Không phải tự dưng kim cương có thể sáng lấp lánh.

Mary Case

 
 
 
 
 
Tác giả: Diêm Liên Khoa
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Vũ Công Hoan
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 27
Cập nhật: 2023-03-26 22:49:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16
HƯ CẢO (bản thảo sách)
THẦN THOẠI SI SY PHE MỚI(Về “Tội nhân lục” trong “TỨ THƯ” này, đã xuất bản làm tư liệu lịch sử của những năm tám mươi thế kỷ trước, còn quyển ký sự LỐI CŨ gần năm trăm trang cho mãi đến năm 2002 mới xuất bản. Thời qua cảnh đổi, phản ảnh trở lại bình bình không tăm tiếng cho lắm. Nhưng cuốn sách CON TRỜI này, mấy năm trước tôi đã mua được ở một hiệu sách cũ, chỗ ghi tên tác giả đề hai chữ DẬT DANH (khuyết danh )do Nhà xuất bản Thần thoại điển tịch Trung Quốc xuất bản. Chỉ có quyển duy nhất không xuất bản là Bản thảo tuỳ bút triết học THẦN THOẠI MỚI SISYPHE học giả suy nghĩ nhiều năm chưa viết xong. Cả cuốn sách có ba chương mười một tiết, mãi đến mấy chục năm gần đây, nghe đâu, vì học giả cuốn sách có tư tưởng lật đổ, lẫn lộn, lại tối nghĩa khó hiểu đối với sự sinh tồn và tinh thần của xã hội loài người, không hiểu tại sao nửa cuốn sách viết bằng thuốc tím mãi đến tận bây giờ vẫn chưa được xuất bản và ra mắt bạn đọc. Tôi nhìn thấy nửa cuốn sách này trong Sở nghiên cứu văn hiến triết học nhà nước. Trong bản thảo nửa cuốn sách này, lời nói đầu gồm mấy ngàn chữ thể khiến ta láng máng hiểu được ít nhiều).
Sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với Sisyphe, quay vòng như Trời làm cho trái đất có bốn mùa xuân hạ thu đông. Thời gian cứ ngày lại ngày vận hành và tiến lên phía trước. Nhưng loài người cũng có kẻ cho rằng, không phải thời gian tiến lên phía trước, mà cứ ngày lại ngày vận hành và lùi lại đằng sau. Ngày mai, ngày kia đến chỉ là sự bày ra từ sau lên trước theo từng nấc đã định sẵn, giống như một quyển truyện tranh liên hoàn bắt đầu từ trang cuối cùng, lật từng trang về đầu. Cho nên chúng ta ghi nhớ cái qua đi, chúng ta chỉ không biết và dự đoán cái sẽ đến. Trong thời gian đảo ngược này, Sisyphe trở nên thư thái bình thường đối với sự trừng phạt. Chỉ có điều chúng ta đối mặt với Sisyphe hết ngày nọ đến ngày kia lăn đá từ dưới núi lên đỉnh núi, khi ông chưa hết thở, hòn đá lại từ đỉnh núi lăn xuống chỗ cũ dưới chân núi. Cho nên sáng sớm hôm sau, ông lại thở hổn ha hổn hển gạt mồ hôi như tắm, lại lăn hòn đá lên đỉnh núi. Cứ thế lặp đi lặp lại mãi, không ngưng nghỉ, không bao giờ chấm dứt, như trái núi lớn đè lên nội tâm của những người bên cạnh chúng ta.
Chúng ta coi Sisyphe là một người anh hùng. Loại anh hùng có thể chịu đựng sự hoang đường, khổ nạn và trừng phạt. Bi tráng cũng ở trong lòng chúng ta. coi sự chịu đựng của Sisyphe là thìa khoá và tinh thần giải thích thiện thực và chào đón hiện thực của loài người. Nhiều người không biết, đây là sự hiểu lầm và xuyên tạc của chúng ta đối với Sisyphe. Trong thời gian chảy ngược này, Sisyphe đã thích ứng tự nhiên thoải mái đối với thứ bị chúng ta coi là trừng phạt và cảm thấy đó là sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với tội ác của ông. Ông cũng đã từng bắt đầu bối rối không yên tương tự như thế. Nhưng sức mạnh của thời gian khiến ông thích ứng tất cả. Thích ứng đã trở thành kẻ thù và vũ khí của thời gian, tiến hành chống chọi và chiến đấu với thời gian. Sáng sớm bắt đầu đẩy hòn đá lên đỉnh núi. Khi mặt trời lặn lại nhìn tảng đá lớn từ đỉnh núi lăn xuống. Hôm sau bắt đầu cuộc đẩy lên rơi xuống mới. Quá trình vận hành tuần hoàn cứ lặp đi lặp lại này, Sisyphe đã coi là việc phải làm và trách nhiệm của mình. Mất đi cái vòng thời gian tuần hoàn trở đi trở lại này, trái lại đã làm cho Sisyphe cảm thấy ý nghĩa của mạng sống bị tiêu hao và mất mát.
