cảm tưởng về bức tranh:
Bức tranh này có tên là “Đoạn tụ phong tranh” (cánh diều gãy cánh), cái tên này quả là có ý nghĩa. Tớ cảm thấy tác giả này là một người rất cô độc. Anh ta không thể giãi bày với bạn bè, người thân, chỉ có thể dùng bức tranh này để diễn tả nỗi băn khoăn của mình... Đằng ấy nhìn xem cánh diều này mới có hồn làm sao, cái dáng bay hỗn loạn này, toát lên vẻ vừa điên cuồng vừa cô độc.
Giáo sư ngẩn người ra, rồi định thần lại...
Đằng ấy nhìn nhầm rồi, bức tranh này có tên là “Đoạn tuyến đích phong thanh” (cánh diều đứt dây), chứ không phải “đoạn tụ đích phong thanh”...
Cái tên này ai đặt vậy? Chẳng hay chút nào!
......
Ê, đằng ấy xem bức này rất có ý tưởng rất hiện đại, cái tên mới đẹp “hót” làm sao!
Lão Ngô khoanh tay trước ngực, trầm trồ như cô gái mới lớn.
Đâu? Bức nào?
Giáo sư Trần nhìn cả buổi mà chẳng thấy bức nào là “đẹp hót”.
Bức kia kìa, kia kìa “Thì ra em cũng ở trong mộ”... kiếp trước kiếp này, yêu hận tình thù, luân hồi chuyển thế, kéo dài không dứt... đúng là tình cảm quá mãnh liệt, nét vẽ sống động quá!
Đằng ấy lại nhìn nhầm rồi, bức này có tên là “Thì ra em cũng ở đây”...
......
Ha ha, đằng ấy nhìn bức này xem! Tên tác giả buồn cười chưa này... Hạ Lưu? Đằng ấy nghĩ xem bố mẹ người này đặt tên con kiểu gì vậy?
Lão Ngô ơi, cái này là con dấu, tên trong con dấu phải đọc từ phải sang trái...
Lưu Hạ? Vậy cũng không bình thường...
Ừ....
Xem được một lát thì lão Ngô đã cụt hứng, cứ đòi đi về. Giáo sư Trần cũng chiều ý lão.
Nếu hai người đi cửa trước thì chắc chắn không thoát khỏi vòng vây của mọi người, nên Giáo sư Trần đưa lão ra bằng cửa sau, còn mình thì đi tìm hai hướng dẫn viên lấy xe đi đón lão.
Cuối cũng lão Ngô cũng nếm qua cảm giác thập thà thậm thụt, lén la lén lút chuồn ra ngoài.
Trung tâm triển lãm được xây rất đẹp, các bức bích họa chạm rỗng màu trắng tạo cảm giác cổ điển. Lão men theo bức bích họa nhìn trước ngó sau, rồi lấy điện thoại ra chụp hình lia lịa. Từ lúc lão có cái điện thoại có thể chụp hình được, thì lão cứ như mấy cô gái trẻ đến đâu cũng chụp hình “tự sướng”. Đây cũng là di chứng sau lần đi chụp hình Hàn Quốc, chủ tiệm ảnh dạy cái gì không dạy, lại dạy lão lè lưỡi, trợn mắt, để tay chữ V... đúng là chẳng có chút ảnh hưởng tốt nào đến lão cả.
Mấy cô gái trẻ lè lưỡi, trợn mắt, giơ tay chữ V... cuối cùng chụp được hình một con yêu quái.
Còn lão cũng lè lưỡi, trợn mắt, giơ tay chữ V... cuối cùng chụp được hình một con yêu quái già.
Thế mà Giáo sư Trần vẫn cứ thích. Giáo sư có trình độ thẩm định cao như vậy mà lại đi thích ảnh của một con yêu quái già. Cứ hễ lão chụp được cái ảnh nào là Giáo sư lại bắn sang máy của mình, rồi cài màn hình nên tự thay đổi, lúc rảnh rỗi là lại lấy ra xem.
Giáo sư cài đặt chế độ mười phút thay hình nền một lần, thế mà hình của lão Ngô thay liên tục ba ngày vẫn chưa hết.
Lão Ngô vừa chụp ảnh vừa đi về nơi đã hẹn, lão đến nơi rồi mà chưa thấy Giáo sư đâu. Lão đoán là Giáo sư đã bị mắc kẹt không ra được. Điều duy nhất lão có thế làm là ngoan ngoãn như một nàng công chúa kiên nhẫn chờ đợi “hoàng tử” phá “vòng vây” ra ngoài.
Lão đang ngồi đợi thì một anh chàng trần ôm một người trần như nhộng chạy đến đứng ngay bên tay phải lão. Đúng là ở Bắc Kinh cũng thoải mái thật, mới đến có mấy hôm mà đã gặp ngay một người khỏa thân vì nghệ thuật.
Nhưng nhìn kĩ lại thì hóa là người khỏa thân đó không phải người thật mà chỉ là hình nộm bằng nhựa. Lão thấy nhìn hình nộm đó mà tiếc đứt cả ruột (chẳng hiểu lão tiếc cái gì nữa), mà người ôm tượng lại ăn mặc chỉn chu chẳng giống một phu khuân vác chút nào.
