Sự khác biệt giữa thất bại và thành công là giữa làm gần đúng, và làm thật đúng.

Edward Simmons

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
ầu năm 1979, khi bộ đội Việt nam mở cuộc hành quân vào Cămpuchia, tôi ở lại để giúp cho việc thành hình cơ quan thông tấn xã SPK và các báo quân đội, báo Nhân dân (Pro- chê Chuôn) của chính quyền mới. Chúng tôi đã đón tiếp nhiều đoàn báo chí đến Pnôm Pênh. Tháng 2 năm đó, thủ đô Pnôm- Pênh còn vắng vẻ, tôi gặp lại Jean Claude Labbé với Takano (Phóng viên của báo cờ đỏ Aka- ha- ta Nhật Bản, rất thạo tiếng Việt, tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Hà Nội), Cũng như với Jean- Emile Vidal (Trưởng ban quốc tế của báo L'Humanité Pháp). Chúng tôi cùng đi ca nô xuôi sông Mê Công, đến nghiên cứu tại chổ một cái bếp tập thể của Khờ me Đỏ, sau đó đi máy bay đến Xiêm riệp thăm chùa Tháp Ăng co Thom. Takano vội vã trở ra Hà Nội khi được tin Trung quốc tiến công Việt Nam ở biên giới phía bắc. Anh đả hy sinh tại Lạng Sơn bởi một viên đạn của lính Trung quốc!
Cuối năm 1988, trong dịp đi công tác ở Liên Hợp Quốc tại New York, tôi gặp lại Brian Ellis, phóng viên của đài truyền hình Mỹ CBS, anh mời tôi đến thăm Studio cùa CBS ở ngay trung tâm New York, thăm toàn bộ dây chuyền công việc của hãng, và đặc biệt là thăm nơi làm việc của lão tướng Walter Conkrite, gần 80 tuổi, đả về nghỉ hưu. Hồi năm 1973, chính Brian Ellis đả nhờ tôi xin phép cho Conkrite ra Hà Nội. Tôi gọi Walter Conkrite là lão tướng quả là không ngoa, vì ông ta là một phóng viên truyền hình chuyên về thời sự quốc tế rất được vị nể ở Mỹ và nổi tiếng khắp phương Tây. Hồi 1968 đến 1973, tối nào người dân Hoa Kỳ cũng chờ đón 10 phút thông báo và bình luận thời sự của Conkrite, chính ông đã dự đoán và thúc đẩy sự xuống thang của Mỹ và quá trình phi Mỹ hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
Trước đó, theo giới thiệu của Vụ báo chí bộ ngoại giao Hà Nội, tôi đã làm quen với nhà sử học, kiêm làm phim nổi tiếng Hoa Kỳ là Stanley Karnow. Ông sang Việt Nam năm 1980, cùng với ê- kíp quay phim lớn để chuẩn bị làm một bộ phim đồ sộ: Việt Nam- thiên lịch sử truyền hình", huy động hơn hai mươi nguồn tư liệu lịch sử, trực tiếp phỏng vấn gần 200 nhân vật cùa các bên, dựng nên một bộ phim dài đến gần 13 tiếng đồng hồ về toàn bộ cuộc chiến tranh Đông dương trong 30 năm... Stanley đã phỏng vấn tôi nhiều lần về chiến tranh chống Pháp, về chiến tranh chống Mỹ, về chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ trên miền Bắc, về chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh... Có thể học được ở ông thái độ rất khách quan và tác phong tỉ mỷ, cụ thể, luôn đối chiếu các tư liệu với nhau để tiếp cận sự thật một cách chặt chẽ. Sau đó ông gửi biếu tôi một cuốn sách dầy: "Việt Nam, một thiên lịch sử". Có thể nói đó là cuốn sách tỉ mỷ và đầy đủ nhất của phương Tây về các cuộc chiến tranh ỏ Đông dương. Nhà báo mà tôi quý trọng nữa là Nayan Chandạ Anh là người gốc Ấn độ, từng học ở Pháp và Hoa Kỳ. Tôi từng gặp anh ở Sài Gòn và sau đó ở Hà Nội. Anh làm việc cho báo FEER (Far Eastern Economic Review), là phóng viên mũi nhọn của tạp chí này ở Châu á. Anh am hiều tình hình Đông nam á một cách cặn kẽ, những bài viết của anh về Việt Nam rất có uy tín với đông đảo người đọc, vì luôn luôn có những tài liệu cụ thể mới mẻ, và những ý bình sắc sảo. Những năm gần đây anh đóng đô ở Washington, làm đại diện cho FEER ở thủ đô Hoa kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của anh là "Những người anh em thù địch", xuất bản năm 1989 nói về những đảo lộn liên minh trong hàng ngũ những nước cộng sản, trong các mối quan hệ: Trung- Xô, Trung- Việt, Việt Nam- Khờ me đỏ... VV. Đây là một cuốn sách bán chạy nhất ở phương Tây. Đầu năm nay, anh làm tổng biên tập tờ báo mới: "Tuần báo Wall Street ỏ New York. Chúng tôi gặp nhau ở úc (Australia) hồi đầu năm 1988, với tư cách là học giả, nhà nghiên cứu, trong một cuộc hội thảo khoa học về tình hình và chính sách ở Đông Nam ỏ nói chung và ở Cămpuchia nói riêng, do trường đại học Griffith tổ chức.
Các nhà báo Pháp chiếm số đông trong những người bạn quốc tế của tôi. Đó là Jean Lacouture tìm hiểu tình hình Việt Nam từ năm 1950, đó là Olivier Tođ, phó tổng biên tập tờ Nouvel Observateur, người từng viết cuốn "Tháng tư độc ác", (Le Cruel Avril), nói về những sự kiện trong tháng tư năm 1975. Hồi tháng tư năm 1984, nhâm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đả hướng dẩn các nhà báo của L'Humanité: Francois Hilsum, Tổng biên tập của tuần báo "L'humanité chủ nhật", Yves Moreau người bình luận khá nổi tiếng, và Daniel Roussel phóng viên thường trú cùa báo này ở Hà Nội lên thăm thị trấn Điện Biên Phủ. Sau đó trở về nghe đại tướng Võ Nguyên Giáp kể chuyện về chiến dịch lịch sử này. Mới đầu chỉ dự định gặp trong 40 phút tại nhà riêng, sau cuộc gặp gỡ kéo dài đến 2 giờ đồng hồ. Vị tướng của trận Điện Biên Phù kể tỉ mỷ tất cả sự thật về quyết định khó khăn nhất trong đởi làm tướng dẫn đến toàn thắng của chiến dịch... Tại Paris tôi có dịp gặp lại những nhà báo quen biết cũ, có những cuộc gặp thân mật và bổ ích với Alain Ruscio, nguyên phóng viên L'Humanité ở Hà Nội, với Jacques Renard, của tuần báo L'Express và với những phóng viên am hiểu Việt Nam của hãng AFP như Michel Blanchard, Philippe Debeusscher, Gilles Campion... Những phóng viên Anh của hãng Reuter làm việc tại Paris như Peter Sharrock, Simon Heyden và Bernard Edinger đã từng gặp tôi nhiều lần ở Hà Nội và hiện nay theo dõi tình hình Việt Nam một cách chặt chẽ trước và sau đại hội 7 của Đảng cộng sản Việt Nam...
Các bạn đồng nghiệp quốc tế nói trên rất quan tâm đến tình hình Việt Nam. Họ có những nhận thức khác nhau, những chính kiến khác nhau, nhưng đều chung một mong muốn là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam được thực hiện nhất quán cả về kinh tế và chính trị, để nước Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển và phồn vinh... Tôi đã giúp các bạn ấy hiểu rõ những nét đặc biệt của tình hình Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam, những khó khăn to lớn còn tồn tại,
đồng thời cũng học tập được khá nhiều ở các bạn, hiều thêm tình hình nước Pháp và Châu âu, nền văn hóa và chính trị của các nước ở đây, mở rộng những suy nghĩ của mình.
Viết đến đây tôi được tin nhà báo Kim Hạnh, Tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã bị mất chức. Trong số báo tháng 5 vừa qua, báo Tuổi Trẻ đã đăng ở trang bìa tin vừa nhận được qua một cuốn sách của một nhà sử học Pháp nói rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn trẻ đã có một người vợ người Trung Quốc, và trích dẫn một lá thư gửi cho người vợ Ẫy. Đây là một hình thức kỷ luật rất nặng đối với Kim Hạnh, những người lãnh đạo đả sử xự quá đáng, vô lý, làm cho giới báo chí quốc tế không sao hiểu nổi. Phải chăng những người lãnh đạo ngành tư tưởng và an ninh đã thủ cựu đến mức cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là một vị thánh sống rồi thì không được phép là một con người bình thường, để có được một tình yêu thời trẻ, như mỗi con người khác! ở một sự khám phá nhân văn đáng vui mừng thì họ lại cho là một sự xúc phạm không thể tha thứ, đúng vào lúc ở đại hội 7 các văn kiện khi nói về xây dựng chủ nghĩa xã hội đều gắn liền với câu: "mà Bác kính yêu của chúng ta đã lựa chọn", nhằm ngăn cấm mọi ý kiến khác lạ! Vậy thì ai mới chính là kẻ đã xúc phạm đến người đã quá cố? Tôi còn nhớ từ năm 1989, Kim Hạnh đã bị đe dọa mất chức, trong một bài báo viết về cuộc Liên hoan Thanh niên quốc tế ở Bình Nhưỡng (Bắc Triệu Tiên), Kim Hạnh đã có mấy câu nói đến chế độ không được mấy tự do ở nước Triều tiên phía Bắc, nơi mà người con đã được chính thức trao chức Thế tử để thay cha trị vì, một sự thật cả thế giới đều biết.
Về Việt Nam, những người ngay thẳng và dũng cảm, dám nói lên sự thật như Dương Thu Hương, như Kim Hạnh chưa nhiều. Những bài báo phơi bầy đầy đủ sự thật, những sự thật đau lòng và phũ phàng- thường phải len lỏi, luồn lách đủ kiểu mới lên được mặt báo.