Cho dù thời gian lên trước hay lùi lại sau, tuổi tác già đi hay trẻ lại, Sisyphe không thay đổi hoàn toàn, chỉ thay đổi giữa mệt mỏi và nghỉ ngơi. Nhưng một hôm bị khinh suất bỏ qua, khi tảng đá từ trên núi lăn xuống, Sisyphe theo sau tảng đá, dẫm lên ánh nắng từ trên núi xuống, chuẩn bị công việc hôm sau, tình hình đã thay đổi.
Ông gặp một cậu bé.
Một cậu bé xuất hiện trên đường núi ông trở đi trở lại một cách tuần hoàn, cậu bé đứng ở cạnh đường xem tảng đá lăn xuống và bước chân của Sisyphe, Cậu bé này non dại, trong sáng và ngây thơ, đầy lòng hiếu kỳ đối với danh dự và thế giới. Lần đầu tiên Sisyphe gặp cậu bé chỉ liếc nhìn em một cái. Lần thứ hai lăn tảng đá lên núi, cậu bé không ở cạnh đường. Nhưng đến hoàng hôn khi ông cùng tảng đá xuống núi, lại nhìn thấy cậu bé xuất hiện bên đường lưng núi, xem tảng đá lăn xuống và Sisyphe theo sau.
Hôm nay, Sisyphe dừng bước gật đầu với em bé: “ Chào cậu”
Trong im lặng vô tận của thời gian, lần đầu tiên Sisyphe nói hai chữ với một người.
Về sau, ngày thứ ba, ngày thứ tư, mỗi buổi hoàng hôn, Sisyphe theo tảng đá từ trên núi lăn xuống đều nhìn thấy em bé đứng bên đường lưng núi trong lúc mặt trời lặn, ông cũng đều gật đầu nói mấy câu với cậu bé.
Sisyphe đã đem lòng yêu cậu bé.
Tình yêu và cảm tình giữa ông và cậu bé cũng đã trở thành thời gian kết hợp hai người lại, khiến Sisyphe đã phát hiện ý nghĩa mới và sự tồn tại trong lặp đi lặp lại của việc ông bị trừng phạt.Chỉ cần ngày nào ông cũng lăn tảng đá lên, khi tảng đá ấy lại lăn xuống núi lúc ông đang thở hổn hển liền có thể nhìn thấy cậu bé non dại, trong trắng, đầy lòng hiếu kỳ đối với thế giới và vinh dự đứng ở lưng núi. Cậu bé thường chờ Sisyphe ở chỗ đó, vào lúc đó. Sisyphe không quên được cặp mắt sáng long lanh của cậu bé. Chỉ cần ngày nào ông cũng lần lượt lăn tảng đá lên lại lăn tảng đá xuống đúng giờ, ông sẽ có thể gặp cậu bé ở lưng núi. Nếu không lăn lên và lăn xuống, ông sẽ không thể trông thấy cặp mắt sáng long lanh của cậu.
Sở dĩ ông yêu cậu bé này, là bởi vì cậu bé đã đem lại cho Sisyphe ý nghĩa và sự tồn tại mới trong việc cứ lăn lên lăn xuống vô nghĩa của mình. Không lăn lên lăn xuống, ông không thể nhìn thấy cậu bé. Để gặp cậu bé, Sisyphe bắt đầu thấy mong nhớ và tràn đầy nhiệt tình đối với công việc lăn đá lên lăn đá xuống hàng ngày, không oán trách, không xem thường, chịu thương chịu khó, vui vẻ với công việc.Ông không có lúc sáng sủa ban ngày sau khi mặt trời mọc, nhưng ông có lúc hoàng hôn sau khi mặt trời lặn. Để hàng ngày theo tảng đá lăn xuống nói chuyện và trao đổi với cậu bé lúc hoàng hôn, nét mặt Sisyphe bắt đầu nở nụ cười ấm áp và rạng rỡ.
Đức Chúa Trời đã phát hiện ra tất cả chuyện này.
Đức Chúa Trời không chấp nhận Sisyphe tìm ra sự thích hợp và ý nghĩa trong trừng phạt đối với ông. Đức Chúa Trời không còn bắt Sisyphe từ bên này núi lăn đá lên núi. Đức Chúa Trời bắt ông từ bên kia núi - mặt sau núi - dốc hết sức lăn đá từ đỉnh núi xuống. Bên này núi, dùng sức lăn đá lên, tảng đá sẽ từ trên núi tự động lăn xuống trong phút chốc, nhưng ở mặt sau của trái núi thì ngược lại, Khi tảng đá từ trên lăn xuống, Sisyphe phải dùng sức cực lớn đẩy tảng đá lăn xuống núi. Nhưng sau khi tảng đá lăn xuống chân núi, nó sẽ tự động từ chân núi lăn lên đỉnh núi với tốc độ rất nhanh.
Đây là một thứ “hiệu ứng dốc quái”.
Trong hiệu ứng dốc quái, Sisyphe gặp phải sự trừng phạt tinh thần và cấm đoán mới. Ông không còn được gặp cậu bé. Tình yêu và nỗi nhớ cũng trở thành sự trừng phạt cấm đoán đối với thể xác và tinh thần của Sisyphe. Ông đã có tội mới, tội này không chỉ là do ông có tình cảm yêu cậu bé, mà còn đòi hỏi ông phải thích hợp và có nhu cầu đối với lăn đá lên, lăn đá xuống. Một khi con người có sự đồng điệu và thích ứng đối với đau khổ, sự thay đổi, nỗi chán chường, sự hoang đường và chết chóc do kết quả của trừng phạt, thì trừng phạt mất đi ý nghĩa. Trừng phạt sẽ không còn là một thứ roi đòn và sức mạnh, còn thích ứng sẽ từ trong bất lực và bất đắc dĩ chuyển hoá thành vẻ đẹp và ý nghĩa. Đây vừa là tính ì và bất lực của sự phát triển trong quá trình tiến hoá của loài người, vừa là sự bất lực của tính ì lúc này cũng trở thành sự đối kháng và sức mạnh có ý nghĩa. Tính ì sinh ra sức mạnh hàm chứa thích ứng và thuận theo.
Ở bên kia của trái núi, Sisyphe là Sisyphe của đằng tây.
Ở bên khác của trái núi, Sisyphe là Sisyphe của đằng đông.
Hàng ngày Sisyphe bắt đầu từ trên núi, vuốt mồ hôi như tắm, dùng sức đẩy tảng đá lớn từ đỉnh núi xuống chân núi. Khi ông chưa đứng vững chân, tảng đá ấy bị một quái lực lôi lại, rất nhanh chóng tự nhiên tự lăn lên đỉnh núi, Hôm sau, Sisyphe lại phaỉ từ trên núi đẩy mạnh xuống, tảng đá ấy lại tự động lăn lên núi vào lúc mặt trời lặn, Sisyphe sẽ phải phí sức leo lên đỉnh núi theo tảng đá. Ở trên đỉnh núi chờ hôm sau, khi đằng đông hửng đỏ, lại dốc sức lăn tảng đá xuống chân núi một lần nữa. Ngày lại ngày không được gặp cậu bé, mà còn phải mãi mãi không dừng dùng sức lăn từ trên xuống dưới. Ngày nào cũng làm cho Sisyphe hao hết sức lực, đã bất lực, lại không hiểu, mà Đức Chúa Trời luôn luôn nhìn từ xa, không nói không rằng. Trong cuộc trừng phạt ngược hướng lần này của Đức Chúa Trời đối với Sisyphe đích thân cảm thấy nỗi oán hận và giận lây của Đức Chúa Trời đối với mình. Trong thời gian rất dài, ông không sao thích ứng với sự trừng phạt và cấm đoán điên đảo này. Đây không chỉ là khi tảng đá trước kia lăn xuống ông xuống theo một cách nhẹ nhàng, mà hiện giờ, tảng đá lăn xuống ông còn phải ra sức đẩy, mà sau khi tảng đá tự động lăn lên, ông phải ra sức bám theo, dốc sức đẩy, mà lại còn phải một lần nữa phí sức leo lên núi, trả giá gấp đôi thể lực và tinh lực. Càng quan trong hơn là trước kia khi đẩy đá lên núi, ông phải khuỵu chân oằn lưng, hễ ngẩng lên có thể trông thấy chấm sáng và Thiên đường trên trời. Từ dưới lăn lên, lấn nào cũng khiến ông cảm thấy lăn lên là tiếp cận và giao lưu với Trời và Đức Chúa Trời. Nhưng bây giờ, khi đẩy mạnh, ông không nhìn thấy điểm sáng và Thiên đường trên trời. Ông cảm thấy Đức Chúa Trời, Thiên đường và tinh thần đã quay lưng lại với ông. Trong sự lặp lại lăn lên đẩy xuống ở bên kia núi, ông lại đích thân cảm thấy sự trừng phạt và cấm đoán đối vớí ông là đòn roi và đốt cháy thể xác linh hồn ông, mà lại không thể lý giải động cơ huyền bí và sức mạnh khiến tảng đá lớn biết tự động từ dưới lăn lên, còn từ trên lăn xuống thì phải tốn sức mới đẩy nổi. Đức Chúa Trời nói với ông:
- Ngươi phải giải thích rõ với Đức Chúa Trời cái lý tồn tại của quái lực dốc quái này, giải thích không rõ, ngươi sẽ phải đẩy mãi mãi.
Sisyphe không thể lý giải nổi lý lẽ hòn đá tảng từ trên lăn xuống dưới phải dùng sức, còn từ dưới lăn lên trên không phải dùng sức. Nhưng ngày nào, khi Sisyphe dùng sức đẩy tảng đá lớn từ trên lăn xuống, đều suy nghĩ đến quái lực và động cơ huyền bí này. Nhưng ông không biết, suy nghĩ vĩnh viến không trả lời nổỉ câu hỏi hóc búa này, cũng là sự trừng phạt và cấm đoán mới của Đức Chúa Trời đối với Sisyphe. Ngày nào Sisyphe cũng suy nghĩ đến mức đau đầu nhức óc. Nhưng khi suy nghĩ quanh năm suốt tháng không có kết quả, ông bắt đầu hối hận mình gặp cậu bé trên đường cạnh núi, hối hận mình đã yêu cậu bé, khi không thể chịu nổi dùng sức lăn hòn đá tảng từ trên núi xuống, phải trả giá bằng sức suy nghĩ như đẩy từ dưới núi lên, cứ thế ngày lại ngày, tuần hoàn trở đi trở lại, không ngưng nghỉ. Ông bắt đầu trở nên nôn nóng không yên, tràn đầy oán khí và say sưa rung động cần phải tìm Đức Chúa Trời hỏi cho ra nhẽ. Nhưng ông biết nếu ông tìm Đức Chúa Trời hỏi cho ra nhẽ, Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt và cấm đoán ông lớn hơn.
Cứ thế trong sự bất an hàng ngày vào mỗi buổi sáng, khi Sisyphe dốc hết sức lực đẩy hòn đá tảng từ trên núi xuống, lúc hoàng hôn hòn đá tảng lớn lại tự động từ dưới núi lăn lên đỉnh. Cứ thế cứ thế, ngày nọ nối tiếp ngày kia, ông không còn suy nghĩ đến đau đầu nhức óc nữa. Lại một lần nữa ông quen và thích ứng với việc lặp đi lặp lại và tuần hoàn không ngưng nghỉ dùng sức đẩy hòn đá tảng từ trên núi xuống. Ông bắt đầu trở nên chăm chỉ, chịu thương chịu khó đối với sự trừng phạt ngược chiều này, làm cho sự trừng phạt cấm đoán trở nên bình thường và đồng điệu với thế xác và linh hồn ông. Sự thích ứng lẫn nhau đã thay đổi sức mạnh, sự lạnh lùng tàn khốc, sự hoang đường, thậm chí nỗi tuyệt vọng và lẻ loi cô đơn dầu cạn đèn tắt và cái chết giữa tội và phạt. Giống như gặp cậu bé bên đường lần trước, Si sy phe khi dùng sức đẩy hòn đá tảng từ trên đỉnh núi xuống, một hôm khi oằn lưng dùng sức đẩy, ánh mắt lướt qua đỉnh tảng đá, ông nhìn thấy cây cối nhà cửa, thôn bản, khói bếp và bọn trẻ con chơi đùa trước cổng nhà chùa dưới núi.
Vượt qua sự trừng phạt của Đức Chúa Trời, ông đã nhìn thấy ngôi chùa và bức tranh khói bếp đời thường ở dưới núi.
Sisyphe đã đem lòng yêu bức tranh khói bếp và nhà chùa đời thường này.
Trong sự mệt mỏi của suy nghĩ, ông không còn tâm can suy nghĩ câu hỏi Đức Chúa Trời nêu ra cho mình,cũng không còn có nguyện vọng và khao khát giải đáp quái đề nữa. Sự thích ứng mới đã cho ông lý do và sức mạnh mới. Thôi suy nghĩ đã làm cho ông trở nên yên hàn, thư thái và đồng điệu. Mỗi chiều tối, leo lên núi theo tảng đá tự động lăn từ trên xuống, chính là để hôm sau khi đằng đông hửng sáng, ra sức đẩy hòn đá tảng lăn xuống, khiến ông cách trên càng ngày càng xa, cách dưới càng ngày càng gần. Cuối cùng có thể nhìn thấy cây cối, nhà cửa, ruộng vườn, khói bếp, bò dê và trẻ nhỏ nô nghịch trước cồng nhà chùa. Khói bếp hiện thực đã cho Sisyphe sức thích ứng và ý nghĩa mới trong sự trừng phạt cấm đoán. Sau rất nhiểu rất nhiều năm tháng, ông đã không muốn lại đẩy tảng đá từ dưới lên, càng muốn đẩy từ trên xuống dưới. Vì thế ông đâm lo Đức Chúa Trời phát hiện ông không còn tiến hành suy nghĩ đối với quái lực mà có thích ứng mới, thích ứng với trừng phạt mới, biến xử phạt thành sự cấn thiết của bản thân sự tồn tại và chỉ là sau khi triển khai thời gian mạng sống của con người, sẽ càng đổi mới cải biến con đường và phương hướng của ông dùng sức đẩy từ trên xuống dưới. Ví dụ không để ông đẩy tảng đá từ trên xuống dưới, cũng không để ông đẩy từ dưới lên, mà vẽ một đường ở lưng núi, biến hình tròn trịa của tảng đá thành không hình không quy tắc, bắt ông đẩy tảng đá không hình dáng, đã không tròn cũng không vuông, đã không hình tam giác, cũng không hình bầu dục, mỗi ngày đi một vòng theo đường com ba ở lưng núi, mặt khác không để tảng đá dời đường kẻ lưng núi một tấc, mà khi dời sẽ phạt nặng hơn, thì Sisyphe sẽ không thể tiếp tục sự trừng phạt mà ông đã thích ứng chịu đựng.
Để ngày nào cũng nhìn thấy bức tranh khói bếp đời thường và nhà chùa trong hiện thực, không để Đức Chúa Trời thay đổi một lần nữa sự thích ứng và đồng điệu của ông, hàng ngày khi Sisyphe dùng sức đẩy tảng đá lớn từ đỉnh núi lăn xuống, trong ánh mắt đều không nhìn thấy ánh sáng của đời thường hiện thực, nét mặt bao giờ cũng tỏ ra đăm chiêu suy nghĩ về quái lực.
Cuối cùng Đức Chúa Trời không phát hiện ra mọi chuyện này. Ở bên khác của trái núi, ngày nào Sisyphe cũng dùng sức đẩy tảng đá lớn từ trên xuống trong tư thế bình tĩnh, thích ứng và nhởn nhơ mà tự đắc.
HẾT
Tứ Thư Tứ Thư - Diêm Liên Khoa Tứ Thư