Anh chàng dựng bức tượng sang một bên đứng đợi đèn đỏ.
Lúc này một anh chàng khác trông rất dễ thương ôm một thùng mì ăn liền bước đến đứng bên tay trái lão.
Lão Ngô nhìn anh chàng mặc áo ba lỗ, còn mình mặc veston phẳng phiu, ồ, đúng là không thể không phục lão.
Anh chàng đứng bên phải lão có vẻ chú ý đến anh chàng đứng bên trái lão, nét mặt hiện vẻ vui mừng khôn tả:
Ồ...
Nhưng anh chàng kia lại cứ ngỡ là lão Ngô chào anh ta, nên cũng ngạc nhiên quay lại hỏi:
Dạ?
Lão Ngô biết anh này hiểu nhầm nên chỉ về phía anh kia, ám chỉ người gọi anh ta là anh chàng kia.
Anh chàng bên tay trái lúc này mới chú ý anh chàng bên tay phải, nét mặt cùng lộ ra vẻ vui mừng khôn tả.
Ồ...
Ồ...
Hai người cùng đồng thanh, hai người cười ngượng ngùng vì sự gặp gỡ tình cờ.
Anh...
Em...
Lại cùng đồng thanh.
Anh nói trước đi.
Em nói trước đi.
Đồng thanh lần thứ ba.
Lão Ngô bực mình vì kiểu ăn nói vòng vo, lấp lửng của hai anh chàng. Lão nhếch mép cười - đã thân thiết đến thế mà còn không dám thổ lộ, đúng là phiền phức quá.
Lão Ngô rất thích bao đồng chuyện người khác, tự cho mình là sứ giả tình yêu, thấy hai nguời chẳng nói gì, lão đằng hắng rồi nói:
Được rồi, rốt cuộc là muốn nói gì nào? Thanh niên các cậu bây giờ sao mà không dứt khoát!
Được lão Ngô “tiếp lửa” anh chàng bên tay phải nhìn anh chàng bên tay trái, hỏi:
Lát nữa em có bận gì không?
Khổ nỗi gió to quá, anh chàng bên tay trái chẳng nghe không rõ.
Lão Ngô nhắc lại:
Cậu ấy hỏi lát nữa cháu có bận gì không?
Anh chàng bên tay trái nói:
Bạn em mới bị thất tình, em phải về chăm sóc anh ấy.
Kết quả anh chàng bên tay phải cũng nghe không rõ:
Sao cơ?
Lão Ngô hết nhìn anh này, lại quay sang nhìn anh kia. Lão nhanh trí nói với anh chàng bên tay phải:
Cậu ấy nói, cậu ấy đang thất tình, nên muốn về nhà.
Nói xong câu này mà lão mở cờ trong bụng: “Thế này mới gọi là tùy cơ ứng biến chứ, xem xem tớ cũng có tinh thần nhiệt tình giúp người đấy chứ”.
Anh chàng bên tay phải hỏi lại:
Thất tình?...
Lão Ngô nhìn rõ mồn một là hai anh chàng này có tình cảm với nhau, nhưng mà anh chàng này cũng nhát quá đi, thế này làm sao mà giành được mỹ nhân. Nghĩ vậy nên lão bền vỗ vai anh chàng bên tay phải rồi nói:
Cậu cho tôi một tấm danh thiếp có được không?
Hả?
Anh chàng không ngờ lão lại hỏi xin danh thiếp của mình, nên kinh ngạc nhìn lão.
Lão thấy vậy không bằng lòng:
Sao vậy? Kì thị người già à?
Anh chàng này hoàn toàn không hợp gu thẩm mĩ của lão. Lão có “câu” cũng phải “câu” người mặt đầy vết chân chim, đầu bạc, lại có tư chất nghệ thuật chứ! (Thực tế là Giáo sư Trần đây mà...)
Dạ, không phải.
Anh chàng vội vàng móc túi lấy ra một tấm danh thiếp.
Lão Ngô cầm lấy rồi quay sang đưa cho anh chàng bên cạnh.
Anh chàng bên tay trái không ngờ sẽ nhận được danh thiếp của anh chàng bên tay phải, nên mặt đỏ ửng lên, vui ra mặt.
Lão Ngô chậm rãi nói:
Cậu ấy bảo cháu gọi cho cậu ấy đấy.
Anh chàng vội gật đầu đồng ý.
Lão Ngô dùng giọng từng trải nói với anh chàng bên tay phải:;
Còn trẻ thì lo mà học hỏi, người đang thất tình là dễ tán nhất đấy.
Lão nở nụ cười hắc ám, rồi từ tốn nói với anh này:
Cái này gọi là mượn gió bẻ măng đấy.
Lão vừa dứt lời thì xe của hướng dẫn viên đã đến. Cửa xe vừa mở, Giáo sư Trần đã chạy ra đón. Lão Ngô điệu đà chạy đến, khoác tay ông, tình tứ bước lên xe.
Thanh niên chỉ cần học một điều: hạnh phúc không dễ dàng mà có được.
Hai anh chàng nhìn bóng lão Ngô và Giáo sư mà thốt lên một câu:
Đúng là gừng càng già càng cay.
(PS: Xin tặng chương này cho “Khung trời mười bảy”)