Đó là những bài nghị luận ngay thật, phê phán những quan điểm chính trị cổ hủ lỗi thời, của Phan Đình Diệu, Lương Dân, Thái Duy, Lữ Phương... Đó là những bài báo chấn động nhân tâm trên tạp chí Văn Nghệ thời tổng biên tập Nguyên Ngọc, như bài "Cái đêm hôm ấy đêm gì" của Phùng gia Lộc, (cái đêm dân quân được lệnh tịch thu hết đồ đạc của một gia đình nghèo để nộp thuế với những tiếng thét thất thanh: ệi đảng ơi là đảng ơi!), bài "Người đàn bà quỳ của Trần Khắc, kể lại người đàn bà oan khiên đưa đơn hết "cửa quan cách mạng" này đến cửa khác mà không sao được giải quyết, bài "Đêm trắng" của Hoàng Hữu Các phơi bầy hiện trạng của môt xã có đến 200 hương chức (xưa một xã chỉ có 5 người), lộng hành, đè nén người dân thường, nhung nhúc những kẻ cơ hội mọt dân, bài "Tiếng kêu cứu của một làng văn hóa" của Võ Văn Trực, la trời lên vì sự phá hoại những cảnh quan thiên nhiên, triệt hạ những cây cổ thụ, phá hủy những đình chùa miếu mạo, cho tất cả thần linh vào sống tập thể tuốt, đồng thời diệt sạch những tập quán đẹp cùa quê hương, hay như bài: "Công lý ơi! đừng quên ai!" của Lâm Thị Thanh Hà ở Cần Thơ đăng trên báo Nông nghiệp, nói lên những oan ức chồng chất ở nông thôn, sự lộng hành của cán bộ xã, công an xã, đè nặng lên cuộc sống của bà con, những đơn kiện, kêu gọi công lý chất đống mà không ai buồn giải quyết, tâm trạng oán giận, kinh hoàng và tuyệt vọng của vô vàn công dân không còn ai bênh vực. Những bài của Trần Huy Quang về "ông Vua lốp" và "Lời khai của một bị can", của Minh Chuyên "Thủ tục làm người còn sống" có ý nghĩa tố cáo sâu sắc thái độ độc ác vô trách nhiệm và chủ nghĩa lý lịch tai hại. Những chuyện ngắn của Ngô Ngọc Bội về thảm cảnh của nông dân, của Hoàng Minh Tường về thảm cảnh của giáo viên và nền giáo dục nước ta cũng gây xúc động mạnh. Những bài lý luận văn nghệ của Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Minh Châu, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đô... được người đọc trong cả nước chú ý vì gợi lên những suy nghĩ mới mẻ...
Những tác phẩm của Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp... lần lượt xuất hiện, được giới văn học và bạn đọc sớm đón nhận như những tài năng có nhiều hứa hẹn. Đó là những cây bút dũng cảm, tài hoa, đau cái đau lớn của đồng bào mình, nhìn thấu và khắc họa bản chất của sự thật, biểu thị phẫn nộ với sự ác độc, phi nhân tính, bênh vực lẽ phải và cái thiện ở trên đời. Những chuyện ngắn "Tướng về hưu", "Phẩm tiết", "Vàng lửa", "Thiên sứ", "Mê lộ" của Phạm Thị Hoài, những tác phẩm như "Bên kia bờ ảo vọng", "Những thiên đường mù", "Chuyện tình kẻ trước bình minh", và gần đây là "Tiểu thuyết vô đề" của Dương Thu Hương là những tác phẩm đặc sắc, gợi lên những suy nghĩ sâu xa về cuộc đởi và con người, về triết lý sống...
Những bài báo và tác phẩm văn học nói trên được dư luận xúc động đón nhận từ hồi 1986 đến 1989, chứng minh rất rõ quan hệ giữa chính trị và văn nghệ. Khi "đổi mới" được khởi động, không khí tự do bắt đầu chào đời, các tài năng có tâm huyết được giải phóng thì hàng loạt tác phẩm xúc động lòng người xuất hiện. Tuần lễ nào, tháng nào cũng cò bài báo mới, truyện ngắn mới, tiểu thuyết mới, được bàn luận sôi nổi. Song cuộc khởi sắc này chẳng tồn tại được lâu. Sau khi các nước Đông âu lâm vào khủng hoảng và một số nước sụp đổ, một không khí hoảng hốt xâm nhập cơ quan lảnh đạo. Kinh tế vẫn cố giữ thế mở cửa, tự do hóa, nhưng chính trị thì đóng lại. Lại lên gân, kiểm soát, răn đe, bắt bớ...
Sáng tác văn học cũng phải chịu chung số phận! Người ta từng hô hào cởi trói cho văn nghệ sĩ, cổ vũ họ tự cứu lấy mình, chớ uốn cong ngòi bút, thì nay người ta quay phắt lại, dạy bảo văn nghệ sĩ phải đi vào khuôn phép, đe nẹt họ phải biết điều. Nguồn sáng tác vừa khởi sắc bị bịt lại, im lìm, nhường chỗ cho sự tẻ nhạt, tầm thường và chờ đợi...
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết