An ordinary man can... surround himself with two thousand books... and thenceforward have at least one place in the world in which it is possible to be happy.

Augustine Birrell

 
 
 
 
 
Tác giả: Pierre Darcourt
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Vietnam, Qu'as Tu Fait De Tes Fils?
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2779 / 70
Cập nhật: 2015-09-20 20:43:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12: Với Người Pháp Lớn Tuổi Ở Sai Gon
hứ Tư, ngày 16 tháng Tư
Bất chấp tử thần có thể ập tới bất cứ lúc nào, nhất là hành động do đức tin, từ nóc cao của nhà thờ Sai Gòn vọng lên những tiếng hát trầm bổng bằng tiếng la tinh. Bàn thờ Chúa chưng đầy hoa và được trải một tấm lụa sáng rực rỡ. Hàng ngàn tín đồ công giáo đang dự lễ tấn phong của 25 linh mục đại diện cho các địa phận trong nước.
Khi buổi lễ chấm dứt, tất cả tín đồ hiện diện nắm tay nhau chúc bình an và cầu nguyện cho tất cả các Giám mục, các Linh mục và các tín hữu tự nguyện ở lại nhiệm sở của họ trên lãnh thổ bị chiếm để chia xẻ thử thách của mọi anh chị em cả lương lẫn giáo.
Sau đó cả 25 vị linh mục vừa được tấn phong được cho mặc thêm một chiếc áo choàng trắng có thêu một chữ thập bằng sa ten đỏ, nắm tay nhau bước ra ngoài, người nào cũng có thân nhân và bè bạn mặc lễ phục tươm tất đi kèm. Đám đông thân bằng quyến thuộc nầy từ hàng trăm giáo xứ đến đây cùng nhau qui tụ dưới chân tượng đài Đức Mẹ Đồng Trinh nổi bật cao lên giữa công viên Nhà Thờ.Các linh mục với áo dòng đen và nón đen, các tu sĩ với áo chùng vải thô, các bà nữ tu sĩ, các anh em hướng đạo sinh, các nông dân tay lấm chân bùn nhưng vẫn mặc áo dài có mang huy hiệu Trái Tim của Chúa, các cô thiếu nữ với áo dài nhẹ nhàng, các bô lão với khăn đóng áo dài, các binh sĩ với quân phục rằn ri, chào nhau, ôm nhau kêu gọi nhau và kể cho nhau nghe về tin tức của những người bị cộng sản bắt đi làm tù binh hay những người bị coi là thất lạc trong cơn lốc loạn ly nầy.
Họ ở đó hàng mấy giờ, cười đùa chuyện trò, chiếm hết các lề đường, làm tắt nghẽn lưu thông và sau đó, vào khoảng 12 giờ trưa, theo một dấu hiệu của các linh mục, đám đông kỳ lạ và bất thường nầy, kể cả các chánh trị gia và thương gia, xem chừng như đã sung sướng và hảnh diện được biểu lộ đức tin của mình ngay giữa trung tâm của thành phố kinh doanh nầy, mới chịu giải tán hết trong vòng vài phút, mạnh ai nấy chạy về xe của mình, những chiếc xe vận tải hay xe buýt đã đưa họ tận đây, từ các đồng ruộng và làng mạc của họ. Mỗi xe khi ra khỏi bãi đậu đều được một linh mục cởi mô tô hướng dẫn mở đường. Và nửa giờ sau đó là tất cả không còn một người công giáo nào ở đó nữa.
Trung tâm thành phố đã trở lại với những cảnh kẹt xe, xe xì cút tơ, xe tắc xi, và các xe bán hàng dạo. Sự ồn ào của các sự vận động và mậu dịch cũng đã trở lại trên đường Tự Do (Catinat) dài dài từ nhà thờ đến bờ sông. Các chuyên viên về tin tức cũng bắt đầu vui vẽ phao tin, không cần biết -
là đúng hay thất thiệt. Chuyện khó nhất là phải biết lọc tin đó.
- Một kho đạn ở Biên Hòa đã bị nổ, làm rung chuyễn cả thành phố: tin nầy đúng.
- Một bản tin đánh đi của UPI xác nhận đó là do sự đột kích của đặc công Việt Cộng. An ninh quân đội thì thản nhiên quả quyết đó chỉ là một tai nạn rủi ro: một tàn thuốc dụi tắt không kỹ, bén lửa qua cỏ khô gây lên một đám cháy làm nổ một kho đạn phế thải.
- Ông Thiệu đã nhờ công ty Balair chở 16 tấn vàng thỏi, số vàng dự trữ của Ngân Hàng Quốc Gia sang Thụy Sỹ. Ông Lý long Thân, một người Tầu giàu có, cố vấn tài chánh của Tổng Thống V NCH đã bán cho một tổ hợp Nhật bản một khối đồng của Chánh Phủ trị giá 300 triệu mỹ kim: tin thất thiệt. Vàng vẫn còn trong hầm của Ngân Hàng (Giám Đốc Ngân Hàng từ chối không ký lệnh xuất kho), và không một phi cơ thương mại nào có thể chở đi 16 tấn vàng một lần một mà không vở sàn kho chứa hàng của phi cơ.
- Ở Việt Nam vẫn còn 2 tỷ mỹ kim "sắt vụn" do quân đội Hoa Kỳ bỏ lại lúc họ rời khỏi Việt Nam. Chánh Phủ Sài Gòn đang thương lưộng với một công ty lớn ở Hoa Kỳ định mua với giá 1 tỷ mỹ kim. Chuyện mua bán nầy chưa ngã ngũ.
- Những người Mỹ ở khách sạn Brinks, gần trụ sở Quốc Hội đã rút đi êm trong đêm tối trên 3 xe vận tải được cảnh sát Miền Nam họ tống: tin nầy rất khó kiểm. Không ai có quyền di chuyển vì có lệnh thiết quân luật từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng. Một điều chắc chắn là: tòa đại sứ Hoa Kỳ đã báo cho tất cả các kiều dân Mỹ trong lãnh vực tư và những người làm việc cho Phòng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ (D.A.O.) có trách nhiệm về tiếp vận quân sự, trừ những người làm việc cho ngành Y dược và tiếp tế lương thực, là phải sẳn sàng rời Việt Nam trong vòng 30 ngày sấp tới.
- Tất cả những chuyến bay quốc tế đều ngưng vì biện pháp an ninh: Tin không đúng, chỉ có các phi công thuộc hãng Cathay Pacific đang đình công. Họ đòi hỏi phải có một số tiền thưởng về nguy hiểm khi phải đáp xuống Sài Gòn. Các hãng hàng không khác đều bảo đảm giữ nguyên các chuyến bay.
Tiếng đại bác nghe cách thủ đô chừng vài chục cây số. Sự uy hiếp từ phía cộng sản Bắc Việt mỗi ngày mỗi đến gần hơn, nhưng khối lượng lớn dân Sài Gòn cố gắng giữ bình tĩnh.
Các viên chức hành chánh làm việc bình thường. Các chợ búa đều được tiếp tế đều đặn. Đồng mỹ kim còn đổi được 1000 đồng bạc. Người dân vẫn còn đi lại với những xe ba bánh nặng trĩu, xe tắc xi vẫn vét túi hành khách, xe kéo xe lôi lại thấy tái xuất hiện.
Ở Chợ Lớn, thương buôn không thấy hốt hoảng. Dự kiến cho một cuộc tấn công có thể bị cúp điện, họ đã tìm mua hết nến để dự trữ, để có thể bán lại với giá cao gấp ba lần. Dự trù trường hợp cộng sản vào được thủ đô, họ cũng đã vét mua hết tất cả vải đỏ. Họ biết rằng ở những thành phố bị cộng sản chiếm ở Miền Trung, dân chúng được lệnh phải treo cờ Hà Nội và M TGP MN trước nhà. Họ đã tính toán rất kỹ. Bốn triệu lá cờ cộng sản phải cung cấp cho người dân trong vòng 48 tiếng đồng hồ: ba tỷ đồng bạc lời, một áp phe không thể bỏ qua được!
Những người Pháp cố cựu gồm các thầu khoán, kỹ thuật gia, giám đốc xí nghiệp, các nhà trồng tỉa... gặp lại nhau ở tiệm Impérial, của Bonelli (50 năm ở Đông Dương.) hay ở quán cà phê mát mẻ của "papa" Charbonnier, ở cảng, một cựu tỉnh trưởng chuyển sang nghề bán cà phê, và dưới bức tranh của ông lãnh sự đầu tiên Dominique, một người dân thuộc đảo Corse vô cùng vui vẻ, đã phục vụ khách từ 27 năm món súp thập cẩm tôm cá biển ngon nhất Sài Gòn và rượu chát quí hiếm Cinarca.
Người ta thấy có những anh cựu quân nhân của đội quân viễn chinh, những người đã sống sót qua bao nhiêu biến cố. Họ đến từ những tỉnh xa xôi của vùng Đồng bằng, hay từ những đồn điền nho nhỏ ở ven biên của chiến trường. Rất mạnh khỏe, rạm nắng, nhưng kín đáo, họ biết tất cả mà nói thật ít và giữ im lặng khi có người lạ xuất hiện.
Tôi đã gặp được ở đây nhiều bạn cũ:
Moulin, một cựu sĩ quan Dù. Chúng tôi đã cùng được huấn luyện về biệt kích, ở Ấn Độ năm 1945. Đồn điền của anh bị Việt Cộng chiếm.
Nasica, con của một anh hùng kháng chiến bị Đức xử bắn năm 1944, có một tượng kỷ niệm trước khi vào thị xã d'Arnay-le-duc. Anh là một cựu kháng chiến quân người Ý, kỹ sư nhiệt lượng, và chuyên viên đóng tàu chuyên chở đường sông. Xí nghiệp cùa anh còn chưa gặp khó khăn nào.
Roger Routin, một binh sĩ gốc Tunisie, râu xồm nhưng rất có tình huynh đệ. Anh là một phi công dân sự giỏi nhất của Miền Nam. Với chiếc phi cơ nhỏ của anh, anh đã lái đi "nhặt" hết người Pháp ở Dalat và Nha Trang dưới lằn đạn của cộng sản.
Le Gall, chín con, vợ là Lucienne. Mặc dầu đông con nhưng anh đã xây cất một viện mồ côi để nuôi trẻ và mang từ mặt trận về đây được hơn hai mươi đứa.
Tino Agopian, một người trên sáu mươi tuổi người nhỏ thó rất tao nhã, luôn luôn ăn mặc rất kẻng, kỵ sĩ lão thành và đáng tin cậy của các trường đua.
Cũng cần phải nói qua về những người truyền giáo và các mục sư, đuối sức nhưng không mệt mỏi, đã biến những viện tế bần thành những trung tâm xã hội. Tặng phẩm cứ dồn dập được gởi tới và xe nầy đến xe khác đầy thuốc men được chở đến các trại dân lánh nạn.
Câu lạc bộ thể thao, với hồ tắm nổi, đầy đủ tiêu chuẩn tranh tài quốc tế, với những dàn hoa vạn lý, với những sân tơ nít, và nhà thể thao đa dụng, những phòng đánh kiếm và sân tập võ thuật và một vòng đua chạy bộ.... đó là ốc đảo cuối cùng của "xã hội" người Pháp ở Sài Gòn. Được một hàng me to và hàng rào xanh bao quanh, đây là một câu lạc bộ hạng sang và lịch sự, ở đó những máy điều hòa không khí của Nhật chưa thể thay thế được các cây quạt trần già nua nhưng còn rất êm lặng và đủ tiện nghi.. Người ta còn tìm thấy phía sau các hàng hiên trong những căn phòng rộng rãi mát mẻ với những bàn ghế toàn bằng gổ nặng, những ghế dựa rộng sâu, những ông chủ ngân hàng bình thản, những nhà ngoại giao lạnh lùng, những giám đốc đồn điền, những tay vô địch bài tây (bridge), những nhà sản xuất bia da đỏ ao như gạch, một vài anh tóc dài, quần ống voi và những cô gái dịu dàng tươi trẻ.....
Nhờ đi thăm người nầy đến người kia, từ một người bạn thân đến một sự giao thiệp vững chắc, tôi thu lượm được một vài tin tức đã được kiểm chứng:
Đức Giám Mục Seitz ở Kontum, 40 năm phục vụ ở Việt Nam, vẫn còn, không hề hấn gì.. Bá tước del Fante, người có biệt danh là "vua ở Cao Nguyên", vẫn còn sống. Con người quí tộc Ý nầy, người nói được tất cả thổ ngữ của đồng bàoThượng, vừa là bạn vừa là cố vấn của tất cả các trưởng bộ lạc.. là một nhân vật rất lạ thường. Cứng rắn trong công việc nhưng khoan hồng độ lượng với mọi người làm, ông có một sức khỏe sắt đá và một tinh thần lạc quan không gì lay chuyễn nổi, và không có gì làm cho ông ta cảm xúc hết.
Ông M. Mercurio, niên trưởng của các nhà trồng tỉa, chết ở Ban mê Thuột vì một trái bom của không quân Miền Nam đã làm sập nhà ông.
Hơn 30 người Pháp trong đó có 12 giáo viên còn ở lại Dalat, vì thiếu phương tiện di tản, nhưng họ vẫn còn khỏa mạnh.
Những nhà trồng trà và cà phê (10.000 mẫu và khoàn 100 nhà khai thác đặc biệt) trãi dài giữa Blao, Djiring và Ban mê Thuột, bị bắt hay đã chạy khỏi, đều coi như bị phá sản hết. Mùa màng khá lắm, nhưng vì đường bị cắt đừt, nên tất cả đều bị kẹt lại và hư thối hết tại đồn điền. Các nhà máy ở Sài Gòn và Chợ Lớn chuyên sấy trà đen, trà xanh, và rang cà phê đều phải đóng cửa vì không có hàng dự trử. Thua lổ tính ra đến hàng trăm triệu đồng.
Bỏ qua các nhộn nhịp và ồn ào của đường Tự Do, trở lại bệnh viện Grall ở nửa đường giữa nhà thờ Đức Bà và vườn bách thảo. Với những dãy nhà xây sáng sủa có hàng hiên chung quanh và nằm dưới tàng cây to rợp bóng mát, cơ sở nầy vừa là một nơi trú ẩn vừa là một học đường. Được thành lập từ năm 1860, bệnh viện 400 giùờng nói trên trong những tuần lễ sau cùng nầy đã có con số bệnh nhân tăng lên gấp 4 lần. Toán quân y của bác sỉ tổng quát Mazeaud đã đến nhập vào với 20 bác sĩ quân y người Pháp ở đây. Ngay sau khi thảm trạng ở miền Trung bộ Việt Nam bắt đầu có tầm mức nguy kịch, thì vị cựu Giám đốc bệnh viện Grall (4 thời phục vụ ở Đông Dương, chuyên viên về các bệnh của vùng nhiệt đới) đã tình nguyện sang đây với một bác sĩ giải phẩu, một bác sĩ khoa tổng quát và một bác sĩ nhi khoa. Mười bác sĩ dân sự đã tình nguyện đến tăng cường toán quân y của ông. Và toán y sĩ nầy đi từ trại lánh nạn nầy đến trại lánh nạn khác, từ Cân Thơ đến Vũng Tàu hay ra tận đảo Phú Quốc để chăm sóc cho các thương binh và các thường dân bị thương vì chiến cuộc.
Chung quanh Sài Gòn hệ thống an ninh từ từ siết chặt lại. Các đơn vị cảnh sát đặc biệt đều mang áo giáp và đội nón sắt, trang bị hùng hậu đã đi tuần khắp các vùng ngoại ô và được lệnh bắn bất cứ người tình nghi nào mà không cần phải gọi hỏi trước.
o O o
Chiều nay tôi nhận một lá thơ từ bên Mỹ rất đáng được chú ý. Lá thư của một người bạn của tôi, anh Dick Benham 32 tuổi, cựu phi công trực thăng võ trang thuộc lực lượng Tuần Giang (đơn vị giang thuyền). Hai lần bị thương ở Việt Nam, chuyển sang ngành giáo dục sau khi về Mỹ lấy được bằng tiến sĩ về chánh trị kinh doanh. Và đây là nội dung bức thơ:!!!" Anh Pierre thân mến, 1!!!"Tôi đã gọi điện thoại tới Paris, vợ anh đã cho tôi biết là anh đã đi Việt Nam. Bà ta cho tôi số hộp thơ của anh ở Sài Gòn (hộp thơ số 1303). Tôi hy vọng rằng mặc dầu có một "không khí hỗn loạn tại đó, nhưng bức thư của tôi cũng có cơ may đến tay anh được. Có rất nhiều người bạn Việt Nam viết thư hỏi tôi cái gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ? Họ không hiểu "được thái độ chống đối của Quốc Hội và tính thụ động của người đứng đầu Nhà Trắng." Có rất nhiều lý do để Hoa Kỳ bỏ rơi nước Việt Nam, nhưng tất cả đều dính với câu "chuyện tai tiếng Watergate và chuyện bầu cử lại của dân biểu Hạ viện và 1/3 nghị sĩ "trong tháng 11 / 1974 nầy. Cuộc vận động bầu cử vào mùa thu 1974 được đánh dấu bằng một sự chán nản chung của dư luận quần chúng. Đến độ mà tất cả các kỷ lục về "không đi bầu" đều bị phá hết! Năm chục phần trăm cử tri Mỹ đã không đi bầu. Đảng Dân Chủ đã đạt được một thắng lợi hoàn toàn áp đảo. Một vài tuần sau đó, ông Jay Lovestone từ lâu là cánh tay mặt của ông George Meany trong tổ chức Công Đoàn Lao Động, đã ước tính trong một cuộc nói chuyện riêng tư rằng trong số những người mới được bầu vào Quốc Hội đã có đến ít nhất 80 là những người còn ướt sũng đằng sau "xe" 2, có nghĩa là những trẻ con thất học 3 và vô trách nhiệm. Vả lại đó chỉ là một đánh giá còn quá thấp, bởi vì 3 tháng sau đó (tháng 3 / 1975) trong lúc Đông Dương đang trong cơn khủng khoảng, người ta ước lượng con số của những tay "ngu dốt mới" đó đã vào được Hạ Viện Hoa Kỳ 140 đứa 4. Nhất là đặc điểm của bọn "ngu đần" nầy được thể hiện qua thái độ của con đà điểu, không cần suy nghĩ vẫn khăng khăng nhất quyết từ chối không muốn quan tâm đến tình hình của vùng Đông Nam Á Châu. Tự mãn là đã "thuộc một xã hội giàu có, bọn chúng không muốn nhìn ra ngoài những bức tường của chúng đang sống. "Chúng tôi không muốn nghe nói về Việt Nam nữa!". Đó là câu mà "bọn chúng đã nhắc đi nhắc lại đối với những tiếng vọng từ bên ngoài. Đến khi mà phải gởi một phái đoàn dân cử đi sang Việt Nam để điều tra tình hình tại chỗ, thì người ta đã chọn những con "đà điểu" đẹp nhất. Thí dụ như James Mac Closky (đại diện cho "California), người đã từng khẳng định năm 1967 rằng không thể thắng Việt Cộng nổi; như bà Bella Abzug, một người tranh đấu cho phụ nữ và cho hòa bình đã từng nổi tiếng trong cuộc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Cuộc điều tra của phái đoàn 8 người dân cử đó chỉ được tiến hành vỏn vẹn có 2 ngày và chỉ thừa nhận những thành kiến và định kiến mà họ đã có sẵn từ lâu rồi. Thái độ của những nhà lập pháp đó thật ra chỉ đưa đến một chiến dịch đầu độc rộng lớn từng được các chương trình truyền hình lớn và của báo chí như tờ New York Times, tờ Washington Post, những tập san như New York Review of books 5 (không phải đơn thuần là những tập san văn hóa mà là những phương tiện tranh đấu của những người trí thức như Mary Mac Carthy và 500 người khác với "ý nghĩ "tốt " cùng loại như thế. Những người to đầu cầm chịch cho trò chơi, cho chiến dịch nầy "chỉ là một nhóm hạt nhân bé nhỏ, nhưng hành động của họ được sức mạnh của truyền thông báo chí Mỹ nhân lên. Một vài nhà báo mà chúng tôi cho họ một biệt danh là "kẻ cả" như James Reston, Antony Lewis, Kraft hay Broder, mà những bài viết của họ được "nghiệp đoàn hóa" (có nghĩa là được phổ biến cùng lúc do một số lượng báo chí địa phương ở các tiểu bang và như thế là có một số lớn độc giã) đã làm mất uy tín của VNCH và những nhà lãnh đạo của họ một cách có hệ thống. Chính những người nầy đã hạ ông Nixon và những người dân cử mới nầy là hình bóng của báo chí đã tạo dựng cho họ lên. Tôi tin chắc là Quốc Hội không chấp thuận ngân khoản viện trợ "
Chú thích
1 Trong thư bạn của tác giả toàn dùng danh từ "mầy" và "tao" vì họ là bạn chí thân, nhưng trong bản dịch chúng tôi phải dịch là "anh" và "tôi".
2 Nguyên tác bằng tiếng Mỹ "who are still wet behind the cars" (có vẽ khinh bỉ).
3 Nguyên tác của tác giả: des jeunes enfants ignares.
4 Nguyên tác của tác giả: "nouveaux imbéciles". Lá thư dùng đến 2 lần danh từ "imbéciles".
5 Về tên của các tờ báo, chúng tôi không muốn dịch ra tiếng Việt, để cho các độc giả nhận diện được rõ ràng những tờ báo Mỹ đó.
Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên - Pierre Darcourt Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên